Thứ Tư, 18 tháng 1, 2023

NHÀ NƯỚC NGẦM CÓ TÌM CÁCH HẠ BỆ TỔNG THỐNG BIDEN?

 


 BM

Đầu tuần trước, CBS News là hãng thông tấn đầu tiên tiết lộ câu chuyện Tổng thống (TT) Biden đã lưu trữ các tài liệu mật, được lấy từ kỳ ông là phó tổng thống cho ông Barack Obama, tại “tổ chức tư vấn” của Trung tâm Ngoại giao và Hợp tác Toàn cầu Penn Biden do Trung cộng tài trợ. CBS đưa tin, các luật sư riêng của ông Biden đã tìm thấy những tài liệu mật đó lần đầu tiên hôm 02/11/2022 — tròn sáu ngày trước cuộc bầu cử giữa kỳ. Ông Richard Sauber, biện lý đặc biệt của ông Biden, tuyên bố rằng văn phòng cố vấn của Tòa Bạch Ốc đã nhanh chóng thông báo cho Cục Lưu trữ Quốc gia, nơi đã thu giữ những tài liệu này nhanh nhất có thể.


BM


Chỉ riêng điều đó thôi cũng đã đủ tồi tệ đối với một tổng thống, người đã ra sức khiển trách cựu Tổng thống Donald Trump sau cuộc đột kích chưa từng có tiền lệ của FBI vào rạng sáng một ngày tháng 08/2022 tại Mar-a-Lago, dinh thự nguy nga ở Palm Beach của ông Trump, do vụ bê bối lưu giữ tài liệu mật của chính ông Trump. Trên chương trình tin tức “60 Minutes” của CBS vài tuần sau cuộc đột kích của FBI đó, ông Biden thắc mắc: “Làm thế nào mà một người có thể trở nên vô trách nhiệm như vậy chứ.”


BM


Hành vi đạo đức giả gây khó chịu từ vụ việc Trung tâm Penn Biden này sẽ là đủ tồi tệ rồi. Thế nhưng sau đó, tuần lễ của ông Joe Biden thậm chí còn tồi tệ hơn.


Bi đát hơn nữa, hôm thứ Năm (12/01), hai tập tài liệu mật bổ sung khác từ chính phủ Obama-Biden đã được tìm thấy tại tư dinh của ông Biden ở Wilmington, Delaware. Ngoại trừ một trong những tài liệu đó thì tất cả số còn lại đã được tìm thấy trong một kho lưu trữ trong nhà để xe của ông Biden. Trong một nỗ lực giảm leo thang thiếu nghiêm túc, Tổng thống đã nhanh chóng chỉ ra rằng nhà để xe đó đã được “khóa kín,” đồng thời cũng là nơi đặt chiếc Corvette quý giá của ông. Một tài liệu mật khác được tìm thấy rải rác ở nơi khác trong nhà, bên ngoài nhà để xe này.


BM


Phản hồi trước tin tức này, Tổng Chưởng lý Merrick Garland đã bổ nhiệm một biện lý đặc biệt để điều tra những hành vi sai trái của ông Biden. Tất nhiên, ông Garland đã làm điều tương tự với ông Trump gần hai tháng trước đó, hôm 18/11/2022. Ít nhất theo quan điểm của ông Garland, có vẻ như cả hai người đàn ông này đều “vô trách nhiệm” và đều nắm giữ vị trí đủ tế nhị về mặt chính trị để đề nghị một biện lý đặc biệt.


BM


Ngoài những điểm tương đồng rõ ràng — trong đó hành vi đạo đức giả thái quá của ông Biden bắt nguồn từ một nỗ lực trước đó của ông nhằm giành lấy một vị thế cao hơn về mặt đạo đức — ngoài những tình huống này ra, thì còn có một số điểm khác biệt quan trọng. Những khác biệt đó không phản ánh tốt về người nắm giữ Tòa Bạch Ốc hiện tại.


