Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

BÌNH PHẨM BÀI HÁT ĐỜI ĐÁ VÀNG

Duy Văn - Hà Đình Huy

Đá và Vàng : là hai danh từ (nghĩa đen) chỉ đến hai loại rắn chắc. Một nghĩa khác (nghĩa bóng) chỉ tình vợ chồng lâu dài.Tỉ dụ như câu: Trước còn trăng gió sau ra đá vàng.
Cũng trong cụm từ “ Đá và Vàng” người ta còn thấy từ ngữ “ Đá thử Vàng” : đây là thứ đá cứng đen bong dùng thử vàng giả, thiệt. Có câu: “ Lên non chọn đá thử vàng. Thử cho đúng lượng bạc ngàn cũng mua”.
Phỏng theo định nghĩa trên, cho ta thấy “ Đời Đá Vàng” có một hàm ý trong cuộc sống của con người có nhiều lúc thăng trầm, thử thách, cay đắng, vinh nhục, đau khổ, mất mác….nói chung là cả một sự chịu đựng và kiên nhẫn lớn lao, mà con người đã phải nếm trải, sàng lọc cộng với sự kinh nghiệm- chiêm nghiệm để rồi rút ra một bài học hoặc đoạn tuyệt hẳn với cái gì cũ đang đeo mang nó lôi kéo  cuộc sống của ta vào sự lẫn quẩn buồn phiền.
Vũ Thành An, thực sự đã mạnh dạn, dứt bỏ cái “ cuộc sống lê thê” trong vũng bùn “ tình yêu” choáng  ngộp bởi ánh đèn màu nơi vũ trường, với 40 bài “ không tên” mang đậm màu sắc và đặc thù về tình yêu của trai gái lứa đôi, trong đó những nỗi đau , thất tình , tuyệt vọng bất tận.
Thật ra không phải đến bây giờ Vũ Thành An mới lột xác và đổi mới tư tưởng của ông. Ông đã thể hiện sự đổi mới từ năm 1974, khi nhạc phẩm “ Đời Đá Vàng” xuất hiện trong tập nháp của ông. Nhưng vẫn còn nhập nhằng vì phải trả giá với đời để trải nghiệm lấy quyết định dứt khoát đoạn tuyệt.
Cho nên mãi đến năm 1994, ông mới hoàn thành nhạc phẩm này. Nghĩa là từ khi viết  và cho ra mắt công chúng nhạc phẩm này ông phải mất đến 27 năm.
 “ Có một lần mất mác mới thương người đơn độc
Có oằn mình đớn đau mới hiểu được tình yêu
Qua dầm dề mưa tuyết mới vui ngày nắng về
Có một đời khóc than mới hiểu đời đá vàng”
Đó là lời ông đã viết để hoàn tất nhạc phẩm này sau khi chọn con đường theo Đạo và chấm dứt sự nghiệp viết tình ca của mình chỉ để viết Thánh ca mà thôi. Và cũng qua những nhạc từ trên cho ta thấy cuộc đời của nhạc sĩ Vũ Thành An đã trãi qua biết bao biến thiên và sự chiêm nghiệm về con người và cuộc đời để VTA có thể viết lên những lời lẽ ông đã “ ngộ” bằng chính sự thăng hoa từ những tận cùng sinh tử của bản thân để đạt đến niềm tin yêu và cuộc sống mới của  một ĐỜI ĐÁ VÀNG.
Được biết ,Vũ Thành An, sinh tại Hải Hậu, Nam Định. Năm 1954 theo gia đình di cư vào Nam. Năm 1960 học trường trung học Nguyễn Trãi và cùng với Đức Huy , Ngô Thụy Miên học nhạc với nhạc sĩ Chung Quân. Năm 1961 thi hỏng Tú Tài phần nhất. Đến năm 1963 ông xong Tú Tài Toàn Phần. Ông nhờ Linh Mục Trần Đức Huỳnh giúp đở cho vào trường Hưng Đạo dạy Đệ Thất để lấy tiền học tiếp Đại Học. Cuối năm 1963 vào làm phóng viên cho Đài Phát Thanh Sàigon ở đây ông gặp nhà thơ Nguyễn Đình Toàn và ông bắt đầu viết Tình Khúc Thứ Nhất, phổ từ thơ Nguyễn Đình Toàn và ông nổi tiếng ngay sau đó. Sau đó ông viết nhiều bài không tên khác. Năm 1967 vào trường Sĩ Quan Thủ Đức. Năm 1969 lập gia đình và cũng năm này ông cho phát hành tập nhạc “ Những bài không tên” . Các tác phẩm của ông được yêu thích khắp cả miền Nam khi đó. Tên tuổi ông và các bài “không tên” gắn liền với giới trẻ thời bây giờ. Ông cùng với các nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Lê uyên Phương tạo thành một lớp nhạc sĩ trẻ mới đầy tài năng. Năm 1971 tốt nghiệp Đại học Luật khoa Saigon. Năm 1973 ông giữ chức vụ Trưởng Cơ Sở Dân Vận Chiêu Hồi Tỉnh Gia Định. 1974 ông làm Trưởng Phân Khối Kế Hoạch Truyền Thanh.
Sau năm 1975, đi tù 10 năm ở miền Bắc . Năm 1981 bắt đầu viết viết nhạc Thánh ca và Nhân bản . Năm 1991 ông rời Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ . năm 2000 ghi danh học Cao học Thần học tại Tổng giáo phận Portland, Oregon và được đào tạo làm Phó Tế và phụ trách đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại ở Portland , Oregon. Vũ Thành An ngừng sáng tác nhạc tình , chỉ viết nhạc Thánh ca và tham gia vào việc từ thiện.
Vũ Thành An là một nhạc sĩ chuyên sáng tác nhạc tình (thời còn trai trẻ) . Hầu hết những bài không tên của ông đều đượm một vẻ lãng mạng, sầu khổ, tê tái bởi những cuộc yêu không tròn hoặc ngang trái. Ông đã nhận thức được điều này, và đã thấy cái đớn đau của đời người vì yêu. Tưởng chừng như sự sầu khổ bởi “ yêu” chấm dứt với “ Bài không tên cuối cùng” , sau khi ông thấy được sự mù quáng của tình yêu đưa đến khổ lụy của một gả suy tình. “ Con đường em theo đó đúng hay sao em? “ Một câu hỏi, một sự “cảnh giác” với người mình yêu, nhưng vô vọng. Đành ôm mối tình si. Nhưng nào ngờ, cái “ nghiệp yêu” vẫn còn trong tim óc của ông. Không ngừng ở đó , ông đã đi nốt đến 40 mươi bài không tên cho đến ĐỜI ĐÁ VÀNG.



Duy Văn - Hà Đình Huy


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét