Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015
Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015
SỰ LỢI DỤNG DÂN CHỦ DƯỚI THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA .
.
Duy
Văn - Hà Đình Huy
Sau
hơn 40 năm , khi cộng sản Bắc Việt xé hiệp định Paris cưỡng chiếm miền Nam Việt
Nam, đưa ách cai trị độc tài, sắt máu đưa đến những hậu quả thật nghiệm trọng
cho dân tộc. Cụ thể là hàng triệu người vì không thể sống nổi dưới một chính phủ cộng sản tàn ác nên đã tạo mọi
điều kiện để xa rời quê hương đất tổ ( mặc dù rất đau lòng phải xa quê hương) ,
qua đó đã có hàng trăm ngàn người đã vùi chộn thân xác dưới lòng đại dương hoặc
trong rừng sâu núi thẳm để đổi lấy tự do – dân chủ. Tự do – Dân chủ thật đáng
quý!

Thành phần khoa bảng đó là ai? Và họ làm gì, để gọi là lợi dụng tự
do – dân chủ?
Họ
là những nhà trí thức,có bằng cấp trong các ngành nghề ở miền Nam Việt Nam. Là
những nhà báo, luật sư, giáo sư, kiến trúc sư, bác sĩ ……. (xin hiểu không phải
là hầu hết các vị khoa bảng )
Ngược
dòng thời gian, trước năm 1975. Dù đất nước có chiến tranh do cộng sản gây nên,
nhưng người dân sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa có cuộc sống thoải mái. Sự
tự do đi lại, hội họp, biểu tình,sinh hoạt tôn giáo điều được hiếp pháp quy định
rõ ràng. Thể chế Miền Nam có 3 quyền phân lập : Hành Pháp, Tư Pháp và Lập pháp
để định cấu quyền hạn trong chính quyền đưa đến sự dân chủ toàn diện, khó độc
tài.
Chính
vì sự hình thành tam quyền phân lập, nên sự hiện hữu của nền dân chủ tại miền
Nam trước đây được xem là sự tiến bộ của một quốc gia văn minh. Vì thế nên đã
được đối phương ( cộng sản) khai thác triệt để. Nhất là 3 phương diện lập pháp
,tư pháp và báo chí .Cộng sản Bắc Việt qua tay sai “Mặt trận Giải Phóng Miền
Nam” khai thác khía cạnh dân chủ hiến định của chính thể Việt Nam Cộng Hòa . Bọn
chúng tổ chức nhiều mặt trận đánh phá chính quyền bằng nhiều hình thức.
Dựa vào ngành Lập pháp,
Việt cộng móc nối những Dân biểu và Thượng nghị sĩ đối lập trong quốc hội dùng diễn đàn quốc hội
để chỉ trích tố cáo chính quyền ( Hành Pháp) nào là : tham nhũng, hối lộ, độc
tài…… Đứng đầu thành phần này gồm có các Thượng nghị sĩ Vũ văn Mẫu, Tôn Thất Đính, Hống Sơn
Đông…..các dân biểu: Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn văn Binh, Lý Quý Chung, Trần văn
Tuyên, Hồ ngọc Nhuận,Nguyễn ngọc Nghĩa,Nguyễn Phúc Liêm Bảo,Nguyễn công Hoan,
Lý trường Trân,, Huỳnh ngọc Diệu, Kiều Mộng Thu, Lê Đình Duyên, Hổ văn Minh,
Đinh xuân Dũng, Nguyễn văn Hàm…

Cụ
thể qua cuộc biểu tình của cái gọi là “ Ký Giả Ăn Mày” do sự giật dây của cụm
tình báo A 10 trong đó có dân biểu việt cộng là Nguyễn văn Hàm điều khiển ( qua
xác nhận của ban T4, sau ngày miền Nam sụp đổ ). Cuộc biểu tình đã bị cảnh sát VNCH
giải tán. Thế mà toàn bộ Khối Dân Tộc Xã Hội
Hạ Viện đã ra một tuyên cáo bênh vực hành động của đám “ Ký Giả Ăn Mày”
và cho rằng sự can thiệp của chính quyền là phản dân chủ.
Tuyên cáo của khối Dân Tộc Xã Hội ( Theo Báo Đông Phương)
Sắc Luật phản dân chủ cùng các biện pháp kềm kẹp khác đối với văn
nhân ký giả.

KHỐI DÂN TỘC XÃ HỘI HẠ
NGHỊ VIỆN sẽ đẩy mạnh cuộc tranh đấu cho các quyền tự do dân chủ, trong đó có
quyền tự do báo chí, là một bảo đảm cho các quyền tự do căn bản khác được trả lại
cho toàn dân
Saigon ngày 4 tháng 9
năm 1974
Trưởng khối D.B Trần văn
Tuyên
Các Dân biểu: Hồ ngọc
Nhuận, Nguyễn ngọc Nghĩa, Nguyễn Phúc Liêm Bảo, Nguyễn công Hoan,Lý trường
Trân, Huỳnh ngọc Diệu, Trần văn Thung, Trần ngọc Giao, Trần văn Sơn, Trần cao Để,
Phan xuân Huy, Tư đồ Minh,Đinh xuân Dũng, Lê đình Duyên, Lý quý Chung, Kiều mộng
Thu, Nguyễn văn Hàm, Nguyễn văn Phước,Nguyễn hữu Thời, Nguyễn Mậu, Nguyễn Phước
Vĩnh Tùng, Mai ngọc Dược, Hồ văn Minh, Đoàn Mai , Phan Thiệp.
Có
thể nói trong những năm 1974 và những tháng đầu năm 1975, ở quốc hội đặc biệt
là Hạ Nghị Viện, các dân biểu Khối xã Hội hội thảo với nhau ở Phòng Khánh Tiết,
liên tục đưa ra nhiều tuyên cáo, tranh đấu quyết liệt mà theo dân biểu thân cộng
Lý quý Chung cho rằng là “ một cách chính đáng”” trong cuộc đấu tranh toàn bộ của
nhân dân miền Nam chống lại tập đoàn độc tài, phát xít, tham nhũng và hiếu chiến”
(ý nói đến chính phủ do Tổng thống Nguyễn văn Thiệu lãnh đạo)
Còn
Dân biểu Nguyễn văn Binh chủ tịch “Ủy ban đấu tranh quyền tự do báo chí và xuất
bản” là một dân biểu có nhiều liên hệ với nhóm người “ Mặt trận giải phóng miền
Nam Việt Nam” vào ngày 13- 9 1975 tại Phòng Khánh Tiết hạ Nghị Viện tuyên bố rằng”
Đệ Tứ Quyền đang bị chính quyền bóp nghẹt cướp mất” ( Theo Báo Đông Phương) ( ý
nói đến sắc luật 007 của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa về luật báo chí). Nên cần
phải có sự liên kết tranh đấu.
Nghị
sĩ Vũ văn Mẫu ( sau này là thủ tướng trong chính phủ của hàng tướng Dương văn
Minh) cho rằng “từ bỏ báo chí là tự vất đi kim chỉ nam để mò trong bong tối và
sa vào vực thẳm độc tài”
Cũng
tại phòng Khánh Tiết Hạ Nghị Viện, dân biểu Nguyễn hữu Chung, nói: ” chúng ta đến
đây ( Phòng Khánh Tiết Hạ Nghị Viện) không phải để ủng hộ chính quyền mà là để
tranh đấu chống chính quyền ( ý chỉ ngành hành pháp) không tôn trọng pháp lý
….thì chúng ta cũng không cần phải tôn trọng.”
Sau
một thời gian hội họp liên tục các “ ngài ” dân biểu, thượng nghị sĩ đã lập ra
nhiều ủy ban để tranh đấu chống chính quyền như ủy ban hành động chống tịch thu
báo chí với chủ tịch dân biểu Trần văn Tuyên, phụ tá là nghị sĩ Hà Thế Ruyệt….(Theo
báo Đông Phương)
Sự
tranh đấu của người đại diện cho dân (nghị sĩ - dân biểu) chống lại chính quyền
(trong thời chiến) thật tế là một sự bất lợi vô cùng cho đại cuộc quốc gia dân
tộc. Họ đã lợi dụng tính dân chủ của thể chế dân chủ Việt Nam Cộng Hòa,lợi dụng
tính cách pháp nhân cá nhân là nghị sĩ – dân biểu họp pháp tranh đấu cho những
mục tiêu nhắm ra làm tiêu hao phần nào tiềm lực công cuộc chống cộng sản của
toàn Dân toàn Quân Việt Nam Cộng Hòa, một thể chế họp hiến mà chính họ đã góp
phần sanh ra ( hiến pháp).
Với
sắc luật 007 (về báo chí) trong thời chiến, chính phủ VNCH đưa ra không hẳn là
đã dập tắt tiếng nói của giới báo chí . Nhìn nội dung của sắc luật 007 thực tế
mà nói chỉ có giới hạn phần nào trong tự do báo chí mà thôi, ( dễ hiểu là trong
chiến tranh, cần phải giữ kín phần nào về mặt quân sự , tình báo ….) Thế nhưng
các “ ngài” dân cử trong quốc hội làm rùm beng lên như là chính quyền bóp cổ ,
bóp hầu hết tất cả các người làm báo thời đó.
Nhìn
vào sự tranh đấu của họ, thấy rõ là chế độ miền Nam Việt Nam thật sự có dân chủ,
nếu nói như họ rằng : chế độ miền Nam không có dân chủ độc tài sao họ được quyền
hội họp , biểu tình tranh đấu. Sau khi tranh đấu , biểu tình…. Họ vẫn an toàn .Nếu
so với chế độ cộng sản hiện nay họ có dám tranh đấu – biểu tình không? . Xin trả
lời là không. Và nếu có xảy ra biểu tình ( trong chế độ cộng sản) chưa chắc họ
đã an toàn . Họ sẽ bị “ hấp” sau đó, dù họ là đại biểu hay dân biểu.
Qua
sự tranh đấu của các dân cử dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây mà họ gọi
là tranh đấu cho nhân dân…,nhưng thật tế không phải cho nhân dân mà là làm lợi
cho cộng sản, góp chung cùng bàn tay với cộng sản đưa đến sụp đổ miền Nam . Hãy
điểm qua những dân biểu, nghị sĩ họ là ai? Sau khi chế độ miền Nam sụp đổ chúng
ta mới thấy những bộ mặt của các “ ngài” dân biểu- nghị sĩ đứng đầu mọi cuộc
tranh đấu là những người không ít thì nhiều có dính líu đến chế độ cộng sản như
tên Lý quí Chung, Nguyễn văn Hàm, Vũ văn Mẫu, Hồ ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu, Ngô
công Đức…..có người sau này trong chế độ cộng sản họ là đại biểu.

Dựa
vào tính dân chủ và quyền lập hội, hội họp của chế độ miền Nam, nhiều cá nhân,
nhóm đã thành lập nhiều Ban - Hội để sinh hoạt. Có nhiều Ban – Hội có ý thức quốc
gia sinh hoạt một cách thuần túy theo khuôn khổ tự do nhà cầm quyền quy định.
Nhưng ngược lại có những Ban – Hội, có chủ đích đi ngược lại những quy định của
chính quyền, làm lợi cho cộng sản. Mọi người ai cũng biết rằng cuộc chiến tranh
giữa Bắc và Nam Việt Nam là do Bắc Việt Cộng sản phát động và mục đích là chiếm
miền Nam theo lệnh của cộng sản Nga – Tàu. Nên cộng sản Bắc Việt tìm đủ mọi
cách để chiến thắng. Vì thế thủ đô
Saigon là điểm tốt cho cộng sản Bắc Việt khai thác về phương diện tuyên truyền
với quốc tế. Bọn chúng đưa tình báo xâm nhập vào các đoàn thể, Hội đoàn, Báo
chí , Tôn giáo ….mục đích làm cho bộ mặt Saigon lúc nào cũng rối ren, để chúng
tuyên truyền với quốc tế – rằng là người dân đứng lên chống chính phủ .
Trường
hợp như vụ tờ báo Sóng Thần năm 1974
đăng một bài viết “ Nhìn Lại Lãnh Đạo, TT Thiệu tuyên hứa 3 điều đã thực hiện
ra sao, sau 7 năm cầm quyền?” của ký giả Lý Đại Nguyên đăng trên số báo 979 đề
ngày 20 – 9 – 1974 và đăng nguyên văn bản cáo trạng số 1 Phong Trào Chống Tham
Nhũng của Linh Mục Trần Hữu Thanh .Nội dung trong bài viết có tính xúc phạm đến
Tổng thống Thiệu Tổng Tư Lệnh Quân lục Việt Nam Cộng Hòa trong thời chiến.
Ngoài ra trong nội dung bài viết buộc phải chấm dứt chiến tranh tiến đến sự hòa
họp hòa giải bất lợi cho công cuộc chống cộng của dân quân miền Nam .Số báo
trên đã được lệnh tịch thu,vì vi phạm luật báo chí, nhưng các nhân viên báo
Sóng Thần không cho tịch thu mà nổi lửa tự đốt.
Thế
là cuộc chiến lại bùng nổ kéo theo nhiều đoàn thể, các nghiệp đoàn báo chí, luật
gia , dân biểu, lực lượng thanh niên Công giáo và Phật giáo tham gia chống
chính quyền, cho rằng chính quyền độc tài, bóp chết tự do ngôn luận. Những cuộc
biểu tình có các dân biểu ,nghị sĩ, luật sư ….tiếp tay đã làm cho cuộc sống xã
hội ở thủ đô Saigon hỗn loạn. Tiếp theo báo Sóng Thần, các báo Điện Tín, Đại
Dân Tộc với sự giật dây của tình báo cộng sản đã đăng những nguyên văn bản cáo
trạng tiếp theo của các đoàn thể khác bất lợi cho chế độ miền Nam .Bộ Thông Tin
Dân Vận Chiêu Hồi ra lịnh đóng cửa các tờ báo đó . Từ đó sự tranh đấu đã tăng tốc,
mạnh phát hơn. Nhiều đoàn biểu tình do Linh mục Thanh cầm đầu với sự có mặt của
Dân biểu Nhuận, Binh, Kiều Mộng Thu, Nho, Tiếp, Cử, Kim Nguyễn Hữu Chung, Liên
Bảo…tiếp ứng cho báo Sóng Thần.
Chính
quyền truy tố báo Sóng Thần về tội mạ lị và phỉ báng (1) người lãnh đạo quốc
gia. Việc làm của chính quyền (Đúng đắn
trong thời chiến. Theo Hiến Pháp VNCH Tổng thống có quyền bất khả xâm phạm để
thi hành nhiệm vụ của mình. Chỉ riêng trong trường hợp phản quốc và các trọng tội
khác. Đặc biệt Pháp Viện mới có quyền truất phế Tổng Thống. Sau khi bị truất
quyền đương sự có thể bị truy tố trước tòa án có thẩm quyền Điều 87 đoạn 5 Hiến
Pháp). Đáng lẽ ra, các luật sự có tinh thần quốc gia sẽ không tham dự vào
những việc bất lợi cho đất nước. Ngược lại các luật sư tham gia giúp báo Sóng
Thần bào chửa từng đợt ,đứng đầu các nhóm luật sư bào chửa hăng hái nhất là Luật
sư Đặng thị Tám , Hồ tri Châu, Trần Ngọc Liễng, Trần Tiến Tự,Đào văn,Trương tiến
Đạt, Nguyễn hữu Hiệu, Phan tự Trọng, Lê trọng Uyên, Nguyễn văn Định, Nguyễn đức
Lập, Nguyện thị Chính, Nguyễn văn Tấn,Tạ quang Trung, Nguyễn văn Giực, Trần tử
Uyên,Đỗ văn Võ, Đinh thạch Bích, Nguyễn hữu Lành, Võ đình Biên, Huỳnh trung
Chánh,Đàm quang Lâm,Đoàn Ý,Phạm nam Sách,Nguyễn phước Đại, Nguyễn tường Bá,
Nguyễn văn Chức, Nguyễn hữu Chí, Phan tấn Chức, Nguyễn khắc tân, Bùi chánh Thời,
Bùi tường Chiểu,Lê ngọc Chấn, Trần văn Tuyên……… Có 4 nhóm luật sư bào chửa cho
vụ án báo chí.
Phải
thành thực mà nói, các “ ngài” luật sư, luật gia , dân biểu, nghị sĩ…..đã núp
dưới nền dân chủ của chế độ VNCH , rồi lại chống đối lại chính quyền VNCH bằng
hình thức biểu tình, phản kháng, tuyên cáo, tuyên ngôn, công khai, hoặc bí mật.
Hành động của họ làm cũng đã phản ảnh cho thấy là Việt Nam Cộng Hòa có sự dân
chủ tuyệt đối và chính phủ VNCH không phải là chính quyền độc tài, như theo sự
tố giác của họ. là : chính phủ VNCH độc tài, nên cần phải tranh đấu, chống độc
tài. Nếu nói như các “ ngài” rằng là chính phủ VNCH độc tài, không có dân chủ
nhân quyền, thì làm sao các “ ngài” được
quyền làm những cuộc biểu tình và tự do ăn nói. Các “ ngài” đã tự mâu thuẩn với
chính các “ ngài”. Việc chống đối của các” ngài” với chính phủ miền Nam Việt
Nam xuyên suốt nhiều năm cũng không lợi cho các “ ngài” mà lợi cho cộng sản là
kẻ thù của người dân miền Nam.
Đứng
trên phương diện khác (tình báo an ninh) việc tờ báo Sóng Thần lợi dụng tự do
ngôn luận, đi ra ngoài khuôn khổ luật báo chí trong thời chiến, đăng những bài
viết trong đó nhiều yêu sách bất lợi cho công cuộc chống cộng sản của Dân Quân
miền Nam, nó không đơn thuần như các “ ngài” nghĩ và đã lăng mình vào cuộc tranh đấu. Các “ ngài” có nhiệt huyết có tâm hồn,
nhưng các” ngài” hành động không đúng chổ, các “ ngài” đã bị cộng sản giựt dây
từ xa mà các “ ngài” không thấy điều đó. Các” ngài” thử xem lại đi, những người
bạn cùng tranh đấu với các” ngài” là ai? Để trả lời dùm các” ngài” .Họ một phần
là do tình báo cộng sản gài vào , hoặc là cảm tình viên của cộng sản. Họ luôn ở
bên cạnh các “ ngài” và hăng hái thúc đẩy các “ngài” lao vào những việc tranh đấu
có lợi cho cộng sản.( Sau ngày miền Nam mất các “ ngài dân biểu” có tinh thần
ái quốc có thấy những tên dân biểu từng là bạn bè tranh đấu của các” ngài” đã
lòi bộ mặt ra là cộng sản chính thống, như Lý quý Chung, Nguyễn văn Hàm, Kiều Mộng
Thu…) Những luật sư như Triệu quốc Mạnh chẳng hạn.
Việc
ngày “ Ký Giả Ăn Mày” ( 10 – 10 – 1974) , theo báo chí thời đó nói là đã thu
hút hàng ngàn người tham gia biểu tình. Bên trong sự vụ này là do qua một bản
thông cáo của các Chủ Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam – Nghiệp đoàn Ký Giả Nam Việt và Hội Ái Hữu Ký Giả lên tiếng báo động rằng
“luật 019/72 đã bóp chết tự do báo chí, hầu hết ký giả lâm vào cảnh thất nghiệp
đói thê thảm, nhiều gia đình phải ăn cháo thay cơm, con cái bỏ học”
Trước
tình cảnh đó, các hội đoàn báo chí đã tỏ ra bất lực vì quí hội đoàn đã hoàn
toàn kiệt quệ. Để tương trợ lẫn nhau 3 nghiệp đoàn quyết định tổ chức” Ngày Ký
Giả Ăn Mày”. Tại Câu Lạc Bộ Báo Chí số 15 trên đường Lê Lợi. 3 Nghiệp đoàn đã họp
hoạch định kế hoạch cho ngày “ Ký Giả Ăn Mày”
và đã bầu ban tổ chức. Ký giả Kiên GIang , Tô Văn, Hồ Ngọc Can ( đại
diên Nghiệp đoàn ký giả VN) Ký giả Thái Dương, Tô Ngọc, Văn Chi ( Đại diên Nghiệp
đoàn Ký giả Nam Việt), ký giả Lý bình Hiệp, Văn Mai, Trần công Uẩn ( đại diện hội
Ái Hữu Ký giả). Trong 9 ký giả trong ban tổ chức. Ký giả Kiên Giang được bầu
làm phát ngôn viên.

Trong
khi các ký giả và các đoàn thể hăng sai với biểu tình đòi nhiều yêu sách với
chính phủ, thì mọi người có biết rằng từ dân biểu Nguyễn văn Hàm và luật sư Triệu
quốc Mạnh là hai phái khiển bí mật đang được Ban An Ninh T4 đưa ra điều phối
công việc này. ( lời xác nhận của Ban An
Ninh T4, sau này là Công An TP Hồ Chí Minh :
Trong số những cuộc biểu tình gây tiếng vang lớn do ông Hàm làm ra dưới
sự giựt dây của ban T4 là cuộc biểu tình “ Ký Giả Ăn Mày” vào ngày 10 /10 /
1974.)
Tóm
lại, việc lợi dụng nền dân chủ, dân quyền,một số phần tử trí thức miền Nam Việt
Nam vô hình chung đã bán rẽ lương tâm làm lợi cho cộng sản. Điều đáng trách là
trong giới trí thức lại có những luật gia, luật sư có tinh thần ái quốc mà lại
không thấy sự xúi dục giật dây của cộng sản,nhiều lần lên tiếng bào chửa cho cái
gọi là vụ án báo chí thọ nạn trong đó có sự giựt dây từ phía cộng sản.
Miền
Nam bị bức tử hơn 40 năm, cộng sản đã đặt ách cai trị độc tài trên đất nước. Biết
bao nhiêu là cảnh tang thương đối với đồng bào. Sự đàn áp của cộng sản càng ngày càng gắt gao. Sinh mạng người dân
không được bảo đảm . Một chế độ không có dân chủ nhân quyền. Người viết bài
này, cũng rất mong các “ ngài trí thức” ( còn sống) đã từng tranh đấu chống chế độ Miền
Nam Việt Nam trước đây hãy đứng lên chống chế độ cộng sản hiện tại để Việt Nam
được có dân chủ , nhân quyền. Các “ ngài trí thức” trước đây tham gia chống chế
độ miền Nam Việt Nam, đã vì không sống nổi dưới chế độ cộng sản trốn ra nước
ngoài. Nay hãy nên quay về chống chế độ cộng sản để đòi dân chủ nhân quyền cho
đất nước là những anh hùng của đất nước.
Đó là nhu cầu của người dân yêu cầu các vị . Nhưng mọi người cũng biết là các vị không dám làm điều này, vì các vị đã
biết cộng sản là gì rồi, các vị đã biết rõ sau hơn 40 năm chứ không còn mơ hồ ,
tưởng tượng như thời gian trước năm 1975
rằng chế độ cộng sản đem công bằng đại đồng đến cho mọi nhân dân..
.Giả
dụ như các vị ( còn cái máu xung của thời trẻ) dám làm ( chống đối cộng sản) .
Mọi người tin chắc rằng các vị không toàn thân với cộng sản đâu! Không như chế
độ Việt Nam Cộng Hòa tôn trọng nhân quyền dân chủ nên các vị lợi dụng muốn làm
gì thì làm mà mạng sống các vị vẫn được an toàn.
Âu
cũng là bài học, một trãi nghiệm thực tiễn trong đời sống để các vị khoa bảng
chiêm nghiệm.
.
( 1) . Phỉ bang là một tội phạm đối với những ai lạm dụng QUYỀN TỰ
DO THÔNG TIN CỦA BÁO CHÍ để phỉ báng người khác. Điều 21 luật báo chí: Báo chí
được tự do thông tin…, Nhưng dùng quyền tự do ấy mà thông tin một HÀNH VI hay SỰ
KIỆN làm tổn thương danh dự hoặc uy tín của một cá nhân hoặc cơ quan đoàn thể là phạm tội phỉ báng ( Điều 30 đoạn 1 luật
019/69))
Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015
Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015
NHỮNG KẼ SĂN HÌNH LÉN
Duy Văn - Hà Đình Huy

Hiện nay trên toàn thế giới không có quá 50 Paparazzi. Với giới này,họ là những hung thần chuyên gieo rắc tai ương cho những giới khác,họ là những James Bond trong lãnh vực nhiếp ảnh. Nạn nhân của họ là những ngôi sao màn bạc ,sân khấu,hoặc những nhà chánh trị và những nhà quí tộc. Họ có thể làm tan vỡ hạnh phúc của một lứa đôi nếu như một trong những hôn phối lọt vào ống kính tầm xa của họ đúng vào lúc người ấy có hành vi xấu ,như trường hợp của công nương Dianavới người tình kỵ sĩ,của Hugh Grant trên đại lộ hoàng hôn.Họ có thể làm tiêu ma danh tiếng của một người nào đó ,hoặc biến người ấy trở thành trò cười,với những tấm hình chụp đúng lúc.
Vào năm 1987,sau một tuần theo dõi công nương Diana .Jacson Fraser đã chụp được một bức hình độc đáo khi Diana đang ôm hôn một người đàn ông mà không phải là Thái tử Charles .Khi phát giác ra mình bị chụp lén bởi qua ánh đèn flash lóe lên ,bà ta đã chạy đến phía Jacson Fraser khóc nức nở ,nước mắt dàn dụa trên đôi má và khẩn khoản xin Jacson cho lại cuốn phim.. Jacson Fraser đã mũi lòng trước những giọt lệ của công nương nên đã lấy cuộn phim trao cho bà. Cầm lấy cuộn phim Diana không một lời cám ơn,lên xe,đóng mạnh cửa rồi phóng vụt đi .Jacson Fraser tức mình ,sau này bèn tiết lộ tất cả những thông tin về Diana và người tình của bà cho tờ News of the world. Thế là từ một thợ săn hình ông đã trở thành con mồi của các fan ( cận vệ) của Diana đã truy lùng ông ráo riết đến đổi ông phải trốn ra nước ngoài không dám về nước Anh nữa! Còn Bruce Taylor đã thực hiện một kỳ công vô cùng ngoạn mục đáng giá trị . Hai ngày liền Bruce nấp ở trên cây để theo dõi biết công nương Diana hàng ngày vẫn đến tập tại một phòng thể dục công cộng,nơi ông ta đã quen thuộc mọi ngõ ngách, ông ta bèn đục một lổ ở trần nhà rồi nấp trên đó ,ông còn cẩn thận bọc chiếc leica vào một mảnh vãi để cho âm thanh không thoát ra được mỗi khi bấm máy. Bruce đã chụp một loạt các kiểu tập của Diana và đã bán cho tờ Daily Mirror với giá 125.000 bảng Anh .
Sau cái chết do tai nạn xe hơi của công nương Diana với người tình tỉ phú Ai cập trong một đường hầm ở nước Pháp cũng có một số dư luận cho rằng vì trốn tránh sự theo dõi của một nhóm Paparazzi muốn chụp hình bà nên xe chở bà và người tình của bà đã lao vào thành vách của đường hầm . Thái tử cũng không thoát khỏi ống kính của những kẻ săn hình lén khi ông đi nghĩ mát ở Lubéron. Sáu tay Paparazzi đã rình rập chung quanh biệt thự và Charles đã biết được nên dọn đi nơi khác,thế nhưng cũng không khỏi con mắt dòm ngó của những tên hung thần này.Đã có 8 tên Paparazzi đã chụp được hình ông mặc quần “cộc” đi lại trong phòng. Các Paparazzi cho rằng tấm hình như vậy đối với một vị Thái tử nước Anh chưa có giá trị mấy nên một tên đã trở lại chổ ẩn nấp và cuối cùng sự kiên nhẩn của ông ta đã được đền bù . Sau nhiều giờ ông ta chờ đợi đã chụp được hình của Thái tử đang thay quần áo gần bên cạnh cửa sổ đang hé mở.
Vào năm 1981 ,Đức Giáo Hoàng cũng đã bị chụp hình lénđang khi bơi trong hồ bơi của ngài ở vườn Castelgandolfo. Tay Paparazzi là một người Ý tên là Andriano bartolini,sau nhiều đêm nằm co quắp trong một cái tủ ngủ ,chịu đựng muỗi cắn và sâu bọ bò lên người,chưa kể là đã phải vượt qua những bức tường cao 5 mét với hàng chục camera hoạt động ngày đêm và những đội cảnh sát tuần tiểu khắp nơi.
Trong hàng ngũ của những kẻ săn hình lén,các cuộc gặp gở của họ cũng rất hiếm hoi. Như những con chim trời họ bay đi mỗi người một nơi để săn lùng các con mồi . Họ không thể nào làm cái nghề nầy nếu không có một mạng lưới thông tín viên được trả lương hoặc tình nguyện. Thông thường thì mọi việc đều bị “bật mí” do miệng lưỡi những người thân cận của các con mồi ,vì hờn dổi, vì chứng tỏ rằng mình là người “biết quá nhiều” . Ngoài ra một số nhân viên du lịch của phi trường hay của hãng hàng khôngđã làm chỉ điểm cho họ. Với cái nghề săn hình lén này ,ngoài máy ,móc ra họ còn phải sử dụng đôi tai nữa. Các nhà nhiếp ảnh có nhiệm vụ theo dõi đám cưới của công chúa Caroline( Manaco) với Stefano Casigarhi không bao giờ quên chặn đường dừng chân của họ tại một quán ăn ở Cannes . Trong số họ chả có ai khám phá ra được nơi hưởng tuần trăng mật của đôi vợ chồng vương giả ấy . May sao,hoàng thân Polignac ,chú của công chúa Caroline chợt tới và ngồi một bàn kế cận .Oâng ta thích chí nói bô bô “ phen này các Paparazzi chắc phải bó tay vì không biết Caroline và stefano hiện ở đâu? Chúng nó bay sang Floride đâu có ở âu châu mà tìm” . Bắt được nguồn tin ấy họ vội vàng lên đường. Jo và Abert là 2 nhiếp ảnh gia của Pháp cũng là hai tay Paparazzi cừ khôi . Họ đã mướn một chiếc tàu đánh cá để bám sát cặp vương giả này,họ phải ngâm mình dưới nưiớc trong 2 ngày cách bãi biển này của biệt thự 50 mét. Sau đó họ đã chụp được những bức hình toàn vẹn nguyên thủy của cặp vợ chồng này,những bức ảnh hấp dẫn của họ đã được đăng trên bìa của 34 tạp chí trên thế giới.
Angeli một Paparazzi 50 tuổi nói rằng: “ Sống với nghề này ,chúng tôi phải luôn di chuyễn không thể nào ngồi một chổ để há miệng chờ con mồi tới ,chúng tôi còn phải tập luyện như một người lính trong quân trường ,nghĩa là phải biết trườn, bò , trượt tuyết…Có một hôm tôi dạy một đồng nghiệp trượt tuyết và tình cờ đã chụp được những tấm ảnh đẹp nhất trong đời nhiếp ảnh của tôi” Ông cũng là người thường hay theo dõi Thái tử Charles trên những đường băng ở Kloster ( Thụy sĩ). Là một nhà trượt tuyết cừ khôi Charles đi tìm một cảm giác mạnhvà Angeli với ống kính trong tay truy lùng dấu vết của Charles trong đám người đang lướt vùn vụt trên tuyết . Bất chợt ông chú ý một đám đông đang đứng chung quanh một người đang nằm bất động,rồi một người đàn ông dường như đang khóc và một chiếc trực thăng đáp xuống…Lập tức Angeli lấy đồ nghề ra chĩa ống kính vào mục tiêu .Tách, tách. Ôâng bấm lia lịa khuôn mặt Thái tử Charles chan hòa nước mắt. Ông khóc thương một người bạn thiếu tá Hugh Windsay ,bị chết trong tai nạn tuyết lỡ. Bức ảnh ấy đem lại cho Angeli 2 triệu Franc.
Trong nghề săn hình lén cũng đều có những vui buồn ,khi họ có được những bức hình như họ mong muốn thì trạng thái tâm hồn của họ phấn khởi,vì họ đã hoàn thành một kỳ công nghệ thuật và lợi tức sinh hoạt của họ cũng khả quan,nhưng trong nhóm họ cũng không thiếu gì người bị đánh vỡ mặt sưng mày hay bị đập nát máy ảnh.
PhilRamey bắt gặp Micheal Jacson trong tình trạng thê thảm liền giơ máy lên …….
Micheal vội chạy trốn vào trong toilet vớ được cây gậy bèn quay ra đập Ramey túi bụi .Rino Barilleri cũng bị nữ diễn viên Ara Gardner đá một phát vào bụng.Còn Claudia Schiffer đã hất một xô nước đá vào mặt một Paparazzi tại một tiệm ăn ở Popolo ở Ý vào mùa thu năm ngoái.
Vì được mệnh danh là những hung thần gieo rắc tai ương cho giới khác ,cho nên trong nghề Paparazzi không phải không có sự bẩn thỉu. Chẳng hạn như tờ Hola của Tây Ban Nha đã mua những phóng sự bằng hình của các Paparazzi với một giá rất đắt kinh khủng rồi lưu trữ chứ không đăng. Họ sử dụng những hình ảnh giật gân để làm áp lực với các nạn nhân không để cho họ phỏng vấn.Nhưng tờ Hola cũng bị đồng nghiệp chơi một vố đau .Tờ Sun cho người lẻn vào nhà in của tờ Hola chụp lại âm bản những bức ảnh của nữ công tước York đang giao du thân mật với ông cố vấn tài chánhcủa bà.
Anh chàng Paparazzi của tờ Hola muốn ẩn danh để còn làm ăn về dài về lâu nên không dám kiện tờ Sun về tội ăn cắp tài liệu .Cho nên trong nghề săn hình lén cũng có cái vinh và cái nhục đi đôi với nhau
DUY VĂN - HÀ ĐÌNH HUY
(Theo báo nước ngoài)
Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015
TIẾC THƯƠNG NHẠC SĨ LÊ MỘNG BẢO
Duy Văn - Hà Đình Huy
Danh lợi, bại thành nay phủi tay(1)
Bác về cõi Phật bỏ trần ai
Mặc cho thân thuộc hoài thương nhớ
Bè bạn luyến lưu những tháng ngày.
Tôi nhớ có lần đã đến thăm
Ở nơi bệnh viện bác đang nằm
Cầm tay bác hỏi : Này nhà báo
Đã hát nhạc vàng được mấy năm?
Câu hỏi ngày xưa vẫn
âm vang
Nay bác về vui với mây ngàn
Không còn thương nhớ về quán trọ (2)
Một thuở yêu đương
đập vỡ đàn (3)
“ Hộä đối môn đăng” bởi phận nghèo (4)
Cho nên thân phận phải gieo neo (5)
Mùa ve sầu đến buồn trăm lối (6)
Khắc khoải sầu đau kiếp bọt bèo (7)
Một khoảng tinh hoa để lại đời (8)
Dòng thơ, bài nhạc
kiếp sinh thời
Góp phần phát triển nền văn hóa
Tô thắm quê hương mãi rạng ngời
Dân tộc Việt Nam
chắc một lòng
Nhớ người văn học sử ghi công
Riêng tôi đặc biệt dành cho bác
Một trái tim yêu với đóa hồng
DUY VĂN - HÀ ĐÌNH HUY
(1) Lấy ý từ hai câu thơ:
“Ngoảnh lại cuộc đời như giấc mộng
Được mất, bại thành bổng chốc hóa hư không”
(2) Bản nhạc: “
Thương về quán trọ”
(3) “ Đập vỡ
cây đàn”
(4) “Phận nghèo”
(5) “ Thân phận”
(6) “ Mùa ve
sầu”
(7) “ Bọt bèo”
(8) Nhà xuất bản
Tinh Hoa Miền Nam
Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015
Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015
TỔ QUỐC VIỆT NAM LÀ MỘT
Duy Văn - Hà Đình Huy
Nam quan đến mũi Cà mau
Đó là đất nước của đồng bào ta
Đất liền hải đảo quê nhà
Việt nam là một quốc gia chủ quyền
Trung cộng vô cớ ngang nhiên
Xua quân chiếm lấy hai miền đảo xa
Đặt nền cai trị cộng ma
Lên trên hai đảo lưỡng sa Hoàng – Trường
Dân Việt như buốt thịt xương
Niềm đau mất đảo đêm trường không nguôi
Chính quyền Việt cộng tĩnh rươi
Phản đối yếu ớt cho vui thế thời
Hỡi các bạn thanh niên ơi!?
Noi gương tiên – tổ nhất thời đứng lên
Ngô Quyền. Lê Lợi , Bà Trưng
Quang Trung, Hưng Đạo lẫy lừng chiến công
Diệt Trung cộng, đòi biển , sông
Nêu cao nòi giống tiên rồng lạc long
Các bạn nên đem tấm lòng
Đuổi quân Tàu khỏi non sông nước nhà
Trả ơn tổ quốc ông cha
Ngày xưa dựng nước nay ta giữ gìn
Duy Văn - Hà Đình Huy

Đó là đất nước của đồng bào ta
Đất liền hải đảo quê nhà
Việt nam là một quốc gia chủ quyền
Trung cộng vô cớ ngang nhiên
Xua quân chiếm lấy hai miền đảo xa
Đặt nền cai trị cộng ma
Lên trên hai đảo lưỡng sa Hoàng – Trường
Dân Việt như buốt thịt xương
Niềm đau mất đảo đêm trường không nguôi

Phản đối yếu ớt cho vui thế thời
Hỡi các bạn thanh niên ơi!?
Noi gương tiên – tổ nhất thời đứng lên
Ngô Quyền. Lê Lợi , Bà Trưng
Quang Trung, Hưng Đạo lẫy lừng chiến công
Diệt Trung cộng, đòi biển , sông
Nêu cao nòi giống tiên rồng lạc long
Các bạn nên đem tấm lòng
Đuổi quân Tàu khỏi non sông nước nhà
Trả ơn tổ quốc ông cha
Ngày xưa dựng nước nay ta giữ gìn
Duy Văn - Hà Đình Huy
Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015
NIỂM TIN
Duy Văn - Hà Đình Huy
Khi còn yêu nhau,
anh đã thấy thái độ cuả em,
đối với anh, và anh đã nghĩ:

Bởi vì anh? vì em? hay vì ai đó?
Những dấu hỏi tình yêu vẫn muôn đời bỏ ngỏ
Tìm đâu câu trả lời!
Có thể một ngày mình sẽ xa rời...
Để lời hứa xưa rơi vào nơi quên lãng
Chỉ còn một người trong bóng chiều nhập nhoạng
Choáng váng nỗi đau
Có thể một ngày... mình không còn là của nhau
Ánh mắt cũ rồi cũng thành xa lạ
Thời gian cứ trôi mà dòng đời hối hả
Cả nỗi đợi chờ có thể sẽ quên đi
Có thể một ngày... cộng hết nỗi chia ly
Cũng chẳng đủ để hoà thành nước mắt
Cái nắm tay từng một thời rất chặt
Vậy mà rời nhau hờ hững thở dài!
Có thể một ngày... có thể lắm ngày mai
Nhưng điều đó mãi chỉ là "có thể"
Khi chúng mình đủ niềm tin hơn thế
Sẽ làm nên điều "không thể" trong đời.
Nhưng bây giờ “có thể” đã trở thành sự thật
Bây giờ những ngón tay đều lạc lõng dư thừa
Nhìn tội nghiệp như những thân dừa trên triền
biển
Và môi hôn thuở nào như đã biến
Mất hương thơm cuả hương vị mặn nồng
Ôi niềm tin thực tế đã xong
Thật phũ phàng và nhiều chua chát
Duy Văn - Hà Đình Huy
BA CON RẬN KIỆN NHAU
Duy Văn _ Hà Đình Huy
Một buổi chiều cuối tuần nọ,tại San hô thành .Bốn anh bạn già họ Lý,đó là Lý Công , Lý Cưỡng ,Lý Cò và Lý Cu. Họ cùng rũ nhau ra hóng mát trong khuôn viên Vườn Nhật .Dưới không khí êm ả cuả chiều Thu, Lý Công người nhỏ nhắn nhất trong bọn ,nhưng cũng là người am hiểu thời cuộc nhất trong nhóm .

Lý Công: “Vừa vừa thôi các cha, nãy giờ tui nhịn nhiều lắm rồi đó!.Các cha ăn rồi cứ bàn chuyện người khác thôi!”. Lý Cò mổ phóc vào: “Thời sự mà anh Công,thời sự mà không nghe ,không bàn tán thì còn gì là thời sự?” “À mà anh Công anh đã từng được người ta phong cho cái chức “năm thời cuộc”vậy anh có biết gì về những chuyện ở San hô thành gần đây không hà?.Lý Công tự đắc trã lời: “Một bụng đây nè không biết còn ai biết!”.Lý Cu hỏi: “Anh biết cái gì nào?”.LýCông: “Những tháng gần đây tình hình thế giới rất là căng thẳng,chiến tranh Iraq vừa chấm dứt thì lại đến Iran và Bắc Hàn thủ đắc vũ khí nguyên tử để chơi trội với các nước láng giềng.,Hiện giờ thì quân Liên Hiệp Quốc đã đến đó ,nhưng vẫn chưa đem lại sự hoà bình.Đó là hai điểm nóng đã ít nhiều làm thiệt hại vật chất cũng như sinh mạng con người. Và mới đây các nhà quân phiệt bắn xối xả vào các nhà sư biểu tình làm chết mấy người . À còn một trận chiến nữa mà Lý Công tôi muốn nói đến với các “cha”nó cũng không kém phần quan trọng ,đó là trận chiến ở San hô thành”. Lý Cưỡng thắc mắc định cải: “Anh Công anh nói sai rồi, làm gì có trận chiến ở San hô thành?”.Lý Công : “Thì ra các ông không phải là nhà thời cuộc là phải,và các ông cũng không hiểu gì về chiến tranh cả .Mấy ông nghe Công tui giải thích này.Chiến tranh có nhiều dạng, dạng dùng súng đạn đánh nhau ngoài chiến trận ,như trước năm 1975 tuị mình đã đánh Việt cộng vậy.Trận chiến mà tôi nói ở San hô thành này là “trận khẩu chiến” hay nói văn hoa hơn là “diễn đàn chiến”. Có một số người còn cho đó là “ ganh tị chiến”, vì họ nói từ chổ ganh ghét nhau về “ tính show up” nên choảng lẫn nhau nên làm rùm beng lên. Lý Cò chen vào hỏi: Mà ai ganh tị ai hả anh Lý Công? Trời ơi cái thằng cha Lý Cò này thật là lạc hậu! Ở cái xứ này mà cha chẳng biết ất giáp gì hết trọ hà! Hãy vãnh lỗ tai nghe Lý Công này vào đề thời sự nóng nhé ! Số là vào đầu tháng 9 dương lịch vừa qua nhóm Văn Đàn Đồng Tâm ở bên xứ Cao Bồi qua vùng Thung Lũng Hoa Vàng của mình đây để giới thiệu quyển Đặc San Đồng Tâm 5. Sở dĩ họ đến đây ra mắt là vì ở xứ San hô dê thành của mình cũng có một số “ đại thi sĩ và văn sĩ” góp mặt trong tờ Đặc san đó. Và nghe đâu ngoài những “đại thi sĩ văn sĩ đực rựa” còn có hai nữ hồng quần một trẻ một già. Cái “ghệ”ï trẻ “Biên Lít” này nghe đâu nhiều chức danh lắm. Nhóm không ưa cái “ghệï” trẻ này thì cho rằng cô ta dùng tiền để mua danh mua phẩm. Nhóm ưa cô ghệï trẻ này thì cho rằng: “ Cô ấy dùng tiền mua danh, nhưng cố có tấm lòng nhân đạo giúp cộng đồng và những người neo đơn” . Lý Cò lên tiếng hỏi Lý Công . Theo anh thì việc làm của cô ghệ trẻ này có đáng ca ngợi không? Chứ tui thì tán thành rồi đấy anh Công à! Lý Công tiếp lời Lý Cò, Công này cũng vậy thôi! Cô dùng tiền mua danh đi nữa , cô ấy vẫn còn có tấm lòng với đồng hương. Chú mày coi đó. Không có một đoàn thể nào mà cô ghệ trẻ này không ít nhiều giúp tiền bảo trợ cho, kể cả việc nhỏ nhặt nhất là ra mắt sách.
Còn bà ghệ già “Ngạc Ông” thì sao? Lý Cò hỏi. Lý Công nói : Bà ghệ già hả! Bả có giúp cho ai đâu, bản thân của bả nghèo rớt mồng tơi làm gì có tiền mà giúp. Đã không giúp được ai, ấy vậy mà còn ghanh ghét người khác, nói hành nói tỏi người khác, đi đến đâu đều gây gỗ, nói xấu kẻ khác. Bà ấy đi đâu cũng vác cái mặt vênh váo như ta đây là đại thi sĩ tầm cỡ ngang với đại thi hào Nguyễn Du vậy. Ai ở xứ San Hô Dê này mà không biết mặt của bà. Bà luôn sống trên ảo tưởng và luôn nói dối để kiếm danh lợi riêng tư cho bà. Chú mầy có đọc thơ văn của bả chưa. Nếu chưa chú mày hãy tìm đọc sẽ thấy cái cách làm thơ của bà “ đại thi sĩ” này liền hà! Đó là tui nói với chú mày về việc thơ của bả. Có lần bả huênh hoang chê thơ của cụ Hà Thượng Nhân là bậc tiền bối trong thơ nghiệp mà hầu hết ai ai cũng đều trọng nể cụ . Bà nói cụ Hà chỉ có tiếng hồi xưa chứ bây giờ làm thơ có hay ho cái gì mà phải trọng nể. Vậy mà có thằng cha nhà báo nào đó thằng giả viết bài nhận định về thơ của con mẻ , bốc con mẻ lên mây xanh cùng với mấy lão già sắp xuống lỗ ở phương trời góc biển nào đâu ấy cũng khen tới tấp nên bả nghĩ là thơ của bả lên tới đỉnh trời rồi. Thế nên bả mới chuyển sang làm văn . Chú mày có biết không một nhà văn lão thành ở San Hô Thành này thường được mời nói về tác phẩm cho các buổi ra mắt sách một bửa nọ đọc tác phẩm của bà viết trong quyển tuyển tập nào đó Lý Công Tui hổng có nhớ rõ. Ông nhà văn này có đưa cho Công này bài viết của bà Công tui đọc thấy mà phát cười cho cái dốt nát về cách dùng từ của bà . Nôi dung của cốt chuyện bả kể về cuộc sống tráo trở gian ác của con người và vì chỗ gian ác tráo trở đó nên ông trời cảnh cáo con người. Bà viết như thế này: “ Cuộc đời là những đổi thay, tráo trở nào ai biết được nên ông Trời đã đặt cho nhân loại một danh từ kép” Nhân Gian” để cảnh cáo loài người nhưng chẳng ai biết sợ cứ thản nhiên hành động bất nhân gian để rồi lãnh hậu quả tức thì….” Lý Cò chú mày thấy đó! Bả có biết dùng từ ngữ gì đâu cho hợp với ý nghĩa của nội dung bả viết. Chú mầy thấy không bả dùng từ sai bét ráo trọi, thay gì chỗ đó người ta phải dùng là “ gian ác” chứ sao dùng là “ Nhân Gian”. Thật hết thuốc chửa . Vậy mà có một nhà văn “ trùng tên với đứa con gái con ba vợ nhỏ của ông cò Quận 9” ( trong tuồng cải lương ông cò Quận của Hà Triều Hoa Phượng) ở bên Tây hay Tàu gì đó khen văn của bà ngang hàng với nhà hai nhà văn lớn có chân trong Tự Lực Văn Đoàn là Nguyễn Thụy Vũ và Nguyễn Thị Vinh (sic) . Thật buồn cười . Chú mày có biết không! Sao vụ ông nhà văn lão thành lên tiếng về việc bà viết văn dùng sai từ ngữ thì bà phản pháo ông nhà văn này liền. Bà tuyên truyền khắp với mọi người : vì lão nhà văn này dê bả, bả hổng chịu nên bịa chuyện nói xấu bả. Chú mày có thấy cái lưỡi của con mẹ này ghê gớm không? Chuyện trắng nói đen vàchuyện đen đổi thành trắng dễ dàng. Vậy mà nhiều tay già ở xứ San Hô Dê này cũng nghe đấy chứ! Già lú lẩn nghe theo lời đường mật thì không đáng trách lắm! Thật đáng trách là thằng nhà báo nào đó nó ăn thứ gì mà ngu muội để bả dụ khị và cứ sa vào lưới nhện của bả mới thật là khốn nạn chứ!
Không biết Lý Cưỡng, Lý Cu và chú mày biết không chứ tao mới vừa nghe , và đọc thấy trên diễn đàn điện tử thấy tên Việt Hải Nào đó phản kháng chửi bả quá trời vì bả vu khống tên này làm văn học ăn tiền. Tên này tức làm cho bả một phát rât nặng . Tên này moi ra cái vụ bà ta muốn dành chức “ Văn Đàn Trưởng “ của Đặc San Đồng Tâm Bắc Cali nên mới nói xấu đời tư của con ghệ trẻ BL cho hai tên lãnh đạo Đồng Tâm biết . Mong hai tên này rút lại quyết định cử con ghệ trẻ làm Văn Đàn Trưởng mà trao chức này cho bà ta . Nhưng hai tên này đâu có nghe lời du khống của bà mới phóng lên internet chơi bà tới bến , bà bị ê mặt mà lại còn bị con ghệ trẻ BL thưa ra tòa . Nghe đâu tên Việt Hải cũng sắp sửa đưa bả ra tòa nữa vì tội mạ lị ông ta.
Lý Cưỡng hỏi: Bộ Văn Đàn Đồng Tâm nổi tiếng và ghê gớm lắm sao mà bả tranh giành ? Lý Công nói: Có cái quái gì đâu mà tiếng tăm. Mỗi năm chỉ ra một lần quyển Đặc San chứ phải là một tờ báo đâu mà lại tranh giành quyền chức. Chỉ có hạng người như bả thuộc loại hám danh , hám lợi mới tranh giành như vậy chứ ai ai có trí óc và có tài năng mà làm như thế.
Trước đây bả đã bị nhiều người đánh trên diễn đàn vì tính “hách xì xằng” của bả . Bả dựa vào người khác để làm cho nổi tiếng nổi tăm. Có người cho rằng bả là “ con ếch mà muốn thành con bò” . Câu này ý họ muốn nói bả không có tài cán gì ráo trọi, và lại nữa trình độ học vấn quá thấp mà lại muốn làm “ mẫu nghi” thiên hạ nên người ta muốn giáo dục bả để bả trở thành người tốt . Nhưng bả không bao giờ biết lẽ phải là gì . Nên họ dần dần tránh xa bả. Chỉ có thằng nhà báo lọt tròng té nổ nào đó nó đui nó mới không thấy cái thủ đọan và cái nết xấu xa của con mẻ nó mới ủng hộ con mẻ để con mẻ ưởng mặt với đời.
Lý Cu hỏi. Theo anh Lý Công thì vụ kiện của con ghệ trẻ BL kiện bả có kết quả không?
Lý Công: Hẳn nhiên là có . Nói xấu đời tư của một người là không được , vì luật định . Hậu quả sẽ bị phạt tiền tùy theo mức án, nếu không bị phạt tiền hiệu quả nhỏ nhất là tòa buộc phải xin lỗi kẻ mình nói xấu và trang trải chi phí các án phí. Nhưng cái điều đó cũng không quan trọng bằng xúc phạm đến dân tộc tính . Những người ngoại quốc họ biết chút ít về ngôn ngữ Việt, thì họ sẽ nghĩ gì về “tính dân tộc”cuả ta?.. Lý Cưỡng hỏi :

-Ba anh kiện nhau việc gì thế?
-Ba con rận đáp:Chúng tôi kiện nhau vì tranh nhau một chổ đất màu mở.
-Con rận kia mới nói:Tôi tưởng các anh chẵng nên tranh lẫn nhau thế làm gì.Các anh chỉ nên lo đến con dao của người đồ tể giết lợn ,ngọn lữacuả bó rơm thui lợn mà thôi. Ba con rận nghe ra,biết là sự dại nên không đi kiện nữa,cùng nhau quần tụ ,làm ăn với nhau,dù no ,dù đói,cũng không bỏ nhau.Con lợn thành ra mỗi ngày một gầy, người ta không làm thịt cứ để nuôi ba con rận,nhờ thế mà no đủ mãi.
Sau khi kể xong ,Lý Công bèn hỏi “Có phải người cùng một xứ mà tranh giành lẫn nhau cái lợi trước mắt, không nghĩ gì cái việc lâu dài cho toàn thể ,thì trí khi thật không bằng mấy con rận nói trong truyện này.Tranh cải nhau, đánh nhau ,kiện nhau ,thì oan oan tương kết, lợi chẵng thấy đâu,chỉ thấy hại,cho một mình và lại hại cho cả đàn,cả lũ nữa.Sao không biết:Sâu đục cây ,cây đổ thì sâu cũng chẵng còn:Trùng hại vật,vật chết thì trùng cũng hết kiếp.
Trong trường hợp bà ghệ già quá hỗn láo cô ghệ trẻ chịu hết nổi thì có thể có kiện tụng , nhưng theo Lý Công thì người đồng hương, cùng chung một hoàn cảnh sống tạm dung trên xứ xở của người,không biết đoàn kết thương yêu nhau , giành giựt nhau từng những quyền lợi nhỏ, để cho kẻ thù mượn dao “đồ tể”tiêu diệt thì thật ư là không ngu muội lắm sao?”
Các ông có đồng ý với Lý côngnày không nào?.
Duy Văn _ Hà ĐìnH Huy
GIỌT BUỒN
Duy Văn - Hà Đình Huy
Tôi trở về nguyên thân làm dã thú
Gọi tên em qua hơi thở nhọc nhằn
Tôi bây giờ nước mắt chảy rưng rưng
Về phố nhỏ tìm em đâu có mặt!
Loài cỏ cây mang lời ca của đất
Tôi đang người mang nổi khổ thâm niên
Miền thời gian mang nếp trán ưu phiền
Tôi xua đuổi thân tôi về hoang dã
Em bé bỏng mang sắc hoa mùa hạ
Chiều lên đi hoa tóc nở bông vàng
Dòng suối xưa đem nước ngọt đi hoang
Ngày tháng lẻ tôi về thương kỷ niệm
Chuyện mình đó ! Thôi bây giờ khâm liệm.
Nói năng gì ? Nói năng gì được hởi em?
Trời mùa đông con nước chảy êm đềm
Tôi chiêm nghiệm nghe giọt buồn rõ xuống
Thành phố đó, có ai thèm chiêm ngưỡng
Khi tôi về mở mắt chịu lưu thân
Khi tôi về qua mấy nẻo phân vân
Đêm thị trấn trần truồng nghiêng mặt ngủ.
Duy Văn - Hà Đình Huy
.jpg)
Gọi tên em qua hơi thở nhọc nhằn
Tôi bây giờ nước mắt chảy rưng rưng
Về phố nhỏ tìm em đâu có mặt!
Loài cỏ cây mang lời ca của đất
Tôi đang người mang nổi khổ thâm niên
Miền thời gian mang nếp trán ưu phiền
Tôi xua đuổi thân tôi về hoang dã
Em bé bỏng mang sắc hoa mùa hạ
Chiều lên đi hoa tóc nở bông vàng
Dòng suối xưa đem nước ngọt đi hoang
Ngày tháng lẻ tôi về thương kỷ niệm
Chuyện mình đó ! Thôi bây giờ khâm liệm.
Nói năng gì ? Nói năng gì được hởi em?
Trời mùa đông con nước chảy êm đềm
Tôi chiêm nghiệm nghe giọt buồn rõ xuống
Thành phố đó, có ai thèm chiêm ngưỡng
Khi tôi về mở mắt chịu lưu thân
Khi tôi về qua mấy nẻo phân vân
Đêm thị trấn trần truồng nghiêng mặt ngủ.
Duy Văn - Hà Đình Huy
BUỔI GIAO MÙA
Duy văn - Hà Đình Huy
Tôi viết cho em bài thơ tình sử
Buổi giao mùa hôm đó hôm nay
Trời SanJose, trời thiếu mưa bay
Em cuối mặt , em âu sầu buồn bã
Tình trung niên, trôi trên khuôn mặt lạ
Hôn tóc người yêu tôi sẽ hẹn hò
Em nhớ nghe em, đừng sợ đừng lo
Thơ tôi viết là tình tôi ở đó
Cuối tháng năm nay, mưa xuân mở ngõ
Tôi mến thương em, yêu mến người tình
Mắt xanh màu trái cấm nguyên trinh
Tôi sẽ nguyện cầu linh hồn tác hợp
Mắt trắng, đẹp hoài mây xanh lớp lớp.
Tôi điệp lời thơ tình sử trung niên
Trời SanJose, đẹp lắm người yêu ơi
Đừng cuối mặt thôi em đừng buồn bã
Duy Văn - Hà Đình Huy

Buổi giao mùa hôm đó hôm nay
Trời SanJose, trời thiếu mưa bay
Em cuối mặt , em âu sầu buồn bã
Tình trung niên, trôi trên khuôn mặt lạ
Hôn tóc người yêu tôi sẽ hẹn hò
Em nhớ nghe em, đừng sợ đừng lo
Thơ tôi viết là tình tôi ở đó
Cuối tháng năm nay, mưa xuân mở ngõ
Tôi mến thương em, yêu mến người tình
Mắt xanh màu trái cấm nguyên trinh
Tôi sẽ nguyện cầu linh hồn tác hợp
Mắt trắng, đẹp hoài mây xanh lớp lớp.
Tôi điệp lời thơ tình sử trung niên
Trời SanJose, đẹp lắm người yêu ơi
Đừng cuối mặt thôi em đừng buồn bã
Duy Văn - Hà Đình Huy
LIÊM, SỈ
Duy Văn - Hà Đình Huy

Ngày nay, với một nền văn minh hiện đại con người đã có những cỡi mỡ về nhận thức mà hiện nay lại còn có những kẻ sĩ loại “sâu đo,” “khom lưng mỏi gối” dâng những kế sách, lập kế hoạch chỉ vẽ, nối giáo cho bọn tài phiệt ngoại nhân đánh phá sự sống yên lành từng lâu nay cuả cộng đồng ngừơi việt tị nạn. Những con người này tạo cơ hội cho ngoại nhân miệt thị đủ điều dân ta . “Nào là thứ ăn cắp mặc dù chỉ ăn cắp báo…” Kẻ ngoại nhân đã vô liêm sỉ với dân ta đã đành rồi ! Nhưng nhóm người việt “cong lưng chuyên nghiệp” lại có quá ư vô liêm sỉ hơn chủ cuả chúng .Vì lẻ rất rõ ràng, khi tên Dê ha Rít chủ tờ “ Vụt mẹ quăng đi ” (nói theo âm đọc lẹ Việt Mercury ) đã la hoán lên có kẻ đã ăn cắp báo cuả hắn ta từ các thùng quảng cáo …” Trong khi tư cách và việc làm tờ báo cuả hắn đã xâm phạm trắng trợn đến quyền lợi sống còn cuả cộng đồng người Việt . Cái tội cuả hắn đáng bị xử giảo nơi công đường, mà hắn vẫn còn trân tráo đến mức đó! Nhưng người Việt vì vốn tính dĩ hoà và truyền thống bác ái lâu đời nên đã đôi khi cảm thông với thái độ trân tráo theo kiểu văn hoá cuả hắn .Đáng trách hơn là sự trân tráo cuả các cu cậu “Da nghệ mũi tẹt ” mà lại tập tễnh theo kiểu văn minh “trân tráo ”cuả Dê ha Rít . Mỗi ngày cứ cố tình lấy dây thừng cột bao tữ cuả dân Việt tị nạn lại .Gần đây số báo 24 xuất bản thứ sáu,ngày 9/7/99, với đầu đề “Tại sao không dứt được vụ làm gia công ?” .Tờ báo “Vụt quăng đi ”ngòm ngó đến khiá cạnh cuả người dân sống bằng nghề điện tử lâu đời tại thung lũng hoa vàng này,trong đó có đa số dân Việt tị nạn .Tờ “Vụt quăng đi ” đã mở đường vạch mé cho các nhà làm luật Tiểu Bang để ý đến lãnh vực này: “Việc lắp ráp những sản phẩm kỷ nghệ tại nhà được trả tiền theo lối gia công,có thể vi phạm một cách đáng kể đến những đạo luật về lao động và an toàn,và làm suy yếu những tiêu chuẩn kiểm soát phẩm chất ”.Tưởng cũng nên nhắc lại nghề gia công điện tử tại gia nơi thung lũng hoa vàng này,đã giúp cho đa số gia đình người Việt tị nạn có được một đời sống ổ định nơi xứ người .Nếu như thời gian tới đây các nhà lập pháp Mỹ vì có sự thu thập quan điểm “đáng tin cậy ” nơi tờ “Vụt quăng đi ”này (vì những lời lẽ trong tờ báo này đượcxem như là một lời đề nghị ).Không biết điều gì có thể xãy ra,các nhà lập pháp Tiểu Bang sẽ có thể đưa ra một đạo luật có liên quan với sự việc trên bất lợi cho công việc làm ăn cuả người dân sống bằng nghề gia công như trên .Thì thử hỏi có bao nhiêu gia đình người Việt sẽ bị đổ vỡ, bao nhiêu sẽ trở nên thất nghiệp và kéo theo đó là sự ly tán,mất hạnh phúc . Cái tội ác này, sẽ thuộc về Dê ha Rít và nhóm Việt “lưng cong gối mọp.”
“Tuy vậy muà đông rét mướt cây Tùng, cây Bách vẫn xanh, mưa gío tối tăm gà trống vẫn gáy .Đời trong hôn mê, vẫn có người tỉnh .Chúng ta vẫn tin tưởng các bậc sĩ phu các bậc trưởng thượng,và nhất là thân nhân cuả cu cậu “ chủ viết” tờ “Vụt quăng đi ”nên có chương trình gia huấn lại với “nhóc tì ”cuả mình để đừng quấy khổ thêm cho người đồng loại nữa .Câu chuyện sau đây có thể là một bài học đáng suy gẫm : “Một viên quan nói với ông Nhan Chi Suy. Tôi có đứa con 17 tuổi học đã thông. Tôi cho nó học tiếng nước Tiên Ti,tập gãy đàn tì bà, lớn lên theo hầu đám công khanh, thế thì nào rồi cũng được sung sướng .Nhan Chi Suy nghe nói, nín lặng không trả lời, sau về nhà bảo con cháu rằng : “Người này dạy con lạthay. Như ta, nếu học cách ấy, dù được phú quí đến đâu ta cũng không mong cho các con vậy ”.
Những kẻ mất hết liêm sỉ, chỉ biết chăm chăm,xu thời hay nịnh đời xem câu chuyện này,nghĩ chẳng đáng thẹn lắm ru!
Duy Văn - Hà Đình Huy
TÌNH CHO EM
Duy Văn - Hà Đình Huy
Tôi viết tình tôi trên trang giấy nhỏ
Mùa xuân nay năm mươi tuổi rồi em!
Mang tâm tư, của một kẻ tha phương
Hận vong quốc , ngày đêm lòng vằng vặc
Những mùa xuân chảy dài trên tóc bạc
Không có em, không nắng ấm quê nhà
Sống cuộc đời, trong vật chất xa hoa
Nhưng thiếu hẵn , sự mặn mà quê mẹ
Anh vẫn níu , niềm tin trong lặng lẽ
Mùa xuân về, mùa quang phục quê hương
Gặp lại em, nơi đất mẹ thân thương
Có nước mắt , có nụ hôn nồng thắm
Xuân ở đây, không có em – thầm lặng
Nắng cũng buồn, gió vẫn nặng – se lòng
Với tâm hồn mang nhiều nỗi thương mong
Xin cho gởi tấm lòng thương tổ quốc.
Duy Văn - Hà Đình Huy

Mùa xuân nay năm mươi tuổi rồi em!
Mang tâm tư, của một kẻ tha phương
Hận vong quốc , ngày đêm lòng vằng vặc
Những mùa xuân chảy dài trên tóc bạc
Không có em, không nắng ấm quê nhà
Sống cuộc đời, trong vật chất xa hoa
Nhưng thiếu hẵn , sự mặn mà quê mẹ
Anh vẫn níu , niềm tin trong lặng lẽ
Mùa xuân về, mùa quang phục quê hương
Gặp lại em, nơi đất mẹ thân thương
Có nước mắt , có nụ hôn nồng thắm
Xuân ở đây, không có em – thầm lặng
Nắng cũng buồn, gió vẫn nặng – se lòng
Với tâm hồn mang nhiều nỗi thương mong
Xin cho gởi tấm lòng thương tổ quốc.
Duy Văn - Hà Đình Huy
Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015
ĐÒI LẠI HOÀNG – TRƯỜNG SA
Duy Văn - Hà Đình Huy
Trời đã phân minh- định rõ ràng
Đất Nam
là phải của dân Nam
Không ai có thể vào
xâm lấn
Mạng phải đền thôi chớ ngỡ ngàng
VUA- DÂN ĐÁNH GIẶC
Ngày xưa Hưng Đạo đánh quân Nguyên
Nhiều danh tướng giặc chết trận tiền
Thoát Hoan thoát chết chui vào ống (1)
Bí mật trốn ra khỏi đất liền
Đầu Xuân Nguyễn Huệ diệt quân Thanh
Đại đế Quang Trung phá tan tành
Hơn hai mươi vạn quân cướp nước
Tôn Sĩ Nghị thành tướng bại danh
Mười năm kháng chiếng chống quân Minh
Lê Lợi làm cho giặc phải kinh
Chém đầu hai tướng Hanh và Liễu (2)
Cả đám Minh nô thấy giật mình
Còn nhiều nữa những tấm gương
Tổ tiên dân Việt rất phi thường
Bà Trưng, bà Triệu trừ Nam Hán(3)
Tô Định nhiều phen
hồn xuất dương
Đẩy lùi quân địch khỏi biên cương
Ngô Quyền uy thế một đại vương
Bạch Đằng cọc nhọn đâm tàu giặc
Thây chết ngổn ngang khắp mọi phương
Lịch sử Việt Nam đã chứng
minh
Qua nhiều triều đại chẳng làm thinh
Khi quân Tàu đến và xâm chiếm
Đất nước yêu thương của dân mình
NGÀY NAY
TẠI SAO!? TẠI SAO? VÀ TẠI SAO!?
CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN
VIỆT NAM
LẠI LÀM NGƠ?!!!
Để cho Tàu cộng chiếm cõi bờ
Đem quân chiếm cứ hai hòn đảo
Trường – Hoàng đất nước ta trước giờ
Lại còn bắt bớ những người dân
Yêu nước thương nòi quyết xả thân
Biểu tình chống lại loài quỹ dữ
Đem bỏ tù lao để chết dần
Hởi toàn dân Việt hãy đứng lên
Ơn nhà, nợ nước phải báo đền
Cùng nhau tống cổ quân cướp nước
Ra khỏi quê hương- hãy vùng lên
Đứng lên - đứng lên- đồng bào ơi!
Trẻ già, trai gái khắp mọi nơi
Đánh Tàu diệt Cộng đòi hải đảo
Giữ nước non ta đến muôn đời.
DUY VĂN
- HÀ ĐÌNH HUY
(1) Thái Tử
Thoát Hoan
của quân Nguyên Mông
chui vào ống đồng
trốn về Trung Hoa.
(2) Hứa Thế Hanh
và Liễu Thăng
(3) Quân Nam Hán
cai trị Trung Hoa
ƠN CHA
Duy văn - Hà Đình Huy
Hằng ngày con đốt nén hương
Trên bàn thờ tổ tông đường Nguyễn Gia
Con nhìn di ảnh của cha
Ngậm ngùi nhớ lại xót xa trong lòng
Nhà nghèo bao nỗi long đong
Cha đi làm mướn ngoài đồng ruộng xa
Tháng lương không đủ tiền nhà
Cha cũng cắc củm mua quà cho con
Nửa khuya cha còn trên non
Đốn cây làm củi, tóm gom vác về
Đường truôn, đèo dốc sơn khê
Có nhiều cọp dữ tư bề bủa giăng
Heo rừng cùng rắn và trăn
Đường về cha phải nhọc nhằn mới qua
Sáng sớm vừa về đến nhà
Đưa con đi học ngoài xa- thị thành
Còng lưng xe đạp phóng nhanh
Con vào lớp học thực hành chữ nhân
Bây giờ con đã thành thân
Cha giờ cũng đã yên phần giấc mơ
Ngày xưa cha mong con thơ
Làm thầy giáo dạy trẻ thơ trong làng
Vì đời cha quá cơ hàn
Không được đi học làm quan với đời
Thân cha không chút thảnh thơi
Cha hy sinh cả một thời thanh xuân
Mùa Đông sương phủ đầy rừng
Nằm trong cái nóp(1) tưởng chừng tại gia
Khổ thân làm kẻ xa nhà
Thương con, thương vợ xót xa tâm hồn
Cần tiền cha phải bôn chôn
Làm ăn xứ lạ thân đơn một mình
Hàng năm đến mùa Phục Sinh
Nhà thờ Thiên Chúa rập rình tiếng chuông
Vẳng xa tiếng kinh giáo đường
Hòa theo ngọn gió tứ phương đưa về
Nhắc chừng những kẻ xa quê
Cho dù ngăn cách hương thề chẳng phai
Ơn cha cao tận non đoài
Tình cha biển rộng sông dài mênh mông
Con nguyền khắc cốt ghi lòng
Quyết tâm thờ phượng tổ tông muôn đời.
Duy văn - Hà Đình Huy
(1) cái nóp: một cái bao bằng vải, hay bằng đưng lát, người ta có thể chui vào trong thay mùng để ngủ.
Hằng ngày con đốt nén hương
Trên bàn thờ tổ tông đường Nguyễn Gia
Con nhìn di ảnh của cha

Nhà nghèo bao nỗi long đong
Cha đi làm mướn ngoài đồng ruộng xa
Tháng lương không đủ tiền nhà
Cha cũng cắc củm mua quà cho con
Nửa khuya cha còn trên non
Đốn cây làm củi, tóm gom vác về
Đường truôn, đèo dốc sơn khê
Có nhiều cọp dữ tư bề bủa giăng
Heo rừng cùng rắn và trăn
Đường về cha phải nhọc nhằn mới qua
Sáng sớm vừa về đến nhà
Đưa con đi học ngoài xa- thị thành
Còng lưng xe đạp phóng nhanh
Con vào lớp học thực hành chữ nhân
Bây giờ con đã thành thân
Cha giờ cũng đã yên phần giấc mơ
Ngày xưa cha mong con thơ
Làm thầy giáo dạy trẻ thơ trong làng
Vì đời cha quá cơ hàn
Không được đi học làm quan với đời
Thân cha không chút thảnh thơi
Cha hy sinh cả một thời thanh xuân
Mùa Đông sương phủ đầy rừng
Nằm trong cái nóp(1) tưởng chừng tại gia
Khổ thân làm kẻ xa nhà
Thương con, thương vợ xót xa tâm hồn
Cần tiền cha phải bôn chôn
Làm ăn xứ lạ thân đơn một mình
Hàng năm đến mùa Phục Sinh
Nhà thờ Thiên Chúa rập rình tiếng chuông
Vẳng xa tiếng kinh giáo đường
Hòa theo ngọn gió tứ phương đưa về
Nhắc chừng những kẻ xa quê
Cho dù ngăn cách hương thề chẳng phai
Ơn cha cao tận non đoài
Tình cha biển rộng sông dài mênh mông
Con nguyền khắc cốt ghi lòng
Quyết tâm thờ phượng tổ tông muôn đời.
Duy văn - Hà Đình Huy
(1) cái nóp: một cái bao bằng vải, hay bằng đưng lát, người ta có thể chui vào trong thay mùng để ngủ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)