DUY VĂN - HÀ ĐÌNH HUY
Nói đến chợ ai cũng nghĩ đến nơi đó ồn ào, tấp nập người lui kẻ tới buôn bán . Không biết “chợ Trời”, danh từ này có từ bao giờ nhưng theo tự điển Anh Việt của Nguyễn Văn Khôn chữ “ Open- air market” để chỉ chợ Trời hầu hết người ta đều hình dung ở đó có một khoảng đất rộng mênh mông của thị trấn nhỏ hay một làng mạc xa xôi nào đó, hàng mỗi tuần hay một vài ngày, cư dân trong vùng tụ họp lại mua bán trao đổi với nhau những nông sản và những vật dụng cần thiết đến nhu cầu đời sống của con người.
Ở Việt Nam có rất nhiều chợ Trời như chợ Trời Gò Dầu Hạ( Tây Ninh) , chợ Cổng Trời ở Lào Cai …ở Mỹ cũng có nhiều chợ Trời và hầu như ở mỗi Tiểu Bang đều có hình thành hệ thống chợ Trời. Riêng tại bắc California đã có hơn 20 chợ Trời. Chợ Trời nổi tiếng San Francisco nhóm họp vào ngày Thứ Tư và Chủ Nhật mỗi tuần địa điểm hiện thời tạm dụng là khoảng đất rộng đối diện với Toà Thị Sảnh ( City Hall ) San Francisco nằm trên đường Hyde và đường Market, nơi chợ nhóm họp bây giờ, cũng là nơi mươi năm trước đây hàng chục quốc gia trên thế giới đã cùng nhau ký và cho ra đời văn bản “ Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền”.
Ở San Jose có hai chợ Trời nổi tiếng đó là chợ Trời nằm trên đường Beressya cư dân địa phương thường gọi là chợ Trời Lớn toạ lạc trên một khu đất rộng cách khu dân cư không xa. Chợ Trời Beressya được xem như là trọng điểm hệ thống chợ Trời toàn vùng Bắc Cali. Nơi đó người ta buôn bán rất nhiều mặt hàng thiết thực phục vụ cho con người, không riêng cho người dân bản xứ mà còn cho các sắc tộc thiểu số. Chợ Trời Lớn nhóm họp vào những ngày Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần, người vào chợ miễn phí , nhưng xe cộ phải đóng tiền chỗ đậu. Theo ông H một nhân viên giữ gìn trật tự ( security) cho biết để bảo đảm sự an toàn cho mỗi khách hàng khi đến chợ mua sắm thành phố phải đưa lực lượng cảnh sát đến để điều phối giao thông cũng như giữ an ninh, nên việc thu tiền chỗ đậu xe cũng không ngoài mục đích trang trải những khoảng chi tiêu đó. “ Tôi làm nhân viên trật tự ở đây hơn 10 năm rồi, chợ Trời này là một tụ điểm quy tụ hầu hết những sản phẩm của nhiều sắc dân, nên sắc dân thiểu số thường đi chợ Trời này. Tôi không rõ thống kê lượt người ra vào hằng năm bao nhiêu vì đó là việc của chính quyền địa phương, nhưng có một điều chắc chắn rằng chợ Trời Lớn có một lượng người ra vào mua sắm ở nơi đây thật đông đảo.Nhưng không thể gọi là Đệ Nhất Chợ Trời được . Muốn có được cái tên “ Đệ Nhất Chợ Trời” thì phải có sự bình bầu của dân mua sắm và về sản phẩm cũng cần có những chiếc áo mà mấy cha mặc làm lễ trong nhà thờ cho đến các loại nón xinh xinh của các qúy bà thượng lưu thời thượng… Hồi còn đi học tôi có đọc một quyển sách quảng cáo về “Đệ Nhất Chợ Trời” Tôi đã biết đến chợ Trời Saint- Ouen ở phía Bắc Paris, người ta nói rằng đó là chợ Trời lớn nhất thế giới . Hàng hoá có đủ loại, từ quà lưu niệm rẻ tiền đến những đồ cổ thứ thiệt. Người đến Saint- Ouen có khi còn đông hơn khách đến tháp Eiffel.
Saint- Ouen tọa trên một khu đất rộng trên 6 hecta, gồm có 12 khu chợ riêng biệt khác nhau, chỉ mở vào ngày cuối tuần. Nơi đây thu hút những tay trang trí nội thất có tầm cỡ trên thế giới, Họ đến đây xem hàng theo đợt, và nghe đâu cả những ngôi sao màn bạc Hollywood như Sharon Stone cũng từng đến đây sắm đồ cho lâu đài của mình.
Dân bán hàng ở chợ Trời Saint- Ouen cũng thật đặc biệt , họ được thanh lọc và chia theo nhiều đẳng cấp, dân mới nhập cư thường bán đồ thủ công mỹ nghệ Châu Phi, còn những người sang trọng chủ yếu bán đồ cổ đắc tiền . Tại chợ Biron cạnh đó có một sạp chuyên bán những biểu tượng bằng bạc của Nga,với vài cái được vẽ trên gỗ. Với sạp bán đồ bạc này người ta có thể truy tìm được những cổ vật quý báo như những thanh kiếm bạc có kiểu lạ kỳ theo nền văn minh đồ thép của Đế Quốc Thổ thời xưa và những chiếc bình bằng bạc có cẩn những hạt sa cừ lấp lánh của Nga Hoàng mà theo lời đồn là vật phẩm cống hiến của từ các tiểu vương vùng Balcan. Người ta cũng còn thấy những khẩu ngắn ( pistol) màu bạc để trong một chiếc hộp màu vàng trông thật đẹp mắt, sản xuất vào những năm cuối thế kỷ 18. Ở đó người ta còn thấy những chiếc khuy nút màu bạc một thời chỉ có ngự trị trên những chiếc áo vương giả hoặc các nhà quí tộc, nhưng hiện nay phải cùng chung với số phận với những chiếc nút màu bạc tầm thường trong một chiếc khay bày bán trong sạp. Dù có những món hàng theo một số người mua sắm cho rằng chỉ có giá trị giới hạn trong sự trang hoàng nội thất, nhưng ông chủ sạp, Henry Wriht thì bảo đảm rằng, các món hàng của họ bày bán trong sạp ấy có chất lượng cỡ hàng bảo tàng nhưng giá cả lại phải chăng.
Chợ Serpette có một quày bán vali cỡ lớn cùng những túi xách còn cực tốt . Có những chiếc vali khổng lồ có thể đựng cả một con gấu bông 10 founds, hoặc con cá sấu bằng da thuộc 20 founds mà vẫn còn dư những khoảng trống dành cho thứ vật khác. Bà chủ chợ Serpette là một người Ý thuộc dòng dõi Ý Hoàng luôn tươi cười mời mọc khách, bà đưa cho khách những chiếc túi xách làm bằng những sợi rơm đan cùng lẫn cùng với những miếng da thuộc màu xám và nói : “ Đây là loại túi xách hiếm qúy nhất trên trái đất mỗi sợi rơm được ngâm nước thuốc hàng trăm ngày sau đó đem sấy khô và đưa vào kỹ thuật đan lát . Cái lối đan này người Ý bắt chước theo lối đan cổ truyền của Trung Quốc thời nhà Tần. Và việc khó nhất là làm thế nào để cho những sợi rơm được gắn chặt và dính liền với những mảnh da khi nhìn không thấy thô kệch. Chợ chúng tôi bán ra hàng năm trên 30 ngàn chiếc túi xách như vầy cho các khách thượng lưu trên thế giới. Bà cựu Thủ Tướng Anh Quốc đã có nhiều lần sử dụng túi xách loại này trong bổn tiệm chúng tôi” Lời rao của bà chủ chợ kèm theo những cử chỉ uốn éo tạo cho những khách nam giới nhiều sự chú ý.
Nhìn về hướng ký giả Kiến Nâu rồi đưa tay sửa lại cặp kiến cận, ông H nói tiếp : Không phải mệnh danh là “ Đệ Nhất Chợ Trời” là hầu hết những món hàng trưng bày bán đều có sạp đâu anh! Có rất nhiều người bán chẳng có sạp gì cả , chỉ bày một cái bàn , hoặc tràn ra vỉa hè, bán đủ các thứ từ tấm giấy thông hành cũ đến đồ chơi, đồ gia dụng. Tại một quày nhỏ trong chợ Biron có một chị bán những con tem dán nhãn cũ. Nếu ép mạnh chúng vào các tấm gắn tem trên giấy sẽ thấy mấy con vật như chó, ngựa vằn hiện ra. Các con tem nhỏ đẹp theo kiểu riêng , được gắn vào mặt kim loại thanh nhã với tay cầm bằng gỗ.
Trong 12 khu chợ Malssis là ngôi chợ mới nhất, được thiết kế theo kiểu Mỹ, là khu nhà hai tầng hình hộp có nhà hàng riêng biệt với khu buôn bán vật dụng và quần áo. Đối diện nhà hàng là một vòi phun nước , bên kia vòi phun nước là một cửa hiệu lớn với đầy những thùng đồ họa, bưu thiếp, vòng hoa.Ở đó bày bán những bản nhạc cũ viết trên giấy da dê. Bên trong cửa hàng là một bộ sưu tập các loại dù và gậy. Trong bộ sưu tập người ta cũng đã tìm thấy những chiếc gậy của những vị vương Trung Quốc thời phong kiến như Hán vũ Đế, Khương Thượng Tử Nha, đặc biệt là cây gậy của Lý Xích Hoài ,một trong những vị Bát Tiên trong truyện cổ Trung Hoa. Ở vòng ngoài, các sạp nhỏ bày bán những đĩa hát, quần áo quân đội và những huy chương của các nước trên thế giới, người mua cũng có thấy những móc hình tháp Eiffel và khăn choàng cổ bày bán thật nhiều trên vĩa hè.”
Đấy! Anh Ký giả thấy đó, tờ báo Q. People quảng cáo về “ Đệ Nhất Chợ Trời Saint- Ouen” là thế đó. Liệu chợ Trời ở Mỹ có được mệnh danh là “ Đệ Nhất Chợ Trời” không? Oâng H, chỉ về hướng gian hàng bày bán vali và túi xách nói: “ hàng hoá thế này vẫn còn thiếu, không thấy có những mặt hàng nào “khổng lồ ” khả dĩ có thể chứa đựng hàng chục pounds như gian hàng bán vali của chợ trời Saint- Ouen . Chợ Trời Bereyssa thuộc nhóm “ chợ Trời địa phương” chỉ phục vụ cho cư dân quanh vùng mà thôi.”
Chợ Trời trên đường Capitol Express way cư dân San Jose thường gọi là chợ Trời Nhỏ nằm trên một khu đất khá rộng. Mở cửa 4 ngày trong tuần , Ngày Thứ Năm người vào chợ lệ phí 50 xu, ngày Thứ Sáu không đóng lệ phí, ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật vé vào cửa 1,5 đồng . Ở chợ Trời nhỏ này, xe đậu không phải trả tiền Parking như chợ Trời Lớn. Vì không phải trả tiền đậu xe nên cư dân vùng Bắc Cali thường hay đi chợ Trời nhỏ. Tuy nhiên, hàng hoá chợ Trời nhỏ không có quá nhiều như ở chợ Trời Lớn, có những mặt hành chợ Trời Lớn có nhưng đối với chợ Trời nhỏ bạn không thể nào tìm kiếm ra. Những người bán hàng ở chợ Trời nhỏ phần lớn trải những tấm vải hay nhựa xuống mặt đất rồi bày bán nhất là những gia dụng. Những sạp phần lớn dành cho những mặt hàng nông sản và nhu yếu phẩm. Sự trao đổi mua bán đều bằng Anh Ngữ , mặc dù đa số người bán trong chợ là người Mễ Tây Cơ,đôi khi cũng có người Việt Nam hay những sắc dân Á Châu khác, nhưng chỉ là con số nhỏ.
