Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

TỔ QUỐC VIỆT NAM LÀ MỘT

Duy Văn - Hà Đình Huy

Nam quan đến mũi Cà mau
Đó là đất nước của đồng bào ta 
Đất liền hải đảo quê nhà
Việt nam là một  quốc gia chủ quyền
Trung cộng vô cớ ngang nhiên
Xua quân chiếm lấy hai miền đảo xa
Đặt nền cai trị cộng ma
Lên trên hai đảo lưỡng sa Hoàng – Trường
Dân Việt như buốt thịt xương
Niềm đau mất đảo đêm trường không nguôi
Chính quyền Việt cộng tĩnh rươi
Phản đối yếu ớt cho vui thế thời
Hỡi các bạn thanh niên ơi!?
Noi gương tiên – tổ nhất thời đứng lên
Ngô Quyền. Lê Lợi , Bà Trưng
Quang Trung, Hưng Đạo lẫy lừng chiến công
Diệt Trung cộng, đòi biển , sông
Nêu cao nòi giống tiên rồng lạc long
Các bạn nên đem tấm lòng
Đuổi quân Tàu khỏi non sông nước nhà 
Trả ơn tổ quốc ông cha
Ngày xưa dựng nước nay ta giữ gìn

Duy Văn - Hà Đình Huy



Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

NIỂM TIN

Duy Văn - Hà Đình Huy 

Khi còn yêu nhau,
anh đã thấy thái độ cuả em,
đối với anh, và anh đã nghĩ:

Có thể một ngày mình sẽ xa nhau... 
Bởi vì anh? vì em? hay vì ai đó? 
Những dấu hỏi tình yêu vẫn muôn đời bỏ ngỏ 
Tìm đâu câu trả lời! 
Có thể một ngày mình sẽ xa rời... 
Để lời hứa xưa rơi vào nơi quên lãng 
Chỉ còn một người trong bóng chiều nhập nhoạng 
Choáng váng nỗi đau 
Có thể một ngày... mình không còn là của nhau 
Ánh mắt cũ rồi cũng thành xa lạ 
Thời gian cứ trôi mà dòng đời hối hả 
Cả nỗi đợi chờ có thể sẽ quên đi 
Có thể một ngày... cộng hết nỗi chia ly 
Cũng chẳng đủ để hoà thành nước mắt 
Cái nắm tay từng một thời rất chặt 
Vậy mà rời nhau hờ hững thở dài! 
Có thể một ngày... có thể lắm ngày mai 
Nhưng điều đó mãi chỉ là "có thể" 
Khi chúng mình đủ niềm tin hơn thế 
Sẽ làm nên điều "không thể" trong đời.

Nhưng bây giờ “có thể” đã trở thành sự thật
Tay không còn nắm chặt, như ngày xưa
Bây giờ những ngón tay đều lạc lõng dư thừa
Nhìn tội nghiệp như những thân dừa trên triền biển
Và môi hôn thuở nào như đã biến
Mất hương thơm cuả hương vị mặn nồng

