Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2023

"CÁI GIỌNG SÀI GÒN"

 




image



Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he XXX xuống dưới ấy…

Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi...

Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :

image
hình minh họa

Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong

Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ" có cong không thì hổng có biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái đầu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, đem gương hay kiếng  soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.

Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...

Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam , có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ còn có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…

image

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt. Giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.

image
hình minh họa

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.

Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.

Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau,  lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.

Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”

image
hình minh họa

Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.  Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” “xong dzồi”.

Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn..

Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...

image
hình minh họa

Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.

Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì,cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, mình ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.

image
hình minh họa

Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Điển hình như tiếng “địt”, có nghĩa là cái  bụng nó sả hơi. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.

Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.

Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳng hay...

image

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)

Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau.. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.

image
hình minh họa

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.

Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.

Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. “coi dzậy mà hổng phải dzậy”

image

Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”. Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.

Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô thiển mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.

Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.

image

Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Khi gọi một cách thân mật có ý khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài gòn thường nói “Nầy, chú em…”

image

Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.

Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :

Ông đó = ng
Bà đó = b
Anh đó = nh
Ch đó = ch

Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.

Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo ...

image
hình minh họa

Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được....giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".

Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.

Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước.  Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh. Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…

Hải Phan

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2023

TRẢ LỜI THƯ EM. NHẠC: TRẦM TỬ THIÊNG. TRÌNH BÀY: DUY VĂN

BOM CHÙM CÓ THỂ GIÚP UKRAINE GIÀNH ĐƯỢC CHIẾN THẮNG?

 

 BM

Thời gian gần đây có nhiều vụ “xì-căng-đan” đã xảy ra tại tòa Bạch Ốc. Trong tuần qua, phóng viên lại xôn xao đi lùng tin về vụ “cocaine” được tìm thấy trong khuôn viên tòa Bạch Ốc vào khoảng 6 giờ chiều Chủ Nhật ngày 2/7/2023. Sau một tuần mà chính quyền vẫn chưa có một thông tin gì rõ ràng về nguồn gốc của vụ cocaine này. Nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi về vấn đề an ninh trong khuôn viên tòa Bạch Ốc, lực lượng bảo vệ và máy hình được đặt khắp nơi, vậy thì ai có thể lui tới khu vực này mà không bị khám xét? 


Trong chương trình của Hannity, cựu mật vụ Dan Bongino khẳng định “Không ai có thể xâm nhập khuôn viên tòa Bạch Ốc mà không bị nhân viên an ninh khám xét tại các trạm kiểm soát trong khu vực. Có thể nói rằng thủ phạm đem cocaine vào khu vực này không ai khác hơn là một thành viên trong gia đình Biden vì chỉ có các thành viên trong gia đình Tổng Thống mới không bị khám xét.” Có nhiều người cho biết họ thấy Hunter làm việc trong thư viện với laptop của anh ta. Ngay sau khi Sở Cứu Hỏa thông báo cocaine được tìm thấy trong Thư Viện của tòa Bạch Ốc thì Washington Post đưa tin “Cocaine được tìm thấy trong lối đi vào của du khách khi tới thăm tòa Bạch Ốc.”  Cũng có tin tìm thấy cocaine tại hành lang gần phòng họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Bảo đảm an ninh cho Tòa Bạch Ốc là vấn đề quan trọng, tại sao những người có trách nhiệm lại không quan tâm? 


BM


Trong một cuộc phỏng vấn trên đài CNN vào sáng Chủ Nhật vừa qua, Biden cho biết “Hoa Kỳ sẽ gởi bom chùm tới Ukraine vì đất nước này đã sắp hết đạn dược và đạn được của Hoa Kỳ thì cũng sắp hết, hiện tại chúng ta đang thiếu loại đạn pháo 155 ly.”  Lời tuyên bố của Biden đã gây phẫn nộ cho đa số trong chính giới, báo chí và người dân. Nhiều người tự hỏi rằng tại sao Biden lại khờ dại tới mức công khai thông báo cho thế giới biết về tình trạng thiếu hụt đạn dược của Hoa Kỳ.


