Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2024

Ngày 30 Tháng Tư

 

image

Từ mấy năm nay, cứ gần đến ngày 30 tháng tư tôi đều phải rời căn hộ dịu mát, thoáng đãng, từ đó phóng tầm mắt ôm được cả một khoảng rộng Sài Gòn bừng sáng những tòa tháp cao tầng như những tòa ánh sáng. Từ mấy năm nay, cứ đến gần ngày 30 tháng tư tôi lại phải rời bỏ nếp sinh hoạt ổn định hàng ngày rồi hấp tấp khăn gói lưu vong khỏi Sài Gòn. Từ nhiều năm nay cứ đến ngày 29, 30 tháng tư cả đám an ninh cộng sản lại đến bủa vây quanh nơi tôi ở. Tôi phải lưu vong mấy ngày đó để thoát khỏi sự giam hãm.

image

Những ngày cả Sài Gòn giăng cờ, kết hoa, rực rỡ đèn đuốc chào mừng ngày 30 tháng tư được những người cộng sản gọi là ngày giải phóng miền Nam thì an ninh cộng sản lại đến giam cầm tôi ngay giữa “Sài Gòn giải phóng”.

image

Vậy thực sự ngày 30 tháng tư, năm 1975 có phải là ngày nửa dải đất phía Nam của tổ quốc Việt Nam được giải phóng không?

image

Giải phóng đích thực, giải phóng có giá trị lớn lao, thiết thực nhất phải là giải phóng con người, giải phóng tư duy, giải phóng sự sáng tạo của con người và giải phóng sức phát triển của xã hội.

image

Ngày 30 tháng tư năm 1975 cả triệu người Việt Nam dù yêu nước cháy bỏng cũng phải bỏ nhà cửa, bỏ tài sản, bỏ cả mồ mả ông bà, bỏ nước ra đi trốn chạy những người nhân danh là người yêu nước nhưng chỉ biết có ý thức hệ cộng sản, trốn chạy những người mang chuyên chính vô sản sắt máu vay mượn từ nước ngoài về nô dịch cả dân tộc. Ngày 30 tháng tư năm 1975 mang đến mất mát uất hận lớn như vậy cho cả triệu người Việt Nam làm sao có thể gọi là ngày giải phóng!

image

Với biến cố 30 tháng tư năm 1975, hàng trăm ngàn người dân miền Nam trở thành người tù trong những trại tập trung cải tạo, hàng triệu người thân của họ phải bỏ nhà cửa êm ấm, bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi, lếch thếch đi lưu đày nơi đầu rừng cuối bãi hoang vu, khắc nghiệt với cái tên trá hình là đi xây dựng khu kinh tế mới.

image

Với biến cố 30 tháng tư năm 1975, nền công nghiệp non trẻ nhưng hiện đại, đầy sức sống và đang phát triển mạnh mẽ của miền Nam bị đánh sập. Những người chủ tài năng đã dựng nên cơ nghiệp cho gia đình, tạo ra nền công nghiệp tươi sáng cho đất nước phải giao nhà máy cho nhà nước cộng sản, giao tài sản mồ hôi nước mắt cho những cán bộ vô sản không có kiến thức kinh tế, không biết quản lí, điều hành sản xuất. Từ đó nhà máy hoạt động không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, sản xuất đình đốn, công nhân thất nghiệp. Sự dốt nát và vô trách nhiệm của những ông chủ vô sản đã tàn phá, xóa sổ cả một nền công nghiệp hiện đại đầy triển vọng rực rỡ của miền Nam.

 image

Từ biến cố 30 tháng tư năm 1975, người kinh doanh lớn không được hoạt động. Chỉ còn những người buôn bán cò con, mua đầu chợ bán cuối chợ. Không còn kinh tế thị trường, chỉ còn nền kinh tế tự cấp tự túc từ thời mông muội xa xưa. Nghề thủ công và nghề làm ruộng cần sự cần cù, chịu thương chịu khó và sự sáng tạo cùng kinh nghiệm cá nhân thì hai nghề này phải vào hợp tác xã, chịu sự quản lí của cán bộ cộng sản quan liêu, tham nhũng và thành quả lao động bị mang chia đều, bình quân, làm cho người sản xuất không còn gắn bó với công việc, không còn cần đến sự cần cù, sáng tạo nữa. Miền Nam từ vựa lúa xuất khẩu gạo nay chính người làm ra hạt gạo cũng không có đủ gạo ăn. Người làm ra hạt gạo còn đói thì cả nước đương nhiên phải đói.

image

Từ biến cố 30 tháng tư năm 1975, con người miền Nam bị quản lí theo chế độ nô dịch, nền sản xuất miền Nam bị tàn phá và kìm hãm thì không thể coi ngày 30 tháng tư là ngày giải phóng miền Nam.

image

Ngày 30 tháng tư hàng năm, tôi cùng hàng ngàn người Việt Nam nói tiếng nói trung thực đòi tự do dân chủ, đòi những giá trị làm người đã bị bộ máy công cụ bạo lực nhà nước cộng sản Việt Nam đến bủa vây, giam cầm tại nhà thì ngày 30 tháng tư càng không thể là ngày giải phóng.

image

Ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối ư? Đất nước thống nhất trước hết phải thống nhất trong lòng người. Từ 30 tháng tư năm 1975, người Việt Nam bị chia rẽ đau đớn và sâu sắc nhất chưa từng có trong lịch sử hiển hách bốn ngàn năm dựng nước của dân tộc Việt Nam. 

image

Ngay cả thời Pháp đô hộ Việt Nam với chính sách chia để trị, Pháp chia đất nước Việt Nam thành ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau thì người Việt Nam ở Bắc Kì và người Việt Nam ở Nam kì vẫn thương yêu đùm bọc nhau trong tình cảm đồng bào ruột thịt. Câu ca dao thương yêu của ông bà từ ngàn xưa để lại vẫn được cả người Bắc Kì lẫn người Nam Kì mang ra dạy bảo con cháu: 

Nhiu điu ph ly giá gương
Người trong mt nước phi thương nhau cùng.

Từ khi đảng cộng sản Việt Nam ra đời, văn hóa yêu thương của ông bà để lại đã bị thay thế bằng văn hóa hận thù. Dân tộc Việt Nam yêu thương bị phân chia thành giai cấp đối kháng, phân chia thành trận tuyến ta - địch. Người dân bị đẩy vào cuộc đấu tranh giai cấp giả tạo mà đẫm máu và triền miên. Người dân nói tiếng nói yêu nước thương nòi mà động chạm đến tội của đảng cộng sản làm mất đất đai tổ tiên, động chạm đến tội của đảng cộng sản tước đoạt những giá trị làm người của người dân liền bị đảng cộng sản cầm quyền đẩy sang thế lực thù địch. 

image

Pháp đô hộ chia nước ta thành ba kì chỉ là vạch ranh giới trong không gian, chia địa lí hành chính trên giấy tờ. Đảng cộng sản chia dân tộc Việt Nam thành giai cấp đối kháng là chia rẽ trong lòng dân tộc, chia rẽ, li tán trong lòng người. Đặc biệt từ 30 tháng tư năm 1975 sự chia rẽ này càng độc ác, man rợ khi chuyên chính vô sản, hận thù giai cấp đã ào ạt, quyết liệt tước đoạt tự do, tước đoạt mạng sống của hàng triệu người dân miền Nam ở tầng lớp tinh hoa, những trí thức, những nhà chính trị, những quan chức nhà nước và sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

image

Từ 30 tháng tư năm 1975, chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp đã làm cho người Việt hận thù người Việt sâu sắc, hàng triệu người Việt yêu nước thương nòi bị đẩy sang thế lực thù địch và hàng triệu người Việt yêu nước phải bỏ nước ra đi đã coi ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày quốc hận thì làm sao có thể coi ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày thống nhất lòng người.

Chia rẽ, li tán làm cho dân tộc Việt Nam suy yếu. Kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam là nhà cầm quyền bành trướng Đại Hán liền nhân cơ hội cướp hàng ngàn kilomet vuông đất biên cương của Việt Nam, cướp cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì không thể coi ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối như sự khoa trương, lấp liếm của bộ máy tuyên truyền nhà nước cổng sản Việt Nam.

image

Ngày 30 tháng tư hàng năm những người cộng sản Việt Nam vui mừng vì ngày đó năm 1975 họ đã đánh thắng cả dân tộc Việt Nam, đã nô dịch được cả dân tộc Việt Nam, họ đã mang hận thù giai cấp đánh tan tác, li tán cả dân tộc Việt Nam. Còn những người Việt Nam chân chính phải nhận lấy nỗi buồn lịch sử, phải nhận lấy trách nhiệm lịch sử: Đấu tranh đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi nô dịch cộng sản và giành lại những mảnh đất thiêng liêng của tổ tiên người Việt đã bị mất mát, sang nhượng cho bành trướng Đại Hán dưới thời cộng sản. 

Phạm Đình Trọng

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2024

Anh nằm xuống... Luận về cụm từ Việt Cộng

 

image

“Em nào mà gặp Soeur này, chắc chắn sẽ xin đi tu thôi”. Người bạn cùng đi với chúng tôi thốt lên như vậy.
Hẳn tôi không nghĩ như thế nhưng một ngày làm việc với nhau, người Nữ Tu này đã để lại nơi tôi nhiều cung bậc cảm xúc.

Người bạn cùng đi với chúng tôi nói tiếp: “Con đã rất quen với các cơ sở từ thiện, đến nhiều nơi, gặp nhiều người, con muốn nói đến sự quen thuộc, nhưng Soeur này để lại trong con nhiều ấn tượng mạnh mẽ, quả thật diệu kỳ”.

Đúng vậy, với các “thành tích”: nuôi các chị em mang thai ngoài ý muốn, nuôi các cháu cô nhi, quy tụ nâng đỡ người già neo đơn, kẻ nghèo khó, mỗi ngày phục vụ 300 tô cháo ở bệnh viện, chôn cất các thai nhi bị phá bỏ… là những hình thức bác ái quen thuộc. Khó khăn có, gian lao có, thách thức có, nhất là công việc Bảo Vệ Sự Sống những năm khởi đầu khi hiếm có nơi nào làm. Nhưng những khó khăn ấy nhờ ơn Chúa, với thời gian và lòng quảng đại của nhiều người, sẽ không đến nỗi là những ngăn trở hiểm nguy cho lắm đối với chị. Trong sứ mạng của chị, chị cũng đã vượt qua.

http://baomai.blogspot.com/
Nhưng rồi, cách đây vài năm, qua thông tin của dân chúng, chị biết có vài ngôi mộ vùi dập thân xác những người vượt biển chết trôi dạt vào bờ. Người ta bắt đầu cần đất bờ biển để làm du lịch. Không ai là thân nhân của những người xấu số, chị đứng ra nhận rồi cải táng về nghĩa trang Giáo Xứ, ngày ngày thăm viếng, đốt một nén nhang cho ấm áp hương hồn. Tin này truyền đi trong dân chúng quanh vùng.

Và thế là một ngày “duyên nợ” lại đến.

Người ta dẫn chị đến một ngọn đồi với cái tên thật thơ mộng, “Đồi hoa sim”. Hàng trăm ngôi mộ đất hoang tàn của những người lính Việt Nam Cộng Hòa năm xưa. Những trận đánh khốc liệt của những ngày tháng tư năm 75, cuộc tan hàng vội vã bỏ lại phía sau những anh em đồng đội đã gục ngã… Rồi thất trận ly tán bốn phương, những ngôi mộ đất rơi vào quên lãng, âm thầm lặng lẽ u buồn theo năm tháng…

Rồi lại một nghĩa trang khác của một trại lính, cũng vậy, lác đác vài chục ngôi mộ, trại lính năm xưa chỉ còn là cỏ dại, cô quạnh với những cành sim khô khốc…

http://baomai.blogspot.com/
Rồi lại một trại tù cải tạo, người ta phát hiện ra vài ngôi mộ năm chơ vơ giữa đồng cát. Trại tù đã giải thể, bỏ lại cánh đồng vắng những kẻ chết rũ tù chẳng biết tự bao giờ !

Chị đã bật khóc nhiều lần khi kể lại cho chúng tôi nghe. Chị dẫn chúng tôi đến từng ngôi mộ, kể lể chi tiết, rằng khi đào lên bên trong còn những gì. Thật khó, hơn 400 ngôi mộ vô danh, chị ghi lại lý lịch từng ngôi mộ, cái này xác còn cuốn trong Poncho, cái này đôi giầy còn nguyên vẹn, cái này có răng vàng, cái này còn cái đinh niken ở ống chân... May mắn có tất cả 74 ngôi mộ bên dưới còn giữ được chiếc thẻ bài của người lính.

Với các chi tiết có được, chị ghi chép cẩn thận và bày tỏ với chúng tôi nỗi trăn trở làm cách nào đây để thân nhân từng người lính này biết được nơi an nghỉ của họ, làm cách nào để những con người đã nằm xuống có ngày nhận được những nén nhang từ tay người thân của mình cắm trên phần mộ... Chị không mong ước gì hơn và hoàn toàn không có một mục đích nào khác ngoài việc quy tập anh em, cầu kinh khấn nguyện và cùng anh em ngóng đợi người thân...

image
Tôi đi dọc theo những hàng mộ xây dựng thẳng tắp ngay ngắn, xin lỗi chị, dưới con mắt của người biết chút ít về nghệ thuật kiến trúc, tôi thấy việc xây dựng mộ khá thô vụng xét về kiểu dáng, về chất liệu cũng như mầu sắc, nhưng tôi khâm phục chị và các cộng tác viên vô cùng. Làm sao một phụ nữ mỏng manh bình dị như thế, một Nữ Tu lẽ ra bằng lòng với câu kinh tiếng kệ trong bốn bức tường Tu Viện, chị lại xông pha sương gió làm gì, nhận lấy những gian lao khốn khó làm gì, đối đầu với bao rủi ro hiểm nguy đến từ một chế độ quá nhiều ác cảm và phân biệt đối xử làm gì, và bởi đâu chị lại kiên trì âm thầm thực hiện được một công việc quá to lớn như vậy ? Cánh đàn ông chúng tôi có thể biết làm đấy, nhưng có dám làm, có dám chịu trách nhiệm ?

Người ta chỉ bằng lòng dừng lại với việc “cầu cho các linh hồn mồ côi”, thế thôi, chớ có dại làm gì ảnh hưởng đến các hoạt động mục vụ khác, thậm chí có khi người ta còn nại đến… vì lợi ích Dân Chúa ! Thật buồn…

Thấy tôi ngạc nhiên về những cành hoa tươi cắm đều trên các phần mộ, chị giải thích: “Có một vị ân nhân ở Đà Lạt, đôi ba ngày lại gởi xuống một giỏ hoa tươi, chúng con chỉ việc nhặt nhạnh rồi cắm vào các ngôi mộ, nhang thì chúng con thắp mỗi ngày”. Vùng giáp biển nên gió thổi rất mạnh, một cái giếng được đào bên rìa nghĩa trang, cứ vài ngày thì các ngôi mộ được bơm nước rửa sạch bụi bặm.

Một bức tường cao được xây dựng để ngăn trâu bò len vào giẫm đạp. Lại có hai người thường xuyên ngoài nghĩa trang đến để dọn dẹp quang quẻ sạch sẽ cũng như tiếp tục chôn cất các thai nhi.

Một ngày làm việc trôi qua với nhiều cảm xúc, chúng tôi quây quần quanh nhau để lắng đọng tâm hồn cùng với lời cầu kinh cho những người đã nằm xuống, ráng chiều đã rực lên, gió hoàng hôn đã bắt đầu những cơn quần quật. Mọi người lặng thinh với không gian và với chính mình. Trên đường về không ai bảo ai, lòng như trùng xuống ngậm ngùi, chạnh nhớ một bài hát của Trịnh:

BM
May quá, ở nghĩa trang này, không chỉ có chim trời và hoa dại, mà vẫn luôn có đó một chị Nữ Tu ân cần tận tụy và những con người tốt bụng chăm sóc gần gũi các anh...



Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2024

5 câu hỏi chính dành cho TCPV trong kháng cáo về quyền miễn trừ

 

 BM

Trong trường hợp về quyền miễn trừ của ông Trump, Pháp viện có thể sẽ phải trăn trở với các vấn đề gồm sự phân lập quyền lực, ‘các hành động theo thẩm quyền,’ và việc hạn chế quyền miễn trừ có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc ra quyết định.