Ôi niềm tin thực tế đã xong
Thật phũ phàng và nhiều chua chát



Duy Văn - Hà Đình Huy

BA CON RẬN KIỆN NHAU

Duy Văn _ Hà Đình Huy

Một buổi chiều cuối tuần nọ,tại San hô thành .Bốn anh bạn già họ Lý,đó là Lý Công , Lý Cưỡng ,Lý Cò và Lý Cu. Họ cùng rũ nhau ra hóng mát trong khuôn viên Vườn Nhật .Dưới không khí êm ả cuả chiều Thu, Lý Công người nhỏ nhắn nhất trong bọn ,nhưng cũng là người am hiểu thời cuộc nhất trong nhóm .
Trong lúc, vừa thưởng thức những làn gió nhè nhẹ thổi qua những làn da đã lốm đốm đồi mồi. Lý Công đưa tay phải vuốt nhẹ lại mái tóc muối tiêu, đã hằng nhuốm bụi phong trần từ khi còn ở quê nhà,tay trái lấy từ trong chiếc tuí xách một cái radio nhỏ, mắt lò dò tìm các băng tần tiếng Việt .Ông xoay qua xoay lại cái nút vặn đài mấy vòn g mà không tìm ra.Trong lúc ông đang cố tìm cho được làn sóng tiếng Việt mến yêu, Lý Cò ở bên cạnh vội “chộp”lấy cái radio và nói: “Thôi đi ông Công ơi! tìm làm chi cho mất công .Sáng ngày mai tìm báo mà đọc ,nếu có tin tức thì giống y chang vậy chứ gì!” “Ờ tuị tui nghe người ta nói ngoài cái tên cúng cơm là Lý Công, anh còn có một cái tên khác là “Năm thời cuộc”nữa phải không? Bộ anh hay theo dõi thời sự lắm hả?. Lý Cưỡng nhanh miệng nhảy vào: “Cha này mà thời cuộc cái nổi gì!, lý sự cho có.Hễ “thằng giả”û mà gặp đàn bà goá,thì người cuả “thằng giả”û chẵng khác nào cục nam châm ấy vậy!.Lúc còn ở quê nhà ,có một lần tui với “thằng giả”ûđi ra bến xe Bạc liêu đón anh Cóp lên nhà làm đám giổ cho ông Cả Một .Trong û lúc chờ đợi xe anh Cóp đến , “thằng giả” vào cái quán gần đó để giải khát.Vài ba câu chuyện đầu tay,thằng giả nghe đâu lóm phóm cái con “mẹ”chủ quán chồng ả mới vừa đi theo tiếng gọi cuả Diêm Vương ,thằng giả sáp tới liền ,và nổ liền tay,làm tui xém bị thương vì miểng văng.Mãi mê với sách “thầy”dạy ,quên mất đi việc đón anh Cóp.Khi về đến nhà bà CảMột “quất”cho một trận tơi bời.Từ dạo qua Mỹ đến nay có phần bớt đó chứ!”. Lý Cu tiếp lời : “Bớt cái con “mẹt”tui.Mới bửa hổm đây này, thằng giả rề rề lại con “mẹ” Mễ ở đầu đường định thả “thầy ra”,không dè con mụ Mễ này nó biết chút đĩnh tiếng An Nam nó duã cho một trận te tua như “tào chuối rách”,vác xác chạy thụt mạng về nhà ,mấy tháng nay dưỡng quân trong “hậu cứ”chờ cơ hội đó chứ!.Dạo này đi đâu cũng kè kè cái radio bên mình .”
Lý Công: “Vừa vừa thôi các cha, nãy giờ tui nhịn nhiều lắm rồi đó!.Các cha ăn rồi cứ bàn chuyện người khác thôi!”. Lý Cò mổ phóc vào: “Thời sự mà anh Công,thời sự mà không nghe ,không bàn tán thì còn gì là thời sự?” “À mà anh Công anh đã từng được người ta phong cho cái chức “năm thời cuộc”vậy anh có biết gì về những chuyện ở San hô thành gần đây không hà?.Lý Công tự đắc trã lời: “Một bụng đây nè không biết còn ai biết!”.Lý Cu hỏi: “Anh biết cái gì nào?”.LýCông: “Những tháng gần đây tình hình thế giới rất là căng thẳng,chiến tranh Iraq vừa chấm dứt thì lại đến Iran và Bắc Hàn thủ đắc vũ khí nguyên tử để chơi trội với các nước láng giềng.,Hiện giờ thì quân Liên Hiệp Quốc đã đến đó ,nhưng vẫn chưa đem lại sự hoà bình.Đó là hai điểm nóng đã ít nhiều làm thiệt hại vật chất cũng như sinh mạng con người. Và mới đây các nhà quân phiệt bắn xối xả vào các nhà sư biểu tình làm chết mấy người . À còn một trận chiến nữa mà Lý Công tôi muốn nói đến với các “cha”nó cũng không kém phần quan trọng ,đó là trận chiến ở San hô thành”. Lý Cưỡng thắc mắc định cải: “Anh Công anh nói sai rồi, làm gì có  trận chiến ở San hô thành?”.Lý Công : “Thì ra các ông không phải là nhà thời cuộc là phải,và các ông cũng không hiểu gì về chiến tranh cả .Mấy ông nghe Công tui giải thích này.Chiến tranh có nhiều dạng, dạng dùng súng đạn đánh nhau ngoài chiến trận ,như trước năm 1975 tuị mình đã đánh Việt cộng vậy.Trận chiến mà tôi nói ở San hô thành này là “trận khẩu chiến” hay nói văn hoa hơn là “diễn đàn chiến”. Có một số người còn cho đó là “ ganh tị chiến”, vì họ nói từ chổ ganh ghét nhau về “ tính show up” nên choảng lẫn nhau nên làm rùm beng lên. Lý Cò chen vào hỏi: Mà ai ganh tị ai hả anh Lý Công? Trời ơi cái thằng cha Lý Cò này thật là lạc hậu! Ở cái xứ này mà cha chẳng biết ất giáp gì hết trọ hà! Hãy vãnh lỗ tai nghe Lý Công này vào đề thời sự nóng nhé !  Số là vào đầu tháng 9 dương lịch vừa qua nhóm Văn Đàn Đồng Tâm ở bên xứ Cao Bồi qua vùng Thung Lũng Hoa Vàng của mình đây để giới thiệu quyển Đặc San Đồng Tâm 5. Sở dĩ họ đến đây ra mắt là vì ở xứ San hô dê thành của mình cũng có một số “ đại thi sĩ và văn sĩ” góp mặt trong tờ Đặc san đó. Và nghe đâu ngoài những “đại thi sĩ văn sĩ đực rựa” còn có hai nữ hồng quần một trẻ một già. Cái “ghệ”ï trẻ “Biên Lít”   này nghe đâu nhiều chức danh lắm. Nhóm không ưa cái “ghệï” trẻ này thì cho rằng cô ta dùng tiền để mua danh mua phẩm. Nhóm ưa cô ghệï trẻ này thì cho rằng: “ Cô ấy dùng tiền mua danh, nhưng cố có tấm lòng nhân đạo giúp cộng đồng và những người neo đơn” . Lý Cò lên tiếng hỏi Lý Công . Theo anh thì việc làm của cô ghệ trẻ này có đáng ca ngợi không? Chứ tui thì tán thành rồi đấy  anh Công à! Lý Công tiếp lời Lý Cò, Công này cũng vậy thôi! Cô  dùng tiền mua danh đi nữa , cô ấy vẫn còn có tấm lòng với đồng hương. Chú mày coi đó. Không có một đoàn thể nào mà cô ghệ trẻ này không ít nhiều giúp tiền bảo trợ cho, kể cả việc nhỏ nhặt nhất là ra mắt sách. 
Còn bà ghệ già “Ngạc Ông” thì sao? Lý Cò hỏi. Lý Công nói : Bà ghệ già hả! Bả có giúp cho ai đâu, bản thân của bả nghèo rớt mồng tơi làm gì có tiền mà giúp. Đã không giúp được ai, ấy vậy mà còn ghanh ghét người khác, nói hành nói tỏi người khác, đi đến đâu đều gây gỗ, nói xấu kẻ khác. Bà ấy đi đâu cũng vác cái mặt vênh váo như  ta đây là đại thi sĩ tầm cỡ ngang với đại thi hào Nguyễn Du vậy. Ai ở xứ San Hô Dê này mà không biết mặt của bà. Bà luôn sống trên ảo tưởng và luôn nói dối để kiếm danh lợi riêng tư cho bà. Chú mầy có đọc thơ văn của bả chưa. Nếu chưa chú mày hãy tìm đọc sẽ thấy cái cách làm thơ của bà “ đại thi sĩ” này liền hà! Đó là tui nói với chú mày về việc thơ của bả.  Có lần bả huênh hoang chê thơ của cụ Hà Thượng Nhân  là bậc tiền  bối trong thơ nghiệp mà hầu hết ai ai cũng đều trọng nể cụ . Bà nói  cụ Hà chỉ có tiếng hồi xưa  chứ bây giờ làm thơ có hay ho cái gì mà phải trọng nể.  Vậy mà có thằng cha nhà báo nào đó  thằng giả viết bài nhận định về thơ của con mẻ , bốc con mẻ lên mây xanh  cùng với mấy lão già sắp xuống lỗ ở phương trời góc biển nào đâu ấy  cũng khen tới tấp nên bả nghĩ là thơ của bả lên tới đỉnh trời rồi. Thế nên bả mới chuyển sang làm văn . Chú mày có biết không một nhà văn lão thành ở San  Hô Thành này  thường được mời nói về tác phẩm cho các buổi ra mắt sách  một bửa nọ đọc tác phẩm của bà viết  trong quyển tuyển tập nào đó Lý Công Tui hổng có nhớ rõ. Ông nhà văn này có đưa cho Công này bài viết của bà Công tui  đọc thấy mà phát cười cho cái dốt nát về cách dùng từ của bà . Nôi dung của cốt chuyện bả kể về cuộc sống tráo trở gian ác của con người   và vì chỗ gian ác tráo trở đó nên ông trời cảnh cáo con người.  Bà viết như thế này: “ Cuộc đời là những đổi thay, tráo trở nào ai biết được nên ông Trời đã đặt cho nhân loại một danh từ kép” Nhân Gian” để cảnh cáo loài người nhưng chẳng ai biết sợ cứ thản nhiên hành động bất nhân gian để rồi  lãnh hậu quả tức thì….”  Lý Cò chú mày thấy đó! Bả có biết  dùng từ ngữ  gì đâu cho hợp với ý nghĩa của nội dung bả viết. Chú mầy thấy không bả dùng từ sai bét ráo trọi, thay gì chỗ đó người ta phải dùng là “ gian ác” chứ sao dùng là “ Nhân Gian”. Thật hết thuốc chửa . Vậy mà có một nhà văn “ trùng tên với đứa con gái  con ba vợ nhỏ của ông cò Quận 9” ( trong tuồng cải lương ông cò Quận  của Hà Triều Hoa Phượng)   ở bên Tây hay Tàu gì đó khen văn của bà ngang hàng với nhà hai nhà văn lớn  có chân trong Tự Lực Văn Đoàn là Nguyễn Thụy Vũ và Nguyễn Thị Vinh (sic) . Thật buồn cười . Chú mày có biết không! Sao vụ ông nhà văn lão thành lên tiếng về việc bà viết văn dùng sai từ ngữ thì bà phản pháo ông nhà văn này liền. Bà tuyên truyền khắp với mọi người : vì lão nhà văn này dê bả, bả hổng chịu nên bịa chuyện nói xấu bả. Chú mày có thấy cái lưỡi của con mẹ này ghê gớm không? Chuyện trắng nói đen vàchuyện đen đổi thành trắng dễ dàng. Vậy mà nhiều tay già ở xứ  San Hô Dê này cũng nghe đấy  chứ! Già lú lẩn nghe theo lời đường mật thì không đáng trách lắm!  Thật đáng trách là thằng nhà báo nào đó nó ăn thứ gì mà ngu muội để bả dụ khị và cứ sa vào lưới nhện của bả mới thật là khốn nạn chứ! 
Không biết Lý Cưỡng, Lý Cu và chú mày biết không chứ tao mới vừa nghe , và đọc thấy trên  diễn đàn điện tử thấy tên Việt Hải Nào đó phản kháng chửi bả quá trời  vì bả vu khống tên này làm văn học ăn tiền. Tên này tức làm cho bả một phát rât nặng . Tên này moi ra cái vụ bà ta muốn dành  chức “ Văn Đàn Trưởng “ của Đặc  San Đồng Tâm Bắc Cali  nên mới nói xấu đời tư của con ghệ trẻ BL cho hai tên lãnh đạo Đồng Tâm biết . Mong hai tên này  rút lại quyết định cử con ghệ trẻ làm Văn Đàn Trưởng  mà trao chức này cho bà ta . Nhưng hai tên này đâu có nghe lời du khống của bà mới phóng lên internet chơi bà tới bến , bà bị ê mặt  mà lại còn bị con ghệ trẻ BL thưa ra tòa . Nghe đâu tên Việt Hải cũng sắp sửa đưa bả ra tòa nữa vì tội mạ lị ông ta.
Lý Cưỡng hỏi: Bộ Văn Đàn Đồng Tâm nổi tiếng và ghê gớm lắm sao mà bả tranh giành ?  Lý Công nói: Có cái quái gì đâu mà tiếng tăm. Mỗi năm chỉ ra một lần  quyển Đặc San chứ phải là một tờ báo đâu mà lại tranh giành quyền chức. Chỉ có hạng người như bả thuộc loại hám danh , hám lợi mới tranh giành như vậy chứ ai ai có trí óc và có tài năng mà làm như thế.
Trước đây bả đã bị nhiều người đánh trên diễn đàn vì tính “hách xì xằng” của bả . Bả dựa vào người khác để làm cho nổi tiếng nổi tăm. Có người cho rằng bả là “ con ếch  mà muốn thành con bò” . Câu này ý họ muốn nói bả không có tài cán gì ráo trọi, và lại nữa trình độ học vấn quá thấp mà lại muốn làm “ mẫu nghi” thiên hạ nên người ta muốn giáo dục bả để bả trở thành người tốt . Nhưng bả không bao giờ biết lẽ phải là gì . Nên họ dần dần tránh xa bả. Chỉ có thằng nhà báo lọt tròng té nổ nào đó  nó đui nó mới không thấy cái thủ đọan và cái nết xấu xa  của con mẻ nó mới ủng hộ con mẻ để con mẻ ưởng mặt với đời.
Lý Cu hỏi. Theo anh Lý Công thì vụ kiện của con ghệ trẻ BL kiện bả có kết quả không?
Lý Công: Hẳn nhiên là có . Nói xấu đời tư của một người  là không được , vì  luật định . Hậu quả sẽ bị phạt tiền tùy theo mức án, nếu không bị phạt tiền hiệu quả nhỏ nhất là tòa buộc phải xin lỗi kẻ mình nói xấu và trang trải chi phí các án phí. Nhưng cái điều đó cũng không quan trọng bằng xúc phạm đến dân tộc tính . Những người ngoại quốc họ biết chút  ít về ngôn ngữ Việt, thì họ sẽ nghĩ gì về “tính dân tộc”cuả ta?.. Lý Cưỡng hỏi : 
Lý Công nói: Người ngọai quốc sẽ nghĩ xấu về tính dân tộc và cho rằng người Việt chưa đạt đến trình độ văn minh. Thích hay nói bèm kẻ khác vì không hiểu về luật pháp. Bất đắc dĩ lắm mới kiện tụng. Nhưng các ông thấy không, người Việt của mình thường hay bị kiện tụng nhau hoài bởi vì trình độ luật pháp còn kém cõi. Kiện tụng  thì giữa nguyên đơn và bị cáo cũng không có lợi gì  mà người hưởng thụ là luật sư và các nhà làm luật. Tuy nhiên vì không thể hòa giải nên cũng có sự kiện tụng để biết rõ trắng đen. Các ông còn nhớ cái câu chuyện “BA CON RẬN ĐI KIỆN” KHÔNG?.Nếu các ông không nhớ tui kể cho mà nghe.Câu chuyện được Hàn Phi Tử viết như vầy: “Ba con rận cùng hút máu một con lợn,tranh nhau ăn,đem nhau đi kiện.Một con rận khác gặp hỏi:
-Ba anh kiện nhau việc gì thế?
-Ba con rận đáp:Chúng tôi kiện nhau vì tranh nhau một chổ đất màu mở.
-Con rận kia mới nói:Tôi tưởng các anh chẵng nên tranh lẫn nhau thế làm gì.Các anh chỉ nên lo đến con dao của người đồ tể giết lợn ,ngọn lữacuả bó rơm thui lợn mà thôi. Ba con rận nghe ra,biết là sự dại nên không đi kiện nữa,cùng nhau quần tụ ,làm ăn với nhau,dù no ,dù đói,cũng không bỏ nhau.Con lợn thành ra mỗi ngày một gầy, người ta không làm thịt cứ để nuôi ba con rận,nhờ thế mà no đủ mãi.
Sau khi kể xong ,Lý Công bèn hỏi “Có phải người cùng một xứ mà tranh giành lẫn nhau cái lợi trước mắt, không nghĩ gì cái việc lâu dài cho toàn thể ,thì trí khi thật không bằng mấy con rận nói trong truyện này.Tranh cải nhau, đánh nhau ,kiện nhau ,thì oan oan tương kết, lợi chẵng thấy đâu,chỉ thấy hại,cho một mình và lại hại cho cả đàn,cả lũ nữa.Sao không biết:Sâu đục cây ,cây đổ thì sâu cũng chẵng còn:Trùng hại vật,vật chết thì trùng cũng hết kiếp.
Trong trường hợp bà ghệ già quá hỗn láo cô ghệ trẻ chịu hết nổi thì có thể có kiện tụng , nhưng theo Lý Công thì người đồng hương, cùng chung một hoàn cảnh sống tạm dung trên xứ xở của người,không biết đoàn kết thương yêu nhau , giành giựt nhau từng những quyền lợi nhỏ, để cho kẻ thù mượn dao “đồ tể”tiêu diệt thì thật ư là không ngu muội lắm sao?”
Các ông có đồng ý với Lý côngnày không nào?.

Duy Văn _ Hà ĐìnH Huy



GIỌT BUỒN

Duy Văn - Hà Đình Huy

Tôi trở về nguyên thân làm dã thú
Gọi tên em qua hơi thở nhọc nhằn
Tôi bây giờ nước mắt chảy rưng rưng
Về phố nhỏ tìm em đâu có mặt!
Loài cỏ cây mang lời ca của đất
Tôi đang người mang nổi khổ thâm niên
Miền thời gian mang nếp trán ưu phiền
Tôi xua đuổi  thân tôi về hoang dã
Em bé bỏng mang sắc hoa mùa hạ
Chiều lên đi hoa tóc nở bông vàng
Dòng suối xưa đem nước ngọt đi hoang
Ngày tháng lẻ tôi về thương kỷ niệm
Chuyện mình đó ! Thôi bây giờ khâm liệm.
Nói năng gì ? Nói năng gì được hởi em?
Trời mùa đông con nước chảy êm đềm
Tôi chiêm nghiệm nghe giọt buồn rõ xuống
Thành phố đó, có ai thèm chiêm ngưỡng
Khi tôi về mở mắt chịu lưu thân
Khi tôi về qua mấy nẻo phân vân
Đêm thị trấn trần truồng nghiêng mặt ngủ.

Duy Văn - Hà Đình Huy

BUỔI GIAO MÙA

Duy văn - Hà Đình Huy

Tôi viết cho em bài thơ tình sử
Buổi giao mùa hôm đó hôm nay
Trời SanJose, trời thiếu mưa bay
Em cuối mặt , em âu sầu buồn bã
Tình trung niên, trôi trên khuôn mặt lạ
Hôn tóc người yêu tôi sẽ hẹn hò
Em nhớ nghe em, đừng sợ đừng lo
Thơ tôi viết là tình tôi ở đó
Cuối tháng năm nay, mưa xuân mở ngõ
Tôi mến thương  em, yêu mến người tình
Mắt xanh màu trái cấm nguyên trinh
Tôi sẽ nguyện cầu linh hồn tác hợp
Mắt trắng, đẹp hoài mây xanh lớp lớp.
Tôi điệp lời thơ tình sử trung niên
Trời SanJose, đẹp lắm người yêu ơi
Đừng cuối mặt thôi em đừng buồn bã

Duy Văn - Hà Đình Huy

LIÊM, SỈ

Duy Văn - Hà Đình Huy

“Liêm, sỉ là tính rất hay cuả loài người,vì người mà không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm . Người đến thế thì bỏ đi,không khác gì giống vật .Nhất là những bậc chủ trưởng việc nhà,việc nước mà vô liêm sỉ thì nhà phải suy bại,nước phải suy vong . Nghĩ cho kỷ thì Sỉ cần hơn Liêm, người không Liêm làm những việc bất nghiã, căn nguyên cũng bởi vô Sỉ mà ra . Đức Khổng Tử nói : “ Hành kỷ hữu sỉ ” nghiã là giử mình biết, làm sằng là xấu hổ . Còn Thầy Mạnh Tử nói : “ Nhân bất khả vô sỉ”, nghiã là người ta không biết xấu thì không được .Than ôi ! Thế mà ngày nay, nhân tình phản trắc, phong tục suy đồi, người ta quên cả Liêm, Sỉ không kể chi người thường thậm chí đến giới sĩ phu cũng chan chán như thế” .Người bình dân thường ít học lắm lúc vì không hiểu triết lý, cơ căn đời sống cuả con người nên có đôi khi sai phạm Người đời thường có cái nhìn thông cảm hơn và dễ tha thứ . Cái nhóm người mớithật đáng trách là giới khoa bảng . Thật vậy, qua nhiều thời kỳ lịch sử đã cho thấy đa số những kẻ có học thức cao thường hay có cách xử thế “ chệch hướng” .Thời phong kiến có Trần ích Tắc .Thời Pháp thuộc có Hoàng cao Khải, Tôn Thọ Tường …..Trong thời gian chiến tranh Quốc và Cộng có biết bao kẻ sĩ vì không giử được tính Liêm Sỉ đã đem thân làm nô tài để giúp cho kẻ ngoại bang thực hiện ý đồ xâm lược. Đó là lớp kẻ sĩ “cõng rắn cắn gà nhà” theo kiểu “thực dân phong kiến” 
Ngày nay, với một nền văn minh hiện đại con người đã có những cỡi mỡ về nhận thức mà hiện nay lại còn có những kẻ sĩ loại “sâu đo,” “khom lưng mỏi gối” dâng những kế sách, lập kế hoạch chỉ vẽ, nối giáo cho bọn tài phiệt ngoại nhân đánh phá sự sống yên lành từng lâu nay cuả cộng đồng ngừơi việt tị nạn. Những con người này tạo cơ hội cho ngoại nhân miệt thị đủ điều dân ta . “Nào là thứ ăn cắp mặc dù chỉ ăn cắp báo…” Kẻ ngoại nhân đã vô liêm sỉ với dân ta đã đành rồi ! Nhưng nhóm người việt “cong lưng chuyên nghiệp” lại có quá ư vô liêm sỉ hơn chủ cuả chúng .Vì lẻ rất rõ ràng, khi tên Dê ha Rít chủ tờ “ Vụt mẹ quăng đi ” (nói theo âm đọc lẹ Việt Mercury ) đã la hoán lên có kẻ đã ăn cắp báo cuả hắn ta từ các thùng quảng cáo …” Trong khi tư cách và việc làm tờ báo cuả hắn đã xâm phạm trắng trợn đến quyền lợi sống còn cuả cộng đồng người Việt . Cái tội cuả hắn đáng bị xử giảo nơi công đường, mà hắn vẫn còn trân tráo đến mức đó! Nhưng người Việt vì vốn tính dĩ hoà và truyền thống bác ái lâu đời nên đã đôi khi cảm thông với thái độ trân tráo theo kiểu văn hoá cuả hắn .Đáng trách hơn là sự trân tráo cuả các cu cậu “Da nghệ mũi tẹt ” mà lại tập tễnh theo kiểu văn minh “trân tráo ”cuả Dê ha Rít . Mỗi ngày cứ cố tình lấy dây thừng cột bao tữ cuả dân Việt tị nạn lại .Gần đây số báo 24 xuất bản thứ sáu,ngày 9/7/99, với đầu đề “Tại sao không dứt được vụ làm gia công ?” .Tờ báo “Vụt quăng đi ”ngòm ngó đến khiá cạnh cuả người dân sống bằng nghề điện tử lâu đời tại thung lũng hoa vàng này,trong đó có đa số dân Việt tị nạn .Tờ “Vụt quăng đi ” đã mở đường vạch mé cho các nhà làm luật Tiểu Bang để ý đến lãnh vực này: “Việc lắp ráp những sản phẩm kỷ nghệ tại nhà được trả tiền theo lối gia công,có thể vi phạm một cách đáng kể đến những đạo luật về lao động và an toàn,và làm suy yếu những tiêu chuẩn kiểm soát phẩm chất ”.Tưởng cũng nên nhắc lại nghề gia công điện tử tại gia nơi thung lũng hoa vàng này,đã giúp cho đa số gia đình người Việt tị nạn có được một đời sống ổ định nơi xứ người .Nếu như thời gian tới đây các nhà lập pháp Mỹ vì có sự thu thập quan điểm “đáng tin cậy ” nơi tờ “Vụt quăng đi ”này (vì những lời lẽ trong tờ báo này đượcxem như là một lời đề nghị ).Không biết điều gì có thể xãy ra,các nhà lập pháp Tiểu Bang sẽ có thể đưa ra một đạo luật có liên quan với sự việc trên bất lợi cho công việc làm ăn cuả người dân sống bằng nghề gia công như trên .Thì thử hỏi có bao nhiêu gia đình người Việt sẽ bị đổ vỡ, bao nhiêu sẽ trở nên thất nghiệp và kéo theo đó là sự ly tán,mất hạnh phúc . Cái tội ác này, sẽ thuộc về Dê ha Rít và nhóm Việt “lưng cong gối mọp.”
“Tuy vậy muà đông rét mướt cây Tùng, cây Bách vẫn xanh, mưa gío tối tăm gà trống vẫn gáy .Đời trong hôn mê, vẫn có người tỉnh .Chúng ta vẫn tin tưởng các bậc sĩ phu các bậc trưởng thượng,và nhất là thân nhân cuả cu cậu “ chủ viết” tờ “Vụt quăng đi ”nên có chương trình gia huấn lại với “nhóc tì ”cuả mình để đừng quấy khổ thêm cho người đồng loại nữa .Câu chuyện sau đây có thể là một bài học đáng suy gẫm : “Một viên quan nói với ông Nhan Chi Suy. Tôi có đứa con 17 tuổi học đã thông. Tôi cho nó học tiếng nước Tiên Ti,tập gãy đàn tì bà, lớn lên theo hầu đám công khanh, thế thì nào rồi cũng được sung sướng .Nhan Chi Suy nghe nói, nín lặng không trả lời, sau về nhà bảo con cháu rằng : “Người này dạy con lạthay. Như ta, nếu học cách ấy, dù được phú quí đến đâu ta cũng không mong cho các con vậy ”.
Những kẻ mất hết liêm sỉ, chỉ biết chăm chăm,xu thời hay nịnh đời xem câu chuyện này,nghĩ chẳng đáng thẹn lắm ru!

Duy Văn - Hà Đình Huy

TÌNH CHO EM

Duy Văn - Hà Đình Huy

Tôi viết tình tôi trên trang giấy nhỏ
Mùa xuân nay năm mươi tuổi rồi em!
Mang tâm tư, của một kẻ tha phương
Hận vong quốc , ngày đêm lòng vằng vặc

Những mùa xuân chảy dài trên tóc bạc
Không có em, không nắng ấm quê nhà
Sống cuộc đời, trong vật chất xa hoa
Nhưng thiếu hẵn , sự mặn mà quê mẹ

Anh vẫn níu , niềm tin trong lặng lẽ
Mùa xuân về, mùa quang phục quê hương
Gặp lại em, nơi đất mẹ thân thương
Có nước mắt , có nụ hôn nồng thắm

Xuân ở đây, không có em – thầm lặng
Nắng cũng buồn, gió vẫn nặng – se lòng
Với tâm hồn mang nhiều nỗi thương mong
Xin cho gởi tấm lòng thương tổ quốc.

Duy Văn - Hà Đình Huy

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

ĐÒI LẠI HOÀNG – TRƯỜNG SA

Duy Văn - Hà Đình Huy

Trời đã phân minh- định rõ ràng
Đất Nam là phải của dân Nam
Không ai có thể  vào xâm lấn
Mạng phải đền thôi chớ ngỡ ngàng

NGÀY XƯA!? NGÀY XƯA! ?
VUA- DÂN ĐÁNH GIẶC

Ngày xưa Hưng Đạo đánh quân Nguyên
Nhiều danh tướng giặc chết trận tiền
Thoát Hoan thoát chết chui vào ống (1)
Bí mật trốn ra khỏi đất liền

Đầu Xuân Nguyễn Huệ diệt quân Thanh
Đại đế Quang Trung phá tan tành
Hơn hai mươi vạn quân cướp nước
Tôn Sĩ Nghị thành tướng bại danh

Mười năm kháng chiếng chống quân Minh
Lê Lợi làm cho giặc phải kinh
Chém đầu hai tướng Hanh và Liễu (2)
Cả đám Minh nô thấy giật mình

Còn nhiều nữa những tấm gương
Tổ tiên dân Việt rất phi thường
Bà Trưng, bà Triệu trừ Nam Hán(3)
Tô Định nhiều  phen hồn xuất dương

Đẩy lùi quân địch khỏi biên cương
Ngô Quyền uy thế một đại vương
Bạch Đằng cọc nhọn đâm tàu giặc
Thây chết ngổn ngang khắp mọi phương

Lịch sử  Việt Nam đã chứng minh
Qua nhiều triều đại chẳng làm thinh
Khi quân Tàu đến và xâm chiếm
Đất nước yêu thương của dân mình

NGÀY NAY
TẠI SAO!? TẠI SAO? VÀ TẠI SAO!?
 CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM
LẠI LÀM NGƠ?!!!