BM


Nhà báo Steve Guest viết trên Twitter: “Joe Biden thông báo cho thế giới biết rằng Hoa Kỳ sắp hết đạn pháo 155 ly. Biden đang cho kẻ thù của chúng ta là  Trung cộng biết rõ về thực lực của đất nước. Rõ ràng là đồ ngốc.”  TNS J.D. Vance (Cộng Hòa-Ohio) phê bình “Tôi thật sửng sốt trước lời thú nhận của Biden. Từ hơn một năm nay tôi luôn cảnh cáo rằng chiến tranh Ukraine sẽ làm cạn kiệt sức mạnh quân sự của đất nước chúng ta.” Một điều đáng lo ngại là ngành sản xuất công nghệ quốc phòng của Hoa Kỳ đã giảm sút, phần lớn vũ khí, đạn dược, và một số bộ phận của máy bay, tàu chiến, . . . phải nhập cảng từ Ấn Độ và  Trung cộng. Bình luận gia David Brooks nhận định “Chính quyền Biden gởi bom chùm tới Ukraine vì không có loại đạn dược nào khác để gởi là dấu hiệu cho thấy quân đội của chúng ta đang ở trong tình trạng tồi tệ vì cạn kiệt đạn dược.”  


Bom chùm có thể giúp Ukraine giành được chiến thắng?


BM


Khi quân đội Nga tràn qua biên giới tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2, 2022, giới quan sát đánh giá rằng Ukraine sẽ không thể cầm cự lâu dài trước sức mạnh của Nga, nhiều người cho rằng Ukraine sẽ bị sụp đổ trong một thời gian rất ngắn. Nhưng tính tới ngày 8/7/2023 thì cuộc chiến đã kéo dài vừa đúng 500 ngày mà Ukraine vẫn kiên cường chiến đấu với sự yểm trợ của khối NATO và Hoa Kỳ là quốc gia đóng góp nhiều nhất.


Theo tin AP, BBC News, Reuters, . . . thì trong 2 tháng đầu cuộc chiến, Nga đã chiếm được nhiều thành phố và làng mạc, Ukraine bị mất tới 25% lãnh thổ. Sau đó quân đội Nga bị phản công, phải rút lui khỏi một số địa điểm đã chiếm được. Nhân chứng kể lại rằng không có nơi nào là không có dấu tích của bom đạn. Trước khi rút lui, Nga đã tàn phá tan hoang, san bằng bình địa tất cả các cơ sở của chính phủ cũng như các cơ sở thương mại, kể cả những chung cư, nơi ăn chốn ở của người dân.


BM


Từ khi cuộc chiến bắt đầu, đã có khoảng hơn 8 triệu người Ukraine được di tản tới các nước lân cận, đa số là người lớn tuổi, phụ nữ và trẻ em. Vào tháng hai vừa qua, Bộ Quốc Phòng Anh cho biết có khoảng từ 40,000 tới 60,000 binh lính Nga đã thiệt mạng trong cuộc chiến. Trong khi đó Nga đưa ra con số 6,000 người bị thiệt mạng.


BM


Cuối tháng Năm vừa qua, có nhiều nguồn tin cho hay rằng có tín hiệu cho thấy hai nhà lãnh đạo Ukraine và Nga sẵn sàng đàm phán để tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh, và Tập Cận Bình được Putin tín nhiệm trong vai trò sứ giả hòa bình. Tới nay Tập Cận Bình vẫn chưa đưa ra một giải pháp cụ thể nào, và cuộc chiến thì vẫn tiếp tục leo thang. Bom chùm đã được cả hai bên xử dụng tại chiến trường, và Thứ Sáu vừa qua, Biden đã hứa sẽ viện trợ bom chùm cho Ukraine.