Tối cao Pháp viện đã ấn định ngày 25/04 tới để nghe các tranh luận trực tiếp theo kháng cáo của cựu Tổng thống Donald Trump trong đó lập luận rằng ông nên được miễn truy tố hình sự trong phiên tòa xét xử ở Hoa Thịnh Đốn.


Khi thụ lý vụ việc này, Tối cao Pháp viện sẽ xem xét các câu hỏi về quyền miễn trừ tổng thống chính xác bao gồm những gì và các quyền đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phân lập quyền lực của quốc gia trong các chính phủ về sau này.


BM


Các trường hợp trước đây vẫn chưa xác định rõ ràng liệu các tổng thống có được hưởng quyền miễn trừ truy tố về các hành động bị cáo buộc hình sự hay không. Thay vào đó, theo dòng lịch sử, Tối cao Pháp viện đã duy trì mức độ độc lập của tổng thống và trong phán quyết năm 1982 cho vụ ‘Nixon kiện Fitzgerald’ đã quyết định rằng tổng thống được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối khỏi trách nhiệm dân sự đối với các hành động nằm “ngoài phạm vi” nhiệm vụ theo thẩm quyền của mình.


Tuy nhiên, cựu Tổng thống Trump đã lập luận rằng quyền miễn trừ nên mở rộng với cả các hành động bị cáo buộc hình sự. Tuy nhiên, Biện lý Đặc biệt Jack Smith và Tòa Phúc thẩm Liên bang Khu vực Thủ đô Hoa Thịnh Đốn lo ngại rằng việc mở rộng phạm vi miễn trừ đến mức đó sẽ làm suy yếu sự phân lập quyền lực và cho phép các tổng thống thoát khỏi những hành vi sai trái nghiêm trọng.


Tòa phúc thẩm này cuối cùng đã bác bỏ yêu cầu miễn trừ của cựu Tổng thống Trump trong một phán quyết đồng thuận.


Các cuộc tranh luận rộng hơn này bao gồm một loạt câu hỏi về Hiến Pháp, lịch sử của Hiến Pháp, và mối quan hệ giữa các nhánh hành pháp và tư pháp. Dưới đây là năm câu hỏi chính phát sinh trong các bản toát yếu pháp lý và Tối cao Pháp viện có thể xem xét.


1_ Một phần thuộc nhiệm vụ theo thẩm quyền?


BM


Điều cốt lõi trong vụ truy tố của ông Smith, thay mặt Bộ Tư pháp, là dựa trên các hoạt động của Tổng thống Trump cho đến và vào ngày 06/01/2021, cũng như liệu hành động của ông có tạo thành những nỗ lực lừa gạt Hoa Kỳ hay không.


Cụ thể hơn, bản cáo trạng của ông Smith cáo buộc rằng Tổng thống Trump bằng cách gian lận đã cố gắng ngăn cản các thủ tục của Quốc hội vào ngày 06/01/2021, thông qua phó tổng thống, các cố vấn của ông, và các đại cử tri giả.


Cựu Tổng thống Trump đã phủ nhận hành vi sai trái nhưng cũng khẳng định rằng tất cả các hành động bị truy tố theo cáo buộc này đều nằm trong phạm vi các hành động theo thẩm quyền của ông, nên những hành vi này được miễn trừ truy tố. Trong kiến nghị bác bỏ ban đầu, cựu Tổng thống Trump mô tả các hành động vốn đang bị truy tố của mình, cùng với những điều khác, là một phần thuộc nhiệm vụ của ông nhằm bảo đảm tính liêm chính trong bầu cử. Kiến nghị của ông cho rằng bản chất của một hành động, chứ không phải động cơ của Tổng thống Trump, nên là cơ sở để quyết định liệu hành động đó có được miễn trừ hay không.


“Bản cáo trạng buộc tội Tổng thống Trump với năm loại hành vi, tất cả đều tạo thành các hành động theo thẩm quyền của Tổng thống,” đơn thỉnh cầu của ông gửi lên Tối cao Pháp viện viết.


Thuật ngữ “theo thẩm quyền” (official) rất quan trọng vì những gì tòa án tuyên bố trong vụ ‘Nixon kiện Fitzgerald’ có lẽ là tiền lệ quan trọng nhất trong lĩnh vực này. Phán quyết đó áp dụng cho quyền miễn trừ dân sự. Phạm vi mà vụ ‘Nixon kiện Fitzgerald’ đề cập rộng đến mức nào cũng như liệu quyền miễn trừ đó có áp dụng cho các hành động được coi là phạm tội hình sự hay không vẫn còn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.


Khi thụ lý vụ việc này, Tối cao Pháp viện dường như đã sẵn sàng đưa ra một tiền lệ mang tính lịch sử. Pháp viện đã quyết định giải quyết vấn đề này một cách trực tiếp bằng cách đặt ra câu hỏi “liệu và nếu có thì ở mức độ nào mà một cựu Tổng thống được hưởng quyền miễn trừ tổng thống khỏi bị truy tố hình sự cho hành vi bị cáo buộc liên quan đến các hành động theo thẩm quyền trong nhiệm kỳ của mình.”


Khi đánh giá các tuyên bố của Tổng thống Trump về quyền miễn trừ, Thẩm phán Địa hạt Tanya Chutkan cho rằng các cáo buộc trong bản cáo trạng của ông Smith là đúng và thay vào đó tập trung vào việc liệu về mặt lý thuyết luật pháp có bảo vệ các tổng thống khỏi bị truy tố hình sự hay không. Tuy nhiên, bà đã đưa ra một phân tích về các cáo buộc trong bản cáo trạng trong khi lập luận rằng, dù là theo thẩm quyền hay không, thì các hành động phạm tội hình sự không được bảo vệ theo quyền miễn trừ tổng thống.

BM

Giống như Thẩm phán Chutkan, các thẩm phán Tối cao Pháp viện có thể thảo luận về tính chất của các hành động bị cáo buộc này để cân nhắc ý nghĩa của việc trao quyền miễn trừ cho cựu Tổng thống Trump và những người kế nhiệm ông.


Thực chất của các hoạt động mà Tổng thống Trump thực hiện đã được tranh luận, trong đó một số luật sư nói rằng ít nhất một số hành vi của ông nằm ngoài nhiệm vụ theo thẩm quyền của mình.


BM

“Những hành vi đó không liên quan gì đến nhiệm vụ của ông ấy với tư cách là tổng thống,” cựu Trợ lý Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ Kevin O’Brien nói. Ông nói rằng nếu các hoạt động đó “có liên quan đến chiến dịch tranh cử, thì ông ấy không khác gì so với các ứng viên khác cũng đang thực hiện chiến dịch tranh cử.”


Phiên điều trần phúc thẩm vào tháng Một đã đặt ra câu hỏi về việc các tổng thống có thể hành động ở trong phạm vi rộng bao nhiêu để không đối mặt với sự truy tố. Thẩm phán tòa phúc thẩm Florence Pan đặc biệt hỏi luật sư của cựu Tổng thống Trump, ông D. John Sauer, liệu một tổng thống có thể tránh bị truy tố hình sự vì bán lệnh ân xá hoặc ra lệnh cho Biệt đội SEAL 6 ám sát một đối thủ chính trị chẳng hạn, ông Sauer nói rằng vị tổng thống đó chỉ có thể bị truy tố về tội ám sát nếu Quốc hội tiến hành đàn hặc và kết án vị tổng thống đó về tội đó.


Luật sư Hiến Pháp Gayle Trotter nói rằng Thẩm phán Pan đã đưa ra những giả thuyết “cực đoan” không nhất thiết phải tính đến các quyết định của tòa án. “Tôi tin rằng những loại ví dụ cực đoan đó thực sự đi xa hơn giới hạn thông thường và là sự hoa mỹ trong từ ngữ.”

Bà suy đoán rằng các thẩm phán của Tối cao Pháp viện sẽ không “xem xét” đến những loại ví dụ đó.


2_ Việc ra quyết định của Tổng thống


Cựu Tổng thống Trump, hiện có thể sẽ là đề cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa, có thể trở lại Tòa Bạch Ốc vào năm 2025. Ngay cả khi ông không giành chiến thắng vào tháng Mười Một tới, vụ án của ông có thể sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định về pháp lý và hành pháp trong các chính phủ về sau.


Các căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền miễn trừ tổng thống rất đa dạng nhưng trong đó có cả những lo ngại về việc các tổng thống có thể thực thi quyền tùy ý mình mà không gặp trở ngại phi pháp. Mối lo ngại đó có thể sẽ đóng một vai trò trong cách mà các thẩm phán khéo léo đưa ra bất kỳ tiêu chuẩn nào mà họ có thể tạo ra trong việc giải quyết vụ việc của cựu Tổng thống Trump.


Các bản ghi nhớ của Bộ Tư pháp năm 1973 và 2000 đều phản đối việc đàn hặc hoặc truy tố hình sự một đương kim tổng thống vì việc này sẽ “làm suy yếu một cách trái phép năng lực của cơ quan hành pháp trong việc thực hiện các chức năng được giao phó theo Hiến Pháp.” Những bản ghi nhớ đó không ràng buộc Pháp viện nhưng vẫn có thể giúp cung cấp thông tin cho ý kiến của các thẩm phán.

BM

Một lĩnh vực mơ hồ khác trong luật miễn trừ tổng thống là liệu các tổng thống có được hưởng loại quyền miễn trừ tương tự sau khi mãn nhiệm hay không. Tuyên bố của Thẩm phán Chutkan và các thẩm phán tòa phúc thẩm cho thấy rằng họ không được hưởng quyền miễn trừ sau khi mãn nhiệm.


“Bất kể các quyền miễn trừ mà một đương kim Tổng thống có thể có được là gì đi nữa, thì Hoa Kỳ chỉ có một Tổng thống tại một thời điểm, và chức vụ đó không ban ‘quyền được miễn tội suốt đời,” Thẩm phán Chutkan viết trong quyết định từ chối kiến nghị của cựu Tổng thống Trump yêu cầu bác bỏ vụ án.


BM

Bản ý kiến kháng cáo cũng cho rằng “Tổng thống Trump đã trở thành công dân Trump, với tất cả quyền biện hộ của bất kỳ bị cáo hình sự nào khác. Tuy nhiên, bất kỳ quyền miễn trừ hành pháp nào có thể đã bảo vệ ông ấy khi ông ấy còn là Tổng thống đều không còn bảo vệ ông ấy trước cuộc truy tố này nữa.”


Tuy nhiên, cựu Tổng thống Trump lập luận rằng hậu quả của việc hạn chế quyền miễn trừ đối với thời gian nhậm chức của một tổng thống có thể rất thảm khốc. Trên nền tảng mạng xã hội TruthSocial của mình, ông đã cảnh báo Tối cao Pháp viện về mối hiểm họa của sự truy tố hình sự trong tương lai và lập luận rằng việc loại bỏ quyền miễn trừ sẽ mở ra “chiếc hộp Pandora” (tức là những thảm họa không ngờ tới.)


“Mối đe dọa về việc truy tố hình sự trong tương lai bởi một Chính phủ đối lập về mặt chính trị sẽ làm lu mờ mọi hành động theo thẩm quyền của Tổng thống trong tương lai đặc biệt là những quyết định gây tranh cãi về mặt chính trị nhất,” đơn thỉnh cầu của ông [Trump] gửi lên Pháp viện viết.


“Các đối thủ chính trị của Tổng thống sẽ tìm cách gây ảnh hưởng và kiểm soát các quyết định của ông ấy hoặc bà ấy thông qua việc tống tiền thực sự hoặc hăm dọa tống tiền, ngầm hay công khai, bằng bản cáo trạng của một Chính phủ thù địch trong tương lai đối với những hành động không đáng để dẫn đến bất kỳ sự truy tố nào như vậy. Mối đe dọa này sẽ như một gánh nặng cho Tổng thống tương lai, khiến cho việc ra quyết định của tổng thống bị sai lệch.”


Thay vào đó, cả Thẩm phán Chutkan và tòa phúc thẩm đều lập luận rằng việc bác bỏ quyền miễn trừ tội hình sự sẽ tạo ra sự khích lệ tích cực cho các chính phủ trong tương lai. Khi bác bỏ kiến nghị của cựu Tổng thống Trump, Thẩm phán Chutkan viết rằng “rủi ro phải chịu trách nhiệm hình sự trong tương lai có thể khuyến khích kiểu phản ánh nghiêm túc nhằm củng cố thay vì đánh bại các giá trị hiến định quan trọng. Nếu nỗi ám ảnh sẽ bị truy tố theo sau đó khuyến khích một Tổng thống đương nhiệm xem xét lại trước khi quyết định hành động với ý đồ phạm tội, thì đó là một lợi ích chứ không phải một khiếm khuyết.”

BM

Giống như ông Smith, họ cũng trích dẫn “các biện pháp bảo vệ theo thủ tục một cách chắc chắn,” như Thẩm phán Chutkan đã nói, để ngăn chặn các vụ truy tố có tính lạm dụng.


Tòa phúc thẩm cũng dẫn lời tòa án địa hạt khi tuyên bố: “Mỗi Tổng thống sẽ phải đối mặt với những quyết định khó khăn; và việc liệu có nên cố ý phạm tội liên bang hay không không nên là một trong những quyết định khó khăn đó.”


3_ Các tòa án có thể xem xét bao nhiêu?


BM

Theo dòng lịch sử, quyền miễn trừ tổng thống được hiểu là một phần không thể thiếu trong sự phân lập quyền lực giữa ba nhánh của chính phủ. Vì lý do thực tiễn và hiến định, các thẩm phán đã phản đối ý kiến cho rằng các tổng thống có thể bị xét xử vì một số hành động nhất định tại các tòa án được thành lập theo Điều 3 của Hiến Pháp.


Phần lớn cuộc thảo luận pháp lý trong vụ kiện của cựu Tổng thống Trump đã tập trung vào phán quyết mang tính bước ngoặt năm 1803 của Tối cao Pháp viện trong vụ ‘Marbury kiện Mison,’ vụ kiện đã xác lập quyền xem xét lại về mặt tư pháp (judicial review) trên phạm vi rộng nhưng vẫn duy trì một số giới hạn nhất định về việc xem xét lại các hành vi cụ thể của tổng thống.


BM

Ý kiến đa số của Chánh án John Marshall đã chỉ trích ý kiến cho rằng các tòa án có quyền tài phán đối với thẩm quyền tùy nghi hành động của một tổng thống. Ông viết: “Phạm vi của tòa án là chỉ phân xử về quyền của các cá nhân, chứ không có quyền điều tra xem người ở cương vị điều hành đó, hay các viên chức hành pháp, thực hiện các nhiệm vụ mà họ có thẩm quyền tùy nghi hành động như thế nào.”


Cựu Tổng thống Trump đã tập trung vào một phần của ý kiến trên tuyên bố rằng các hành động của tổng thống “không bao giờ có thể bị các tòa án thẩm vấn.” Kiến nghị với Tối cao Pháp viện, ông cáo buộc tòa án phúc thẩm đã bỏ qua tiền lệ này và “buộc chức vụ Tổng thống phải chịu sự ‘thẩm vấn mang tính xâm phạm nhất có thể của các tòa án,’ và gây ra một trong những tổn hại nặng nề nhất cho sự phân lập quyền lực trong lịch sử của Quốc gia chúng ta.”


BM


Trong vụ ‘Mississippi kiện Johnson,’ một vụ kiện về việc thi hành Đạo luật Tái thiết, cũng cho thấy một điều tương tự rằng Tối cao Pháp viện nói rằng họ “không có quyền tài phán đối với một dự luật cấm Tổng thống thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền của mình.” Mặc dù các tòa án có thể ban hành lệnh cấm đối với những người được tổng thống bổ nhiệm, nhưng trường hợp này cho thấy Tối cao Pháp viện tuyên bố rằng họ sẽ không ban hành lệnh cấm trực tiếp lên chính tổng thống.


Pháp viện cũng phân biệt giữa các nhiệm vụ cấp bộ trưởng, hoặc việc trực tiếp tuân thủ luật pháp, và các nhiệm vụ tùy ý thực thi, có liên quan đến việc tổng thống thực hiện việc đánh giá của mình để xem ông ấy nên thực hiện như thế nào các trách nhiệm do Quốc hội giao phó. Bản ý kiến đa số của Chánh án Salmon P. Chase dẫn lời Chánh án Marshall khi mô tả việc can thiệp vào “các đặc quyền” của người trong cương vị hành pháp này là “một hành động ngông cuồng, quá vô lý, và quá phận.”


Sự phân biệt giữa các nhiệm vụ tùy ý thực thi và nhiệm vụ cấp bộ trưởng là điều mà tòa phúc thẩm lưu ý khi lập luận rằng cựu Tổng thống Trump đã hiểu sai về phán quyết trong vụ Marbury kiện Mison. “Hiểu đúng là, nguyên tắc phân lập quyền lực có thể miễn trừ các hành động tùy nghi hợp pháp nhưng không ngăn cản việc truy tố hình sự liên bang đối với một cựu Tổng thống vì mọi hành động theo thẩm quyền,” ý kiến của toàn bộ hội đồng thẩm phán cho biết.


Thẩm phán Chutkan đặc biệt cho rằng lập luận về quyền miễn trừ của cựu Tổng thống Trump giống với một hình thức chính phủ kém dân chủ hơn. Vào tháng 12/2023, bà tuyên bố rằng “4 năm phục vụ của Tổng thống Trump với tư cách là Tổng tư lệnh đã không cho ông ấy quyền thiêng liêng của các vị vua để trốn tránh trách nhiệm hình sự đang chi phối những công dân đồng hương của ông ấy.”


4_ Hiến Pháp nói gì?


BM


Nói tóm lại, Hiến Pháp không nói nhiều về quyền miễn trừ tổng thống. Thay vào đó, các tòa án phải gián tiếp góp nhặt những hiểu biết về quyền miễn trừ và sự phân lập quyền lực từ trong Hiến Pháp. Mặc dù không có sự bảo đảm hợp hiến nào rõ ràng về quyền miễn trừ tổng thống, nhưng có hai điều khoản được gọi là điều khoản trao quyền (vesting clause) và điều khoản trông nom việc thực thi pháp luật (take care clause) đặc điểm nổi bật trong cuộc tranh luận về phạm vi miễn trừ.


Các tổng thống có được thẩm quyền từ Điều 2 của Hiến Pháp, vốn “trao” quyền hành pháp cho tổng thống và quy định rằng tổng thống đó sẽ “trông nom để Luật pháp được thi hành một cách trung thực.”


Tại tòa án phúc thẩm, các thẩm phán phúc thẩm lập luận rằng quan điểm của cựu Tổng thống Trump đi ngược lại nhiệm vụ của ông theo Điều 2. “Sẽ là một nghịch lý đáng chú ý nếu Tổng thống, người duy nhất được trao cho nhiệm vụ theo Hiến Pháp để ‘trông nom Luật pháp được thực thi một cách trung thực,’ lại là người duy nhất có thể bất tuân những luật lệ đó mà không bị trừng phạt,” bản ý kiến của tòa án cho biết.


Tuy nhiên, cựu Tổng thống Trump nêu ra rằng khi cho phép xem xét lại theo Điều 3, các tòa án sẽ vi phạm điều khoản trao quyền và sự phân lập quyền lực. “Việc một cơ quan tự cho mình ‘quyền hành pháp,’ hoặc có ý định ra lệnh cho Tổng thống phải thực thi quyền đó như thế nào, là một hành vi vi phạm cốt lõi đến sự phân lập quyền lực,” đơn thỉnh cầu của ông gửi lên Tối cao Pháp viện viết.


BM

Ông Trump cũng trích dẫn hai điều khoản Hiến Pháp khác cả hai đều bị tòa phúc thẩm bác bỏ vì họ coi đó là lý do để ông được bảo vệ khỏi bị truy tố.


Luật sư của Tổng thống Trump nói với tòa phúc thẩm rằng Hiến Pháp yêu cầu Quốc hội đàn hặc và kết tội các tổng thống trước khi họ có thể bị truy tố hình sự.


Lập luận đó dựa trên cách diễn đạt trong điều khoản phán quyết đàn hặc (Điều I, Mục 3, Khoản 7), có nội dung: “Phán quyết trong các trường hợp đàn hặc sẽ không đi quá việc truất phế, và tước bỏ tư cách nắm giữ và hưởng bất kỳ Chức vụ danh dự, Ủy thác hoặc Lợi ích nào của Hoa Kỳ: nhưng Bên bị kết án vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý và phải chịu bị Truy tố, Xét xử, Phán quyết, và Hình phạt theo Luật.”

BM

Theo bản ý kiến của cựu Tổng thống Trump, điều khoản đó “giả định rõ ràng rằng, nếu không bị Thượng viện Hoa Kỳ đàn hặc và kết án, thì một Tổng thống không thể bị truy tố vì những hành động theo thẩm quyền của mình.”


Cả ông Smith và tòa phúc thẩm đều bác bỏ cách giải thích đó về điều khoản này. Trong bản ý kiến với tỷ lệ 3:0, tòa phúc thẩm lập luận rằng “nội dung này không nói gì về các quan chức không bị kết án. Cách hiểu của cựu Tổng thống Trump dựa trên một lập luận nghe có vẻ hợp lý nhưng lại có sai sót: Nói rằng ‘nếu Tổng thống bị kết án, ông ấy có thể bị truy tố’ không nhất thiết có nghĩa là ‘nếu Tổng thống không bị kết án, ông ấy không thể bị truy tố.’”


Cựu Tổng thống Trump cũng lập luận rằng cơ quan công tố buộc tội ông về hành vi mà ông đã được Thượng viện xét xử và tuyên trắng án vào năm 2021 có nghĩa là vụ án đã vi phạm các nguyên tắc không xét xử hai lần. Các thẩm phán tòa phúc thẩm bác bỏ những lập luận đó, cũng như đã nêu rõ, trong số những vấn đề khác, rằng ngôn ngữ của điều khoản này không áp dụng cho tình huống của cựu TT Trump.


BM


Mặc dù cựu Tổng thống Trump đề nghị Pháp viện giải quyết phán quyết đàn hặc và các điều khoản về nguyên tắc không xét xử hai lần trong Hiến pháp một cách rõ ràng, nhưng thay vào đó, các thẩm phán cho biết họ sẽ tập trung vào việc “liệu và nếu có thì ở mức độ nào thì một cựu tổng thống được hưởng quyền miễn trừ tổng thống khỏi bị truy tố hình sự đối với hành vi bị cáo buộc là có liên quan đến các hành động theo thẩm quyền của tổng thống trong nhiệm kỳ của mình.”


Cựu công tố viên liên bang Neama Rahmani nói: “Nhân tiện [Tối cao Pháp viện] đã xác định phạm vi, mục đích, và quan điểm của câu hỏi được đưa ra, có vẻ như họ sẽ không xem xét các lập luận của ông Trump về quyền miễn trừ tuyệt đối hoặc nguyên tắc không xét xử hai lần.


5_ Tác động đến uy tín của cơ quan tư pháp


BM

Pháp viện đang đối mặt với nỗi ám ảnh của những sửa đổi tiềm tàng và phản ứng dữ dội về chính trị, như đã được nhận thấy sau phán quyết năm 2022 trong vụ Dobbs [kiện Tổ chức Sức khỏe Phụ nữ Jackson], lật ngược vụ ‘Roe kiện We.’


Tổng thống Joe Biden dường như đã đưa ra những rủi ro này trong suốt bài diễn văn Thông điệp Liên bang hôm 07/03 khi ông nhắm mục tiêu vào các thẩm phán và đề nghị cử tri sẽ phản ứng theo một cách nào đó trước phán quyết của các thẩm phán.


Ông Rahmani suy đoán, Chánh án John Roberts và Thẩm phán Amy Coney Barrett “không muốn lôi kéo tòa án này vào một kiểu tranh đấu chính trị đảng phái.”


Ông nêu ra sự đồng tình của Thẩm phán Barrett trong phán quyết gần đây của vụ ‘Trump kiện Anderson,’ bác bỏ phán quyết của Tòa án Tối cao Coloro rằng cựu Tổng thống Trump không đủ tư cách có tên trên lá phiếu của tiểu bang này.


Thẩm phán Barrett đã gây chú ý khi gợi ý rằng các đồng nghiệp của bà nên đặt mục tiêu “hạ mức quan tâm của quốc gia” vào một vấn đề gây tranh cãi như vậy.

BM

Ông Rahmani nói: “Việc bà ấy ấy nói điều đó có nghĩa là bà ấy quan tâm đến tính hợp pháp của Pháp viện và quan điểm của Pháp viện.”


Đối với bản thân cơ quan công tố, hơn 20 tổng chưởng lý tiểu bang đã đệ trình một bản góp ý từ thân hữu của tòa án (amicus brief) bày tỏ lo ngại về việc cơ quan tư pháp này đang đánh mất ‘niềm tin của công chúng’ vì tốc độ của cuộc truy tố do ông Smith khởi xướng.


Họ lập luận rằng lợi ích của công chúng là tránh “một vụ truy tố thậm chí có vẻ đúng lúc để gây thiệt hại cho một đối thủ chính trị.”


Ông Smith lập luận về một sự kháng cáo nhanh chóng, nói rằng công chúng quan tâm đến một “bản án nhanh chóng và công bằng.” Trong bản tóm tắt của tòa cấp dưới, vị biện lý đặc biệt này lập luận rằng “thời điểm đưa ra cáo trạng trong vụ án này không có gì đáng nghi ngờ.” Vụ truy tố này đã không thành hiện thực một cách bất ngờ vào ngày 01/08/2023, khi đại bồi thẩm đoàn chính thức đưa ra cáo buộc trước tòa.”


Cựu Tổng Chưởng lý Edwin Meese cũng đã đệ trình một bản góp ý từ thân hữu của tòa án lập luận rằng vụ truy tố của ông Smith là trái pháp luật vì ông không được bổ nhiệm phù hợp theo Hiến Pháp.


“Những hành động đó chỉ có thể được thực hiện bởi những người được bổ nhiệm một cách phù hợp để làm quan chức liên bang để tạo ra các văn phòng liên bang một cách phù hợp,” ông viết trong một bản góp ý gửi tới Pháp viện, cùng với hai giáo sư luật và Citizens United. “Nhưng cả ông Smith lẫn chức vụ Biện lý Đặc biệt mà theo đó ông ấy được cho là đang đảm nhiệm đều không đáp ứng được các tiêu chí đó.”


Có vẻ như Tối cao Pháp viện sẽ không thảo luận vấn đề này trong buổi tranh luận trực tiếp. Hội đồng phúc thẩm đã giải quyết vấn đề một cách ngắn gọn bằng cách tuyên bố rằng họ thiếu thẩm quyền để xem xét vấn đề vì vấn đề đó không được trình bày ở cấp tòa án địa hạt.


Quyết định của Tối cao Pháp viện sẽ được đưa ra vào tháng Sáu.




Sam Dorman  _  Vân Sa