Người hành nghề bán chợ Trời, không phải vì họ không có công ăn việc làm, như một số người làm những ngành nghề khác đang nghĩ về họ. Ông D người Việt có sạp bán băng nhạc và điện tử trong chợ Trời Capitol Expresway nói: “ Đây là job chính của chúng tôi. Tôi ở Mỹ hơn 20 năm và đã đi làm qua nhiều hãng xưởng, nhưng không bền, tôi đã bị layoff nhiều lần và tự cảm thấy chán nản với công việc công ty. Tôi ra đứng chợ Trời hơn 5 năm nay, cuộc sống gia đình tạm ổn , tinh thần cảm thấy phấn chấn hơn. Bán xong một ngày chợ kiếm chút đỉnh, không bằng ai nhưng cũng là một công việc.” Oâng rút bao thuốc lá , lấy một điếu để trên môi, châm lửa rít một hơi thật dài noí tiếp: “ Bây giờ hút thuốc Tây, buồn hút cả gói mà có bao nhiêu tiền đâu! Nhớ hồi ở trong tù bốn năm thằng chia nhau từng miếng thuốc Lào, đâu có thuốc lá điếu mà hút . Bán chợ Trời như tôi mà vẫn đều đều mỗi ngày hai gói anh ký giả thấy có sang không?”
Trước năm 1975, tôi là lính sư đoàn 1 bộ binh, đơn vị luôn đóng quân trên vùng biên giới, buồn và nhớ nhà tôi chỉ biết dùng thuốc lá và rượu giải sầu, riết rồi thành ghiền. Là Trung Đội Trưởng trinh sát tôi xem cái chết rất gần với tôi vì hàng ngày đơn vị tôi đều chạm địch. Có những niềm riêng không thể tỏ cùng ai cho được, và thuốc lá và rượu trở nên nhiệm mầu. Một lần đơn vị tôi bị địch vây tiếp tế không được và cũng không bắt tay được với đơn vị bạn, lương thực hầu như gần cạn, nói chi là thuốc lá, ba bốn người phải dùng chung một điếu thuốc, nhưng không đươc hút công khai vì địch phát giác. Chúng tôi lấy cái nón sắt úp xuống rồi chụm đầu vào đó rít cho đã. Sau khi được tăng viện giải toả mục tiêu đơn vị lần mò ra một xóm nhỏ ở vùng Tam Biên tôi cố tìm mua một bao thuốc lá nhưng không bao giờ tìm có trong cái xóm nhỏ đèo heo hút gió này. Người dân ở đây hầu hết đều hút thuốc bằng lá quấn ( họ lấy nguyên lá thuốc quấn tròn lại rồi hút), mùi thuốc cay gắt không giống như thuốc Ruby quân tiếp vụ tôi đã từng hút hàng ngày, nhưng vì đói thuốc tôi cũng phải thử cho qua cơn ghiền.
Anh Ký giả có đồng ý với tôi thuốc lá là người bạn cần thiết cuả ta trong những lúc buồn không? Ký giả Kiến Nâu chưa kịp trả lời ông D nói tiếp: “ Dù rằng trên phương diện y khoa người ta thường khuyên đừng nên hút thuốc lá, chứ thật sự anh có thấy có hãng thuốc lá nào đã bị đóng cửa chưa? Ở đời có những cái nghịch lý và chính chổ cái nghịch lý đó nó là chất xúc tác tạo cho xã hội trường tồn và phát triển”
Ký giả Kiến Nâu giữ thái độ bàng quang nhưng có vẽ chăm chú theo dõi lời bản cổ nhạc
“ Tàu Đêm Năm Cũ” phát ra từ chiếc máy Cassette để trên bàn . Thấy ký giả Kiến Nâu trầm lặng ông D hỏi:
-Anh thích cải lương lắm phải không? Anh có biết nghệ sĩ nào hát bản nhạc này không? Ký giả Kiến Nâu:
-Nghệ sĩ Hữu Phước .
-Đúng rồi! Hữu Phước . Hưũ Phước là một nghệ sĩ nổi tiếng của sân khấu cải lương miền nam, có giọng ca thiên phú, ông đóng nhiều vai xuất sắc trong nhiều vở cải lương như vai Năm Ký trong tuồng “ Số Đỏ” và Bác Tú trong vở tuồng “ Lan và Điệp” . Hữu Phước có thể thủ diễn bất cứ một vai nào trong vở tuồng nào. Hữu Phước luôn diễn xuất thật là xuất chúng . Từ một bác nông dân cần cù , một Năm Ký xì ke thù hận , đến một trưởng giả giàu sang phú quí. Hữu Phước đều lột trần được tài năng diễn xuất của mình một cách thật là “ Giống như Thật !” . Hữu Phước là một nghệ sĩ có một không hai trong nền cải lương nước nhà.
Qua đối thoại Ký giả Kiến Nâu được biết thêm ông D cũng là một nhạc sĩ đàn cổ nhạc ông đã từng có lớp dạy nhạc tại vùng Bắc Cali, ông sáng tác rất nhiều bài hát cải lương nói đến tình yêu quê hương dân tộc.
Một người khách hỏi mua một cuộn băng cải lương, ông D lấy chiếc băng cassette trong cái rổ sắt đưa cho người khách và nói: “ Oâng đem về mở ra mà nghe, hơn 8 bài ca cải lương của Uùt Trà Oân và Minh Cảnh. Trong này bản “ Tình anh bán chiếu” Uùt Trà Oân hát tuyệt cú mèo, từ trước nay chưa có một kép nào hát bài này qua nổi Uùt Trà Oân” Oâng khách đưa ông D 5 đô la rồi đi sang một quày hàng khác, như không muốn nghe những lời rao của ông D .
Rời sạp của ông D, ký giả Kiến Nâu đến hàng bán rau quả của chị T . Trên chiếc sạp bằng gỗ với võn vẹn 5 lọai trái cây trong số đó có lọai xòai Mễ trái lớn nhưng không có sơ như xòai sơ của Việt Nam. Chị T đang mời khách ăn thử một miếng xòai mẫu đã gọt thành miếng để sẵn trong chiếc đĩa bằng nhựa trước quày bán hàng. “ Tôi bảo đảm với quí bà con không ngọt, thơm tôi xin hòan tiền lại” , chị T rao như thế. Người khách Mễ đứng trước quày như không hiểu tiếng Việt, có vẻ thắc mắc và chị buộc phải nói tiếng Anh với người khách Mễ. Sau khi đã thông, người khách Mễ mua đến bốn thùng xòai và có vẽ cám ơn người bán ,khi được chị T gói gọn 4 thùng xòai vào trong các bọc ni lon và đưa vào chiếc xe shopping cart của ông. Rồi quay sang chị nói với ký giả Kiến Nâu
Anh thấy đó ! Đứng đã đời mỏi cả hai chân mới bán được vài chục xòai thật là khổ cho nghề buôn bán rau quả ở chợ Trời.
Tại sao biết khổ mà chị cứ theo đuổi cái nghề này?
Không làm biết nghề gì mà làm anh? Qua Mỹ non một chục năm 5 năm giam mình trong hãng xưởng cũng đâu có dư giả gì, mà sáng nào cũng phải dậy sớm về tối. Rồi mới năm ngóai đây, trong kế họach giảm nhân lực tôi và một số bạn cùng ca đã buộc phải nghỉ việc, tiếp theo sau tôi có hàng trăm nhân công cũng bị buộc thôi việc, và hãng đã phải đóng cửa một năm sau đó vì thiếu nguyên liệu sản xuất. Bán chợ Trời tuy có cực nhưng mình vẫn được tự do thoải mái . Ngày nào bán được nhiều thì hưởng nhiều, ngày nào bán ít thì hưởng ít, sau khi đóng thuế sạp xong còn lại bao nhiêu thì mình hưởng bấy nhiêu. Tuy vất vả nhưng vẫn có cái tự do riêng của mình anh à! Sau khi CS chiếm miền Nam gia đình tôi cực khổ lắm. Chồng tôi bị bắt vào tù còn Ba chồng tôi họ bảo là phản động rồi bắt đi biệt tích, nhàbị họ lấy làm “ủy ban nhân dân phường” , tôi ôm hai đưa con nhỏ, không tiền , không nhà cửa, đành phải chạy về quê ngọai để sống tá túc với mẹ ruột và chợ Trời đã đến với tôi từ đó. Chợ Trời làng tôi, không như chợ Trời bên Mỹ và cũng không giống như bất cứ chợ Trời nào ở Việt Nam. Nó không là một khỏang đất trống, cũng không có một căn lều hay một mái chòi tranh nào được dựng lên để che mưa núp nắng. Hàng hóa khắp các nơi của Cà Mau gặp nhau trên chợ “Trời Nổi Gành Hào” trên một bãi sông dài cả ngàn mét. Hàng hàng lớp lớp ghe thuyền san sát. Chiếc này tựa chiếc kia, thành một cầu phao nổi. Khách đi chợ có thể đi từ ghe này sang ghe khác, cách nhau hàng trăm mét mà không phải lên bờ xuống nước. Trên đầu mỗi ghe người ta cột mấy cây sào dài ở đó có treo lung lẳng những món hàng hóa có trên ghe, mỗi thứ một ít. Có ghe thì treo các lọai: khô cá, khô tôm, khô mực, khô mắm . Ghe thực phẩm tươi sống thì có heo, bò gà vịt cá biển , cá sông. Lạ mắt, với những chiếc ghe treo cả những con cá còn tươi sống , nhảy đành đạch trên giỏ lưới. Cả những con gà con vịt cũng thế. Lại có những chú chim vùng ngập mặn mới bẩy bắt. Từ những con cò ngà to như lũ ngỗng đến những con mỏ nhát nhỏ nhắn .
Mát mắt nhất là những chiếc ghe hoa quả với màu sắc rực rỡ. Giữa sông, thuyền lớn, ghe nhỏ, vỏ lãi, đò ngang tấp nập. Người ở thị thành theo ghe ra sông, muốn run bật người. Những chiếc ghe húc vào nhau như muốn liệng người xuống nước.
Tiếng máy nổ tiếng khua chèo, tiếng ra hàng tiếng mặc cả, lẫn tiếng óat óat của bầy gà, lũ vịt tạo nên một thứ âm thanh ô hợp mà quyến rũ lạ lùng. Nhất cận thị, nhị cận giang lại thêm một đàng cận…biển! Khung cảnh tuy nhộn nhịp, nhưng việc buôn bán chưa được tự do theo kinh tế thị trường. Chính quyền CS vẫn luôn tìm cách đưa người tiểu thương và người buôn bán lẻ vào họp tác xã để quản lý kềm kẹp mức doanh thu. Những người không ghe như tôi chỉ có cách là mua đầu chợ bán cuối chợ, nhưng cũng bị họ tịch thu hàng hóa với nhiều luật lệ cho rằng vi phạm điều khỏan mua bán lẻ.
Không sống nổi với cảnh “ mua đầu chợ , bán cuối gành” tôi cùng hai con lên bà dì ở Gò Dầu Tây Ninh. Dì tôi là một người phụ nữ có tinh thần quốc gia hẳn hòi, gia đình dì có 3 người con bị bắt vào tù sau ngày tỉnh Tây Ninh thất thủ. Bản thân dì bị chính quyền sở tại kêu “làm việc” hàng tháng. Cuộc sống của dì tôi không khá lắm. Ngày ngày tôi phải theo dì ra chợ Trời Biên giới để mua bán độ nhật. Dì tôi bán cau trầu, thuốc rê, thuốc xỉa… Khi mới đến chợ Trời Biên giới tôi phụ việc cho dì , nhưng một thời gian sau đó, tôi không bán phụ cho dì nữa. Tôi thu nua những thuốc trừ sâu rồi chuyển xuống thành phố. Dĩ nhiên là chuyển lậu rồi. Chuyến nào đi lọt thì chuyến ấy có lời nuôi sống gia đình, còn bị bắt thì mất sạch , kể như lỗ vốn , gia đình lọt vào vòng khốn đốn. Chợ Trời Biên Giới nổi tiếng là hàng lậu biên giới. Các lọai thuốc chích, uống cho mập, trị ung thư, phong tình đã nổi tiếng một dạo ở chợ Trời này. Thuốc trị ung thư là thuốc viên trắng mà theo người giới thiệu thuật lại lời kẻ khác truyền miệng với nhau thì thuốc này do một vị bác sĩ Trung Hoa nghiên cứu mấy chục năm mới tìm được trong một lọai cỏ mọc ở bên Tàu . Giá mỗi hộp 30 viên to bằng đầu đũa ăn là 700$ (vào năm 1958) uống làm 15 ngày . Thuốc này vụt chạy như tôm tươi, giá bán cũng tăng lên vùn vụt: 700$, 800$, cho đến 3.000$. Theo lời truyền khẩu thì thuốc này cũng do một vị bác sĩ Tàu ở bắc Kinh tìm được trong chất mũ trái mù u. Không biết anh ký giả miền nào ? Chứ ở miền Nam ai cũng biết trái mù u có mủ dùng làm thuốc dán ghẻ, nhọt. Ấy vậy mà người dám dựng đứng rằng ở Trung Hoa có cây mù u do bác sĩ chế ra thuốc trị ung thư. Viên thuốc hình tròn dài dẹp như viên thuốc nhức đầu của Pháp màu xám đựng trong hộp thiếc, mỗi hộp 40 viên dùng 20 ngày. Giá bán 3.000$ một hộp. Theo sự truyền miệng lại, vào giữa năm 1966, các thân hữu chợ trời tung ra một lọai thuốc “ cải lão hườn đồng” cũng do mấy vị bác sĩ Huê Đà, Biển Thước bào chế. Có người “ phổ biến” một cách cụ thể và giật gân hơn là toa thuốc của một vị bác sĩ Trung Hoa chế ra, bị một người đánh cắp về Hương Cảng sản xuất! Công dụng người già hóa trẻ, tóc bạc trở lại đen, người điếc sẽ nghe được, 80 tuổi có thể cưới vợ bé, trị bệnh đau tim, đau phổi, ho lao, bại thận, song gan hư lá lách, điều kinh, dứt phong tình, giang mai v.v.
Phong trào nhập cảng bệnh quốc tế vào Việt Nam ngày càng “ phát đạt”. Trong giới phòng ngủ, nhà trọ các thân chủ bàn tán không ngớt về các chứng lậu tim la , giang mai … Mắc chứng lậu nạn nhân đái toàn máu đỏ trong vài ngày thì không thuốc nào cứu nổi. Có kẻ nói Bộ Y Tế đã khuyên nhũ đồng bào phải coi chừng bệnh nan y này. Vướng phải chứng tim la thì cuộc đời kể như bế mạc, đàn ông thì ruing mất cục nợ đời , đàn bà thì lở loét tòe loe năm này qua năm khác , không còn làm ăn làm uống gì được ! Còn nói gì đến chứng giang mai, con bệnh nổi mụt khắp nơi trong thân thể, người như đau trái giống, mũ máu chảy dầm dề cho đến ngày kiệt sức . Nguy hiểm hơn nữa là bệnh di truyền đến 10 đời chưa dứt ! Tiếng đồn vừa phát ra chưa đầy nửa tháng là trên thị trường Aâm phủ xuất hiện loại thuốc tiên theo ngã chợ Trời Gò Dầu Hạ bí mật đến Saigon . Người bán thỏ thẻ rằng y sĩ “ minh chế” thần dược này là cháu đời của ông chủ hiệu thuốc “ xây xập dì” chuyên moan lấy bản thân nghiên cứu về bệnh phong tình , đã khổ tâm tìm tòi , bào chế hàng mấy mươi năm tận trên đỉnh núi La Phù mới hoàn tất! Thuốc viên màu đỏ trị bệnh lậu, biến chất máu thành máu trắng, trị tận gốc tống lôi tất cả vi trùng theo đường đại tiểu ra ngoài ! Giá một hộp 20 viên uống 10 ngày, rẻ lắm, 2.000$ thôi. Bệnh nặng uống 3 hộp và nên mua trước kẻo lâu lâu bên Tàu mới qua một lần. Thuốc bột màu xám trị bệnh tim la, đựng trong ve có kèm theo cái muỗng bằng plastic để đong thuốc. Coi kỹ cái muỗng này sao mà nó giống lọai sản xuất ở Chợ Lớn không bút mực nào tả nổi. Người bệnh uống một ngày hai lần, mỗi lần uống một muỗng với nước sôi. Đặc tính của thuốc là có thể dùng thoa chổ lở gọi là trong uống ngòai thoa. Giá bán một ve 2.500$ dùng được một tuần lễ. Bệnh nặng phải uống 5 ve.
Sau vụ lùng sụt bắt bớ phong trào phục quốc, chính quyền CS Tây Ninh đã thu gọn lại Chợ Trời Biên Giới Họ bố trí thêm các chốt canh và lính biên phòng đã có mặt hầu hết các nẻo đường từ Campuchia qua, Chợ Trời Biên Giới Gò Dầu Hạ với một bộ mặt khác. Người ra vào làm ăm không còn nhộn nhịp nữa, công việc buôn bán mỗi ngày một khó khăn. Chi T rời nhà người Dì, theo bạn bè về sống len lỏi trong thành phố (vì không có hộ khẩu chị phải sống trong tình trạng bất hợp pháp) và không có một tay nghề rõ ràng nên chị lại phải dấn thân vào con đường mua đầu chợ bán cuối chợ nữa để sống qua ngày.
Ngày đầu chị mua một ít dụng cụ lau nhà ( như cây chổi, thùng nhựa ..) từ trong một tiệm bán vật dụng đem ra ngòai bán cho khách ở một góc chợ Kim Biên, dần dà chị có được một chổ ngồi bán đàng hoàng. Nhưng công việc làm ăn theo kiểu “cò con rỉa tép” không thể nào nuôi nổi 2 con với lại một chồng đang trong vòng lao lý. Có được một số tiền dành dụm vào mùa Xuân năm 84, chi quyết định đi buôn Mỹ phẩm. Vào thời điểm này, mỹ phẩm ở Sai gon – Chợ Lớn đang thời khan hiếm, những phụ nữ công nhân viên gốc Bắc thường theo mode thích chưng diện theo gái Saigon để tỏ vẻ ta đây là người biết ăn diện. Chuyến hàng đầu tiên được dở xuống sạp số 12 trong chợ Kim Biên, trong vòng không đầy hai mươi phút đã bán hết . Vào mùa Xuân chợ Kim Biên đông khít người, hàng hóa sạp nào cũng đầy ắp vô số kể. Có thể nói là hàng Mỹ phẩm ở chợ Kim Biên từ thượng vàng vàng hạ cám, cái gì cũng có, Mỹ phẩm Thái Lan, mỹ phẩm Trung Quốc …chiếm lỉnh hầu hết những mặt hàng đang có trong chợ thời ấy. Dĩ nhiên là qua đường tiểu ngạch hoặc nhập lậu. Việc buôn bán mỹ phẩm lậu có thể nói bắt đầu từ chợ Kim Biên này.Theo các cư dân luống tuổi các từ Kim Biên Vạn Tượng ( con đường cạnh chợ ít nhiều có nguồn gốc từ Campuchia, xuất hiện từ thời buôn bán hai chiều còn thịnh vượng. Chợ này trước đây có một số người Hoa và Miên gốc Hoa nhóm họp trao đổi những hàng hóa đi từ xa về, không có sạp hay quầy hàng và được xem như là một chợ Trời . Cơ sở phát sinh cùng thời với chợ là hãng xà bông Trương Văn Bền với “ xà phòng hiệu cô ba” nổi tiếng . Sau ngày Cộng Sản chiếm miền Nam chợ thay đổi hẳn và chuyển sang cho nhà nước quản lý thay vì trước đây người dân tự quản lý. Các mặt hàng quân dụng
(mà trước năm 1975) thường có bán nhan nhãn trong sau 1975 không còn nữa . Mặt hàng này được di chuyển đến khu chợ Dân Sinh. Cách buôn bán ở chợ Kim Biên đặt chữ tín lên hàng đầu kẻ mua người bán đều tin tưởng vào nhau và trao đổi hàng hóa, không cần hóa đơn hay chứng từ . Có khi gởi số lượng hàng lớn về các đại lý ở tỉnh chỉ cần một cú điện thọai là xong mọi thủ tục. Chi T nói: “ Vào những năm 1990, chợ bị cháy làm thất thu lên đến cả tỉ đồng, người tiểu thương sống ở chợ này một thời phải chật vật tủa sang các chợ khác làm ăn. Tôi lúc đó cũng di chuyển nơi khác tìm kế sinh nhai” . Trở về quê một lần nữa, với bao thăng trầm trong đời . Hai con của tôi lúc này đã lớn có thể phụ đem hàng bán phụ mẹ. “Chim bay đâu thì chim cũng bay về tổ. Nước đổ đi đâu thì nước cũng về nguồn” Ôâng bà xưa thường nói. Tôi trở lại với chợ. Chợ trời Năm Căn nằm dọc theo triền sông nơi đây trước kia do một nhóm thương buôn hào phóng khai phá rồi tụ tập trao đổi hàng hóa, ghe thuyền tới lui dần dần trở thành chợ. Chợ Năm Căn có nhiều kỷ niệm đối với tôi, chị T nói với ký giả Kiến Nâu như thế. Trước khi lập gia đình, tôi là người con gái trong một gia đình có truyền thống nho giáo. Một hôm đi ghe trên sông Cái lớn trên ghe có ba người lính cùng đi. Ghe chạy với vận tốc khá nhanh. Khi ghe qua con vàm để về thị trấn Năm Căn bất chợt tôi bị giật ngả người lọt tủm xuống sông tuy là biết lội nhưng cú bật văng mạnh làm tôi không còn phản ứng kịp . Một anh lính trong ba người nhảy xuống ẵm tôi lên ghe, bộ quần áo vải xiêm tôi mặc đã bị ướt sủng bên trong là những làn da hồng với những đường cong tuyệt mỹ thiên nhiên của người con gái. Người lính ấy đã cởi chiếc áo lính khoác cho tôi đỡ lạnh vì trên sông có nhiều gió mùa. Tôi thật sự mắc cở, nhưng cũng cố làm gan cám ơn người cứu mình và nhả ý mời người lính ấy về nhà cho Ba mẹ tôi biết mặt để tạ ơn.
Khi về đến nhà, tôi mới biết người lính ấy chính là một sĩ quan đồn trưởng Đồn Cái Răng. Thời gian qua lại thường xuyên với gia đình anh Khâm xin cưới tôi. Sống được hai mặt con, năm 1975 anh bị bắt đi tù cho mải đến năm 1991 mới đòan tụ với gia đình.
Trở lại chuyện buôn bán ở chợ Năm Căn, thời gian 1991, tôi thật vất vã vì Chợ nằm trên Triền sông Cái Lớn người buôn bán ít nhất phải có một chiếc ghe để di chuyển trao đổi hàng hóa. Đi nhờ ghe người bạn thật phiền phức. Chờ đợi trễ cả mọi công việc. Mình muốn vào chợ sớm thì họ lại thong thả từ từ , còn mình khẩn trương thì họ cứ tà tà giống như lục bình trôi tới đâu thì tới. Chợ Năm Căn tuy là nằm trên triền sông nhưng chỉ khu hàm ếch đã có hàng trăm tiệm buôn nhỏ lớn và hàng hóa phần lớn là hàng thiệt. Mặt hàng xe gắn máy , máy chạy tàu…Chợ Trời Năm Căn không thấy có hàng nghĩa địa . Tiệm vàng nơi đây cũng ít nhất 17 tiệm , tiệm nào buôn bán cũng thành công , vì dân Cà Mau chuyên nuôi tôm. Trúng mùa Tôm là họ chỉ biết đi sắm vàng mà thôi. Chi T cho biết người bạn chị bà Hai Nữ chủ tiệm vàng Thái Thịnh nói với khách: “ Nó giống như sợi lòi tói nhưng khách cả quyết một sợi dây chuyền 10 lượng. Làm nghề kim hòan ở Năm Căn lòng tin không thể chế tác. Cả 17 tiệm vàng ở Chợ này đều hiểu như vậy”
Chị T đưa cho ký giả Kiến Nâu một trái cam giống Texas, và nói: “ anh lấy trái cam này ăn thử đi, ở xứ Mỹ này chỉ có cam Texas là ăn ngọt nhất, vùng ngọai ô thành phố Dallas, là nơi có những rừng cam mỗi năm đem lợi tức cho nông dân Mỹ hàng chục triệu đồng. Giống cam này chỉ phù họp với đất đai Dallas mà thôi. Đem giống trồng vùng khác là không ngọt .Tôi bán chợ Trời nhỏ này mấy năm rồi nên biết nhiều mặt hàng hoa quả.Lúc trước ông xã tôi cũng ra đây bán với tôi, nhưng gần đây xưởng của ảnh gọi nên đã đi làm lại.