Hãng thông tấn AP cho hay bom chùm là loại bom có thể bắn từ máy bay hoặc từ mặt đất, tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc. Mỗi lần xử dụng có thể bắn một lúc tới khoảng 600 quả bom nhỏ. Sức công phá của nó thật kinh khủng, đây là loại vũ khí hủy diệt cực kỳ nguy hiểm, đã bị cấm trên thế giới. Chỉ cần khoảng 20 kilogram là có thể tàn phá một khu vực rộng lớn bằng nhiều lần sân đá banh. Điều nguy hiểm là có nhiều trái bom không nổ ngay và một thời gian sau mới phát nổ, thậm chí còn kéo dài tới nhiều thập niên sau đó. Thống kê của Tổ Chức Hồng Thập Tự Quốc Tế cho biết bom chùm có tỷ lệ bom không nổ ngay chiếm từ 10% tới 40%. Tình trạng này sẽ dẫn tới rất nhiều thương vong trong nhiều năm cho dù chiến tranh đã kết thúc.


Hội Nghị Thượng Đỉnh của Liên Minh NATO 


BM


Liên Minh NATO sẽ có hai ngày Hội Nghị Thượng Đỉnh tại Vilnius, thủ đô của Litva, bắt đầu vào ngày Thứ Ba 11/7/2023. Ukraine sẽ là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự. Nhà báo David Brennan của Newsweek đưa ra một số điểm quan trọng cần lưu ý: Vấn đề Ukraine, kết nạp thành viên mới, chi tiêu quân sự, mối đe dọa ở Đông Âu và đối phó với  Trung cộng.


Sau nhiều cuộc thương thuyết, cuối cùng Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã đồng ý chấp thuận cho Thụy Điển gia nhập Liên Minh NATO. Thụy Điển sẽ là thành viên thứ 32 của liên minh này. Biden cũng cố gắng thúc đẩy cho Ukraine được gia nhập nhưng rất có thể sẽ không thành công vì ảnh hưởng của cuộc chiến. Nếu Ukraine được chấp nhận là thành viên của NATO thì cuộc chiến với Nga không còn là cuộc chiến giữa Ukraine và Nga nữa mà sẽ trở thành cuộc chiến giữa Nga và khối NATO, điều mà nhiều quốc gia trong liên minh này chưa sẵn sàng chấp nhận.


BM


Về vấn đề chi tiêu cho quân sự thì từ năm 2014 các quốc gia trong khối NATO đã đồng ý việc chi 2% GDP nhưng chỉ có 8 trong số 31 các thành viên thực hiện đúng điều đã cam kết. Trước nhu cầu thực tế là cuộc chiến với Nga và mối đe dọa tại Đông Âu đang lộ diện nên Liên Minh NATO cần đặt mức chi tiêu quân sự nhiều hơn, mức chi tiêu mới sẽ là 2.5%. Sau đại dịch COVID-19, đa số các quốc gia đã nhìn thấy rõ sự thách thức và cạnh tranh của Bắc Kinh. Hội Nghị NATO kỳ này sẽ thảo luận về việc đối phó với  Trung cộng, đây là lần đầu tiên NATO công nhận mối đe dọa của  Trung cộng đối với các thành viên trong khối NATO.


Trọng điểm của hội nghị là cuộc chiến của Ukraine với Nga. TT Zelensky thừa nhận rằng Ukraine đã không đạt được những bước tiến lớn, và yêu cầu đồng minh NATO yểm trợ thêm nhiều vũ khí. Biden hứa sẽ gởi bom chùm tới Ukraine.


Liên Minh NATO hiểu rằng bảo vệ Ukraine chống lại Nga là bảo vệ an ninh cho chính họ, tuy nhiên đa số các thành viên NATO không đồng ý quyết định viện trợ bom chùm cho Ukraine. Thủ Tướng Anh Rishi Sunak và Bộ Trưởng Quốc Phòng Tây Ban Nha Margarita Robles cho hay họ sẽ phản đối. Thủ Tướng Anh nói với Sky News: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống xâm lăng của Nga, và chúng tôi đã làm điều đó bằng cách cung cấp xe tăng chiến đấu hạng nặng và vũ khí tầm xa, tôi hy vọng tất cả đồng minh sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine.”