Cộng sản Việt Nam lại làm ngơ
Để cho Tàu cộng chiếm cõi bờ
Đem quân chiếm cứ hai hòn đảo
Trường – Hoàng đất nước ta trước giờ

Lại còn bắt bớ những người dân
Yêu nước thương nòi quyết xả thân
Biểu tình chống lại loài quỹ dữ
Đem bỏ tù lao để chết dần

Hởi toàn dân Việt hãy đứng lên
Ơn nhà, nợ nước phải báo đền
Cùng nhau tống cổ quân cướp nước
Ra khỏi quê hương- hãy vùng lên

Đứng lên - đứng lên- đồng bào ơi!
Trẻ già, trai gái khắp mọi nơi
Đánh Tàu diệt Cộng đòi hải đảo
Giữ nước non ta đến muôn đời.

DUY VĂN

-  HÀ ĐÌNH HUY

(1)        Thái Tử Thoát Hoan
 của quân Nguyên Mông chui vào ống đồng
trốn về Trung Hoa.
(2)        Hứa Thế Hanh và Liễu Thăng
(3)        Quân Nam Hán cai trị Trung Hoa



ƠN CHA

Duy văn - Hà Đình Huy

Hằng ngày con đốt nén hương
Trên bàn thờ tổ tông đường Nguyễn Gia
Con nhìn di ảnh của cha
Ngậm ngùi nhớ lại xót xa trong lòng
Nhà nghèo bao nỗi long đong
Cha đi làm mướn ngoài đồng ruộng xa
Tháng lương không đủ tiền nhà
Cha cũng cắc củm mua quà cho con
Nửa khuya cha còn trên non
Đốn cây làm củi, tóm gom vác về
Đường truôn, đèo dốc sơn khê
Có nhiều cọp dữ tư bề bủa giăng
Heo rừng cùng rắn và trăn
Đường về cha phải nhọc nhằn mới qua
Sáng sớm vừa về đến nhà
Đưa con đi học ngoài xa- thị thành
Còng lưng xe đạp phóng nhanh
Con vào lớp học thực hành chữ nhân
Bây giờ con đã thành thân
Cha giờ cũng đã yên phần giấc mơ
Ngày xưa cha mong con thơ
Làm thầy giáo dạy trẻ thơ trong làng
Vì đời cha quá cơ hàn
Không được đi học làm quan với đời
Thân cha không chút thảnh thơi
Cha hy sinh cả một thời thanh xuân
Mùa Đông sương phủ đầy rừng
Nằm trong cái nóp(1) tưởng chừng tại gia
Khổ thân làm kẻ xa nhà
Thương con, thương vợ xót xa tâm hồn
Cần tiền cha phải bôn chôn
Làm ăn xứ lạ thân đơn một mình
Hàng năm đến mùa Phục Sinh
Nhà thờ Thiên Chúa rập rình tiếng chuông
Vẳng xa tiếng kinh giáo đường
Hòa theo ngọn gió tứ phương đưa về
Nhắc chừng những kẻ xa quê
Cho dù ngăn cách hương thề chẳng phai
Ơn cha cao tận non đoài
Tình cha biển rộng sông dài mênh mông
Con nguyền khắc cốt ghi lòng
Quyết tâm thờ phượng tổ tông muôn đời.

Duy văn - Hà Đình Huy

(1) cái nóp: một cái bao bằng vải, hay bằng đưng lát, người ta có thể chui vào trong thay mùng để ngủ.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

MỘT CHÚT SUY TƯ



Duy Văn - Hà Đình Huy


Xa xôi quá ít trở về thăm lại
Saigon bây giờ có còn đẹp như xưa?
Bến Bạch Đằng êm sóng những chiều mưa
Con phà nhỏ vẫn sớm trưa đưa khách?

Đường Lê Lợi ngày đêm còn tấp nập?
Khách tìm vui rảo bước mỗi cuối tuần
Chợ Bến Thành đầy ắp khách du xuân
Thương xá Tax tưởng chừng nơi tiên cảnh

Chợ Lớn đó một góc đời tranh cạnh
Tiền của, bạc vàng, vững mạnh giàu sang
Nhớ ngày xưa Bảy Viễn ngang tàn
Mở sòng bạc, điếm đàng một cõi

Người Saigon quá nhiều trôi nổi
Biến cố nhiều phen, còm cõi chiến tranh!
Giặc Pháp, giặc Anh, Cộng sản hoành hành
Nhưng thành phố vẫn mang danh hòn ngọc

Saigon đó vẫn vươn lên tầm vóc
Hòn ngọc viễn đông danh tiếng một vùng
Nhớ ngày xưa người dân sống ung dung
Dù đất nước không cùng chung ý thức

Xa xôi quá ít trở về thăm lại
Saigon hôm nay chắc hoang dại hơn xưa
Chắc nhiều ổ gà lủng nước trời mưa
Và phố cũ Hàm Nghi thưa người bán?

Có một lần đến hỏi thăm người bạn
Rằng: Saigon nhiều nạn cướp giựt đường
Nạn mãi dâm trổi dậy khắp muôn phương
Trong ngõ hẻm, trên những đường tên tuổi

Saigon bây giờ ít may, nhiều rủi
Dân Saigon buồn tủi triền miên
Cán bộ, công an tham nhũng nhiễu nhương
Cướp sạch của thường dân, còn bắt bớ.

Duy Văn - Hà Đình Huy

ĐÊM THU NHỚ LẠI

Duy Văn - Hà đình Huy


Đêm thu về lòng bỗng nhiên se lạnh
Giữa phố buồn hiu hắt ngọn đèn khuya
Bước chân đi lòng những muốn nhớ về 
Nơi đất mẹ một khoảng trời hiu quạnh

Quê xứ núi nhớ những ngày vạch lá
Bắt ốc hương trong hốc đá chùa Hang
Không nước uống cả đoàn người khô khát 
Trẻ em nằm dưới trời nắng chang chang

Miệng há hốc phì phò hơi nóng rát
Trong phổi khô hơi thở nhạt nhẹ nhàng
Một đời người, một kiếp sống lang thang 
Với rừng núi bạt ngàn không tên tuổi

Đêm thu về nơi xứ người buồn tủi
Nhớ quê hương tàn rụi với thời gian
Quê xứ núi trăng vàng soi rừng thẳm
Chưa bao giờ ta một thuở về thăm

Trưa thu đến ta nằm trên phiến đá 
Dưới gốc da gần phần mộ cha già 
Học thơ mới chuẩn bị ngày thi tới
Mộng lãng du ta tung cánh chim trời

Người xứ núi đổi dời theo cuộc chiến
Ta cũng như người biền biệt xa quê
Bao mùa thu, bao nỗi nhớ vọng về 
Đau lòng lắm! Tái tê thân viễn xứ.

                 ( Đêm Thu 03)
       
Duy Văn - Hà Đình Huy

MIỀN ĐẤT TÔI YÊU





Duy Văn - Hà Đình Huy

Lâu quá rồi chưa dịp về thăm lại
Tây Ninh ơi, miền đất thuở tuổi thơ
Con suối năm xưa mẹ dẫn qua bờ
Đàn cá nhỏ nhởn nhơ theo dòng nước
Cũng nơi đây hơn ba mươi năm  trước 
Giặc cộng tràn về suối chứa thây người (1)
Xác chết phần nhiều dưới tuổi đôi mươi
Họ đã chết khi tay còn bị trói
Sau chiến tranh người dân đều trôi nổi
Người thì vượt biên, kẻ lại vào tù
Khổ vô cùng là các bậc chân tu
Bị hành hạ còn  phao vu phản động
Núi Bà Đen đã  một thời vang bóng
Cảnh đẹp nên thơ, sự tích nàng Hương (2)
Có trong sử của văn chương cận đại
Sông Vàm Cỏ Đông lững lờ trôi chảy
Góp phù sa đem lại sự phồn vinh
Vùng Long Hoa đất Thánh hữu sinh
Tòa Thánh đó "Bạch Ngọc Kinh" tại thế
Đạo Cao Đài của Ngọc Hoàng Thượng Đế
Mở tại Việt Nam Phổ Độ Kỳ Ba
Tam Giáo Qui Nguyên Hiệp nhứt một nhà
Toàn thế giới có một Cha kính trọng.
Hiếu Thiện, Phú Khương, Trảng Bàng, Khiệm Hạnh
Những địa danh lừng lẫy chiến công xưa
Miền đất tôi yêu giáp dọc Thủ Thừa 
Qua Bến Kéo gà trưa xao xác gáy
Quê hương tôi đo,ù một thời từng trải
Giặc đến nhà đàn bà phải ra quân 
Tết Mậu Thân Việt Cộng chết đầy rừng
Dưới họng súng Địa Phương Quân,Dân Vệ
Người dân quê tôi oai hùng lắm thế!

 (1) Vườn Điều tên con suối,thuộc xã Ninh Thạnh
Quận Phú Khương ,Tây Ninh.
(2) Bà Đen tên thật là Lý Thị Thiên Hương,quê ở 
Trảng Bàng , Tây Ninh.

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

HÃY CÒN KỶ NIỆM

Duy Văn - Hà Đình Huy

Hai mươi năm rồi cách biệt nhau
Tuổi xuân ngày ấy vẫn ươm đào?
Quê hương nỗi nhớ xa nghìn thẳm
Em hãy còn yêu kỷ niệm nào?

Mùa nắng đốt đồng thơm khói rơm
Chuột đồng tuôn chạy khắp ruộng nương
Chộp năm ba chú xâu chùm lại
Bửa tiệc mừng cô Tú miệt vườn

Bửa tiệc mừng em đổ tú tài
Đơn sơ, vắng lặng chẳng có ai
Chỉ vài em nhỏ quanh trong xóm 
Và một mình anh dự tiệc dài

Sau buổi tiệc tan anh lên đường 
Về đơn vị mới lòng vẫn vương
Hình bóng em tôi ngày đãi tiệc
Chiếc áo bà ba – xẻ hở sườn

Miệt mài chinh chiến , tháng ngày quên
Cô Tú ngày xưa nay đã lên
Làm cô giáo dạy trường trung học
Cái thuở bút nghiên được báo đền

Thời gian lẳng lặng đã trôi qua
Biến cố tan thương của nước nhà
Dân Quân Cán Chính đều ly tán
Người chết trong tù , kẻ đi xa

Không còn gặp lại cô giáo xưa
Tình yêu chân chính nói sao vừa
Đời người âu cũng là số kiếp
Giờ chỉ còn ta với đêm mưa

Duy Văn - Hà Đình Huy