Hồi trước anh ký giả có bị bắt ở tù không?
-Thưa có.
-Anh ở tù bao nhiêu năm?
-Thua ông nhà của chị vài năm. Tôi được tạm tha năm 1984. Rồi lại bị bắt lại hơn 3 năm nữa vì vượt biên. Ở một xã hội mà con người còn thua con vật thì còn gì phải tha thiết nữa phải không chị?
-Vâng, đúng thế. Vào những thập niên 80 hầu như người dân cả nước ai ai cũng muốn trốn ra nước ngoài, thậm chí có người còn bảo : “ nếu cây cột đèn biết nói nó cũng đi”. Bên chồng tôi có hai người chết lúc vượt biên vì tàu bị vỡ.
-Chị sống San Jose này bao lâu rồi? Ký giả Kiến Nâu hỏi.
Tôi và chồng cùng hai con đến Mỹ năm 1993, ngụ tại vùng South San Jose cho tới nay đã 10 năm. Chúng tôi đi theo diện H.O. Đến Mỹ rồi cũng vậy! Số cực vẫn cực. Dường như cái “ cực” không bao giờ nó muốn nhả tôi ra mặc dù hai con tôi nó đều tốt nghiệp đại học. Chúng nó có việc làm có nhà cửa, nhưng tôi cũng chẳng trông cậy vào chúng. “ Nước mắt nào cũng chảy xuống cả!”. Tôi và ba chúng nó vẫn ở nhà mướn và hàng ngày vẫn đi “ cày” kiếm sống, thỉnh thoảng chúng nó cũng có đến thăm và cho chút ít quà và tiền, nhưng cũng chẳng thấm vào đâu, nhưng với cương vị làm cha mẹ chúng tôi đâu có bao giờ đòi hỏi chúng nó.
Chúng tôi dự định khi đất nước có tự do thật sự, gia đình chúng tôi lấy một chuyến về quê để các con chúng tôi biết thêm về giòng họ bà con thân thuộc của chúng, nhiều lúc tôi thấy người Việt mình về nhiều tôi cũng muốn làm thử một chuyến, nhưng “ tổng thống Washington” không cho phép nên chần chừ mãi đến nay rẵm rẵm cũng hơn 10 năm rồi chưa gặp lại người thân với quê hương.
Anh có mua cam không, mua thử vài pound về ăn đi? Tôi cân cho anh nhé.
Chị cho tôi 2 pounds đi. Hôm nay là ngày kỵ cơm cho ba tôi nên cũng cần có trái cây đơm trên bàn thờ.
Qua Mỹ mà anh vẫn có làm bàn thờ để thờ ba mẹ anh hả?
Có chứ chị. Tôi thờ ba mẹ tôi tại tư gia. Tôi không đem vào chùa hay Thánh Thất như các bạn của tôi. Bởi trước khi sinh tiền ba và mẹ tôi muốn khi qua phần được con cái thờ phượng tại nhà vì cha mẹ tôi cho việc làm đó là sự hiếu để đối với ông ba tổ tiên. Ở Việt Nam anh chị tôi cũng có thờ phụng đàng hoàng và hàng năm vẫn giỗ quãi long trọng . Tôi nhớ mỗi lần đến ngày giỗ của ba tôi cả xóm đều đi đến đông đảo, người đem rượu kẻ đem nước ngọt đủ màu sắc, con cháu khắp nơi về tề tựu cung kính người quá cố. Năm ba tôi mất, tôi hãy còn nhỏ nên không nhớ nhiều về cái chết của ba tôi , sau này mẹ tôi có kể lại, được biết ba chết do một cơn bạo bịnh ở số tuổi lục tuần. Đám tang của ba tôi rất đông người đưa đến mộ phần lớn là những người trong họ Đạo ( Đạo Cao Đài) .Sau ngày ba tôi mất, cuộc sống gia đình chỉ do bàn tay mẹ tôi quán xuyến nên cuộc sống có phần vất vả.
Anh nói cuộc sống gia đình anh vất vả mà anh được đi học đến đại học rồi đi ngồi quan? Chị T hỏi vặn.
Chị không tin lời của tôi sao?
Tôi tin anh đấy chứ. Không biết thời gian trước trong lúc còn chiến tranh quê anh cuộc sống có dễ dãi hay không, chứ ở quê tôi khó khăn lắm! Nhiều gia đình trong thôn xóm của tôi họ phải bỏ làng đi nơi khác, nhất là những gia đình cô đơn chiếc góa bụa. Mẹ anh như thế đã là hay rồi.
Thực tế mẹ tôi cũng mệt mỏi lắm, nhưng vì con nên bà phải cố gắng thôi. Theo sự tìm hiểu của tôi dường như suốt cả cuộc đời của mẹ tôi là như thế! Một đời vì chồng và con. Nay mẹ tôi cũng đã mất rồi, sau ba tôi vài mươi năm. Có lẽ giờ đây ba và mẹ tôi đã gặp nhau ở nơi thiêng liêng hằng sống, ở nơi đó cả thảy đều bình yên thanh thản và bà không còn phải bôn ba xuôi ngược vì con vì chồng nữa .Tôi đang cầu nguyện cho bà.
Câu chuyện giữa chị T và ký giả Kiến Nâu bị cắt ngang bởi một người khách hàng làm rớt cái cân xuống đất. Khách hàng là một người Mễ tuổi trung niên cao lớn râu mép được cắt tỉa gọn gàng. Không biết ông cân thế nào mà cái cân tụt chìa xuống đất và những bịt cam rơi đổ tung tóe ra ngòai đất. Chị T quát ông trong khi ông đang lom khom tìm lại mấy trái cam lăn từ nơi này đến nơi khác. Thấy có tiếng ồn ào nhân viên bảo vệ đến, chị T cho ông ta biết sự việc và sau một thời gian hòa giải công việc bán buôn của chị T vẫn tiếp tục.
Chợ Cổng Trời
Sau khi về đến nhà, ký giả Kiến Nâu đơm hoa quả mua ở Trời nhỏ trên bàn thờ ông bà, cha mẹ tươm tất, vái lạy cầu kinh cho vong linh ba mẹ rồi cùng một số bè bạn ăn giỗ nhớ ngày. Trong số bạn có lão Ngựa Hoang (1) là một ký giả chiến trường và cũng là chuyên viên sưu tầm lịch sử các chợ Trời Việt Nam. Trước năm 1975, lão hợp tác với tờ Đời Mới của cụ Trần Văn Ân nguyên Tổng Trưởng Thông Tin thời Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam,và khi di tản qua Mỹ lão cộng tác nhiều tờ báo có tiếng trong tiểu bang CaLi.
Lão nói: “ ở miền Nam trước đây ngòai chợ trời nổi tiếng Gò Dầu hạ Tây Ninh ở phía Nam, phiên chợ nhóm họp trao đổi hàng hóa giữa người Việt và người Miên, ở miền Bắc cũng có một vài chợ Trời nổi tiếng khác ở phía Bắc. Chợ Cổng Trời là một tiểu biểu. Chợ này nhóm họp trên một triền đồi thoáng đãng nơi ngựa của khách đi chợ buộc vào những cọc gỗ ơ ûdưới chân đồi có thể ung dung gặm cỏ. Chợ bắt đầu họp từ sáng chủ nhật mỗi tuần, nhưng hầu như cả thị xã Bắc Hà đã thao thức rụt rịch từ những ngày trước rồi. Người từ các bản xa, mãi tận Tả Củ Tỉ, Thái Giàng Phố , Lòng Phình, cách Bắc Hà cả ngày đường đã về từ hôm trước để đón chợ.
Sáng chủ nhật, những cô gái chàng trai từ những bản gần đổ dồn về chợ. Những cô gái Mèo rảo bước nhanh chân khi đi ngang qua khu nhà trước đây của vua Mèo Hoảng A Tưởng , vị vua có tới 12 bà vợ vì các cô gái Mèo đang nghĩ rằng hồn vua Mèo còn lãng vãng đâu đây bắt các cô về làm thiếp và các cô không được lấy người mình thương.
Vào đến khu chợ, những người đàn ông Mèo, đàn ông Dao sà ngay vào những hàng quán bốc hơi nghi ngút, thơm lừng cả một góc chợ. Đàn ông dân tộc đi chợ không phải để mua sắm hàng hóa, mục đích là để gặp bạn bè, trò chuyện, thù tạc. Công việc mua sắm là do phụ nữ. Họ ngồi sát bên nhau trên những chiếc ghế dài, bát rượu sóng sánh trước mặt, trong hơi nóng tỏa ra từ chảo thắng cố, họ rủ rỉ kể chuyện gia đình, công việc.
Đúng là: “ Rượu rót bát tràn bát - Lời dốc bầu tâm can- Mắt rót tràn trong mắt – Tình say đến ngu ngơ”.
Khu giữa chợ là nơi tập trung mua bán, chị em người dân tộc, trong những bộ váy áo đẹp dành cho ngày xuống chợ, chen vai, thích cánh, trả giá, ngắm nghía, cân nhắc những món đồ cần mua .Từ những tấm thổ cẩm, những váy áo, rực lên sắc màu làm ấm nóng cả cái không khí lành lạnh của mùa xuân đã lẩn khuất đâu đây. Hàng hóa chủ yếu là đồ gia dụng trong gia đình, các lọai gia súc, gia cầm như vịt, ngan, ngỗng …Có cả những ông chủ buộc toòng teng sợi dây vào cổ chú heo rồi dắt như dắt chó, dạo qua dạo lại tìm người mua…Khi mặt trời lên cao cũng có lúc phiên chợ vào hồi đông đúc nhất. Người người ken vai nhau bên những sạp vải thổ cẩm, những quầy hàng…
Ở bải trống bên cạnh chợ, những thanh niên nam nữ dần dần tụ lại. Phiên chợ đầu chỉ là nơi mua bán . Tiếng kèn môi pập …pập bắt đầu cất lên. Những lời ca yêu đương lẫn vào trong gió.
Đôi ta kết gái với trai
Mong có ngày thành vợ thành chồng…
Lời ca đắm say, mắt nhìn tình tứ. Mặc kệ phiên chợ ồn ào kia , chỉ còn nhìn thấy nhau mà thôi. Phiên chợ này có thể là phiên chợ kết đôi của chúng mình. Lời anh trai Mèo tha thiết:
Ta đi tìm nàng dù trời sập không sợ
Ta đi kiếm em dù đất lở chẳng rời
Ta muốn sống với nàng như đôi chim cu
Ta muốn sống với em như đôi chim gáy…
Gió thổi lá cây lật về bên khe
Nếu ta là hạt mưa sương
Ta xin tan trên bàn tay nàng
Lá cây lật ngả nghiêng bên suối
Nếu ta là hạt mưa sương
Ta xin tan dưới bàn chân nàng…
Bên dãy quán ăn, những người đàn ông cũng đã ngà ngà say. Vài người vợ, chắc công việc mua bán đã xong, đứng kiên nhẫn cầm dù che nắng cho chồng say hẳn, họ sẽ bế lên yên ngựa, rồi nắm đuôi ngựa đi về bản…
Trời ngả về chiều cũng là lúc phiên chợ vãn. Lại tiếng lóc cóc của gió ngựa gõ trên con đường dẫn về những làng bản xa xôi, lẩn trong những triền núi xanh sẫm. Trên long các cô gái lỉnh kỉnh hàng hóa mua được sau một ngày xuống chợ. Không ít trong số có các cô còn mang về bản không chỉ những tấm thổ cẩm mà còn cả lời hẹn ước của một chàng trai nào đó. Thế là một phiên chợ đã trôi qua. Xin hẹn phiên chợ sau.