BM


Anh, Tây Ban Nha và 2/3 thành viên khối NATO là những quốc gia trong số 120 quốc gia đã ký kết công ước năm 2008, cấm mọi hoạt động sản xuất, xử dụng và tàng trữ bom chùm vì lý do nhân đạo. Hoa Kỳ, Ukraine và Nga đã không ký công ước này.


Trước đây đã có một số quốc gia xử dụng bom chùm nhưng vẫn không giải quyết được gì cho mục tiêu của cuộc chiến. Tại sao giờ đây Biden lại đưa Hoa Kỳ đi vào vết xe đã đổ?


BMhttps://www.youtube.com/watch?v=EXFQ2QtKuXM&ab_channel=WallStreetJournal




Kim Nguyễn

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2023

BOM CHÙM (CLUSTER BOMS) ĐƯỢC GỞI TỜI UKRAINE

 

 BM

Mc dù bom chùđượđnh nghĩa là mang tính lưỡng dng,” nhưng hàng trăm ngàn qu bom mà Hoa K đang gi cho Ukraine ch có mt chc năng duy nht: Tiêu dit mi th trong phm vi v n 7.5 mu Anh (3 ha) ca nó.


Bom chùm từng được sử dụng ít nhất là từ Đệ nhị Thế chiến vì tính linh hoạt và hiệu quả công nghệ thấp của chúng, nhưng hiện đã bị 123 quốc gia cấm sử dụng. Bom này có thể được phóng từ phi cơ, drone (phi cơ không người lái), được gắn vào hỏa tiễn, và được sử dụng để nhắm mục tiêu vào người và máy móc trong các cuộc tấn công của lực lượng pháo binh.


BM


Hôm 07/07, chính phủ Tổng thống Biden đã chính thức đồng ý gửi Đạn Thông thường Cải tiến Lưỡng dụng (DPICM) tới Kyiv như một phần của gói viện trợ quân sự trị giá 800 triệu USD gói thứ 42 được chấp thuận kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược hồi tháng 02/2022. Số đạn này sẽ đến từ một kho dự trữ 3 triệu viên đạn không sử dụng kể từ khi Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu loại bỏ dần chúng từ năm 2016.


DPICM là các hộp đạn được lắp vào lựu pháo Howitzer 155mm có thể được hẹn giờ để phát nổ ở độ cao đã định bên trên hoặc tại một mục tiêu.


BM


Mỗi hộp chứa 88 trái bom nhỏ với một phạm vi sát thương khoảng 107 feet vuông (10m2), tùy thuộc vào độ cao mà chúng được thả. Theo một nghiên cứu năm 2019 của Viện nghiên cứu Royal United Services của Anh, những trái bom nhỏ này có thể được “định hướng” để nhắm mục tiêu vào xe tăng hoặc thiết vận xa, hoặc được hẹn giờ phát nổ gần mặt đất để tung ra một chùm mảnh đạn biến các chiến hào thành “những khu vực chết chóc.”


Và đó chính xác là những gì mà Ukraine cần loại bom chùm này để đánh đuổi quân Nga khỏi các chiến hào có nhiều bãi mìn bao bọc xung quanh trong cuộc phản công của họ nhằm đẩy lực lượng của ông Vladimir Putin ra khỏi lãnh thổ của mình.


Việc chuyển giao vi phạm các hiệp ước và luật pháp Hoa Kỳ


BM

Chính phủ Biden đã bị Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và những người chỉ trích lưỡng đảng trong Quốc hội gây áp lực trong hơn một năm về việc cung cấp bom chùm, nhưng cho đến hôm 07/07, họ vẫn khẳng định rằng các hiệp định quốc tế và luật pháp Hoa Kỳ đã ngăn cản việc chuyển giao như vậy.


Bởi vì không phải tất cả những trái bom nhỏ, hoặc bom con, trong mỗi hộp đạn, đều phát nổ ngay, những trái bom này có thể để lại một bãi mìn “bom không nổ” mà có thể khai nổ nhiều năm sau đó. Theo một báo cáo hồi tháng 08/2022 của Cơ quan Giám sát Bom mìn và Bom chùm, 97% tất cả các vụ thương vong do bom chùm là những người dân thường và những thương vong này xảy ra nhiều năm “sau chiến tranh”. Trong các cuộc khảo sát về độ tuổi của nạn nhân được báo cáo thì có 66% là trẻ em.


Theo Công ước về Bom chùm, một hiệp ước quốc tế năm 2008 được 123 quốc gia ký kết ở Oslo, Na Uy, các loại bom chùm như DPICM đều bị cấm. Hoa Kỳ, Nga, và Trung Quốc không nằm trong số các bên ký kết hiệp ước này, nhưng Hoa Kỳ không xuất cảng bom chùm khi bán vũ khí cho các quốc gia đồng minh.


Ngoài ra, chính phủ này lưu ý rằng luật pháp Hoa Kỳ cấm chuyển giao DPICM nếu tỷ lệ không nổ của bom con, hoặc “bom không nổ,” vượt quá 1%. Để có thể gửi kho dự trữ cũ này đến Ukraine, ông Biden đang loại bỏ yêu cầu đó và cho phép một tỷ lệ “bom không nổ” lên tới 2.35%.


Ba lời biện minh


BM

Trong một cuộc họp báo giữa buổi chiều của Ngũ Giác Đài, cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan và Ngoại trưởng Antony Blinken đã bình luận về việc đưa DPICM vào gói viện trợ trị giá 800 triệu USD cho Ukraine vào thời điểm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đặc trách Chính sách Colin H. Kahl đưa ra thông báo chính thức về vụ chuyển giao này.


Ông Sullivan đã đưa ra ba điểm tương tự để biện minh cho việc cung cấp đạn dược này, và sau đó ông Kahl giải thích thêm.


BM


“Đầu tiên, chúng tôi đưa ra quyết định trợ giúp an ninh dựa trên nhu cầu của Ukraine trên thực địa và Ukraine cần pháo binh để duy trì các hoạt động tấn công và phòng thủ của mình,” ông nói tại Tòa Bạch Ốc. “Pháo binh là lực lượng cốt lõi của cuộc xung đột này. Ukraine đang bắn hàng ngàn viên đạn mỗi ngày để phòng thủ trước những nỗ lực tiến công của Nga và cũng để trợ giúp những nỗ lực của chính họ nhằm lấy lại lãnh thổ có chủ quyền của mình.”


Ông Sullivan cho biết Hoa Kỳ đã cung cấp cho Ukraine “một lượng lớn đơn vị đạn pháo” và Ukraine đã nhanh chóng sử dụng chúng gần như tốc độ mà họ nhận được (việc chuyển giao vũ khí chỉ trong vài ngày hoặc vài giờ theo quy định Presidential Drawdown Authority (PDA)) . Điều này làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt và và khiến cho kho dự trữ 3 triệu viên đạn DPICM đó thậm chí trông có vẻ còn hấp dẫn hơn trong tình hình cần kíp khi quá trình sản xuất tăng tốc.


“Chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong sản xuất, nhưng quá trình này sẽ tiếp tục tốn thời gian, và điều quan trọng là phải cung cấp cho Ukraine một cầu nối cung cấp trong khi sản xuất trong nước của chúng ta đang tăng lên,” ông nói. “Chúng tôi sẽ không để Ukraine không có khả năng tự vệ tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc xung đột này. Vậy đó.”


Ông Sullivan cho biết lời biện minh thứ hai là Nga đã sử dụng bom chùm kể từ ngày xâm lược Ukraine hồi tháng 02/2022.


