Thứ Hai, 16 tháng 1, 2023

TÀI LIỆU ĐƯỢC TÌM THẤY TẠI VĂN PHÒNG CỦA TỔNG THỐNG BIDEN

 


 BM

Theo ông Paul Kamenar, một biện lý của Trung tâm Chính sách và Pháp lý Quốc gia (NLPC), việc phát hiện ra các tài liệu có khả năng là [tài liệu] mật tại văn phòng cũ của Tổng thống (TT) Joe Biden ở Trung tâm Penn Biden làm dấy lên lo ngại về liên hệ của trung tâm này với Trung cộng và có khả năng là với Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCS_TC).


BM


Hồi tháng Mười Một, các luật sư được giao nhiệm vụ đóng cửa khu văn phòng của TT Biden tại Trung tâm Ngoại giao và Hợp tác Toàn cầu Penn Biden — một khu văn phòng ở Hoa Thịnh Đốn mà TT Biden cùng chia sẻ với Đại học Pennsylvania — đã phát hiện ra các tài liệu có khả năng là tài liệu mật trong một tủ khóa kín. Được biết, sau khi phát hiện ra, các luật sư của chính phủ TT Biden đã liên lạc với Cục Quản lý Hồ sơ và Lưu trữ Quốc gia (NARA) để chuyển giao những tài liệu này.


Chính phủ TT Biden đã công khai thông báo về việc phát hiện ra những tài liệu này vào thứ Hai, hôm 09/01, hơn hai tháng sau khi các luật sư đó chuyển các tài liệu cho NARA.


BM


Trong một cuộc phỏng vấn với ông Kamenar bày tỏ lo ngại về việc phát hiện ra những tài liệu này vì trong những năm gần đây, Đại học Pennsylvania đã nhận được gần 63 triệu USD từ Trung cộng.


“Và tất nhiên, vì Trung tâm Penn Biden được Đại học Pennsylvania tài trợ, nên có một mối liên hệ rõ ràng ở đây,” ông Kamenar nói. “Và cuộc điều tra của chúng tôi, trên thực tế là khiếu nại của chúng tôi với Bộ Giáo dục rằng trung tâm Biden đang nhận được rất nhiều tiền từ Trung cộng, từ các tổ chức Cộng sản Trung cộng ở đó mà thực sự không được tính đến.”


BM


Hồi tháng 05/2020, NLPC đã đệ đơn khiếu nại, yêu cầu Bộ Giáo dục điều tra trường đại học này và Trung tâm Penn Biden về các khoản đóng góp từ các nguồn ẩn danh của Trung cộng.


“Trong vài năm qua, Đại học Pennsylvania đã nhận được các khoản đóng góp với tổng giá trị khoảng 63 triệu USD. Trong số đó, 22 triệu USD được liệt kê là ẩn danh. Ngoài ra, có một khoản quyên góp trị giá 14.5 triệu USD từ một nguồn ẩn danh duy nhất ở Trung cộng. Số tiền đó đã được đóng góp vào năm 2018 khi trung tâm Biden mở cửa, và nhiều tiền hơn đã được quyên góp vào năm 2019 sau khi TT Biden tuyên bố rằng ông sẽ tranh cử tổng thống. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, làm thế nào mà số tiền Trung cộng này đến được trung tâm Biden?” ông Kamenar nói với NTD News.


BM

Theo ông Kamenar, Đại học Pennsylvania khẳng định Trung tâm Penn Biden được tài trợ thông qua ngân khố chung của trường đại học, nhưng ông cho biết câu trả lời đó là nhằm “tránh né sự chất vấn” về việc liệu các khoản đóng góp ẩn danh của Trung cộng cho trường đại học này có liên quan đến mối liên hệ của TT Biden với trường hay không?


“Tiền từ Trung cộng đến Đại học Pennsylvania sẽ đi đâu? Số tiền đó không được trao cho khoa thanh nhạc tại Đại học Pennsylvania. Đại học Pennsylvania có nhiều học viện liên quan đến Trung cộng trong hệ thống đại học và Trung tâm Biden là một trong số đó,” ông Kamenar nói. “Vì vậy, không cần phải có Sherlock Holmes để suy luận rằng rất nhiều số tiền Trung cộng này đang được chuyển đến Trung tâm Biden.”


Các phát hiện đặt ra câu hỏi về cách thức và thời điểm tài liệu được chuyển đi


BM

Tòa Bạch Ốc đã thừa nhận rằng, ngoài lần phát hiện các tài liệu đầu tiên tại Trung tâm Penn Biden hôm 02/11, một bộ tài liệu khác cũng được tìm thấy tại tư gia của TT Biden ở Wilmington, Delaware hôm 20/12/2022, sau đó lại phát hiện tài liệu ở đó hôm 12/01/2022.


Ông Kamenar cho rằng chính phủ TT Biden đã quyết định trì hoãn việc công bố những phát hiện tài liệu ban đầu của họ cho đến sau cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022.


BM

“Bộ tài liệu đầu tiên được phát hiện hôm 02/11, sáu ngày trước cuộc bầu cử giữa kỳ nên tôi có thể hiểu tại sao họ giữ bí mật cho đến sau cuộc bầu cử. Nhưng bây giờ là hai tháng sau rồi, và cuối cùng chúng ta mới biết về điều này. Tôi nghĩ họ đang cố giữ kín chuyện này,” ông Kamenar cho hay.


Những tài liệu có khả năng là tài liệu mật này được tìm thấy tại văn phòng cũ của TT Biden và tại tư gia của ông ấy có thể có từ thời ông còn là phó tổng thống trước khi rời nhiệm sở vào năm 2017.


BM


Ông Kamenar cho biết những lần phát hiện tài liệu này đặt ra câu hỏi về thời điểm những tài liệu đó có khả năng bị mang đi khỏi Tòa Bạch Ốc và nơi chúng được cất giữ trong khoảng thời gian giữa nhiệm kỳ phó tổng thống của ông Biden và khi ông trở lại Tòa Bạch Ốc với tư cách là tổng thống. Ông Biden trở thành giáo sư danh dự tại Đại học Pennsylvania vào năm 2017 và Trung tâm Penn Biden khai trương vào năm 2018.


“Xét về thời điểm những tài liệu này được mang đi khỏi Tòa Bạch Ốc [là] khi ông Biden rời Tòa Bạch Ốc vào năm 2017, chúng dường như đã được đưa đến nhà của ông ấy ở Delaware, và từ đó, đến Đại học Pennsylvania, và trở lại trung tâm Biden ở đây,” ông Kamenar nói.


BM


Ông Kamenar cũng đặt câu hỏi về thời điểm đưa ra quyết định cuối cùng về việc đóng cửa Trung tâm Penn Biden hồi tháng 11/2022 — khoảng hai năm sau khi ông Biden đắc cử tổng thống — và sự tham gia của các luật sư trong quyết định đó.


“Tại sao ông ấy lại đóng cửa văn phòng của mình ở đây, trung tâm Biden này hồi tháng Mười Một khi ông ấy đã rời văn phòng đó được hai năm rồi? Tại sao phải mất hai năm thì ông ấy mới nói, này, tôi không cần văn phòng ở trung tâm Biden đó nữa, lẽ ra tôi nên chuyển đi phải không? Và sau đó tại sao ông lại thuê các biện lý tư nhân với giá cao của Hoa Thịnh Đốn để thực hiện việc chuyển văn phòng đó? Ý tôi là, khi quý vị dự định chuyển văn phòng của mình, quý vị sẽ thuê một công ty chuyển nhà hoặc nhân viên hoặc thực tập sinh nào đó, và nói ‘này, hãy chuyển những chiếc hộp này về,’” ông Kamenar giải thích. “Vì vậy, có rất nhiều thứ cần được tìm hiểu ở đây.”


So sánh với các tài liệu ở Mar-a-Lago của ông Trump


BM


Ông Kamenar cũng đề cập đến những so sánh giữa việc phát hiện ra các tài liệu tại văn phòng và tại tư gia của TT Biden với cuộc đột kích của FBI vào khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của cựu Tổng thống Donald Trump để thu hồi các tài liệu có khả năng là tài liệu mật tại khu dinh thự đó ở Florida.


Biện lý này cho biết không có nhiều khác biệt căn bản giữa các trường hợp của hai ông Trump và Biden.


“Cả hai đều liên quan đến việc lưu giữ thông tin mật không đúng cách. Và chắc chắn rằng có nhiều tài liệu hơn ở Mar-a-Lago. Nhưng đó không phải là một sự phân biệt về mặt pháp lý,” ông nói.


BM


Theo ông Kamenar, một điểm khác biệt khác là ông Trump có thẩm quyền giải mật các tài liệu đó khi ông còn là tổng thống. Thật vậy, ông Trump đã tuyên bố rằng mình đã giải mật các tài liệu mà các đặc vụ FBI đã phát hiện từ dinh thự của ông hồi tháng Tám.


“Tổng thống Trump có thẩm quyền giải mật các tài liệu mà ông ấy đã mang từ Tòa Bạch Ốc đến Mar-a-Lago,” ông Kamenar cho hay. “Ông Joe Biden, với tư cách là phó tổng thống, không có thẩm quyền đó. Vì vậy, ông ấy không thể tuyên bố rằng, ‘Ồ, tôi đã giải mật những tài liệu này.’ Vì vậy, đó là sự khác biệt thực sự có lợi cho ông Donald Trump.”


BM


Sau lần công bố đầu tiên về các tài liệu được tìm thấy tại Trung tâm Penn Biden, Dân biểu Jamie Raskin (Dân Chủ-Maryland), thành viên Đảng Dân Chủ hàng đầu trong Ủy ban Giám sát Hạ viện, cho biết nhóm của TT Biden “dường như đã có hành động ngay lập tức và đúng đắn” khi họ thông báo cho NARA sau khi tìm thấy những tài liệu này.


Biện lý đặc biệt của tổng thống, ông Richard Sauber, cũng cho biết những tài liệu này có thể đã được đưa đến tư gia và văn phòng của TT Biden do nhầm lẫn.


Ông Sauber cho biết ông Biden “rất xem trọng thông tin và tài liệu mật,” đồng thời cho biết thêm “chúng tôi tin rằng một cuộc điều tra kỹ lưỡng sẽ cho thấy những tài liệu này đã vô tình bị đặt nhầm chỗ, và Tổng thống cùng các luật sư của ông đã hành động ngay khi phát hiện ra sai sót này.”


Ông Kamenar ca ngợi quyết định của Tổng Chưởng lý Merrick Garland về việc chỉ định một biện lý đặc biệt để điều tra các tài liệu được tìm thấy tại tư gia và văn phòng của TT Biden để cho thấy rằng cả hai trường hợp của ông Biden và ông Trump đều đang được đối xử nghiêm túc.


BM


“Cuối cùng, điều quan trọng là phải có một biện lý đặc biệt được chỉ định để điều tra các tài liệu của ông Biden, bởi vì đó là những gì họ đã làm với ông Trump và người dân Mỹ cần thấy rằng công lý đang được thực thi một cách bình đẳng ở đây và [trong] cả hai trường hợp,” ông Kamenar cho hay.




Ryan Morgan & Steve Lance  _  Nhã Đan


BM

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2023

 ĐẠI LỄ KỶ NIỆM 74 TỬ SĨ TRẬN CHIẾN HOÀNG SA

Sáng ngày 15- 01- 2023, tại thư viện Tully số 880 thuộc thành phố San jose. Hội Hải Quân Bạch Đằng đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm các chiến sĩ tử trận Hoàng Sa năm 1974.

Tham dự gồm đại diện nhiều Hội Đoàn, Đoàn Thể quốc gia, các cựu quân nhân một số  binh chủng VNCH và Đồng Hương tị nạn CS. Sau Lễ chào cờ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà. Ông Lê Thái Phúc cựu sĩ quan Hải Quân trình bày sơ qua về diễn tiến cuộc chiến Hoàng Sa. Cựu Đại Tá Trần Thanh Điền đã cho mọi người tham dự biết về bút lệnh của Tổng Thống VNCH ra lệnh cho chỉ huy trưởng vùng 1 Duyên Hải phải dung tất cả ngoại giao để mới các chiếc tàu có mặt  phải rời vị trí  họ đang có mặt và dùng truyền tin cũng như đèn hiệu cờ hiệu để thông báo cho phía tàu của đối phương để họ biết đây là hải đảo thuộc lãnh thổ của VNCH. Đồng thời ông ra lệnh phải bảo vệ lãnh thổ và nếu cần ra tay trước vì lực lượng của chúng ta yếu hơn…,và nhờ yếu tố  bất ngờ đó nên Hải Quân VNCH đã đã đạt được những thành tích khả quan nhất định.

Bàn thờ 74 tử sĩ 

“ Hôm nay, là ngày kỷ niệm của 74 tử sĩ Hải Quân, chúng ta tưởng niệm và ghi nhớ sự hy sinh của họ. Và chúng ta phải biết ơn họ, những người đã hy sinh giữ lãnh thổ cho dân tộc. Những người tử sĩ  Hải Quân VNCH họ đã làm tròn nhiệm vụ  cảu người trai thời chiến”. Ông nói.

Theo đài BBC và sự nghiên cứu của ông Nguyễn Hùng Cường ( Viện Nghiên Cứu Khoa Học Biển và Hải Đảo) và  Giáo sư Hoàng Việt .Cách đây 48 năm, ngày 19/1/1974, chính quyền Trung Quốc đã đưa quân tấn công lực lượng đồn trú của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trên quần đảo Hoàng Sa. Đây là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp được của mỗi người dân Việt Nam luôn đau đáu một lòng hướng về hai quần đảo có vị trí chiến lược đặc biệt của Tổ quốc – Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam.Trung Quốc tuyên truyền trong nước rằng cuộc tấn công xâm lược vào khu vực quần đảo Hoàng Sa năm 1979 chỉ mang tính “tự vệ”. Tuy nhiên, giới quan sát quốc tế chỉ rõ, Bắc Kinh bịa đặt trắng trợn về bản chất cuộc hải chiến.

Theo chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông, Thạc sĩ Hoàng Việt, Hoàng Sa chính là sự kiện mở đầu cho chuỗi những hành động quân sự thể hiện tham vọng của Trung Quốc đối với các đảo, bãi đá ngoài khơi Biển Đông.

 

Ông Lê Thái Phúc

Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa 1974 (hay còn gọi là hải chiến Hoàng Sa) là sự kiện Trường Sa 1988 (hải chiến Trường Sa 1988), cũng như sự kiện bãi Vành Khăn 1995.

Tháng 1/1947, Trung Quốc, lúc đó là chính quyền của quân Tưởng Giới Thạch đã đổ bộ lên đảo Phú Lâm (Woody) của quần đảo Hoàng Sa. Phía Pháp lập tức phản đối việc chiếm hữu trái phép này của Trung Quốc và cử một phân đội ra quần đảo Hoàng Sa, lập đồn binh và xây trạm khí tượng.

Năm 1947, Pháp đề nghị đưa vấn đề tranh chấp ra Trọng tài quốc tế nhưng Trung Hoa từ chối. Đến năm 1950, sau khi chính phủ của Tưởng Giới Thạch phải chạy ra đảo Đài Loan, quân của Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm (quần đảo Trường Sa). Tháng 10/1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Tháng 5/1950, quân đội Quốc dân Đảng phải rời khỏi các đảo Phú Lâm và Ba Bình (quần đảo Trường Sa).

Theo thạc sĩ Hoàng Việt, lúc này, các trại đồn trú của Pháp vẫn được tiếp tục duy trì ở Hoàng Sa. Đến ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý quần đảo này.

Quan khách tham dự

“Thủ hiến Trung phần Việt Nam lúc bấy giờ là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành quản lý quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1954, 2 quần đảo này được đặt dưới sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa”, ông Việt nhắc lại.

Tháng 4/1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, đội tuần tra của Pháp trên đảo Hoàng Sa được thay thế bởi đội tuần tra của chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Nhưng khi đó, chính quyền Trung Quốc Đại lục đã bí mật cho quân đổ bộ chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa (cụm An Vĩnh). Trong khi phía Tây, nhóm Lưỡi Liềm, còn gọi là Nguyệt Thiềm vẫn do quân đội Việt Nam đóng trên đảo Hoàng Sa nắm giữ.

Quý cựu quân nhân

Tới ngày 1/6/1956, ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Vũ Văn Mẫu xác nhận lại chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo. Ngày 22/8/1956, một đơn vị hải quân của Việt Nam Cộng hòa đã cắm cờ trên quần đảo Trường Sa và dựng bia đá.

Cho tới năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng, khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở đây.

Từ nửa sau thế kỷ trước, tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Geneve năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã kịch liệt phản đối các yêu sách của Bắc Kinh.

Ngày 19/1/1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm các đảo do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng, 64 sĩ quan và binh sĩ Sài Gòn hy sinh, Trung Quốc chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.


30 phút đấu pháo trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974

Đúng 10h25 ngày 19/1/1974, đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh tấn công các chiến hạm Hải quân Trung Quốc nhằm tái chiếm Hoàng Sa. Hải pháo hai bên nã đạn trực tiếp không ngừng.

Chuẩn bị cho trận chiến, Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 duyên hải Việt Nam Cộng hòa đã thành lập Hải đoàn đặc nhiệm bảo vệ Hoàng Sa, gồm các chiến hạm và sĩ quan được bổ sung từ Bộ Tư lệnh Hải quân tại Sài Gòn. Chỉ huy trưởng Hải đoàn đặc nhiệm là đại tá Hà Văn Ngạc.


Các thập niên 1950, 1960 và 1970, Hải quân Mỹ thường tân trang chiến hạm cũ từ Chiến tranh thế giới thứ II rồi viện trợ cho đồng minh ở châu Á như Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa, Philippines… Vũ khí, hệ thống điện tử, hệ thống điều khiển của tàu viện trợ đều lỗi thời. Trong khi đó, Liên Xô, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Âu đã trang bị cho hải quân theo quan điểm đổi tiện nghi, trang bị điện tử để lấy ưu thế về tốc độ, vũ khí và dùng những chiến thuyền nhỏ tấn công các chiến hạm lớn.

 

Trận chiến Hoàng Sa diễn ra chủ yếu trong lòng của vùng đảo Nguyệt Thiềm, chiến hạm Trung Quốc nhỏ, nằm sát mặt nước nên rất khó bắn trúng, đồng thời dễ dàng nâng cao độ của hải pháo, tạo thế tấn công hữu hiệu. 

Hải pháo của chiến hạm Việt Nam Cộng hòa nằm trên cao so với hải pháo Trung Quốc nên khó xoay trở ở cự ly gần. Hơn nữa, khi Mỹ chuyển giao các chiến hạm cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa, các trang bị tối tân như pháo 76,2 ly bắn nhanh tự động với hệ thống radar kiểm soát (radar control) và khóa mục tiêu (lock-on system) đã bị tháo gỡ hoặc không còn sử dụng được. 

Khẩu 127 ly trên các tuần duyên hạm của Việt Nam Cộng hòa đều phải điều chỉnh bằng tay nên nhịp bắn rất chậm, chỉ hữu hiệu trong việc yểm trợ hải pháo.

Trung Quốc có đủ tất cả lực lượng hải, lục, không quân và tiềm thủy đỉnh (tàu ngầm) túc trực, sẵn sàng tham chiến. Việt Nam Cộng hòa chỉ có chiến đấu cơ tốt nhất là loại F5E, tầm hoạt động ngắn, đủ nhiên liệu bay ra Hoàng Sa rồi quay về mà không thể ở lại yểm trợ hoặc chiến đấu. 

Trước giờ khai hỏa

Diễn biến được coi là khởi đầu trận hải chiến vào ngày 11/1/1974, khi Trung Quốc tuyên bố quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Ngay lập tức, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Vương Văn Bắc lên tiếng bác bỏ lời tuyên bố vô căn cứ và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc. Từ thời điểm này, liên tục có những diễn biến căng thẳng cả trên thực địa lẫn mặt trận ngoại giao đến khi cuộc nổ súng bắt đầu.


Ngày 15/1/1974, Hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam khi đổ bộ chiếm đóng các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Cam Tuyền.

10h, HQ16 đi tuần tiễu phát hiện trên đảo Cam Tuyền cắm cờ Trung Quốc và gần đó là một tàu đánh cá Trung Quốc màu xanh xám, mang tên Nam Ngư, số 402, có đại bác 25 ly. Tàu HQ16 đã dùng quang hiệu yêu cầu tàu Trung Quốc rời đảo nhưng tàu này không trả lời. Chiều cùng ngày, tàu Trung Quốc mới rời khỏi đảo.


Ngày 16/1/1974
, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc gửi công hàm cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để lưu ý tình hình căng thẳng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, xảy ra bởi lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Sáng sớm hôm đó, HQ16 đi tuần và phát hiện trên đảo Quang Hòa có chòi canh, vọng gác cao gắn cờ Trung Quốc cùng một chiến hạm Trung Quốc di chuyển quanh đảo. HQ16 yêu cầu tàu này rút lui nhưng không có tín hiệu trả lời. Đảo Duy Mộng không có người nhưng có hai tàu nhỏ của Trung Quốc ở gần bờ.

Trưa 16/1, HQ16 đưa 16 nhân viên cơ hữu lên đảo Vĩnh Lạc để thám sát, phát hiện có mộ và bia đã đề chữ Hán. Lúc 15h35, HQ16 ghi nhận tại Tây Nam đảo Cam Tuyền có hai tàu đánh cá Trung Quốc được vũ trang đại bác 25 ly, mang số 402 và 407.

Ngày 17/1, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa gửi công hàm cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đề nghị ban bố mọi biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình.

Ads by Trên thực địa, lúc 11h, HQ16 hoàn tất đổ bộ đoàn 15 nhân viên cơ hữu lên tăng cường giữ đảo Vĩnh Lạc. Nhóm này có nhiệm vụ phá hủy các tấm mộ bia và tổ chức phòng thủ trên đảo.

15h cùng ngày, HQ16 đến đảo Cam Tuyền, án ngữ tại phía Đông Nam để yểm trợ cho HQ4 đổ bộ 27 biệt hải lên phía Tây đảo Cam Tuyền trong khi hai tàu Trung Quốc 402 và 407 đang ở phía Nam đảo Cam Tuyền.

18h, HQ4 phát hiện hai tàu Trung Quốc Kronshtadt 271 và 274 từ đảo Quang Hòa tiến về đảo Cam Tuyền. HQ4 đã dùng quang hiện yêu cầu các tàu này rời đi, tàu Trung Quốc cũng dùng quang hiệu trả lời rằng các đảo này thuộc chủ quyền của họ và yêu cầu chiến hạm Việt Nam Cộng hòa rút lui. Tiếp đó, các tàu này chạy quanh HQ4 và di chuyển chặn đầu chiến hạm, bất chấp quy tắc hàng hải quốc tế.

Ngày 18/1, một trong bốn tàu Trung Quốc rời đảo Quang Hòa tiến về HQ4 lúc 4h30. Nhưng sau khi HQ4 tiến sát tàu địch thì tàu này rút lui về phía đảo Quang Hòa. 8h45, HQ16 phát hiện thêm một tàu Trung Quốc di chuyển phía Đông Nam đảo Duy Mộng. Trên đảo đã thấy cờ Trung Quốc.

10h30, HQ4 hoàn tất đổ bộ đoàn 15 nhân viên cơ hữu lên tăng cường giữ đảo Cam Tuyền và rút tất cả 27 biệt hải trở về chiến hạm. Tàu Trung Quốc mang số hiệu 407 tiến về phía HQ16.

15h cùng ngày, Đại tá Hà Văn Ngạc và HQ5 đến Hoàng Sa. Hải đoàn gồm HQ4, HQ5, HQ16 tiến về Quang Hòa với hy vọng có thể đổ bộ toán hải kích lên đảo. Hai tàu Trung Quốc 271 và 274 tiến tới chặn đường. Hai bên liên lạc quang hiệu, xác nhận Hoàng Sa là lãnh hải của mình và yêu cầu phía bên kia phải rời ngay lập tức. Với hành động cố tình chặn đường có thể gây đụng tàu, Hải đoàn trở về phía Nam đảo Hoàng Sa, tiếp tục theo dõi chiến hạm Trung Quốc.

19h15, HQ5 phát hiện thêm hai chiến hạm Trung Quốc loại T43 cải biến mang số 389 và 396.

23h, Đại tá Hà Văn Ngạc nhận lệnh tái chiếm đảo Quang Hòa một


cách hòa bình. Vị Chỉ huy trưởng chia Hải đoàn ra làm hai phân đoàn đặc nhiệm: Phân đoàn một gồm HQ4 và HQ5 do trung tá Vũ Hữu San, chỉ huy với nhiệm vụ có mặt tại phía Nam và Tây Nam đảo Quang Hòa để đổ bộ hai toán hải kích và biệt hải. Phân đoàn hai gồm HQ10 và HQ16 do trung tá Lê Văn Thự chỉ huy với nhiệm vụ giữ nguyên vị trí trong lòng vùng đảo Nguyệt Thiềm để yểm trợ cho việc đổ quân. Nếu cuộc đổ bộ không thành thì các chiếm hạm sẽ dùng hỏa lực tiêu diệt hai chiến hạm chủ lực của địch (271 và 274), còn quân Trung Quốc sẽ là mục tiêu tấn công cuối cùng.

19/1/1974 - Cuộc đấu pháo 30 phút

7h sáng, HQ5 đổ bộ 22 hải kích lên bờ Tây Nam và HQ4 đổ bộ 27 biệt hải lên bờ Nam để tái chiếm đảo Quang Hòa nhưng thất bại trước hỏa lực quá mạnh của Trung Quốc. Cũng trong thời gian này, tàu Trung Quốc 402 và 407 tăng cường khoảng 2 đại đội lên bờ đông bắc đảo Quang Hòa.

8h50 và 10h, Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải chỉ thị cho đại tá Hà Văn Ngạc tấn công tối đa vào các đảo. Nếu địch bắn phá, dùng mọi khả năng để chống trả. Nhận thấy chỉ thị này sẽ bất lợi cho hải đoàn vì chiến hạm địch có toàn lực trong lúc hải đoàn Việt Nam đang bị phân tán nên đại tá Hà Văn Ngạc đề nghị Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải cho triệt hạ tàu địch trước. Tư lệnh đồng ý. 

10h, Chỉ huy trưởng Hà Văn Ngạc ra lệnh rút hải kích và biệt hải. Các phân đoàn chuẩn bị tấn công tại các vị trí ấn định. Phân đoàn một gồm HQ4 và HQ5 đối đầu với hai hộ tống hạm 271 và 274 tại phía Tây Nam đảo Quang Hòa. Phân đoàn hai gồm HQ16 và HQ10 đối đầu với hai hộ tống hạm T43 là 389 và 396 tại phía Tây Bắc đảo Quang Hòa. 


Cuộc tấn công của Phân đoàn 2 gồm HQ16, HQ10 diễn ra ở phía Bắc đảo Quang Hòa. Đúng 10h25, đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh tấn công các chiến hạm Hải quân Trung Quốc tại Hoàng Sa. HQ16 và HQ10 đứng yên, mọi ổ súng lớn, nhỏ từ mũi tàu ra sau lái đều nhắm bắn vào tàu Trung Quốc. Hải pháo giữa chiến hạm hai bên nã đạn trực tiếp không ngừng. 

10h35, HQ10 báo cáo Đài chỉ huy trúng đạn, Hạm trưởng bị trọng thương, hầm máy bị cháy và ngập nước. Hạm trưởng HQ16 ra lệnh cho Hạm phó HQ10 là đại úy Nguyễn Thành Trí lên thay quyền chỉ huy. HQ10 vẫn tấn công ào ạt vào chiếc 396 của Trung Quốc đang tiến gần.

10h45, chiếc 389 bị trúng đạn bốc khói mù mịt.

10h55, chiếc 396 bị bắn không điều khiển được, đụng vào HQ10 rồi lại bật ra xa, bị trúng thêm đạn bốc cháy xoay vài lần rồi dạt vào bãi san hô Tây Bắc đảo Duy Mộng. HQ10 cũng bị thiệt hại nặng nề, bị trúng đạn và không thể điều khiển được.

Trong khi đó, HQ16 bị trúng đạn lạc của HQ5, hầm máy bên phải ngập nước, vài phút sau, tàu bị nghiêng. Phòng vô tuyến liên lạc truyền tin bị gián đoạn vì mất điện. Nhận thấy không thể tiếp tục tham chiến, HQ16 rời khỏi lòng chảo, chạy về hướng Đà Nẵng.

11h10, HQ10 bị bỏ lại. Hạm trưởng và một số nhân viên tử thương. Hạm phó ra lệnh đào thoát.

Cuộc tấn công của Phân đoàn 1 gồm HQ5, HQ4 diễn ra ở phía Tây Nam đảo Quang Hòa. 10h25, hải pháo 76,2 ly của HQ4 ở sân mũi gặp sự cố ngay từ phút đầu tiên và phải chờ sửa chữa. Việc này đã làm đảo lộn các dự tính của đại tá Hà Văn Ngạc. Tuy vậy, HQ4 vẫn tận dụng hỏa lực còn lại, tiếp tục bám sát mục tiêu của mình trong tầm đại liên.

10h40, khẩu 76,2 ly của HQ4 ở sân lái sau bị hỏng bộ phận tấn công tự động nên phải điều chỉnh bằng tay, bắn từng phát một nặng nề và chậm chạp. Đại tá Ngạc đã ra lệnh cho HQ4 rút lui khỏi vòng chiến để sửa chữa và chỉ thị HQ5 yểm trợ cho HQ4 rút ra xa. HQ4 tuy bị trúng nhiều đạn nhưng máy móc chính và hệ thống truyền tin vẫn điều khiển tốt.

10h55, chiếc 274 bị trúng đạn, bốc cháy và dạt vào bờ san hô phía Nam đảo Quang Hòa. Đa số súng trên HQ5 bị trở ngại, trừ khẩu pháo 40 ly bên trái, máy siêu tần không còn liên lạc được, máy truyền tin trên đài chỉ huy cũng bị trúng đạn bể nát, đại tá Ngạc phải vào Trung tâm chiến báo dùng máy VRC46 để chỉ huy. Chiếc 271 được chiếc 389 tiếp trợ, hợp lực quay lại tấn công HQ5. HQ5 bị trúng nhiều đạn nhưng phản công dữ dội khiến tàu địch thiệt hại nặng phải chùn lại. 

Nhận được tin báo tăng viện của địch sắp đến, với tình trạng HQ10 không thể sử dụng, HQ16 nước vào hầm máy, tàu bị nghiêng, HQ4 và HQ5 trúng nhiều đạn chỉ còn hỏa lực rất hạn chế, Chỉ huy trưởng Hải đội đặc nhiệm ra lệnh cho HQ5 rút lui về hướng Đông Nam.

Hai tàu địch cũng bị hư hỏng nặng nên rút về hướng Đông Bắc Hoàng Sa. HQ5 cùng HQ4 rút về hướng Đông Nam và tiến về Đà Nẵng.11h10, ba chiến hạm của Hải quân Việt Nam Cộng hòa buộc phải rút khi lực lượng tăng viện Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc nhập vùng (tàu hộ tống 281, 282 đến nơi sớm nhất, khoảng 30 phút sau khi Hải quân Việt Nam Cộng hòa rút). 15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ16 bị kẹt lại đảo Vĩnh Lạc, 15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ4 bị kẹt lại Cam Tuyền, các đảo của Việt Nam chỉ còn lực lượng quân đội trú phòng vệ, không còn hải pháo yểm trợ.

Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa kể từ thời điểm này rơi vào tay Trung Quốc.

Diễn biến sau trận chiến Hoàng Sa

11h50 ngày 19/1/1974, hai chiến hạm tăng viện của Trung Quốc 281, 282 nhập vùng tiếp cứu các chiến hạm thiệt hại và nhân viên Trung Quốc bị thương, thiệt mạng. Hạm đội Trung Quốc tiếp tục sử dụng hải, lục, không quân tấn công và chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, bắt 50 tù binh (có 1 người Mỹ). Các tù binh này sau đó được trao trả vào ngày 17/2.

14h15 ngày 19/1/1974, HQ4 và HQ5 được lệnh quay lại Hoàng Sa tiếp cứu nhân viên đào thoát từ HQ10 đồng thời nhận được tin HQ16 sẽ được HQ6 hộ tống về Đà Nẵng. 

17h20 ngày 19/1/1974, HQ4 và HQ5 gần đến Hoàng Sa thì nhận được lệnh trở về Đà Nẵng. 

7h ngày 20/1/1974, HQ16 về đến vịnh Tiên Sa, cập cầu căn cứ hải quân Đà Nẵng. 

7h30 ngày 20/1/1974, HQ4 và HQ5 cập cầu thương cảng Thống Nhất, Đà Nẵng. 

Trong khi đó, ở trên bờ, 12h ngày 19/1/1974 Sư đoàn 1 không quân Việt Nam Cộng hòa nhận được lệnh chuẩn bị cuộc hành quân đánh bom các chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa. Sáng 20/1, Kế hoạch không tập các chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa hoàn tất và lực lượng tham chiến thuộc Phi đoàn 538 sẵn sang chờ lệnh.

Trưa hôm sau, kế hoạch dội bom các chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa bị hủy bỏ.

Hoa kỳ nói gì trong trận chiến Hoàng Sa?

 Dựa theo các tài liệu đã giải mật của Hoa Kỳ, BBC tóm lược các phản ứng của chính phủ Mỹ ngay tại thời điểm sự kiện vừa diễn ra. Nhiều thông tin, quan điểm có thể đã bị những cứ liệu sau này vượt qua, nhưng thông tin dưới đây phản ánh cái nhìn trong chính phủ Mỹ tại thời điểm năm 1974:

18/1/1974:

Cơ quan tình báo Mỹ CIA gửi báo cáo nói Trung Quốc và Nam Việt Nam "có thể đã đụng độ" ngày 16/1 vì Trung Quốc chiếm đảo Cam Tuyền trong khu vực Hoàng Sa.

"Phía Nam Việt Nam cũng nói rằng Trung Quốc đã đổ bộ lên hai đảo khác trong Nhóm Nguyệt Thiềm của Hoàng Sa."

Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.

Báo cáo của CIA nhắc lại trước đó Bắc Kinh và Sài Gòn chỉ duy nhất một lần va chạm vào năm 1959 khi "phía Nam Việt Nam bắt giữ các ngư dân Trung Quốc ở Nhóm Nguyệt Thiềm".

"Việc quan tâm trở lại về sở hữu các đảo có thể xuất phát từ triển vọng tìm thấy dầu trên đảo hoặc vùng nước xung quanh," CIA nói.


21/1/1974:

Sau khi Trung Quốc đã kiểm soát được toàn bộ Hoàng Sa, báo cáo của CIA ngày 21/1 thừa nhận thông tin về diễn biến cuộc đụng độ vẫn "vô cùng sơ sài".

Báo cáo này phân tích căng thẳng bắt đầu từ tuyên bố tháng Chín 1973 của Nam Việt Nam khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.

"Ban đầu Bắc Kinh bỏ qua tuyên bố này, nhưng đến ngày 11/1, họ phản ứng bằng tuyên bố bộ ngoại giao tái khẳng định chủ quyền ở Trường Sa, Hoàng Sa và Bãi Macclesfield."

"Lần đầu tiên, Bắc Kinh cũng chính thức đòi chủ quyền với "tài nguyên tự nhiên ở vùng biển xung quanh" các đảo."

"Cùng lúc này, Trung Quốc cũng đưa một số ngư dân đến Nhóm Nguyệt Thiềm, nơi mà theo phía Nam Việt Nam, những người này d


ựng lều và cắm cờ Trung Quốc."

"Vào lúc này, Sài Gòn chuyển hướng chú ý từ Trường Sa sang Hoàng Sa."

Báo cáo nói Sài Gòn đưa hải quân ra Nhóm Nguyệt Thiềm, khiến các ngư dân Trung Quốc phải rút đi.

5 điều cần biết về đảo Tri Tôn

Hoãn đêm diễn Nội Mông vì 'sự cố kỹ thuật'

CIA nói Trung Quốc "rõ ràng đã có chuẩn bị" cho diễn biến này.

"Sau khi Nam Việt Nam bắn vào ngư dân Trung Quốc trên đảo Quang Hòa ngày 16/1, Trung Quốc đưa các đơn vị quân đội hướng về nam, can thiệp bằng lực lượng bộ binh và hải quân khá lớn, cùng với không kích," CIA viết.

23/1/1974:

Tại trụ sở bộ ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Henry Kissinger gặp ông Han Hsu, quyền trưởng phái đoàn liên lạc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Washington.

Ông Kissinger nói chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đang đưa nhiều thư phản kháng lên các tổ chức quốc tế như SEATO và LHQ.

"Chúng tôi không dính líu đến các phản kháng đó," Ngoại trưởng Kissiger nói.

Ông nói thêm: "Hoa Kỳ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo này."

25/1/1974:

Tại một cuộc họp khác, Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, báo cáo: "Chúng ta đã tránh xa vấn đề."

Ngoại trưởng Kissinger hỏi lại: "Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ [Nam Việt Nam]?"

Đô đốc Moorer trả lời: "Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó."

Ông Kissinger hỏi "Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?"

Đô đốc Thomas H. Moorer mô tả: "Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Đó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm.

"Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó.

"Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui."

Ngoại trưởng Mỹ hỏi tiếp: "Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?"

William Colby, Giám đốc tình báo CIA, nói: "Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới Vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào."

Ông William Smyser, từ Hội đồng An ninh Quốc gia, nói thêm: "Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực."

Cuộc bàn luận tiếp tục với trình tự như sau:

"Ngoại trưởng Kissinger: Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào?

Đô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.

Ông Colby: Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó.

Ông Clements [Thứ trưởng Quốc phòng]: Đừng quá mơ mộng về khả năng có dầu tại các đảo đó. Đó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là tương lai thôi. Hiện nay dầu hỏa ở đó không khả thi. Chỉ là tiềm năng.

Đô đốc Moorer: Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi Nhật chiếm trong Thế chiến. Năm 1955, người Pháp từ bỏ chủ


quyền các đảo và Nhật đã làm như thế năm 1951. Nam Việt Nam và Trung Cộng kể từ đó cùng nhận chủ quyền. Philippines có tuyên bố yếu ớt, nhưng chỉ là trên giấy."

Sau đó, Đô đốc Moorer xác nhận lại với Henry Kissinger: "Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực."

28/1/1974:

Bộ Ngoại giao Mỹ gửi điện cho tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, nói rằng có một bản tin của UPI viết các tàu chiến Nam Việt Nam đã "bao vây" Hoàng Sa, sau khi đã bị mất đảo về tay Trung Quốc.

Bức điện nói "lo lắng sâu sắc về rủi ro phía Việt Nam bày tỏ giận dữ về Hoàng Sa bằng hành động quân sự phi lý với Trung Quốc".

Bức điện yêu cầu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn "kiềm chế" chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Tóm lại,trận chiến Hoàng Sa với xác tàu HQ 10  hiện nằm dưới lòng biển Đông cùng với Hạm Trưởng Trung Tá  Nguỵ Văn Thà và 74 lính Hải Quân cho thấy quyết tâm của người lính Hải Quân VNCH luôn chiến đấu để bảo vệ hải đảo của đất nước. Và điều đó cũng nói lên rằng Hoàng Sa của Việt Nam. Trong khi Quân Lực VNCH chiến đấu chống kẻ thù xâm lược thì thời điểm đó Cộng Sản Bắc Việt đã toa rập cùng kẻ thù để ủng hộ cho kẻ thù xâm chiếm biển đảo của nước ta. Cụ thể Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Phạm Văn Đồng đã ký công hàm (1958) công nhận chủ quyền Hoàng Sa cho Trung Cộng. Hiện bây giờ Chính quyền Cộng Sản Việt Nam vẫn còn nhượng bộ để cho Trung Cộng thao túng toàn bộ biển Đông chiếm tất cả các hải đảo chủ quyền mà không hề phản đối mạnh mẽ. Sự phản đối của Cộng Sản Việt Nam theo các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế chỉ là lấy lệ.Thật đáng buồn cho dân tộc Việt bởi có một nhà nước không vì dân mà chỉ vì quyền lợi, lợi ích cho Đảng phái để rồi phải thần phục ngoại bang.

 Duy Văn (Biên soạn)

Tài liệu tham khảo

*BBC News

*Nghiên Cứu Biển Đảo của Nguyễn Hùng Cường

* Tư Liệu CIA

*Tài liệu  vầ Biển Đông GS Hoàng Việt

 

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023

 

Một cơ quan liên bang có thể thực hiện một lệnh cấm trên toàn Hoa Kỳ đối với các loại bếp dùng khí đốt tự nhiên do lo ngại những bếp này gây ra các vấn đề về sức khỏe và hô hấp.

Người đứng đầu Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) Richard Trumka Jr. nói với Bloomberg News rằng, CPSC sẽ đưa ra nhận định công khai về bếp sử dụng khí đốt vào mùa đông năm 2023 và có thể đặt ra các tiêu chuẩn về khí thải — thậm chí có thể cấm những loại bếp này. Ước tính rằng 40% tất cả các gia đình ở Hoa Kỳ sử dụng bếp dùng khí đốt tự nhiên.

“Đây là một mối nguy hiểm tiềm ẩn,” ông Trumka nói với hãng thông tấn này trong một cuộc phỏng vấn được phát hành hôm 09/01. “Mọi lựa chọn đều đang được bàn thảo. Những sản phẩm không bảo đảm an toàn có thể bị cấm.”