Người dân thiểu số, cuộc sống của họ thật đơn giản và mộc mạc, nhưng họ rất thật thà và luôn giữ chữ tín. Lão Ngựa Hoang nói thế. “ Tôi đã từng sống nhiều năm trên rừng núi cao nguyên tôi thấy họ thật sự chân chất. Ngày xưa họ sống từng bộ lạc đơn sơ lắm! Trai gái tỏ tình với nhau thường bị luật lệ bộ lạc chi phối, nhất là các già làng là người có quyền thế nhất trong bộ lạc. Đành rằng già làng có quyền sanh sát trong tay, nhưng còn phải nhường bước cho một tên ở vị trí thái cực trong bộ lạc, đó là tên Thầy cúng (phù thủy) .Tên này như là một quân sư của già làng, y ta hiến kế gì thì già làng phải nghe theo và thi hành. Cho nên trong thời gian nước ta còn chế độ phong kiến, cuộc sống người dân tộc thiểu số rất là bấp bênh dường như ít ai biết đến ngọai trừ một số nổi dậy chống triều đình Việt Nam như Nùng Trí Cao ở Thượng du miền Bắc thì người ta mới biết đến tên tuổi.
Sự chi phối của tên Thầy cúng trong làng (bộ lạc) khiến cho những cuộc hôn nhân của trai gái các sắc dân trên vùng Tây Nguyên trở thành “lệ” hơn là “luật”.Các lễ cưới sinh có phần giới hạn trong những thế kỷ trước thế kỷ 20.
Ngày nay , ánh sáng văn minh của đã dần dần đi vào các ngõ ngách của làng thôn, các sắc dân thiểu số ở Tây Nguyên. Có lẽ họ đã hấp thụ phần nao những văn minh và của người Pháp (thời kỳ Pháp thuộc) và người Kinh sau này, nên việc cưới hỏi có phần đơn giản hơn. Trai gái dễ dàng trong sự tìm hiểu về đối tượng tình yêu của mình, nghĩa là: Nam nữ thanh niên được tự do tìm hiểu. Nơi gặp gỡ, tỏ tình, có thể là trong rừng, trên rẫy, ở nhà rông, vào những ngày cưới, hội lễ của làng. Các thiếu nữ người Giê Triêng đến tuổi lấy chồng được cha mẹ làm cho những cái lều xung quanh làng làm nơi hẹn hò. Khi ưng ý người bạn trai nào đó, nàng mời chàng tối đến, ở cùng. Sau năm đêm tâm sự nếu chàng trai chưa thổ lộ tình cảm, thì phải nộp phạt cho nhà gái một con gà và một ché rượu. Thông thường sau khi hai bên trai gái đồng ý, họ thưa với cha mẹ nhờ người mối đi hỏi. Qua ông mối, các thiếu nữ Gia rai và Ê đê nhắn ngỏ tình cảm và đưa tặng người yêu chiếc vòng tay. Nếu người bạn trai nhận vòng, hôn lễ sẽ được tiến hành. Trong lễ hỏi của người M'nông, người mối đem hai ống lồ ô trong đựng măng chua và da trâu thái nhỏ sang nhà gái cầu hôn. Nếu nhà gái đổng ý thì nhận hai ống lồ ô làm vật giao ước. Nếu việc cầu hôn bị từ chối, ông mối mang bát gạo do nhà gái đưa cho để báo lại việc từ hôn. Sau lễ ăn hỏi, người Êđê thường có tục "gửi dâu", họ hàng nhà gái dẫn cháu gái đến nhà chồng chưa cưới ở như con trong gia đình. Thời gian "gửi dâu" càng lâu thì sính lễ
nhà gái phải nộp cho nhà trai càng giảm.
Đám cưới của người Ê Đê thường được tổ chức vào cuối năm , lúc rỗi rãi và no đủ. Lễ cưới của người M'nông mở đầu bằng việc nhà gái mang biếu họ hàng nhà trai mỗi người một bát gạo đầy. Mỗi bát gạo này sẽ tương ứng với một cái ché mà nhà trai phải tặng lại nhà gái. Hôm cưới , hai người làm chứng đại diện cho hai họ xúc cho cặp tân hôn mỗi người ba miếng cơm và ngược lại, đôi tân hôn cũng xúc trả lại cho hai người làm chứng ăn. Sau đó đôi vợ chồng mới cưới uống rượu chung trước tiên để mở đầu cho bữa tiệc kéo dài vài ba ngày. Sau khi cưới phải cữ 7 ngày, đôi tân hôn tránh gặp người lạ và không ra khỏi nhà. Lễ đính ước của người Gia rai được tổ chức qua bữa tiệc rượu cần ở nhà gái. Hôm đó, đôi trai gái cùng vít cần rượu uống chung. Sau đấy trao đổi vòng đeo tay cho nhau biểu hiện sự cam kết thuỷ chung. Tlếp theo là "đoán số phận qua giấc mơ lành, dữ". Trong đêm tân hôn, nếu đôi vợ chồng thấy giấc mơ xấu thì lập tức phải đến nhờ ông mối cầu thần linh cho chung sống trong một năm để hoãn mộng. Đúng vào hẹn đó, nếu vợ chồng vẫn gặp mộng xấu, có thể phải bỏ nhau. Trong đám cưới của người Cà dong có tổ chức lễ ăn thề không bỏ nhau của đôi vợ chồng. Hai vợ chồng trao cho nhau 9 miếng trầu, 9 miếng cau, ý chúc nhau sức khỏe và xum họp mãi mãi. Tiếp đó chồng trao cho vợ chuỗi cườm, và ngược lại, vợ trao cho chồng vòng đồng. Cặp vợ chồng trẻ còn lấy cơm nắm bôi lên đầu nhau, ý muốn hồn hai người nhập vào nhau, và bôi máu gà lên trán, ý muốn xua đuổi hồn dữ ra khỏi thể xác.Với người Mạ, hôm cưới người ta phủ một cái chăn lớn thêu đẹp lên đôi trai gái không mặc quần áo và cụng đầu hai người vào nhau bảy lần. Sau một lúc tượng trưng cho thời gian của một đêm hoa chúc, hai người thức dậy, lấy một bát thịt gà, rượu và vòng đeo tay . Chồng đeo vòng cho vợ và ngược lại.Vợ chồng uống chung rượu và cùng ăn thịt gà. Sau một thời gian, nhà gái mang củi sang nhà trai để làm "lễ củi". Số lượng gùi củi tương ứng với số khăn mà nhà gái tặng họ nhà trai. Người Giê Triêng quan niệm lễ cưới được tổ chức bất ngờ bao nhiêu thì đôi vợ chồng trẻ càng hạnh phúc bấy nhiêu. Hôm cưới, người ta làm lễ hợp cẩn, đôi trai gái trao nắm cơm với ít gan gà cho nhau ăn, tiếp đó uống rượu chung. Có nơi, trong buổi lễ này, người ta đánh chiêng tập hợp dân làng, bắt đôi nam nữ nằm trên chõng tre để giữa nhà, cùng đắp chung tấm chăn. Lại có nơi, người chủ trì buổi lễ dứt mấy sợi tóc của đôi trai gái bỏ lẫn lên đầu nhau với ngụ ý hợp hai hồn của họ làm một. Trong đám cưới của người Ê đê có tục "té nước" vào chú rể như tục "mở cửa nhà" ở người Thái. Khi rước rể về nhà vợ, bạn bè của chàng rể chạy trước đón đường té nước vào người cô dâu chú rể, mỗi lần như vậy nhà gái phải nộp cho họ một số lễ vật. Người Ê đê cho rằng đám cưới nào có nhiều người chặn đường té nước thì đôi trai gái sau này cuộc sống sẽ hạnh phúc và khi chết sẽ có nhiều người thương, kẻ khóc. Sau ngày cưới, chồng ở nhà vợ (Gia rai, M'nông, Ê đê, Cơ ho), hoặc ở nhà chồng (Mạ), hoặc luân phiên ở nhà chồng từ ba đến năm năm rồi lại chuyển sang ở nhà vợ bằng thời gian ấy (Xơ đăng, Ba na, Giê Tnêng).”
Ký giả Kiến Nâu hỏi lão Ngựa Hoang. Sao Bác rành về phong tục cưới gả của người thiểu số như vậy?
Lão Ngựa Hoang vừa nốc trọn một cốc rượu vang vừa trả lời: “ Chú cứ đóan xem cái tuổi của tôi , rồi thì biết sao tôi rành rọt những chuyện…. Năm nay tôi 87 tuổi rồi, khi tôi lăn lộn trên vùng núi Gia Lai – Kontum và các tỉnh khác của vùng Cao nguyên lúc đó chú chắc chưa ra đời. Tôi mần sao không hiểu được tập tục của họ. Trước năm 1975, tôi theo một đơn vị lính nhảy dù giải tỏa một số buôn làng của người Ra Đê bị Việt cộng chiếm. Sau 3 ngày giao tranh ác liệt nhảy dù đã đẩy lui quân địch ra khỏi buôn làng. Khi biết buôn làng không còn Việt cộng, ông trưởng làng (già làng) điều động nam nữ thanh niên đem rượu cần và thịt rừng ra đãi ăn đơn vị lính nhảy dù và họ tỏ vẽ cám ơn. Các cô gái dùng ống bầu múc nước suối nấu với lá cây rừng cho các anh lính nhảy dù uống. Và sau chuyến hành quân đó nhiều cô sơn nữ Phà Ca đã gởi tình cảm cho những chàng lính thiên thần mũ đỏ oai hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Lúc đó tôi có viết một số bài tường thuật đăng trên một số báo chí ở Saigòn có kể đến chuyện tình của anh Trung Sĩ Chuân và cô sơn nữ Mường Vy.
“Mường Vy là con gái duy nhất trong số bốn người con của lão Thầy Cúng Mường Ry. Năm 1972 Mường Vy 16 tuổi, thân hình nở nang, cân đối. Lúc nhỏ được cha đi học tiếng Việt nên Mường Vy nói khá rành rõi. Mường Vy còn nhỏ đối với cha thật hiếu thảo và lúc nào cũng tỏ ra thương yêu kính mến cha mẹ. Mặc dù là người miền cao, nhưng Mường Vy đến trường Việt, hấp thụ tính hiếu thảo của người Việt và học thuyết Khổng Nho của Trung Quốc Mường Vy cũng đã thấm nhuần, nên cố giữ không làm điều gì phiền đến cha mẹ. Càng lớn Mường Vy càng thấy công ơn cha mẹ vô cùng to lớn và cần phải báo đền. Mường Vy Giúp đỡ cha mẹ mọi việc trong gia đình. Đối với hàng xóm Mường Vy một mực thương yêu, Mường Vy yêu Buôn, làng như yêu thân thể mình, cô thường hay cùng các già làng và trai tráng trong Buôn ngày đêm canh chừng phiến phỉ và du kích thượng cộng xâm nhập vào Buôn làng. Tình thương Buôn làng lớn dần trong tâm hồn của Mường Vy và trở thành tình yêu quê hương đất nước. Tình đất nước tình Buôn làng là một thứ tình yêu đối với Mường Vy như là một thứ gì quí giá thiêng liêng. Trong nỗi lòng biết ơn các người lính đã giải phóng Buôn làng, Mường Vy có mặt trong đòan sơn nữ tiếp tế nước, rượu cho các anh chiến sĩ nhảy dù, Mường Vy đã quen Trung Sĩ Chuân và hai người đã trao nhau ánh mắt qua lại thân thương trong những ngày Chuân còn đóng quân nơi Buôn làng của nàng. Rồi người đi, kẻ ở để lại bao nhiêu luyến thương. Chuân theo đơn vị về miền hỏa tuyến và Mường Vy ngày đêm vẫn hằng mong tin bạn tình. Không thể đơn độc với ngày tháng vì nhung nhớ, Mường Vy định đi tìm Chuân, nhưng cha nàng hay biết nên ý định ra đi thăm người tình không thể thực hiện. Hơn nữa, vì cha nàng một chức sắc trong Buôn làng, người có toàn quyền thi hành lệ làng nên ông rất cường giọng với Mường Vy mỗi khi ông nhắc đến chuyện tình giữa chàng trai Kinh và cô gái Thượng. Tưởng chừng không còn có thể gặp lại người yêu, nhưng trái đất tròn, nên hai đôi trai gái Kinh Thượng đã gặp lại nhau. Sau một năm biệt tăm, không có được tin tức của Chuân, Mường Vy tình cờ đã gặp lại Chuân trong một chuyến về phố. Hai người ngỡ ngàng, trong niềm nhung nhớ, đau khổ và Chuân không còn để lỡ cơ hội và niềm yêu đã dấy tâm hồn: tình yêu là cái gì vốn quí của tạo hóa ban cho con người , nếu cắt nghĩa khó thể nào tả được, như Xuân Diệu đã viết: “ Làm sao cắt nghĩa được tình yêu, Có nghĩa gì đâu một buổi chiều, Nó chiếm hòn ta bằng nắng nhạt, Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu…” Buổi chiều của Chuân và Mường Vy thật thơ mộng, họ đã cho trọn cuộc tình cho nhau và Chuân trong những ngày phép cũng đã không quá buồn thiu, không phải vào những quán rượu hay những snack bar vệ đường để tìm những hương vị thơm tho của những thần nữ tuyệt trần . Chàng đã có trọn một thần nữ miền cao kiều diễm là Mường Vy. Họ đã tận dụng hết những ngày phép cho trọn cuộc tình. Chuân trở lại đơn vị trong niềm luyến tiếc hương vị tình yêu và Mường Vy đã trở lại bản làng sau thời gian cùng Chuân đưa nhau về nguyên thủy của loài người để tròn ý nghĩa “ dâng hiến” cho tình yêu. Ý niệm tội lỗi đã dâng lên trong tâm tư của nàng trong những lần đối diện với chính lương tâm mình.” Con của một thày cúng uy quyền bậc nhất trong bản làng mà lại bỏ theo trai. Ý nghĩ mỗi ngày một manh nha trong lòng nàng, nhất là sau khi nàng biết nàng có mang với Chuân. Tục lệ bản làng không thể nào tha thứ cho nàng, người con gái Ra Đê có chửa hoang với một người ngoài bản. Thời gian sau, Mường Vy không thể sinh họat được với trai gái trong bản làng vì cái bụng mỗi ngày một lớn. Cha nàng đã biết sự việc ông rất đau khổ, và thông cảm với nổi trót dại của con mình, nhưng không thể bao che được cho con. Vào ngày hội tế thần linh của dân tộc Ra Đê, hai người thanh niên lực lưỡng kè Mường Vy ra trước giá đài có lửa đốt xung quanh. Ngồi trên giá đài là Già Làng và Thày Cúng Mường Ry. Một chàng trai trẻ trên đầu quấn chiếc khăn màu xanh lá rừng và tay cầm một con dao nhọn vẻ mặt đầy sát khí nói bằng tiếng Ra Đê. “ Ta được lệnh Già Làng và Thày Cúng Mường Ry đưa linh hồn cô gái này về với thần dân tộc, vì đã phạm giới xúc phạm đến thần tộc Ra Đê. Cô gái này đã làm cho thần tộc Ra Đê mắc cỡ nên theo lệ của làng cô gái này phải bị giết chết và tế thần”. Rồi chàng trai từ từ tiến đến một bàn thờ ở trên đó toàn là những gốc cây có hình thù quái dị trông giống như khuôn mặt những tên cướp biển thời trung cổ bên Ai Cập. Có những gốc cây chỉ thọat trông qua giống như hình tượng của một người đàn bà đang bị người đang ông móc ruột ra vì bị một lỗi lầm nào đó! Quỳ trước bàn thờ chàng trai khấn vái, đưa con dao qua lại nhiều lần trước những gốc cây linh thiêng theo ý nghĩ của chàng. Đứng phụt dậy, mặt đằng đằng sát khí tiến đến giá đài, nơi Mường Vy đang bị cột . Chàng thanh niên đưa con dao qua trán, ngực, bụng và phần dưới của Mường Vy và nói với Mường Vy bằng tiếng Ra Đê. “ Nàng phải chết, vì nàng là tội phạm của Thần làng, nàng làm cho Thần Làng mắc cỡ…” Mắt chàng trai đỏ ngầu như hai cụt lửa trông giống như con quái vật đang muốn ăn tươi nuốt sống Mường Vy. Mọi người trong buổi dự lễ Tế Thần ai ai đều có vẻ sốt ruột và hồi họp, nhiều người bàn tán nhỏ to rằng: Đúng ra chàng trai này sau khi ra mắt tổ thần trên bàn thiên thì xông tới đâm ngay vào cổ của cô gái giống như những lệ của làng và những lần xử các cô gái phạm tội trước đây, nhưng tại sao chàng trai trẻ này cứ lởn vởn múa may như không muốn giết Mường Vy. Người đàn bà đứng tuổi có khuôn mặt hình quả táo nói: “ có lẻ cậu trai này yêu thương cố ấy, nên không thể ra tay”. Người đàn bà khác trẻ hơn nói:” làm sao mà cậu ấy tha cho cho tội phạm được. Thầy Cúng và Già Làng đã quyết định rồi kia mà!”
Trong khi hai người đàn ba đang cãi vả về vụ việc thì nói lớn củaThầy Cúng Mường Ry : “ Đã đến giờ rồi tại sao không hành quyết” làm cho hai người đàn bà chợt giật mình dõi mắt về nơi có tiếng nói lớn. Chàng trai trẻ đang lăm lăm con dao định phập vào cổ của Mường Vy, nhưng chàng đã bị ngã quỵ xuống và máu từ trong ngực phải tuôn ra xối xả như mạch nước suối. Thân người của chàng trai trẻ co quặp mắt trợn trừng rồi bất động. Trong bóng đêm dưới ánh lửa hai bóng đen đã xuất hiện và trong chớp nhoáng tội phạm Mường Vy cũng biến mất sau màn đêm. Thi thể người trai trẻ sát thủ đã được đưa về láng. Và Cồng, Chiêng được dân làng đánh lên liên hồi như báo động mọi người biết rằng có thú dữ đến quấy buôn làng. Những thanh niên nam nữ trong buôn với giáo mác, rựa rìu… từ các láng tua tủa ra các ngỏ ngách trong buôn đi tìm thủ phạm cướp tội nhân. Thầy Cúng và Già Làng nghi rằng người tình của Mường Vy đã giải thoát cho cô và họ đang tìm cách đối phó.
Trong khi dân buôn làng đang truy tìm thủ phạm cướp tội phạm, thì nhiều tiếng súng nổ vang từ những buôn lân cận, một thanh niên trước đây đã từng là lính biệt kích của Mỹ , có mặt trong đám người truy tìm thủ phạm nói với mọi người: “ Thôi đừng tìm kiếm nữa, sẽ nguy hiểm lắm! Các người có nghe tiếng súng nổ không? Thôi chúng ta hãy về buôn làng đi!” Mọi mọi như đồng ý kiến của anh ta và trở về buôn làng khi mặt trời vừa ló dạng chào bình minh, sau một đêm rùng rợn , tăm tối.
TỪ CHỢ TRỜI ĐẾN CHỢ TÌNH CỦA DÂN TỘC MIỀN NÚI.
Trở lại với chợ Trời. Đồng bào ở miền núi thường hay họp chợ (danh từ khác gọi là nhóm chợ). Người Lô lô hoặc Xê Đăng thường có những buổi chợ trên những khỏang đất trống của một triền núi. Họ trao đổi qua lại những hàng hóa trong bản làng với những vùng khác ( có thể từ miền Kinh) . Các cô gái chàng trai ( kể cả trai Kinh) lợi dụng các ngày họp chợ trời làm quen với nhau. Trong những cuộc tình phát xuất từ chợ trời như vậy, thường đôi trai gái cảm mến nhau ngay từ lúc mới gặp nhau và sau đó trở thành vợ chồng.
Thương em anh chẳng nói ra
Trong ruột thì héo ngòai da thì vàng
Lại cũng những đôi trai gái họ trao đổi với nhau bằng những món hàng hóa và rồi cảm kích nét đẹp của món hàng rồi dần dà quen nhau, họ nhìn nhau qua thể dáng sự mượt mà của mái tóc của người con gái, sinh thương yêu rồi kết vợ chồng.
Tóc em đã chấm ngang vai,
Thì anh xin kết làm hgai vợ chồng
Các trai miền Kinh cũng thường lợi dụng những chợ trời miền núi để làm quen với các cô gái sơn cước. Ở miền Bắc nước ta, chợ Trời Móng Cái , Lào Kay đã nổi tiếng từ lâu về những hàng hóa đặc sản từ những buôn làng. Những con buôn miền Kinh thường hay đến đây mua hàng hóa và từ chợ trời dần phát sinh ra chợ tình trong tình trạng vô lệ. Một trong những chợ tình được hình thành theo một mô thức tự phát đó là chợ Tình Sapa.
Theo thống kê dân số , hiện nay trên đất nước Việt Nam có khỏang 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều mang những màu sắc văn hóa khác nhau. Từ những tấm áo váy của cô gái Lô lô đến cách thức uớng rượu cần của người Ra đê trên vùng núi miền Đông Nam Bộ đều được xem là một nét đẹp phong phú hài hòa của văn hóa Việt Nam. Nhưng chợ tình Sapa cũng là một hiện tượng đặc trưng cho một góc cạnh của văn minh miền núi. Dù cho đến nay người ta chưa định nghĩa thế nào là Chợ tình bởi lẽ chợ là nơi đó phải buôn bán , đổi chác hàng hóa nhưng tình ở đây không ai bán cũng chẳng ai mua. Vậy đâu gọi là chợ!
Trớ trêu, những người yêu nhau lại lấy chợ làm nơi hò hẹn. Bởi vậy, nôm na có thể hiểu, Chợ tình là nơi hò hẹn, trao gửi tình cảm, có những cử chỉ yêu đương diễn ra ở chợ theo phong tục, tập quán tuỳ từng địa phương. Cũng đương nhiên và dễ hiểu vì chợ là đầu mối, là điểm nút của hầu hết những sinh hoạt văn hoá của đồng bào vùng cao.
“Chợ tình Sapa -là một điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch cả trong và ngoài nước. Thị trấn Sapa nằm ở phía Bắc, cách thị xã Lào Cai 36km. Cái thị trấn nhỏ bé này nằm lọt trong một vùng tiểu khí hậu ôn đới, mát mẻ quanh năm. Có những năm mùa đông tuyết rơi nên thật lãng mạn, hấp dẫn du khách. Mỗi tuần, chợ họp một lần vào tối thứ Bảy. Đây là chợ của người Dao. Từ chiều, dưới phố và ở sân nhà thờ đã thấy rất nhiều phụ nữ đầu quấn khăn đỏ tươi và mặc trang phục thêu hoa văn lộng lẫy cùng với những vòng bạc, khuy bạc, những đồng tiền nhỏ đính trên vai áo. Hấp dẫn hơn nữa là có những tiếng reo theo mỗi bước chân, từ những chùm lục lạc đồng xinh xắn đính trên những chiếc khăn choàng đầu. đối tượng của họ là những chàng trai người Dao trong trang phục áo Chàm, khăn CŨNG CÙNG MÀU, TAY ĐEO ĐỒNG HỒ VÀ VAI KHOÁC CHIẾC ĐÀI CATSSETTE. Ở MỘT GÓC nọ, dăm bảy chàng trai xúm quanh một cô gái, họ đưa những chiếc máy catssette của họ vào gần cô gái để ghi âm những khúc hát tỏ tình bằng tiếng dân tộc. Thấy có người lạ, cô gái xấu hổ cúi đầu hoặc lấy tay che mặt,nhưngvẫnhátvớigiaiđiệurunrun.Rồimànđêmxuống.