BM


“Nga đã và đang sử dụng bom chùm với tỷ lệ không nổ hoặc thất bại cao từ 30 đến 40%,” ông nói. “Các trái bom chùm mà chúng tôi sẽ cung cấp có tỷ lệ ‘không nổ’ thấp hơn nhiều so với những gì Nga đang cung cấp là không cao hơn 2.35%.”


“Chỉ riêng trong năm đầu tiên của cuộc xung đột,” ông Kahl cho hay, “Việc Nga bắn bom chùm được khai triển từ một loạt hệ thống vũ khí có thể đã rải hàng chục triệu trái bom con hay bom nhỏ trên khắp Ukraine.”


Một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc đã xác nhận việc Nga sử dụng bom chùm, và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố rằng việc sử dụng loại bom đó là “vô nhân đạo.” Tuy nhiên, cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc cũng cho rằng Ukraine đã sử dụng các loại bom chùm nhận được từ Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan.


Ông Sullivan cho biết lý do thứ ba là “Ukraine cam kết sẽ thực hiện các nỗ lực rà phá bom mìn sau cuộc xung đột để giảm thiểu bất kỳ thiệt hại tiềm ẩn nào đối với dân thường. Và do Nga sử dụng rộng rãi các loại bom chùm, nên việc này sẽ rất cần thiết cho dù Hoa Kỳ có cung cấp những vũ khí này hay không.”


BM


“Chính phủ Ukraine đã bảo đảm với chúng tôi bằng văn bản về việc sử dụng DPICM có trách nhiệm, trong đó họ sẽ không sử dụng những trái bom này trong môi trường đô thị dân cư đông đúc, và họ sẽ ghi lại nơi họ sử dụng những trái bom đó để đơn giản hóa các nỗ lực rà phá bom mìn sau này,” ông Kahl nói, đồng thời lưu ý rằng Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 95 triệu USD vào các hoạt động rà phá bom mìn của Ukraine.


Một phần của gói viện trợ 800 triệu USD


BM

Ông Kahl đã đưa ra lời biện minh thứ tư mà ông Sullivan ám chỉ: Người Ukraine hiện đang cần tất cả các loại đạn dược.


Ông cho biết kho dự trữ DPICM sẽ bảo đảm “quân đội Ukraine có đủ đạn pháo trong nhiều tháng tới.”


Bom chùm DPICM là một phần của gói viện trợ quân sự trị giá 800 triệu USD, bao gồm đạn pháo 105mm và các loại đạn pháo 155mm khác, hỏa tiễn của hệ thống phòng không Patriot, Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao, xe chiến đấu bộ binh Bradley, thiết vận xa chở quân Stryker, đạn tấn công chính xác trên không, đạn phá hủy, và hệ thống dọn chướng ngại vật.


BM


Ông Kahl cho biết đây là lần chuyển giao vũ khí thứ 42 theo PDA của tổng thống đối với quỹ Sáng kiến Trợ giúp An ninh Ukraine (USAI) được thành lập sau cuộc xâm lược của Nga nhằm cho phép Ngũ Giác Đài và chính phủ mua vũ khí và đạn dược cho Ukraine ngoài ngân sách quốc phòng của quốc gia.


Ông cho biết kể từ tháng 02/2022, Hoa Kỳ đã cam kết viện trợ quân sự hơn 41.3 tỷ USD cho Ukraine.


Ông Kahl đã không nói chính xác có bao nhiêu DPICM đang được gửi đến Ukraine, ngoài “hàng trăm ngàn” trái bom này, và sẽ không ước tính thời điểm chúng đến nơi ngoài việc nói rằng chúng sẽ được sử dụng trong cuộc phản công đang diễn ra.


Những lời ám chỉ kể từ mùa xuân


BM

Kể từ mùa xuân, các quan chức chính phủ và Ngũ Giác Đài đã ám chỉ rằng chính phủ ông Biden đang xem xét lại việc họ phản đối gửi bom chùm tới Kiev, đặc biệt là trước các báo cáo của Ukraine về sự phản kháng dữ dội từ những người Nga ở các vị trí cố thủ.


Trong một bài diễn văn hôm 30/06 trước Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley cho biết một lý do tại sao chính phủ đang cân nhắc việc chuyển hướng không phản đối là vì Ukraine đã đang sử dụng bom chùm rồi.


“Người Ukraine đã yêu cầu loại bom này, các nước Âu Châu khác đã cung cấp một phần trong số đó, người Nga đang sử dụng nó,” Tướng Milley nói. “Tôi sẽ không bình luận điều gì trước khi tổng thống đưa ra quyết định. Đó sẽ là quyết định của tổng thống. Về việc ra quyết định, chúng tôi là một phần của quá trình đó, nên chúng tôi đang xem xét tất cả các loại lựa chọn.”


BM


Hôm 22/06, Phó Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách vấn đề Nga, Ukraine, bà Eurasia Laura Cooper, nói với Ủy ban Đối ngoại Hạ viện rằng “các nhà phân tích quân sự của chúng tôi đã xác nhận DPICM sẽ hữu ích, đặc biệt là chống lại các vị trí cố thủ của Nga trên chiến trường.”


Dân biểu Michael McCaul (Cộng Hòa-Texas) cho biết trong phiên điều trần này: “Nếu Ukraine không thể đạt được tiến triển đáng kể, thì phần lớn nguyên nhân là do chính phủ ông Biden tiếp tục khai triển chậm các hệ thống vũ khí quan trọng.”


Hôm 26/04, Tướng Christopher Cavoli của Bộ Tư lệnh Âu Châu Hoa Kỳ (USEUCOM) nói với Ủy ban Quân vụ Hạ viện rằng DPICM sẽ đặc biệt hiệu quả đối với “các mục tiêu được tập hợp thành đội hình dày đặc.”


Điều này đã khiến Chủ tịch Ủy ban Mike Rogers (Cộng Hòa-Alabama), một người ủng hộ Ukraine mạnh mẽ, kêu gọi ông Biden “đừng miễn cưỡng cung cấp cho Ukraine những năng lực cần thiết để chiến thắng. Sự do dự của ông về việc hành động này sẽ làm leo thang tình hình chỉ khiến chiến tranh kéo dài thêm và làm tăng tổn phí về tiền của và sinh mạng.”


BM

Ông Rogers, người cũng đã từng vận động chính phủ cung cấp chiến đấu cơ đa năng F-16 cho Ukraine, đã bỏ phiếu phản đối một đề nghị tăng 500 triệu USD trong ngân sách Tài khóa 2024 cho USAI, lập luận rằng cách tốt nhất để đánh bại quân đội của ông Putin là “gửi nhiều bom chùm cho Ukraine.”


Các tổ chức tư vấn và nhà phân tích chính sách cũng đang kêu gọi chính phủ ông Biden gửi DPICM đến Ukraine.


Hồi tháng Năm, các chuyên gia của Viện Hudson đã lập luận rằng Hoa Kỳ nên trang bị cho Kyiv các loại bom chùm để xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Nga và hoạt động như một công cụ tăng sức mạnh cho lực lượng pháo binh.


Hôm 06/07, bà Rebeccah Heinrichs, Giám đốc Sáng kiến Phòng thủ Keystone của Viện Hudson, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS), cho biết sự thiếu quyết đoán này có thể là do không phải tất cả 31 thành viên của NATO đều có chung đánh giá “về bản chất của mối đe dọa từ Nga” và ý nghĩa của chiến thắng đối với Ukraine.


“Một số thành viên của liên minh này đang “thực hiện một cách tiếp cận thận trọng hơn nhiều và lo ngại về sự leo thang theo chiều ngang hoặc có lẽ theo chiều dọc,” bà nói.


“Và vì vậy, họ ngày càng không sẵn lòng cung cấp các loại vũ khí mà Ukraine vẫn khẳng định rằng họ đang cần bom chùm, các hệ thống tấn công tầm xa, phi cơ không người lái lớn hơn, v.v.”


Khen ngợi và phản đối


BM


Các thượng nghị sĩ chủ chốt đều nằm trong số những người lên tiếng ủng hộ việc chuyển giao vũ khí này.


“Để các lực lượng Ukraine đánh bại cuộc xâm lược của ông Putin, thì ít nhất Ukraine cần được tiếp cận bình đẳng với các loại vũ khí mà Nga đã sử dụng để tấn công họ, chẳng hạn như bom chùm,” Thượng nghị sĩ Tom Cotton (Cộng Hòa-Arkansas) cho biết trong một tuyên bố đăng lại trên Twitter. “Việc cung cấp năng lực mới này là quyết định đúng đắn ngay cả khi mất quá nhiều thời gian và là quyết định mà tôi đã ủng hộ từ lâu.”


Trong một tuyên bố hôm 06/07 trên Twitter, thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Jim Risch (Cộng Hòa-Idaho) trước khi có thông báo trên đã gọi việc chuyển giao vũ khí là “tin tốt, nhưng lẽ ra cần phải làm từ lâu rồi.”


“Tôi và các đồng nghiệp đã kêu gọi Tổng thống Biden gửi những vũ khí này và các vũ khí quan trọng khác đến Ukraine trong nhiều tháng qua,” Thượng nghị sĩ Risch cho hay.


“Không lẽ lần nào cũng phải gây áp lực để chính phủ làm điều đúng đắn sao.”


BM


Các nhóm Nhân quyền và Liên Hiệp Quốc đã vận động hành lang để phản đối việc gửi bom chùm cho Ukraine. Hồi tháng Năm, 14 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã gửi thư cho ông Biden và ông Sullivan, nói rằng mặc dù loại bom này có thể giúp ích cho Ukraine nhưng “tổn thất nhân đạo và thiệt hại đối với sự thống nhất của liên minh trong việc cung cấp bom chùm của Hoa Kỳ sẽ lớn hơn những lợi ích chiến thuật.”


Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã than phiền về quyết định của chính phủ Biden ngay sau khi quyết định này được công bố.


“Bom chùm phân tán các trái bom nhỏ trên một khu vực rộng, nhiều trái trong đó sẽ không phát nổ ngay lập tức,” phát ngôn viên Marta Hurtado cho hay. “Những trái bom này có thể sát hại và gây thương tích nhiều năm sau đó. Đó là lý do tại sao nên dừng việc sử dụng bom này ngay lập tức.”


BM

Ông Sullivan nói rằng đó là một quyết định không ai muốn đưa ra.


“Chúng tôi nhận thấy bom chùm gây ra nguy cơ gây hại cho dân thường từ vũ khí chưa nổ. Đây là lý do tại sao chúng tôi trì hoãn quyết định đó càng lâu càng tốt,” ông nói. “Nhưng cũng có nguy cơ lớn gây tổn hại cho dân thường nếu quân đội và xe tăng Nga tràn qua các vị trí của Ukraine, chiếm thêm lãnh thổ Ukraine và nô dịch hóa nhiều dân thường Ukraine hơn.”


Ông Blinken đề nghị các nhóm nhân quyền, những người chỉ trích chính phủ, và Liên Hiệp Quốc giải quyết những lo ngại của họ với ông Putin.


“Nga đã bắt đầu cuộc chiến vô cớ này với Ukraine. Nga có thể chấm dứt nó bất cứ lúc nào bằng cách rút lực lượng khỏi Ukraine và ngừng các cuộc tấn công tàn bạo nhằm vào các thành phố và người dân Ukraine,” ông nói. “Cho đến khi Nga làm như vậy, thì Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác của chúng tôi sẽ sát cánh cùng Ukraine cho đến chừng nào còn có thể.”




John Haughey  _  Thanh Tâm