Hôm 09/01, một phát ngôn viên đã nói với các hãng truyền thông rằng CPSC đã đưa ra một yêu cầu cung cấp thông tin nhằm tìm kiếm dữ liệu về các nguy cơ bị cáo buộc liên quan đến bếp gas cũng như số liệu cho các giải pháp, tuy nhiên CPSC chưa đề nghị bất kỳ hành động pháp lý nào. Các đại diện của cơ quan này không phúc đáp một yêu cầu bình luận của The Epoch Times trước lúc phát hành bản tin này.

Hồi tháng trước, ông Trumka nói với các phóng viên rằng một yêu cầu cung cấp dữ liệu và đầu vào như vậy “là bước đầu tiên trong một hành trình dài hướng tới việc đưa ra quy định cho bếp gas.” Ông Trumka, một người được Tổng thống Biden bổ nhiệm, là một cựu nhân viên của Đảng Dân Chủ tại Quốc hội và là con trai của ông Richard Trumka, cố lãnh đạo AFL-CIO, một trong những nghiệp đoàn quyền lực nhất ở Hoa Kỳ.

Vào thời điểm đó, ông lưu ý rằng một lệnh cấm sản xuất và nhập cảng bếp gas mới là một “điều có khả năng xảy ra.” Ông cho biết nếu công chúng gây nhiều áp lực, thì CPSC “có thể đưa một quy định vào luật trước thời điểm này năm sau.”

Các nhóm công nghiệp nói rằng bếp dùng khí đốt tự nhiên không hẳn sẽ thải ra nhiều khí thải độc hại hơn các loại bếp khác. Hiệp hội các Nhà sản xuất Thiết bị Gia dụng và Hiệp hội Khí đốt Hoa Kỳ đều phản đối lệnh một cấm tiềm năng.

“Cuộc thảo luận này nên thật sự bàn đến vấn đề thông gió, thay vì cấm một loại công nghệ cụ thể, bà Jill Notini, phó chủ tịch Hiệp hội các Nhà sản xuất Thiết bị Gia dụng, nói với Bloomberg. “Cấm một loại thiết bị nấu ăn sẽ không giải quyết được những lo ngại về chất lượng không khí trong nhà nói chung. Chúng ta có thể cần một số thay đổi về hành vi, chúng ta có thể cần [mọi người] bật máy hút mùi khi nấu ăn.”

Trong khi bà Karen Harbert, người đứng đầu Hiệp hội Khí đốt Hoa Kỳ, lập luận rằng cả CPSC và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đều không “trình bày các mức khí đốt như một yếu tố góp phần đáng kể cho chất lượng không khí bất lợi hoặc nguy cơ sức khỏe trong tài liệu thông tin, hướng dẫn, hoặc các yêu cầu về kỹ thuật hoặc công cộng của họ.”

Bà Harbert cho biết: “Cách thực tế và thiết thực nhất nhằm đạt được một tương lai bền vững, nơi năng lượng sạch, cũng như an toàn, đáng tin cậy và giá cả phải chăng, là bảo đảm tương lai đó có cả khí đốt tự nhiên và cơ sở hạ tầng vận chuyển sản phẩm này.

Các lý do

Tuy nhiên, EPA và Tổ chức Y tế Thế giới từng cho rằng bếp dùng khí đốt tự nhiên thải ra các chất gây ô nhiễm không khí ở mức độ không an toàn, chẳng hạn như nitrogen dioxide, carbon monoxide, và các chất khác. Những người chỉ trích những loại bếp này tuyên bố rằng một số nghiên cứu cho thấy các thiết bị khí đốt tự nhiên rò rỉ khí mê-tan ngay cả khi đã tắt.

Một ngọn lửa khí đốt tự nhiên trên một giếng dầu bốc cháy khi mặt trời lặn bên ngoài thành phố Watford, North Dakota, vào ngày 21/01/2016. (Ảnh: Andrew Cullen/Reuters)
Một ngọn lửa khí đốt tự nhiên trên một giếng dầu bốc cháy khi mặt trời lặn bên ngoài thành phố Watford, North Dakota, vào ngày 21/01/2016. (Ảnh: Andrew Cullen/Reuters)

Một nghiên cứu được công bố hồi tháng 12/2022 cho thấy ô nhiễm từ bếp gas có liên quan đến 12.7% trường hợp mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em. Một nhóm môi trường, chứ không phải một tổ chức sức khỏe hoặc an toàn, đã dẫn đầu nghiên cứu này.

Hồi tháng trước, Ủy ban Tài nguyên Không khí California đã đồng lòng bỏ phiếu cấm bán lò sưởi và máy nước nóng chạy bằng khí đốt tự nhiên vào năm 2030.

Bà Liane Randolph, Chủ tịch Ủy ban Tài nguyên Không khí California (CARB), cho biết trong một tuyên bố hôm 22/09 sau khi lệnh cấm này được biểu quyết, “Chúng ta cần thực hiện mọi hành động có thể để thực hiện các cam kết bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi tác động bất lợi của ô nhiễm không khí, và chiến lược này xác định cách chúng ta có thể thực hiện điều đó.”

Giống như các nhóm khác, CARB đã tuyên bố rằng bước đi này sẽ mang lại lợi ích cho “nhiều cộng đồng có thu nhập thấp và có hoàn cảnh khó khăn.”

Các nhóm bảo tồn truyền thống đã chỉ trích các lệnh cấm đối với các thiết bị và lò sưởi chạy bằng khí đốt tự nhiên.

Heritage Foundation (Quỹ Di sản) cho biết trong một bài báo hồi năm 2020, “Việc cấm khí đốt tự nhiên sẽ hạn chế khả năng người tiêu dùng lựa chọn nguồn năng lượng mà họ có thể muốn dùng. Một lý do quan trọng khiến các gia đình thích khí đốt tự nhiên là vì loại năng lượng này có lợi về chi phí.”

Hồi năm 2020, Hiệp hội Khí đốt Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng “các gia đình sử dụng khí đốt tự nhiên để sưởi ấm, nấu ăn, và sấy quần áo tiết kiệm trung bình 879 USD mỗi năm so với các gia đình sử dụng điện cho các thiết bị đó.”


Jack Phillips 
BTV EPOCH TIMES TIẾNG ANH