Sau những bụi cây và cả trên ngọn núi cao tít gần chị "Hằng Nga" kia là những âm thanh mời gọi lúc trầm, lúc bổng của khèn lá, khèn môi bồng bềnh trong đêm. Phong tục của người Dao không ngăn cản người đã có vợ có chồng đi tìm bạn tình. Con gái 13, 14 tuổi đi theo các chị để làm quen. Những cô gái trẻ, đẹp thường được rất nhiều chàng trai để ý. Họ vây quanh, mở cassette cho cô gái nghe hoặc tán tỉnh rồi tặng quà kỷ niệm. Cô gái không ưng thì bỏ quà chạy và bị nắm tay giữ lại. Động tác này gọi là "kéo", một biểu hiện đặc trưng cho sự tỏ tình quyết liệt. Cho tới lúc "chấm" được một chàng, cô gái dúi vào tay người đó một vật đính ước. Vật đính ước ấy có thể là một chiếc nhẫn, chiếc vòng tay hay chiếc lược... Thế là đám đông ồ lên, tản ra. Cô gái quay về với các bạn gái. Một lúc sau khi yên tĩnh trở lại, 2, 3 cô bạn đưa cô gái này đến "gửi gắm" cho người đàn ông nọ. Rồi thì đôi bạn tình đưa nhau tới đâu chỉ có rặng Samu xào xạc kia mới biết... Người Dao mang nặng tính cộng đồng. Đó là điều dẫn đến quan hệ hôn phối mang tính tạp giao. Điều này không còn thích hợp với cuộc sống mới của xã hội. CólẽvìvậynênchợtìnhSapakhôngcòntồntạinữa.
CHỢ TÌNH KHAU VAI – CHỢ TRỜI “DỐC CỔNG TRỜI” BIẾN THỂ.
Ngược lên Việt Bắc, nơi móm đầu cao nhất của đất nước thuộc tỉnh Hà Giang cũng có một Chợ tình. Đó là chợ Khau Vai cách thị trấn Mèo Vạc 24km về phía Đông Nam. Chợ này rất ít người biết đến vì đường xa, cheo leo. Nghe tên "dốc Cổng Trời" Quản Bạ hay đỉnh Mã Pì Lèng (ngựa thở ra khói) quanh năm mây phủ với những vách đá tai mèo dựng đứng thì nhiều người thối chí. Hơn nữa, phiên chợ tình ở Khau Vai mỗi năm chỉ họp một lần vào mùa xuân (26/3 Dương lịch). Đặc điểm, chợ này chỉ dành cho những người lỡ dịp "kết tóc, se tơ" khi xưa tìm về hội ngộ... Lúc trước vì một lẽ trái ngang nào đó (đa phần do người con trai nghèo quá không đủ tiền sính lễ) không cưới được người con gái mình yêu, nên họ phải ngậm ngùi chia tay nhau. Để rồi, 365 ngày mới được một lần thoả nỗi nhớ mong. Người đến chợ không hẳn là những người trẻ, bởi có những cuộc tình "có duyên nhưng không có phận", nên mới thành ra "lỡlàngđáđãxanhrêu".
Người từ rất xa đổ về, lội suối, trèo đèo có khi cả ngày trời, có khi từ hôm trước mới đến được điểm hẹn hò. Theo phong tục thì vợ của người đàn ông này cũng như chồng của người đàn bà nọ không có quyền ngăn cản bạn đời của mình đi gặp người tình xưa. Những người đàn ông chung tình không chờ bạn ở giữa chợ mà tắt lối, đón đường để sớm bắt gặp dáng hình người congáiđằmTHẮM,MẶNMÒINĂMXƯA.
Ỏû chợ Khau Vai, người ta không "kéo" nhau. Ta chỉ thấy những kẻ chặn đường, những người níu áo, những tiếng khóc hờn dỗi và cả những tiếng cười... Đôi bạn tình lúc chia tay khi nào cũng có vật kỷ niệm trao đổi và những lời hò hẹn cho lần gặp sau.
CHỢ TÌNH CHÂU MỘC
Đường lên Tây Bắc còn một chợ tình nữa cũng ít người biết đến, đó là chợ tình Châu Mộc, nay thuộc thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Ngày 1/9 Dương lịch hàng năm được coi là ngày Tết của người Mông, cũng là phiên chợ tình duy nhất trong năm. Chợ đông đến năm bảy ngàn người. Người xa từ Lai Châu, Phong Thổ, Lào Cai xuống, người gần thì từ Hoà Bình lên hoặc từ Sơn La về. Chợ đẹp lắm vì trang phục của người Mông chia thành nhiều dòng: Mông đơ (trắng), Mông đu (đen), Mông Si (đỏ), Mông Lềnh (vàng), Mông Hoa... Các sắc áo váy sặc sỡ hoà trộn vàonhaunhưmộtrừnghoa.
Khi xưa, cuộc sống còn nghèo, mọi người đến chợ phải đi bộ hoặc đi ngựa mất cả ngày trời, đêm không về kịp phải ngủ lại. Bây giờ thì khác, phương tiện đi lại chính của đồng bào là xe máy. Đường đông như trẩy hội. Có những chàng trai đến gần chợ thì dừng xe để thay bộ cánh mới theo kiểu dân tộc cổ truyền. Trong "rừng người" chen vai, người ta bắt gặp cả những khuôn mặt ngơ ngác của những cô bé 13, 14 tuổi lần đầu xuống chợ. Cánh con trai chầu trực ở tiệm uốn tóc để rẽ ngôi, gọt sửa, xịt keo. Sau đó, họ rủ cánh con gái đi ăn phở rồi đi chụp ảnh và chờ bọc răng vàng. Ðó là những lệ bộ cần thiết. Ai cũng đẹp, cũng vui. Cánh thanh niên bắt đầu trêu chọc và "kéo" nhau, "kéo" tuột cả nùn tóc giả mà các cô gái vẫn tươi cười bởi hôm nay là ngày hạnh phúc của tuổi trẻ. Những bàn tay nắm nhau, những ánh mắt đắm đuối, những cử chỉ vuốt ve và cả những hình ảnh trao nhau kỷ niệm là ngôn ngữ của tình yêu, tự do của tuổi trẻ. Có thể nói, chợ tình Châu Mộc là điểm khởi đầu cho một tình yêu trong sáng. Sự gặp gỡ, ưng thuận ở đây vừa là tỏ tình, vừa là đính ước để mùa xuân tới, tình yêu sẽ kết thành trái chín.
Chợ tình còn nhiều khen chê, nhưng dẫu sao cũng là một hiện tượng văn hoá tồn tại lâu đời, đánh một dấu son độc đáo trong văn hoá chung của cộng đồng người Việt “( theo Đỗ Anh Tuấn Heritage)
Ký giả Kiến Nâu há hốc miệng theo dõi chuyện kể về chợ trời miền cao của lão Ngựa Hoang mà quên uống phần rượu của mình nên đã bị các hảo hớn trong bàn tiệc phạt đúp hai ly rượu đỏ mà theo lão Ngựa Hoang đó là phạt vì tội “đấp mô làm cản trở giao thông”. Kiến Nâu cố tình phân bua sự việc , nhưng các trự trong bàn không đồng ý và nói : “ Quân Lịnh như sơn” thi hành trước khiếu nại sau. Không có cách nào phân trần để lão Ngựa Hoang và các tay nhậu chung bàn đổi ý. Ký giả Kiến Nâu đành phải thi hành lịnh phạt. Nốc xong hai ly rượu phạt , Kiến Nâu thấy mình như con dế bị xỉa thuốc, đầu cổ quay mòng mòng, không thể định phương hướng , bởi lẽ từ khi qua Mỹ đến nay hơn 13 năm, Kiến Nâu chưa hề lâm trận bao giờ, lý do một phần bao tử đã gởi vào phòng thí nghiệm của Bệnh viện cộng đồng San Francisco từ những năm đầu mới qua Mỹ. Nguyên nhân gởi một phần bao tử cũng vì rượu. Kiến Nâu uống rượu thật nhiều sau những năm tháng ra khỏi nhà tù Cộng sản.
Lão Ngựa Hoang thấy ký giả Kiến Nâu không còn “khả năng chiến đấu” liền lên tiếng: “Này anh bạn trẻ, uống không được nữa thì thôi, tôi không ép, nhưng không được rời vị trí ù”.
Nói xong ông lấy chai rượu đem về phía mình và ký giả Kiến Nâu: Tôi biết anhbạn trẻ ngày mai còn phải viết bài phóng sự cho báo nên tôi xin được đóng nút chai rượu lại, để khi khác hãy tiếp tục. Bây giờ ngưng. Nhưng trước khi kể cho anh bạn trẻ nghe về chợ trời Phương Nam thì tôi yêu cầu trong bàn tiệc cho tôi có quyền tự biên tự diễn trên phần rượu còn lại trong chai nhé.
Chợ trời Phương Bắc và miền Cao nó thật hữu tình và huyên náo như tôi đã kể trên: Hàng hóa đa dạng , phong phú. Có những mặt hàng bày bán, va ønhững thứ đó ở những chợ trời Phương Nam không thể có. Thế nhưng chúng ta cũng đồng ý với nhau rằng mỗi chợ trời đều có những đặc điểm riêng biệt . Các chợ trời Miền Bắc và miền cao nước ta đều dồi dào những mặt hàng về lâm sản và có tính dược liệu. Còn các chợ trời phương Nam đều nổi tiếng về hàng hải sản và vật liệu. Chợ Miền Tây và chợ Cửa Khẩu là hai chợ trời tiêu biểu cho sự đa dạng này.
Chợ Miền Tây khởi sinh là một chợ chồm hổm đặc sắc và lâu đời nhất là những món hàng đặc sản như : rùa, rắn, chim chóc, chồn, chuột . Ở chợ Miền Tây khách hàng có thể mua bất cứ lòai chim thú nào của miền đồng bằng Sông Cữu Long trù phú: nhỏ xíu như con rắn lục xanh biếc chỉ lớn hơn chiếc đũa ăn cơm, đến khổng lồ như các chú trăn gần 100 kí, những con chim cuốc, bìm bịp , ốc cao, gà nước là hàng, giá chỉ 15- 20 ngàn đồng một con ( tiền của chế độ CSVN) . Hoặc những chú chồn đen, chồn mướp sa cơ nằm vươn mắt ngắm thế giới văn minh qua cũi sắt có giá từ hai đến ba trăm ngàn. Những chú rùa có con vừa mới nở nhưng cũng có con nặng năm ba kí. Đặc biệt có những con rùa chuyên dùng làm rượu thuốc gia truyền “ ngâm lọan xà bì hàng chục lọai rắn chung với tắc kè, bìm bịp giá bán lên mấy chục ngàn đồng một xị. Chẳng biết lọai rượu này có “ bồi bổ cường dương tăng sinh lực “ gì không mà khách hàng đến mua nườm nượp. Trong hệ thống chợ trời Miền Tây người ta cũng thường nhắc đến hai chợ rất nổi tiếng là chợ nổi Cái Răng và Chợ Nổi Cái Bè . Hai chợ này chuyên về buôn bán trái cây, nông thổ sản việc sinh họat mua bán đều diễn ra trên sóng nước rập rình.