Cho đến nay, sự khác biệt quan trọng nhất là sự khác biệt về hiến pháp trong địa vị của hai người đàn ông ở trung tâm của câu chuyện dành cho hai nhân vật này: ông Donald Trump là tổng thống Hoa Kỳ, trong khi ông Joe Biden chỉ là phó tổng thống Hoa Kỳ trong thời gian ông đã bỏ trốn cùng với các tài liệu mật.

 BM

Sự khác biệt đó có vẻ không phải là vấn đề to tát, nhưng từ một góc độ hiến pháp, điều đó tạo ra tất cả sự khác biệt trên thế giới. Chỉ riêng tổng thống Hoa Kỳ là được Đề mục 2 của Hiến pháp Hoa Kỳ trao cho “Quyền hành pháp” của chính phủ quốc gia. Sự thật hiển nhiên trong văn bản buồn tẻ này tạo thành điểm mấu chốt của những gì mà các luật sư hiến pháp — những người, với tư cách là luật sư, làm cho mọi việc có vẻ phức tạp hơn thực tế — gọi là “thuyết hành pháp thống nhất.” Trên thực tế, phó tổng thống Hoa Kỳ sở hữu “Quyền hành pháp” không hơn một quan chức Nội các, một người gác cổng Tòa Bạch Ốc, hay thậm chí là một độc giả của chuyên mục này.


BM


Kết quả cuối cùng là, như tôi đã lập luận trong chuyên mục này sau cuộc đột kích Mar-a-Lago hồi tháng 08/2022, “ông Trump có toàn quyền đơn phương giải mật bất kỳ tài liệu nào mà ông ấy muốn giải mật — vậy đấy.” Ông Biden đã không sở hữu quyền lực tương tự như vậy (hiện tại ông ấy có, với tư cách là tổng thống). Hơn nữa, như cùng một bài bình luận hồi tháng 08/2022 đã lập luận, “tất cả các cựu tổng thống đều nhận được các thiết bị do người đóng thuế tài trợ, trong số đó có một nhân viên có quyền tiếp cận các thông tin an ninh quốc gia và các cơ sở an toàn (SCIF) để lưu trữ các hồ sơ mật.” 


BM


Ông Biden, với tư cách là một cựu phó tổng thống chứ không phải là một cựu tổng thống, không có những điều tốt đẹp như vậy; ông chỉ có một nhà để xe có khóa đủ an toàn cho chiếc Corvette của mình. Hơn nữa, Đạo luật Hồ sơ Tổng thống cũng cho phép các tổng thống sắp mãn nhiệm mang theo các bản sao của bất kỳ tài liệu nào của họ; đạo luật này không cấp sự bảo vệ tương tự như vậy đối với các phó tổng thống sắp mãn nhiệm.


BM


Từ góc độ pháp lý, chúng ta sẽ xem biện lý đặc biệt mới được bổ nhiệm Robert Hur sẽ đi đến đâu trong cuộc điều tra của mình. Và từ góc độ chính trị, sự đạo đức giả đáng kinh ngạc của chính phủ ông Biden về vấn đề này chắc chắn sẽ phải đối mặt với phản đối mạnh mẽ.


BM

Nhưng có lẽ câu hỏi cấp bách nhất là: Tại sao? Tại sao ngay lúc này lại có sự rò rỉ cho CBS News, hơn hai tháng sau khi các luật sư của ông Biden phát hiện ra tập tài liệu mật đầu tiên nằm sâu trong văn phòng Trung tâm Penn Biden? Tại sao lại có sự rò rỉ và đưa tin chậm chạp, nhỏ giọt, bất ngờ như vậy đối với nhiều đợt tài liệu mật khác nhau trong suốt cả một tuần lễ?


BM

Hoàn toàn không có gì ngạc nhiên khi bộ máy chấp pháp liên bang và các hãng thông tấn đã chôn vùi tin tức về hành vi sai trái của ông Biden trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. “Tổ hợp Đảng Dân Chủ-Truyền thông,” như cách gọi của ông Andrew Breitbart quá cố, không đòi hỏi gì hơn ngoài sự đồng lõa như vậy.


BM

Nhưng thời điểm rò rỉ từ các quan chức chấp pháp liên bang khác nhau hiện nay, ngay khi ông Biden đang bắt đầu nửa sau nhiệm kỳ của mình, cho thấy có sự xáo trộn nội bộ thực sự tại Ủy ban Quốc gia Đảng Dân Chủ (DNC). Có lẽ ai đó tại DNC đã chỉ thị cho nhà nước ngầm rằng bây giờ sẽ là thời điểm đặc biệt thuận lợi để tiết lộ những chi tiết bẩn thỉu cho giới truyền thông.


BM


Có lẽ ai đó tại DNC nghĩ rằng ông Joe Biden đã làm công việc của mình bằng cách dẫn dắt đảng của mình vượt qua cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ mà không khuất phục trước “làn sóng đỏ” đáng sợ, nhưng giờ đây ông ấy đã hết thời và nên được thay thế tại cuộc bỏ phiếu vào năm 2024 bởi Thống đốc Gavin Newsom (Dân Chủ-California). Mặc dù tôi không muốn suy đoán, nhưng thật khó để nghĩ ra một lời giải thích hợp lý hơn về lý do tại sao đến tận bây giờ tất cả những điều này mới được phanh phui.


BM

Có rất nhiều, rất nhiều câu hỏi mở ở đây. Hy vọng rằng Biện lý đặc biệt Hur có thể cung cấp một số lời giải đáp.




Josh Hammer  _  Thanh Tâm


      BM

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

TINA DƯƠNG- PHIÊN BẢN GỐC VIỆT CỦA NỮ "ĐẠI GIA ẢO" LỪA ĐẢO ANNA DELVEY Ở MỸ

 


 BM

Tạp chí VICE, trụ sở tại New York, chuyên về các chủ đề cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật đương đại và chính trị thời sự, hôm 5 Tháng Giêng đăng bài viết nói về trường hợp cô Ninh Thị Vân Anh, tự Tina Dương, một hiện tượng “siêu lừa đảo” kiểu “Anna Delvey” ở Mỹ trong phiên bản Việt Nam.


BM


Cô Anna, sinh năm 1991, và cô Vân Anh, sinh năm 1995. Dù nhỏ hơn Anna bốn tuổi, cô Vân Anh không thua kém cô Anna trong việc tự tạo vỏ bọc “con gái đại gia” có một cuộc sống hào nhoáng để lừa đảo người khác, rồi cuối cùng vướng vào vòng lao lý.


Để rõ vì sao tạp chí VICE đề cập đến “Anna Delvey Việt Nam,” cần phải biết câu chuyện cuộc đời cá nhân của hai nhân vật này.


Anna Delvey là ai?


BM


“Anna Delvey” là tên giả của Anna Sorokin, một phụ nữ Đức gốc Nga, đến sinh sống tại New York vào năm 2013, theo báo mạng Independent của Anh.


Dưới tên giả này, cô Sorokin tự tạo vỏ bọc là một phụ nữ được thừa kế giàu có để tạo vị thế trong xã hội thượng lưu ở New York.


Cô Sorokin vốn xuất thân từ một gia đình bình thường, cha là tài xế xe vận tải, mẹ là nội trợ.


Sinh ra tại thành phố Domodedovo, ngoại ô Moscow, Nga, đến năm 2006 cô Sorokin theo cha mẹ di cư sang Đức định cư lúc 16 tuổi.


BM

Năm 2011, cô gái gốc Nga này sang London, Anh, học trường cao đẳng nghệ thuật Central Saint Martins, nhưng bỏ học nửa chừng, rồi trở về Đức. Sau đó, cô sang Paris, Pháp, làm việc thực tập cho tạp chí thời trang Purple, và bắt đầu sử dụng tên Delvey.


BM

Năm 2013, cô Sorokin đến New York dưới vỏ bọc một người được thừa kế giàu có, với kế hoạch mở một câu lạc bộ riêng tư hạng sang và một quỹ tặng dữ nghệ thuật, để giao du với giới thượng lưu.


BM


Tạo ấn tượng có hàng chục triệu đô la trong ngân hàng Thụy Sĩ, “tiểu thư thiếu gia” Anna Delvey kết bạn với những người giàu có và nhờ họ ứng trước tiền khách sạn, vé máy bay, và những bữa ăn xa hoa vì gặp chuyện “rủi ro bất ngờ.” Nhưng cô luôn luôn “quên” trả nợ.


Năm 2017, cô Sorokin trốn sang California, Mỹ, sau khi nợ hàng chục ngàn đô la tiền phòng nhiều khách sạn hạng sang.


Cảnh sát Los Angeles bắt cô gái này vào ngày 3 Tháng Mười, 2017, tại một dưỡng đường điều trị nghiện ngập.


BM

Tiểu thư “Anna Delvey” trình diện phiên tòa sơ thẩm tại Tòa Hình Sự New York vào Tháng Mười Hai, 2018. Bốn tháng sau, trong phiên xử vào ngày 20 Tháng Ba, 2019, người phụ nữ “mạo thân phận” này bị kết án tám tội danh, bao gồm ăn cắp, chủ mưu ăn cắp, và trộm, lãnh bản án 12 năm tù.


Cô Sorokin được thả vào Tháng Hai, 2021, nhờ hạnh kiểm tốt trong tù. Nhưng đến Tháng Ba năm đó, cảnh sát di trú Mỹ (ICE) bắt cô vì ở quá hạn visa.


Tòa ra lệnh trục xuất cô về Đức vào Tháng Ba, 2022, nhưng cô kháng án.


BM


Vào Tháng Mười, 2022, “Anna Delvey” được thả ra khỏi nhà tù di trú, sau khi trả $10,000 tiền tại ngoại hậu tra, kèm với các điều kiện phải ở nhà 24 giờ/ngày và không được sử dụng mạng xã hội.


BM


Trong thời gian bị tù, Netflix trả cô Sorokin $320,000 tiền bản quyền về câu chuyện cuộc đời “Anna Delvey” để thực hiện bộ phim nhiều tập “Inventing Anna.” Cô dùng số tiền này trả chi phí luật sư và bồi thường những nạn nhân, theo tạp chí Town&Country.

 

BM


Tại một cuộc triển lãm tại Manhattan, New York, hồi Tháng Ba, 2022, với chủ đề “Trả Tự Do Anna Delvey” có 33 họa sĩ tham dự, trong đó có năm bức tranh do cô Sorokin vẽ bằng bút chì, được bán với giá $10,000 một bức.


Cuộc triển lãm thứ nhì, vào Tháng Năm, 2022, có bộ sưu tập 20 bức họa do cô Sorokin vẽ bằng bút mực và bút chì trong thời gian ở tù được định giá từ $400,000 đến $500,000.


Chuyện của “Anna Delvey Việt Nam”


BM


Theo các tố cáo, dưới tên Tina Dương, khi thì là con một đại gia, hoặc con một chức sắc cao cấp trong ngành tình báo, cô Ninh Thị Vân Anh, tạo nên một hình ảnh “tiểu thư thiếu gia” kiêu sa, hào nhoáng, xài tiền hoang phí, khiến nhiều người bị rơi vào “mê hồn trận.”


BM


Đỉnh cao của vở kịch đầy “hào quang” của con gái đại gia Tina Dương là một đám cưới với sự xuất hiện của gia đình nhà gái, cùng bạn bè đông đến 300 người, được tổ chức tại một khách sạn năm sao ở Hà Nội năm 2018.


Gia đình nhà trai không những choáng ngợp với một lực lượng nhà gái đông đảo trong ngày cưới, mà những ngày sau đó cũng có những buổi gặp gỡ đặc biệt để hai bên sui gia “giao lưu” tạo thêm thâm tình.


Tuy nhiên, sau này, khi mọi việc vỡ lở, gia đình chú rể “bị choáng nặng” khi biết rằng 300 người “bên ấy” chỉ là những diễn viên được thuê mướn nhập vai “đàng gái.”


BM


Ngay cả “ông sui” khoác tay cô dâu trao cho chú rể cũng là ông “nhạc giả,” chưa hề gặp cô trước đó và nói số tiền cô trả cho ông không đủ đổ xăng!


Cô Ninh Thị Vân Anh đóng vai “tiểu thư Tina Dương” quá xuất sắc làm nhiều người ngộ nhận, đến mức sẵn sàng móc tiền đưa cho cô để đầu tư qua việc nhờ vả “người cha ảo” là một quan chức đầy quyền lực.


BM


Sự thật, “Tina Dương” chỉ là một cô con gái của một gia đình cha mẹ ly dị ở vùng nông thôn tỉnh Bắc Giang.


Vân Anh và hai người em trai sống với mẹ, một nông dân ngoài những lúc làm ruộng là đi phụ việc tại các quán ăn để kiếm tiền nuôi con.


Bỏ học lưng chừng ở lớp Tám, Vân Anh lên Hà Nội làm việc bán quần áo, sau đó lấy chồng được hai năm thì ly dị.


Sau khi chia tay người chồng đầu tiên, Vân Anh vẫn làm việc ở Hà Nội, và quen một thanh niên được cho là con đại gia.


Có thể, để “môn đăng hộ đối,” cô gái Bắc Giang này dựng lên màn kịch đám cưới 300 người như kể trên.


BM


Theo báo chí trong nước, vào Tháng Mười, 2022, công an tỉnh Bình Thuận bắt tạm giam và khởi tố cô Vân Anh vì thuê xe hơi và dùng giấy tờ giả bán chiếc xe thuê.


Trước đó, trên mạng xã hội Việt Nam dậy sóng với câu chuyện “Tina Dương” bị tố cáo lừa đảo nhiều người với tổng số tiền lên đến gần 20 tỷ đồng (khoảng $850,000).


Tương lai “Anna Delvey” ở Mỹ và Việt Nam sẽ ra sao?


BM

Cuộc đời có nhiều bất ngờ khó đoán khi cựu tù nhân “Anna Delvey” ở New York, được Netflix trả $320,000 tiền bản quyền kể lại cuộc đời “lừa đảo,” chưa hết, các tác phẩm hội hoạ của cô Sorokin thực hiện trong tù được trưng ở New York với mức định giá từ $400,000 đến $500,000 cho các nhà sưu tập.


Không rõ tự thân các tác phẩm hội hoạ của cô Sorokin có giá trị hay là câu chuyện cuộc đời trong “vỏ bọc ảo tưởng” với những trò lường gạt, là điểm thu hút sự chú ý của những nhà sưu tập.


BM


Nhận xét về thái độ đánh giá cao các hoạ phẩm của mình, “Anna Delvey” New York nói: “Thật là quái đản, không thể hiểu nổi. Hồi năm 2017 không ai hứng thú gì với quỹ nghệ thuật mà tôi muốn mở ra, thế mà bây giờ, sau khi ở tù, mọi người lại hứng thú với nghệ thuật của tôi.”


BM


Có thể công chúng Mỹ đã tha thứ cho “Anna Delvey” sau khi cô mãn hạn tù, có thể xem như đã trả hình phạt cho lỗi lầm đã gây ra.


Còn cô Vân Anh, trước khi bị bắt tạm giam hồi Tháng Mười, 2022, có bộc lộ ý định viết sách với hy vọng kiếm được tiền trả lại cho những người lỡ tin cô.


BM


Không may như Sorokin, vì những nhà làm phim tại Việt Nam lại muốn thực hiện câu chuyện của những nạn nhân, nên có thể cô Vân Anh sẽ không được trả tiền bản quyền trong bộ phim mà cô chính là nguyên nhân gây ra các tình tiết.


Trong một clip được livesstream, cô Vân Anh chào chia tay “trước khi đi tù” và hy vọng sẽ “chứng minh cho mọi người thấy bản thân sẽ thay đổi tốt hơn.”


BM


Rất khó biết việc liệu xã hội Việt Nam có dung thứ cho “Anna Delvey Bắc Giang” hoặc cô có thực sự hoàn lương hay không, tuy nhiên, chắc chắn là sau này cô Vân Anh khó có thể diễn lại tuồng “Tina Dương.”




Mai Phi Long


http://baomai.blogspot.com/

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2023

CHÍNH PHỦ SẼ LẠI KHIẾN QUÝ VỊ NGHÈO HƠN

 


 BM

Tại sao lại như vậy? Hầu hết các chiến lược gia và các nhà bình luận đều tán dương việc lạm phát giảm gần đây như là một tín hiệu phục hồi tốt. Tuy nhiên, có nhiều ý nghĩa đằng sau tình hình này hơn là chỉ một sự suy giảm vừa phải trong tỷ lệ lạm phát.


Lạm phát có tính tích lũy, và các ước tính cho năm 2023 và năm 2024 vẫn cho thấy mức độ lạm phát lõi và lạm phát toàn phần rất cao ở hầu hết các nền kinh tế. Tình trạng này càng kéo dài, thì kết quả càng tệ hơn cho nền kinh tế. Người dân đã sống bằng tiền tiết kiệm và vay mượn để duy trì mức chi tiêu thực tế hiện tại. Nhưng phương thức sinh hoạt như thế không thể kéo dài nhiều năm.


BM

Các chính trị gia trên khắp thế giới đang cố gắng thuyết phục chúng ta rằng tỷ lệ lạm phát hàng năm là 5% là một thành công trong khi tỷ lệ này lại là một thảm họa.


Theo các ước tính hiện tại, thì công dân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục mất sức mua. Theo Cục Thống kê Lao động, “Từ tháng 11/2021 đến tháng 11/2022, thu nhập thực tế trung bình mỗi giờ đã giảm 1.2% sau khi điều chỉnh theo mùa.” Tuy nhiên, những con số tồi tệ này không tệ hại bằng số liệu cho khu vực đồng euro. Tại khu vực đồng euro, trong quý 3/2022, tiền công và tiền lương mỗi giờ làm việc đã tăng 2.1% trên giá trị danh nghĩa, đồng nghĩa với một mức giảm đáng kinh ngạc là 7.1% tính theo giá trị thực.


BM


Triển vọng cho năm 2023 là tình trạng bần cùng hóa lan rộng trong khi các chính phủ tiếp tục chi tiêu và tăng thuế, điều đó có nghĩa là thu nhập khả dụng thực tế thậm chí còn bị phá hủy nặng nề hơn.


Những gì đang xảy ra trong cái gọi là “sự phục hồi” sau đại dịch không gì khác hơn là sự tàn phá tầng lớp trung lưu trên toàn cầu với một tốc độ chưa từng thấy.


BM


Các chính sách tồi tệ nhất đã được áp dụng và tất cả đều làm giảm tiền lương và tiền tiết kiệm thực tế. Việc in tiền và tăng thuế không làm cho người giàu trở nên nghèo hơn và chắc chắn những biện pháp đó không gây thiệt hại cho người giàu. Toàn bộ tác động tiêu cực của việc tăng thuế trên diện rộng một lần nữa lại đổ lên vai tầng lớp trung lưu.


Các chính trị gia luôn mời chào các biện pháp theo chủ nghĩa can thiệp của họ bằng lời hứa rằng chúng sẽ chỉ gây hại cho người giàu, nhưng chính quý vị mới là những người phải trả giá. Họ biết rằng tầng lớp trung lưu phụ thuộc vào tiền lương và cố gắng tiết kiệm cho tương lai. Giới siêu giàu cũng mắc nợ nhiều nhưng có thể vượt qua giai đoạn tăng thuế bằng cách di chuyển vốn và tìm kiếm các lựa chọn để bảo toàn tài sản. Còn những người dựa vào tiền lương và tài khoản ngân hàng là những người không thể thoát khỏi chính sách bần cùng hóa trên toàn cầu.


BM

Chúng ta phải nhớ một điều hiển nhiên: Tạo tiền nhân tạo (tăng cung tiền bằng cách in thêm) không bao giờ là trung tính (nhất quán với toàn dụng nhân công, tăng trưởng, và ổn định giá cả). Việc in tiền ảnh hưởng tiêu cực đến tiền lương và tiền gửi tiết kiệm và chỉ có lợi cho các chính phủ chi tiêu thâm hụt và những người mắc nợ cao. Tăng thuế luôn làm tổn thương tầng lớp trung lưu và gây khó khăn hơn cho những người đang bắt đầu kiếm sống tốt hơn nhờ làm việc chăm chỉ để đầu tư và tiết kiệm cho tương lai.


BM


Chủ nghĩa can thiệp luôn nói rằng mọi khoản chi tiêu của chính phủ đều quay trở lại xã hội và do đó có tác dụng tích cực. 


Khái niệm này không hợp lý. Bộ máy hành chính cồng kềnh và chi tiêu theo đặc quyền không thúc đẩy tăng trưởng hay năng suất, và trở thành một sự chuyển giao ồ ạt của cải từ lĩnh vực hiệu quả sang lĩnh vực không hiệu quả. Dành một phần của cải từ lĩnh vực hiệu quả vào việc nhắm đến các vấn đề xã hội là một chuyện, nhưng việc gán nhãn “xã hội” lên bất kỳ khoản chi tiêu nào của chính phủ và biến lĩnh vực hiệu quả thành một cỗ máy kiếm tiền để chính phủ khai thác bất kỳ khi nào và mọi khi lại là một chuyện hoàn toàn khác.


BM


Khi quý vị tin rằng chính phủ sẽ cung cấp cho quý vị những thứ miễn phí bằng cách buộc người giàu trả nhiều tiền hơn, thì quý vị đang mở ra cơ hội cho chính phủ xem quý vị là người giàu và lấy đi nhiều hơn từ quý vị.


BM


Khi quý vị yêu cầu chính phủ can thiệp nhiều hơn, thì đây là những gì quý vị nhận được: một quan điểm khai thác và tịch thu luôn đổ lỗi cho những người đầu tư và tạo công ăn việc làm cho các vấn đề nhưng lại tạo ra một bộ máy quan liêu lớn hơn để quản lý cái gọi là các lợi ích mà quý vị không bao giờ nhận được.


Luận điệu của những người theo chủ nghĩa can thiệp là cố gắng nói với quý vị rằng mỗi cái và mọi thứ đều là nguyên nhân gây ra lạm phát, ngoại trừ điều duy nhất khiến giá cả đồng loạt tăng: đó là in tiền vượt quá nhu cầu.


BM


Lạm phát ở mức 5% hàng năm không phải là một điều tích cực và chắc chắn không khiến giá cả giảm bớt. Lạm phát có tính tích lũy và điều đó có nghĩa là chúng ta đang trở nên nghèo hơn nhanh hơn.




Tiến sĩ Daniel Lacalle  _  Vân Du


BM