Năm 1960, có dịp theo về thăm một người bạn học ở Cần Thơ tôi ( lão Ngựa Hoang) đã chứng kiến cảnh ghe thuyền vận chuyển trái cây từ các ngả kinh rạch ra chợ nổi đèn thắp sáng lòa cả một khúc sông rộng trông giống như sao sa trên mặt nước. Cùng các ghe ở các miệt khác như Kiên Giang bạc Liêu đến . Tiếng chèo khua vang sông nước hòa lẫn cùng tiếng mời mọc trao đổi hàng hóa tạo thành một âm thanh phức tạp chao động không khí thanh tịnh của đêm khuya. Chợ nổi trái cây nhóm họp giữa đêm khuya và tan dần lúc tờ mờ sáng và khi trời sáng tỏ thì chợ nổi nông sản bắt đầu với đủ thứ hoa mầu.
CHỢ TRỜI NỔI CÁI BÈ
Theo dòng mua bán trên sông , Chợ trời nổi Cái Bè là một chợ trời nổi tiếng buôn bán về nông sản , sinh họat ở chợ này hầu như ngày đêm. Ghe thuyền tấp nập ra vào đầy nghẹt những khúc sông. Các ghe mang trái cây và hàng hóa từ các cù lao trên sông Tiền như Tân Phong , Ngũ Hiệp , Vĩnh Long , Chợ Lách , Cái Mơn …đến nhà vườn cũng đều chở ra bán tại chợ trời nổi này. Và từ đây các sản vật đưa vào chợ trung tâm Cái Bè rồi từ đó phân phối đi khắp mọi nơi , kể cả Trung Quốc và Lào. Ngược lại các ghe thương buôn ở miệt khác chuyên chở về Cái Bè những thổ sản mà ở vùng này không có.
Đưa tay quẹt chút rượu chảy tràn ra mép, đọan rút trong túi ra một nửa tờ nhật trình, lão Ngựa Hoang nói: Đây nè! Mấy cha coi đi. Mọi người thấy hành động của lão kỳ kỳ nên tò mò xem thử . Thì ra lão đưa ra một bài viết của một phóng viên báo Thị Trường nói rõ từng chi tiết về chợ trời nổi Cái Bè. Theo bài báo này thì : “ Bất kể ngày hay đêm ghe xuồng vẫn cứ tấp nập đem hàng hóa từ trong miệt vườn tận xa xôi đến chợ trời nổi Cái Bè. Hai đặc điểm nổi bật nhất của chợ trời nổi này là ghe bán thứ vật gì thì treo vật ấy trên ngọn đầu sào, người mua khắc biết khỏi tốn công rao mời; diểm đặc sắc thứ nhì là số lượng quán ăn lưu động cũng đã xuất hiện để phục vụ cho việc ăn uống của người buôn bán. Việc phục vụ ăn uống đều được đưa đến tận nơi. Những tô hủ tíu nóng hổi, ly cà phê thơm lừng và có cả bia rượu, mồi mang cho các ông rai rai trên sông chờ vợ bán hàng .”
CHỢ TRỜI NỔI CÁI RĂNG
Chợ trời nổi Cái Răng thuộc huyện Châu Thành Tỉnh Cần Thơ , là một chợ trời nổi chuyên buôn bán trái cây. Ở chợ Cái Răng lọai trái cây gì cũng có, đây là một chợ trời nổi mà không nơi nào có được vì những đặc điểm của nó . Theo lời kể của John Le một du khách tour du lịch chỉ cần 100đô la Mỹ bạn có thể mua được một ghe bầu trái cây đủ lọai. Cho nên có nhiều du khách phần lớn là những Việt Kiều hoặc du khách nước ngòai cũng đã tìm đến nơi này để hưởng những thú ăn trái cây nhiệt đới. Anh Robert Austin, là một kỹ sư điện đến chợ Cái Răng cùng với một bạn gái người Việt nói với John Le rằng anh đã đến đây nhiều lần vào những dịp hè . Mùa hè trên chợ trời nổi Cái Răng mang một âm sắc đặc biệt. Những giọt nước tung tóe theo những chiếc dầm chèo bị ánh nắng mặt trời tạo thành những cầu vồng ngũ sắc trên sông mà theo anh chỉ duy nhất nơi này mới có được. Anh đưa cho John Le những bức hình anhđã chụp được mỗi khi có hiện tượng cầu vòng và nói tôi sẽ trở lại đây trong mùa hè tới.
CHỢ TRỜI ÂM PHỦ
Cũng trên tờ nhật trình của lão Ngựa Hoang thì chợ trời Aâm Phủ thuộc tỉnh Cần Thơ . Nói đến Aâm Phủ nghe ghê rợn quá nhưng thật sự đây là một chợ chuyên mua bán sỉ và lẻ rau đậu, củ quả miền rẩy quanh Cần Thơ chở đến . Chợ “Aâm Phủ” họp ở khu vực đèn Ba Ngọn ( bến tàu đò Ninh Kiều) và những con đường xung quanh khu này. Hàng đêm, chợ Aâm Phủ nhóm từ o giờ đến 3-4 giờ sáng thì vãn.
Ở chợ này, người mua hầu hết là những lọai hàng bông . Chợ này có thể cung cấp đầy đủ cho cư dân thành phố Cần Thơ và quanh vùng ngọai ô. Hàng bông chợ này cũng được thương buôn chở cung cấp cho nhiều nơi khác trên đất nước. Đặc điểm chợ Aâm Phủ là người bán người mua đều tôn trọng giấc ngủ của người thành phố , dù giữa đêm khuya vắng lặng, nhưng mọi sự trao đổi thông tin , ngã giá bám mua đều được sử dụng một âm lượng nhỏ nên khách vào chợ lúc nào cũng nghe thấy một thứ tiếng rì rầm bất tận.
CHỢ MA ĐỒNG THÁP
Cùng lọat với một số chợ trời mọc lên sau những năm chiến tranh chấm dứt, Chợ Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp đã được sự chú ý tới của các phóng viên báo chí. Phóng Viên Anh Vũ của tờ Thị Trường đã ghi lại về “ Chợ Ma Đồng Tháp” bằng sự nhận xét như sau: “ Cũng giống như chợ Aâm Phủ ở Cần Thơ, huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp tồn tại bao năm nay một ngôi chợ lạ lùng mà mọi người thường gọi là “ chợ ma”. Đó là chợ chiếu Định Yên . Ngôi chợ nằm trên một đọan sông dài kề bên làng chiếu truyền thống nhưng không họp ban ngày mà chỉ họp buổi tối, càng về khuya càng nhộn nhịp bán mua. Oâng Năm Thọ , một người khá rành về “chợ chiếu ma” Định Yên cho biết: ban ngày dân xóm chiếu chủ yếu là dệt sản phẩm , đến đêm mỗi nhà tự mang ra chợ bán . Người nhiều thì từ 15- 20 đôi chiếu/ phiên chợ , kẻ ít thì cũng một hai đôi. Dưới bến sông ghe xuồng các nơi về ăn hàng đậu san sát , những điểm đặc biệt nhất của “chợ chiếu ma” Định Yên là mỗi người bán có một ngọn đèn dầu leo lét còn người mua thì cũng dùng đèn pin xem hàng.
Có thể nói rằng những chợ trời Miền Tây có những đặc điểm vô cùng khác biệt với những chợ trời Miền Bắc. Nó thể hiện được phong cách phóng khoáng , tài tử của người dân Nam Bộ. Nên dù có trải qua bao nhiêu thời gian hay bao nhiêu thể chế người dân Miền Tây vẫn luôn thể hiện tính đặc biệt độc đáo này.
Không phải mới đây, các chợ Miền Tây được đề cập và nhắc tới, mà các đây vài thế kỷ các chợ nổi Miền Tây cũng đã được các thể chế phong kiến ghi chép thành sử liệu.
Trong Gia Định Thành Thông Chí Trịnh Hòai Đức có viết về các chợ Miền Tây như sau: “Chợ Hưng Lợi ( tục gọi là Vụng Cầu) ở phía Nam sông Bảo Định nhà san sát như vẩy cá. Chợ trông xuống sông lớn , người đi lại thường ghé thuyền đợi nước thủy triều để theo dòng nước mà đi xuôi đi ngược , cho nên sông này nhiều thuyền nhỏ bán thức ăn quý, cũng có khi bán thịt chín , gọi là thịt Bái Đáp. Bởi vì, xã Bái Đáp huyện Quảng Điền, kinh Phú Xuân làm nghề mổ lợn, bán nước luộc thịt, có cách riêng ăn rất ngon lành. Người ở đây bắt chước cũng gọi là thịt Bái Đáp.
Chợ Long Hồ ở phía đông trấn thự cách 1 dặm, hai mặt trông xuống sông , chợ này lập [42b] từ năm Nhâm Tý Túc Tông thứ 8 ( 1732) phồ xá nối liền , bách hóa tụ tập dăng dài 5 dặm , thuyền ghe suốt bến, đền thần, đình làng, đàn hát náo nhiệt , là chợ phố của trấn .
Chợ Sa Đéc ở phía đông huyện lỵ Vĩnh Am, phố chợ ở ven sông , nhà phố nối liền đối nhau , san sát như vảy cá , dăng dài 5 dặm, . Bè tre ở dưới sông cũng dựng nhà buồm san sát thành hàng. Chỗ thì bán lụa đoan , đồ dùng nam bắc chỗ thì bán các thứ như dầu rái, than gỗ mây tre, muối mắm, trên bờ dưới sông,hàng hóa choáng mắt say lòng, thực là đất phồn hoa”.
Không riêng miền Nam Và Miền Bắc, miền Trung cũng có những chợ trời , nhưng những chợ trời của miền giữa đất nước” con rồng cháu tiên” không lắm nhộn nhịp như chợ trời ở hai miền Nam Bắc của đất nước. Quanh thị xã Huế có nhiều trời, chợ chồm hổm , chợ ven đường , chợ hàng rong , cần gì người tiêu thụ có thể mua nấy khỏi cần phải đi xa. Tuy nhiên những lọai chợ này hầu như hàng hóa không đủ cung cấp theo nhu cầu trong cuộc sống của người dân quanh vùng, nên họ thường đến một chợ có đầy đủ mặt hàng theo ý thích của họ đó là chợ Đông Ba.Chợ Đông Ba là chợ lớn nhất của miền Trung nơi giao lưu thong mại của vùng và là biểu tượng của nền văn hóa du lịch Huế. Theo sách sử ghi lại : Đông ba là tên gọi của một con sông đào nhỏ chảy dọc kinh thành Huế, Đông Ba còn là tên của một cây cầu sắt nhỏ đầu tiên ở Huế bắc qua sông Đông Ba và phố Đông Ba. Chợ có từ thời Gia Long, nhưng bị giặc Pháp đốt và năm 1887, vua Đồng Khánh cho xây lại lấy tên chính thức là Đông Ba . Và năm 1889 vua Thành Thái đưa “chợ Đông Ba ra ngòai giại” vị trí trên ngã ba sông Hương và bờ tây sông đào Đông Ba trước kinh thành.
Tóm lại, ở nơi nào trên thế giới đều cũng có chợ trời, nhưng mỗi nơi có những đặc tính khác biệt nhau, chợ trời các nước Aâu Châu có nhiều hàng hóa và đa dạng theo truyền thống đặc trưng của nền văn hóa Aâu Tây, chợ trời ở các nước Bắc Mỹ thì việc hình thành hay cách buôn bán cũng không khác gì đối với chợ trời các nước Tây âu. Những chợ trời có những hệ thống điều hành thật vĩ đại mà các nước Á châu không thể so sánh được . Chợ trời các nước Á châu thường điều họp theo từng nhóm nhỏ thậm chí chỉ là cá nhân không có tính liên kết. Ở Việt Nam, chợ trời có tính cách bộ lạc nho nhỏ vàthủ công, nhưng đặc thù của nó tạo cho người dân Việt nhất là giới bình dân ưa thích và chính vì đó nó sẽ là nhu cầu rất cần thiết cho người dân.
Duy Văn - Hà Đình Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét