Thứ Ba, 26 tháng 3, 2024

NGÔN NGỮ VIỆT CỘNG

 


  BM

https://baomai.blogspot.com/
“cụ tỉ” và “cô súc”!

Ngày đầu tiên về cơ quan, sếp tôi tuyên bố hùng hồn với nhân viên:

Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải “cụ tỉ” và “cô súc”!

https://baomai.blogspot.com/

Thấy mọi người ngơ ngác, hoang mang, sếp đập bàn cái rầm:

Thời buổi này mà kém suy luận quá, này nhé “cụ tỉ” là nói tắt của hai cụm từ cụ thể và tỉ mỉ, “cô súc” có nghĩa là cô đọng và súc tích, thế thôi.

https://baomai.blogspot.com/

À, bây giờ thì mọi người đã hiểu. Ai cũng gật gù như mấy cô cậu trong đoạn quảng cáo thuốc tẩy giun. Như vậy, với sếp thì những chuyện xảy ra đã lâu, thuộc dĩ vãng quá khứ thì phải gọi là dĩ khứ.

https://baomai.blogspot.com/

Rồi một hôm được phân công đi giao lưu với đơn vị bạn thì chúng tôi thật sự kinh hoàng khi nghe sếp lệnh:

- Các cô cậu đi “giao hợp” với người ta thật chặt chẽ vào, bên cạnh đó cũng phải điều kinh cho tốt.

https://baomai.blogspot.com/

Một số chị em đỏ mặt lí nhí hỏi lại liền bị sếp quát:

- Cấm nghĩ bậy! Tôi muốn nói ngắn gọn là “giao hợp” là giao lưu và hợp tác, nó cũng tương tự như “giao phối” thôi, còn “điều kinh” là điều tra kinh nghiệm làm ăn của họ. Không lo làm ăn, toàn lo nghĩ bậy!

https://baomai.blogspot.com/

Phải thú nhận là một thời gian khá dài chúng tôi mới quen cách dùng từ quái chiêu của sếp, cũng nhờ chịu khó cùng nhau suy luận mà chúng tôi đỡ phải khốn khổ. Ví dụ, một lần đi cơ sở, sếp bảo chúng tôi cố gắng “phát tài để đầu lâu”, cả công ty xúm vào suy luận mới hiểu ý sếp muốn rằng chúng tôi cố gắng phát hiện tài năng để có hướng đầu tư lâu dài.

https://baomai.blogspot.com/

Rõ khổ!

Với nguy cơ dịch tả vẫn đang phát, cho đến nay trong cơ quan tôi chưa có ai phải nhập viện vì bệnh ấy nên sếp có lời khen chúng tôi đã “động phòng” rất tốt. Đã nhiều lần “đúc kinh”, chúng tôi hiểu ngay rằng đấy là sếp khen tập thể nhân viên trong cơ quan đã biết “chủ động phòng tránh” dịch rất tốt.

Năm sắp hết, Tết sắp đến rồi. Tết này dẫn theo các nhóc đến thăm sếp để chúc Tết, chắc tôi cũng phải có một chút “sáng tạo ngôn ngữ” khi giới thiệu với sếp rằng các con tôi đứa nào cũng “ngoan cố”. Thế nào chúng nó cũng được sếp lì xì vì ngoan ngoãn và cố gắng!   Quý anh chị, Thật chán cho một lũ người luôn tự hào và hãnh diện là "đỉnh cao trí tuệ".

https://baomai.blogspot.com/

Trong một xã hội đầy đẫy những "băng huyết" (băng hoại huyết thống) trên mọi phương diện, và "lẹo dối" (lươn lẹo và dối trá) ở mọi lãnh vực, thì làm sao tìm được "lương thật" (lương tâm thật thà) nhưng chỉ thấy rặt một lũ "dương vật" (xiển dương vật chất) (promotion of materials). Chúng nó chỉ nằm hưởng thụ những "đại tiện" (vĩ đại của tiện nghi) mà chẳng bao giờ nghĩ đến việc "bảo lãnh" (bảo vệ lãnh thổ) cho thế hệ mai sau.

disclosure talking GIF by Coachella

Chưa bao giờ chúng biết "ân ái" (ân cần và bác ái) với những người nghèo khổ mà chỉ biết "lột quần" (bóc lột quần chúng) mà thôi. Đó là một xã hội "rắm thối" (rối rắm và thối nát) từ trên xuống dưới. Cả một lũ "lưu linh" (lưu manh và vô linh hồn) đang nắm vận mệnh nước nhà. Chúng nó đều là những tên "thất tiết" (thất học và không tiết tháo) thì làm sao đất nước "cường dương" (hùng cường và xiển dương) được. Ngày nào chúng nó còn "lãnh đồ" (lãnh đạo tiền đồ) ngày đó đồng bào chúng ta còn "khốn nạn" (khốn khổ là nạn nhân).

disclosure talking GIF by Coachella

Thôi, chúng ta đành phải:

"xây nhà cầu" (xây dựng nước nhà và cầu nguyện) vậy.

 BM

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

Đại tá Elizabeth Phạm _ Không Quân Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ

 

BM

Theo thông báo từ trang nhà marines.mil/News/Messages – OFFICER PROMOTIONS FOR MARCH 2024 AND PROJECTED OFFICER PROMOTIONS FOR APRIL 2024, nữ Trung tá Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ Elizabeth Phạm (TQLC) đã được chính thức thăng cấp Đại tá ngày 26 tháng 2 năm 2024. Trung tá Elizabeth Phạm được đề cử thăng cấp Đại tá hồi tháng 11 năm 2023 cho tài khoá ( YF25 ), Trung tá Elizabeth Phạm là 1 trong 144 Trung tá TQLC được đề cử thăng cấp Đại tá và đã được Uỷ ban quân vụ Thượng viện Quốc hội Hoa Kỳ bầu chọn ngày 30 tháng 11 năm 2023.


Đại tá Elizabeth Phạm là nữ phi công gốc Việt đầu tiên bay chiến đấu cơ F-18 của Không quân thủy quân lục chiến, cô là phụ nũ gốc Việt thứ hai mang cấp đại tá TQLC Hoa Kỳ, trước cô là đại tá TQLC Ly T. Fecteau nay đã hồi hưu. Đặc biệt, phu quân của Elizabeth Phạm cũng mang cấp bậc Trung tá cùng phục vụ trong quân chủng TQLC.


BM


Elizabeth Phạm sinh năm 1978, cô tốt nghiệp đại học University of San Diego. Sau đó cô thụ huấn tại trường sĩ quan TQLC, và được tuyển chọn thụ huấn ngành phi công TQLC trở thành phi công chiến đấu cơ F-18. Cô đã từng phục vụ trong các Phi đoàn chiến đấu cơ F-18 của Không quân TQLC vùng Thái Bình Dương. Từ năm 2006 đến năm 2008, cô đã bay 130 phi vụ yểm trợ tiếp cận, yểm trợ cho các đơn vị bộ chiến TQLC tại chiến trường Trung Đông, đặc biệt là tại Iraq. Sau đó cô được thuyên chuyển về phục vụ tại bộ quốc phòng trong vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Các nhiệm sở tiếp theo, cô phục vụ trong một phi đoàn chiến đấu cơ F-18 TQLC tại Nhật Bản, và đơn vị không quân TQLC tại căn cứ Camp Pendleton, San Diego.


Từ năm 2022-2023, Trung tá Elizabeth Phạm tu nghiệp tại trường đại học hải chiến hải quân Hoa Kỳ ( United States Naval War College ), niên khoá 2022-2023.


BM

Đại tá Elizabeth Phạm được thăng cấp Thiếu tá năm 2011, Trung tá năm 2019. Trong suốt thời gian phục vụ TQLC, cô được ân thưởng nhiều loại huy chương cao quý của TQLC và hải quân Hoa Kỳ. Tháng 6 năm 2023, cô thắng giải thưởng danh dự nghiên cứu AFCEA về đề tài: “Khám phá hệ thống vũ khí an ninh mạng xã hội: Phòng thủ chống lại ‘Vũ khí thuyết phục đại chúng’” của Trung Quốc”, từ giải thưởng học thuật cho niên khoá 2022–2023 của đại học hải chiến hải quân Hoa Kỳ ( United States Naval War College ).


Theo hệ thống thăng cấp sĩ quan Hoa Kỳ ( Military Commissioned Officer Promotion ), thì sau 3 năm mang cấp Trung tá, khoảng 50% sĩ quan Trung tá sẽ được thăng cấp Đại tá. Và cũng theo Defense Primer: Military Officers – Updated November 23, 2022, thì TQLC Hoa Kỳ có 1950 Trung tá và 655 Đại tá.


Sĩ quan gốc Việt phục vụ trong quân chủng TQLC hiện nay gồm có ( không tính sĩ quan cấp Trung uý và Thiếu uý ): 1 Thiếu tướng, 4 đại tá, 7 Trung tá ( không tính 5 vị hồi hưu ), 26 Thiếu tá và khoảng 40 Đại úy.


BM

Cho đến nay vẫn chưa có phụ nữ gốc Việt mang cấp Tướng trong quân đội Hoa Kỳ, nhưng có một số vị nữ công chức cao cấp liên bang Hoa Kỳ (Senior Executive Service) gốc Việt đang phục vụ trong các ngành an ninh và quốc phòng Hoa Kỳ như bà Giao phan; bà Dương Nguyệt Ánh, và một số phụ nữ khác đang phục vụ tại các bộ sở liên bang Hoa Kỳ. Ngạch công chức cao cấp liên bang Hoa Kỳ (SES) tương đương với cấp tướng trong quân đội Hoa Kỳ, tuỳ theo thứ bậc ngạch thâm niên của họ. Họ đảm nhận những chức vị quan trọng trong quân đội như những vị Tướng, như trường hop của bà Giao Phan hiện nay là cấp chỉ huy thứ hai trong Bộ tư lệnh kỹ thuật hàng hải hải quân Hoa Kỳ (NAVSEA), vị trí của bà chỉ sau Phó đô đốc James P. Downey.


BM


Chúng ta hy vọng sẽ có phụ nữ gốc Việt mang cấp tướng quân đội Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới như một số phụ nữ gốc Hoa, Hàn, Nhật, Phi Luật Tân và các quốc gia Á châu-Thái Bình Dương mang cấp tướng trong quân đội Hoa Kỳ theo tài liệu tham khảo*.


Chúc tân Đại tá Elizabeth Phạm thăng tiến trên đường binh nghiệp.




Nguyễn Quân

Tấn công phòng hòa nhạc, 4 kẻ khủng bố đã bị bắt

 

 BM

Tổng thống Putin gọi vụ tấn công này là ‘hành động khủng bố đẫm máu và dã man.’


Tổng thống Nga Vlimir Putin đã tuyên bố ngày quốc tang khi các quan chức cho biết cả bốn nghi phạm liên quan đến vụ tấn công tang thương vào một phòng hòa nhạc ở Moscow đã bị bắt giữ, với số người thiệt mạng tăng lên 133 người.


BM


“Tôi tuyên bố ngày 24/03 là ngày quốc tang,” Tổng thống Putin nói trong một bài diễn văn trên truyền hình toàn quốc hôm 23/03, trong bài diễn văn công khai đầu tiên kể từ khi xảy ra vụ tấn công tại Tòa Thị chính Crocus ở Moscow mà ông gọi là “một hành động khủng bố đẫm máu và dã man.”


Ủy ban Điều tra Nga đã cung cấp thông tin cập nhật hôm thứ Bảy về số người thiệt mạng.


BM


Truyền thông nhà nước Tass cho biết, “Trong quá trình dọn dẹp đống đổ nát tại phòng hòa nhạc của Tòa Thị chính Crocus, số người thiệt mạng trong vụ tấn công đã tăng lên 133. Hoạt động tìm kiếm đang được tiến hành.”


Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy 


BM


(23/03) rằng tổng cộng 11 người đã bị giam giữ liên quan đến vụ việc nói trên, “trong đó có bốn kẻ khủng bố, những người trực tiếp tham gia vụ tấn công khủng bố này.”


FSB xác định rằng cuộc tấn công này đã được “lên kế hoạch cẩn thận” và những kẻ tấn công đã giấu vũ khí vào một chỗ bí mật từ trước để sử dụng khi cần.


FSB cho biết: “Chúng tôi đang tiến hành xác định những người đồng lõa với khủng bố, đồng thời xác định tất cả các tình huống liên quan đến vụ tấn công.”


Vụ tấn công hôm thứ Sáu xảy ra khoảng hai tuần sau khi các nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ, đưa ra các cảnh báo khủng bố và yêu cầu công dân của họ không tham dự bất kỳ sự kiện cộng đồng nào ở Nga.


Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Nga cho biết trong một cảnh báo hôm 07/03 rằng, “Đại sứ quán đang theo dõi các báo cáo rằng những kẻ cực đoan đang trù tính nhắm mục tiêu vào các sự kiện cộng đồng lớn ở Moscow, kể cả các buổi hòa nhạc, vậy nên công dân Hoa Kỳ được khuyến cáo nên tránh các sự kiện cộng đồng lớn trong 48 giờ tới.”


BM


Tổng thống Nga cho biết trong bài diễn văn trên truyền hình rằng những kẻ tấn công này đã tìm cách vượt biên vào Ukraine, nơi mà ông cho rằng đã tìm cách tạo ra một “cánh cửa” để giúp những người này trốn thoát.


Ông nói, “Họ tìm cách lẩn trốn và di chuyển về phía Ukraine, nơi mà theo dữ liệu sơ bộ thì một cánh cửa đã được chuẩn bị sẵn từ phía Ukraine để giúp họ vượt qua biên giới của nước ta.”


FSB cho biết những kẻ tấn công này có đầu mối liên lạc ở Ukraine và bị bắt gần biên giới.


BM


Ukraine đã phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào và cáo buộc Điện Kremlin lợi dụng vụ tấn công nói trên để thu hút sự ủng hộ trong nước cho nỗ lực chiến tranh của mình.


Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói trong một bài đăng trên X, “Chắc chắn là các sự kiện ở vùng ngoại ô Moscow sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động tuyên truyền quân sự, đẩy nhanh quá trình quân sự hóa, mở rộng việc điều động lực lượng, và cuối cùng là mở rộng quy mô chiến tranh. Và cũng để biện minh cho các cuộc tấn công diệt chủng rõ ràng nhắm vào thường dân Ukraine.”


BM

Nhánh Afghanistan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công này trong một tuyên bố đăng trên các kênh truyền thông xã hội liên kết.


Một quan chức tình báo Hoa Kỳ nói với hãng thông tấn The Associated Press rằng các cơ quan của Hoa Kỳ đã xác nhận tổ chức khủng bố này chịu trách nhiệm trong vụ tấn công nói trên.


Một trong những người đàn ông bị bắt giữ vì bị tình nghi có liên quan đến vụ tấn công cho biết nếu tham gia thì anh ta sẽ được thưởng khoảng 5,400 USD, theo video đăng trên kênh Telegram của một biên tập viên truyền hình nhà nước Nga.


BM

Vụ tấn công xảy ra khi một ban nhạc rock thời Liên Xô chuẩn bị biểu diễn.


Nhiều video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một số người mặc đồ ngụy trang đã chĩa súng tự động vào những người đến xem buổi hòa nhạc.


BM


Ủy ban Điều tra Nga cho biết một số người tử vong vì trúng đạn còn những người khác tử vong trong vụ hỏa hoạn lớn bùng phát tại khu phức hợp này.




Tom Ozimek  _  Hồng Ân

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2024

  



LIỆU KHI NÀO THÌ CÓ MỘT TỔNG THỐNG NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT?

 




I.TỔNG QUAN.

A.Sự hình thành cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Trước khi đi vào sự nhận định nói về các dân cử người Mỹ gốc Việt. Chúng tôi xin được định nghĩa về nhóm từ “ Người Mỹ gốc Việt”. Tiếng Anh : ( Vietnamese Americans) dịch nghĩa nôm na là những người định cư tại Hoa Kỳ có nguồn gốc Việt.

Theo số liệu của Migration Policy Institute năm 2017 (Viện Nghiên cứu về Chính trị Di dân năm 2017) hiện nay người Mỹ gốc Việt sống rãi rác trên 50 Tiểu bang của Hoa Kỳ ước khoảng 2.200.000 (hai triệu hai trăm ngàn) chiếm 0,65% tổng số dân Hoa Kỳ.

Phần lớn người Việt di cư đến Hoa Kỳ  từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, với những người nhập cư đầu tiên là những người tị nạn từ miền Nam ( Việt Nam Cộng Hòa) được chính phủ Hoa Kỳ di tản. Tiếp theo là những thuyền nhân vượt biên ra nước ngoài bằng đường biển.Kể từ thập niên 1990,những người định cư Hoa Kỳ chủ yếu là đoàn tụ gia đình và trên căn bản chính trị.

Những khu vực có số dân cư Mỹ gốc Việt khá đông như Quận Cam, California, San Diego, California, San Jose, California, Houston, Texas, Austin, Texas.

Về tín ngưỡng phần lớn họ theo các Tôn giáo như Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo và Cao Đài Giáo.

Ngôn ngữ họ thường dùng là Tiếng Việt và Tiếng Anh.

Cũng nên nhìn nhận một cách đúng đắn về việc hình thành lịch sử người Mỹ gốc Việt. Trước năm 1975, rất ít người hiểu và nghe về nhóm từ  “ người Mỹ gốc Việt “ này. Bởi lẽ trước năm 1975, những người Việt tại Mỹ là vợ hoặc con của người lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam hoặc là học sinh, thương gia đến định cư ở Mỹ để làm ăn, số lượng này không đáng kể cũng theo tài liệu của Viện Nghiên cứu Di dân trước năm 1975 ước khoảng 15 đến 18 ngàn người. Chỉ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cộng sản Bắc Việt chiếm miền Nam thì làn sóng nhập cư tị nạn đầu tiên bắt đầu. Vì lo sợ sự trả thù của cộng sản Bắc Việt.

Được biết làn song đầu tiên rời Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) vào mùa Xuân năm 1975 khoảng 125.000 đa số là gia đình quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, dân cư thành thị, thành phần có học thức hoặc có cộng tác với quân đội Hoa Kỳ được chính phủ Hoa Kỳ vận chuyển bằng máy bay đến những căn cứ tại Philipines và Guam và sau đó di chuyển đến những trung tâm tị nạn khắp nước Mỹ.

 Hiện tượng di dân có tính cách đặc biệt này đã làm cho một số dân phản chiến Mỹ chống đối và kể cả dân chúng Hoa Kỳ dường như có ít sự hoan nghênh. Nhưng chính quyền thời đó là Tổng Thống Gerald Ford và một số viên chức trong nội các của ông ủng hộ mạnh mẽ và đã thông qua Đạo Luật Di Trú và Người Tị Nạn Đông Dương (Indochina Migration and Refugee Act) trong năm 1975 cho phép người Việt – Miên – Lào nhập cư đến Hoa Kỳ bằng một vị thế đặc biệt. Những người Việt tị nạn được bố trí định cư rải rác khắp nước để giảm thiểu tác động của họ đối với những cộng đồng địa phương và hạn chế hình thành những khu vực tập trung dân thiểu số. Tuy thế, trong vài ba năm thì hầu hết người Việt tị nạn đã tái định cư tại California và Texas khiến hai Tiểu Bang này có số người Việt cao hơn cả.

Ở trại Chaffee nơi tạm cư của người tị nạn  năm 1975 có tấm bia ghi sự kiện này “Để tìm cuộc sống, 50.809 người tị nạn Đông Dương đã đến trại Chaffee từ 2 tháng 5 đến 20 tháng 12 năm 1975”.Và thời điểm này được xem là đợt di cư lần thứ nhất.

*Khi Cộng sản chiếm miền Nam. Chính quyền cộng sản đưa ra nhiều chính sách đàn áp dân miền nam như đưa thành phần Quân, Cán, Chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa đi tù ( cải tạo) lao động khổ sai, chính sách kinh tế mới đưa những người dân thành thị đi vào rừng sâu nước độc, chính quyền cộng sản lấy nhà cửa của dân chúng. Chính sách tàn ác của chế độ cộng sản đối với người dâm miền Nam, đồng thời chiến tranh xảy ra giữa cộng sản Việt nam và cộng sản khmer Đỏ dân chúng các tỉnh miền Nam giáp với Campuchia thường bị Khmer Đỏ bắn giết thiệt mạng rất nhiều.

 Sợ chiến tranh cộng với chính sách hà khắc đàn áp chính trị của chính quyền cộng sản Việt nam nên năm 1976 người Việt bỏ nước ra đi bắt đầu cuộc di dân thứ hai đến giữa thập niên 1980.

Hằng trăm ngàn người chấp nhận vượt biên trong những chiếc ghe nhỏ chội, cực kỳ nguy hiểm trước những cơn song bất thần của biển Đông. Nếu thoát được hải tặc Thái Lan, Campuchia hay những cơn sóng lật úp thuyền, thoát khỏi cái chết. Họ thường đến các trại tị nạn Thái Lan, Singapore, Hong kong, Indonesia  hoặc Philippines hầu để định cư nước thứ ba.

Năm 1980, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Người Tị Nạn ( Refugee Act of 1980) giới hạn việc nhập cư, trong khi đó chính quyền cộng sản Việt nam chấp nhận chương trình ra đi có trật tự (Orderly Departure Program ODP) do Hoa Kỳ đề xuất dưới sự điều khiển của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ( United Nation High Commissioner for Refugees) do áp lực quốc tế và như cầu đoàn tụ của nhiều người dân có thân nhân sinh sống tại hải ngoại.

Chương trình này cho phép một số người dân rời khỏi Việt nam một cách hợp pháp để đoàn tụ gia đình và những đạo luật của Hoa Kỳ cho phép con cái của quân nhân Hoa Kỳ và những cựu tù nhân chính trị  (H.O) và gia đình họ cũng như gia đình có con lai Mỹ được định cư tại Hoa Kỳ. Giữa những năm 1981 và 2000. Hoa Kỳ tiếp nhận 531.310 tị nạn từ Việt nam.Thời điểm này được xem là đợt di dân thứ hai.

B. Dân số người Mỹ gốc Việt hiện nay.

Căn cứ theo Cục Điều Tra Dân Số. Trước năm 1975 dân số người Mỹ gốc Việt ước khoảng 15.000 người. Năm 1980 có khoảng 245.025. Năm 1990 có khoảng 614.547. Năm 2000 có  khoảng 1.122.528. Năm 2007 có 1.508.489 . Năm 2010 có 1.737.000. Năm 2015 có 1.980.000 và năm 2024 có 2.200.000 người.

Người tị nạn Việt có tỉ lệ nhập quốc tịch Mỹ khá cao. Theo cuộc khảo sát năm 2007 thì người Mỹ gốc Việt có tỉ lệ 50,5% là nữ và 49,5% là nam giới và tuổi trung bình là 35,5% so với 36,7%  cho toàn bộ dân số Hoa Kỳ.

Tính theo thu nhập. Số tiền thu nhập của người Mỹ gốc Việt hàng năm là 20.074 đô la , thấp hơn con số 26.688 đô la  cho mỗi người Mỹ bản xứ.

Tính về trình độ học vấn.Người Mỹ gốc Việt có tỉ lệ chưa tốt nghiệp trung học (26,7 %) cao hơn người Mỹ bản xứ nói chung (15,5%) trong số những người trên 25 tuổi- bởi vì một số lớn người Việt khi đến Mỹ đã đến tuổi lao động và cộng thêm tiếng Anh thì không rành. Nhưng số người Việt có bằng Cử nhân (19,1%) thì cao hơn người Mỹ bản xứ nói chung (17,4%). Những người Việt này phần lớn là sinh ở Mỹ hoặc đến Mỹ khi còn nhỏ tuổi.

C. Thái độ chính trị.

Theo Học Viện chính trị Manhattan.Người Mỹ gốc Việt  là một trong những nhóm người nhập cư có chỉ số hội nhập chính trị cao nhất tại Hoa Kỳ. Trong hội nhập về văn hóa và kinh tế không có gì đặc biệt so với các nhóm di dân khác.

Người Mỹ gốc Việt là những người tị nạn chính trị, xem việc về việt nam là bất khả thi .Tham gia chính trị ở Hoa kỳ với tỉ lệ rất cao.  Song hành với việc nhập tịch  cũng rất cao.Năm 2015 có 86% người Việt đủ điều kiện nhập tịch.

D.Lập trường chống cộng sản.


Nhiều người Mỹ gốc Việt có quan điểm 
chống cộng rất mạnh, nhất là những người từng tham gia quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong một cuộc thăm dò ý kiến cho tờ báo Orange County Register năm 2000, 71% người trả lời là việc đấu tranh chống cộng là việc "ưu tiên hàng đầu" hay "rất quan trọng" và 77% coi trọng việc thúc đẩy chính phủ Việt Nam cải thiện chính sách nhân quyền. Người Mỹ gốc Việt thường xuyên biểu tình chống chính phủ Việt Nam, lên án tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, và biểu tình chống đối những cá nhân hay đoàn thể mà họ cho rằng ủng hộ chính quyền Việt Nam

Một thí dụ cụ thể là vào năm 1999một cuộc biểu tình rầm rộ nhằm chống một người làm nghề cho thuê băng video tại Westminster tên là Trần Trường khi ông này treo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và một bức hình của Hồ Chí Minh. Số người biểu tình lên đến 15.000 người trong một đêm, và cuộc phản đối này kéo dài 55 ngày đêm liên tục, gây nên tranh cãi về vấn đề tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ.

Trước kia những đảng viên Dân chủ ít được người Mỹ gốc Việt ủng hộ vì họ được xem là khuynh tả hơn, nhưng gần đây họ được nhìn bằng ánh mắt thiện chí hơn bởi thế hệ thứ hai, giới trẻ hay những người có thu nhập kém hơn. Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa vẫn giành số người ủng hộ áp đảo: tại Quận Cam số người Mỹ gốc Việt ghi danh theo Đảng Cộng hòa cao gấp đôi số người ghi danh theo Đảng Dân chủ, với tỉ lệ là 55% và 22%,và một cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc cho thấy trong năm 2008 tỷ lệ người Mỹ gốc Việt theo đảng Cộng hòa là 29% so với 22% cho đảng Dân chủ. Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2004, 72% cử tri người Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho ứng cử viên Cộng hòa đương nhiệm George W. Bush trong khi chỉ 28% bỏ phiếu cho ứng cử viên Dân chủ John Kerry. Trong một cuộc thăm dò ý kiến cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, 2/3 trong số các cử tri Mỹ gốc Việt đã chọn ứng cử viên có ý định bầu cho ứng cử viên Cộng hòa John McCain.

Gần đây, nhiều nhóm người Mỹ gốc Việt đã vận động trong Chiến dịch Cờ Vàng thành công ở một số thành phố và tiểu bang với mục đích dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa làm biểu tượng đại diện cho cộng đồng người Việt tại địa phương. Tháng 8 năm 2006, chính phủ tiểu bang California và Ohio đã thông qua đạo luật coi lá cờ này là biểu tượng cho người gốc Việt ở địa phương. Chính phủ Việt Nam phản đối việc này và đây là một trong những điểm gây ra bất đồng trong quan hệ Việt-Mỹ.

Đầu năm 2012, hơn 150.000 người Mỹ gốc Việt đã tham gia một chiến dịch ký thỉnh nguyện thư khiến Bộ Ngoại giao Mỹ chú ý. Kết quả của cuộc vận động nhân quyền lớn nhất từ trước đến nay của cộng đồng người Mỹ gốc Việt là chính phủ Hoa Kỳ phái Thứ trưởng Ngoại giao là Michael Posner mở cuộc tiếp đón 165 người vào ngày 5 tháng 3 và cam kết sẽ tiếp tục đưa vấn đề nhân quyền trong vòng đối thoại với chính phủ cộng sản Việt nam. Công văn hồi âm ghi nhận rằng: Trong khi chúng tôi tiếp tục các cuộc đối thoại với phía cộng sản Việt Nam, chúng tôi đặc biệt ý thức rất rõ lập trường của cộng đồng người Việt tại Mỹ. Posner còn nhấn mạnh chính phủ Hoa Kỳ muốn tiếp tục trao đổi ý kiến với cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Một số nhà hoạt động như ông Ngô Thanh Nhàn đã kêu gọi những người Mỹ gốc Việt khởi kiện những nhà sản xuất chất độc da cam để đòi bồi thường, nhưng đã bị các tổ chức người Mỹ gốc Việt từ chối. Nhiều cựu binh quân lực Việt Nam Cộng hòa và con cháu họ đang bị mắc những chứng bệnh mà các cựu binh Hoa Kỳ từng bị nhiễm chất độc màu da cam mắc phải, nhưng không có vụ kiện nào được thực hiện.

Những người Mỹ gốc Việt này vẫn rất trung thành với nước Mỹ, họ cho rằng sự nguy hại của chất độc màu da cam chỉ là một sự lừa bịp của Đảng cộng sản Việt Nam, và việc khởi kiện chất độc da cam là sự tiếp tay cho hành động chống lại nước Mỹ. Theo một số tổ chức cộng đồng như Ủy ban cứu Người vượt biển, việc chính quyền Hà Nội lên án quân đội Hoa Kỳ rải chất độc màu da cam xuống Việt Nam là nhằm đánh lạc hướng những chỉ trích về việc bắt giữ tù nhân chính trị. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở San Jose liên tục biểu tình Tòa lãnh Sự Cộng sản ở San Franscisco hàng năm vào ngày Lễ Quốc Khánh của cộng sản Việt nam và đồng thời biểu tình các nhân vật trong chính quyền cộng sản Việt nam công du qua Mỹ để hợp tác thương mại với các công ty Hoa Kỳ.

Năm 2023,Cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong tiểu bang California đã biểu tình Võ văn Thưởng chủ tịch nước Cộng sản Việt nam qua San Francisco tham dự hội nghị APEC.

 

E.Vận động tham chính.

Nhiều người Mỹ gốc Việt đã tham gia vào các hoạt động chính trị tại địa phương và được bầu hay bổ nhiệm vào các chức vụ như Đinh Đồng Phụng Việt, trợ lý Bộ trưởng Tư pháp dưới chính phủ của Tổng thống George W. BushCao Quang Ánh, dân biểu liên bang; Trần Thái Văn, Tạ Đức Trí, dân biểu tiểu bang California; Janet Nguyễn, giám sát viên Quận Cam;  v.v.

Phần lớn các vận động chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Việt qua các cơ quan công quyền vẫn còn lấy chủ nghĩa chống Cộng làm trọng tâm. Đáng kể là chuỗi biểu tình 52 ngày phản đối việc một người gốc Việt (ông Trần Trường) treo cờ đỏ sao vàng và hình của Hồ Chí Minh đầu năm 1999 lôi kéo 15.000 người xuống đường. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2008, thành phố Westminster trở thành thành phố đầu tiên có đa số thành viên trong hội đồng thành phố là người gốc Việt. Năm 2003, Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ (Vietnam War Memorial) đã được xây dựng tại Westminster để tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ đã hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam.

Tháng 5 năm 2004, hội đồng thành phố Garden Grove, tiểu bang California nhất thể bỏ phiếu thành lập khu vực "cấm những người cộng sản" (No Communist zone) với chủ ý ngăn không cho các phái đoàn nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công du vào vùng Little Saigon. Nếu muốn vào, luật thành phố đòi hỏi phái đoàn phải báo trước 14 ngày để cảnh sát lo an ninh, nhưng đây cũng sẽ là thời gian để cộng đồng địa phương tổ chức biểu tình chống phái đoàn.

Trong những tháng sau Bão Katrina, cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại New Orleans, một trong những nhóm người đầu tiên trở lại thành phố, đã vận động chống đối việc thiết lập một bãi rác để chứa các mảnh vụn gần nơi cộng đồng sinh sống. Sau nhiều tháng giằng co, bãi rác được đóng cửa, và cộng đồng người Việt xem đây là một chiến thắng, trở thành một thế lực chính trị tại đây. Năm 2008, luật sư Joseph Cao Quang Ánh, một nhà hoạt động trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại New Orleans, thắng cử ghế dân biểu thứ hai của Louisiana trong Hạ viện, trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Quốc hội Hoa Kỳ.

II.SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT



Gần  nửa thế kỷ khi người Việt tị nạn cộng sản có mặt trên đất Hoa Kỳ đến nay. Người Việt đã sinh sống quây quần và hình thành cộng đồng trên các thành phố của nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ. Nhìn chung nhờ vào thể chế tự do dân chủ của đất nước Mỹ người Mỹ gốc Việt dần dần tiệm tiến và đã đóng góp thành công cho nước Mỹ nhiều lãnh vực rất cụ thể và thực tế.

A.Về chính trị.

Cộng đồng tị nạn người Mỹ gốc Việt có Bee Nguyễn đại diện đảng dân chủ bang Georgia, Hubert Võ đại diên bang Texas, Janet Nguyễn Hội Đồng Giám Sát Quận cam, Thượng nghị sĩ bang California ( Đảng Cộng Hòa), John Quốc Dương Giám Đốc Điều Ha2nhsa1ng kiến của Tòa Bạch Ốc về người Mỹ gốc Á và dân các đảo Thái Bình Dương (Đảng Cộng Hòa), John Trần thị trưởng đầu tiên tại Mỹ  (Thị trưởng Rosemead CA), Jseph Cao dân biểu người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong quốc Hội Hoa Kỳ, De Le, cố vấn chính sách cao cấp của Tổng Thống Trump, Kok Ksor chủ tịch Montagnard Foundaition, inc, Lan Cao Giáo sư Luật, Tiểu thuyết gia, Jacqueline Nguyễn, Thẩm phán liên bang,( người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong Tòa Án Liên bang Hoa Kỳ), Joe Nguyễn Thượng ngị sĩ bang Washington, Kathy Trần đại biểu Virginia, Madison Nguyễn phó thị trưởng thành phố San Jose, Nguyễn Tâm, nghị viên thành phố San Jose, Nguyễn Mạnh, nghị viên thành phố San jose, Diệp Thế Lân, nghị viên thành phố San Jose, Biên Đoàn nghị viên thành phố San jose, Risk Trần, thị trưởng thành phố Milpitas, Betty Dương luật sư Chánh văn phòng bà Cindy Chavez Giám sát viên Quận Hát Santa Clara…..

Quận hạt Santa Clara, Mina Nguyễn Phó trợ lý Bộ trưởng đặc trách vấn đề kinh doanh và liên lạc công chúng Bộ Tài Chính Mỹ, Mỹ Linh Thái, Hạ viện bangWashington,Stephanie Murphy, dân biểu tiểu bang Florida, Tony Lam,Nghị viên thành phố Wesminter, Trâm Nguyễn , dân biểu Tiểu bang Massachusetts, Trần Văn, cựu dân biểu CA, Việt D Dinh,cựu Bộ Trưởng Tư Pháp thảo đạo luật yêu nước của Mỹ,Amanda Nguyễn chủ tịch người sáng lập Rise,Dean Trần, Quốc Hội Masachusettes, Andrew Đỗ Hội đồng giám sát quận Cam, J Peter Phạm Đặc phái viên tại khu vực Sahel Châu phi ( Đại sứ) Đạt Trần, Quyền Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh.

B.Về quân sự.

Về mặt quân đội, cộng đồng Việt tị nạn cũng hãnh diện có được  một số người Mỹ gốc Việt như Thiếu Tướng Lương Xuân Việt Tư lệnh quân đội Mỹ - Nhật bản, Lapthe Plora, Thiếu Tướng Lực lượng Đặc nhiệm hỗn họp,Brigadier General John Edwards, Không quân Mỹ, Huấn Nguyễn,Phó Đô Đốc Hải Quân, Quang X Phạm, Sĩ quan Phi công Lực Lượng Thủy Quân Lục Chiến, David Phạm, Sĩ quan cao cấp Thủy Quân Lục Chiến. Và có khoảng 50 cấp Đại Tá và Trung Tá trong các Quân Binh Chủng Hoa Kỳ.

C.Về khoa học và giáo dục.

Về phương diện khoa học cộng đồng tị nạn Việt nam có Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh người chế ra bom áp nhiệt,Trang Thạch Hikman, chuyên gia y tế công cộng và là học giả J. William Fulbright,Hồ Thành Việt người sáng lập ra VNI Software Co.,California, Eugene H. Trịnh phi hành gia NASA, người Mỹ gốc Việt đầu tiên du hành vào vũ trụ, Jane Lưu, nhà thiên văn học, người đồng khám vành đai Kuiper và nhiều tiểu hành tinh, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, giáo sư kỹ thuật hàng không vũ trụ , Đại Học Michigan. Người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Dirk Brouwer, Trịnh Xuân Thuận,nhà Vật Lý Thiên Văn, giáo sư Đại học Virginia,Đàm Thanh Sơn,nhà vật Lý giáo sư Đại Học Chicago thành viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia,Sơn Bình Nguyễn, giáo sư Hóa học tại Đại học Northwestern. Và nhiều nhà khoa học và giáo sư trong ngành giáo dục hiện đang phục vụ cho chính quyền Hoa Kỳ.

III. LIỆU KHI NÀO CÓ MỘT TỔNG THỐNG NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT?

A.Không thể khả thi với thời gian ngắn.


Như đã chứng minh ở phần trên, gần nửa thế kỷ từ khi những đợt di dân đầu tiên sang Hoa Kỳ, người Việt luôn phấn đấu cộng với tính cần cù, siêng năng. Cộng đồng tị nạn người Việt đã có rất nhiều nhân tài trên mọi lãnh vực và đã làm việc trong mọi ngành của chính quyền Hoa Kỳ.Vậy liệu trong bao nhiêu năm nữa có một Tổng Thống người Mỹ gốc Việt?

Trả lời câu hỏi này,một số nhà nghiên cứu chính trị và khoa học người Mỹ gốc Việt cho rằng khả năng đó không thể sớm xảy ra. Theo kỹ sư Tạ Trung, ngay cả so với một vài cộng đổng gốc Á khác như người Mỹ gốc Ấn, gốc Hoa, gốc Nhật thì họ cũng đều đã đến nước Mỹ trước cộng đồng người Việt từ rất lâu, và họ có sự đầu tư rất nhiều cho người của họ vào các chức vụ khác nhau trong hệ thống chính trị Mỹ, ví dụ như Thứ trưởng, Bộ trưởng… Người Việt mình chưa có, trước đây chỉ có ông Đinh Việt (Đinh Đồng Phụng Việt) dưới thời của Tổng thống Bush là Thứ trưởng của Bộ tư pháp. Mặc dù người Việt cũng có nhiều người rất giỏi, nhưng chưa có khả năng để đầu tư lớn như vậy, nên mặc dù rất mong muốn, tôi nghĩ những cộng đồng khác sẽ có Tổng thống Mỹ trước mình.

Kỹ sư Tuấn Nguyễn, từng làm việc cho những công ty lớn như Ericsson Research Canada, HP (trước đây là Tandem Telecom) và AMDOCS, trước khi trở thành Điều phối viên Gắn kết Cộng đồng cho tổ chức Boat People SOS (BPSOS) từ năm 2017. Ông Tuấn “TQ” Nguyễn ra tranh cử vào Thượng viện Hoa Kỳ đại diện cho Florida, với tư cách là một ứng cử viên độc lập. Ông Tuấn Nguyễn nhận xét, người Việt mình thường cho con đi học những ngành như bác sĩ, kỹ sư, nhưng ít cho con đi học về chính trị, văn chương hay truyền thông, mà truyền thông là cánh cửa rất lớn để chúng ta đem tiếng nói của cộng đồng mình ra bên ngoài. Nói chung chúng ta hơi chú trọng một vài điểm nhọn thay vì phát triển đều, toàn diện hơn.

Còn theo GS Nguyễn Đình Minh Quốc, nếu nhìn vào lịch sử của nước Mỹ thì cộng đồng người Mỹ da đen đóng góp rất nhiều, từ chiến tranh cho tới văn hóa, thể thao, vậy mà mấy trăm năm nay rồi, trải qua bao nhiêu sự đấu tranh họ chỉ mới có được một tổng thống thôi, huống hồ tổng thống gốc Tàu, gốc Nhật cho tới gốc Việt. Nhất là ở cái thời điểm này, nạn kỳ thị, phân biệt chủng tộc sau một thời gian chìm lắng dường như lại bùng phát trở lại trong xã hội Mỹ. 

Điểm qua những khuôn mặt chính khách nổi bật của người Mỹ gốc Việt từ trước đến nay, GS Nguyễn Đình Minh Quốc nhắc đến ông Cao Quang Ánh tức Joseph Cao, đảng Cộng hòa, đại diện cho khu bầu cử quốc hội số 2 của tiểu bang Louisiana từ năm 2009 đến năm 2011, một người thực sự có lòng, thực hiện đúng vai trò của một người dân biểu người Mỹ gốc Việt, tức là bảo vệ cho cộng đồng Việt đồng thời quan tâm đến những vấn đề của Việt Nam.

Người thứ hai là bà Stephanie Murphy, đảng Dân chủ, là phụ nữ gốc Việt đầu tiên và là người gốc Việt thứ hai trúng cử Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ, đại diện cho Ðịa Hạt 7 tại Florida từ năm 2017,

Bà  Bee Nguyễn, đảng Dân chủ, ra tranh cử cho vị trí ứng viên Secretary of State (tạm dịch Bộ trưởng Nội vụ) tiểu bang Georgia. Tiểu bang Georgia hiện đã thông qua một số dự luật nhằm hạn chế, thắt chặt quyền bầu cử, và do đó sẽ gây thiệt thòi cho người da đen (chiếm tới 23% dân số ở đây, đông nhất trên toàn nước Mỹ), các dân tộc thiểu số và người nhập cư. Nếu đắc cử, là một người tích cực ủng hộ quyền bầu cử, bà Bee Nguyễn mong muốn sẽ giúp cho những cuộc bầu cử được công bằng.

 

B.Sự thành công của người nhập cư - những câu chuyện chỉ có ở nước Mỹ.

Mặc dù tỷ lệ tham gia và giữ những chức vụ cao trong chính trường của người Mỹ gốc Việt vẫn còn khiêm tốn so với nhiều cộng đồng nhập cư khác, nhưng so với chính cộng đồng người Việt tại các quốc gia khác thì vẫn là một sự thành công. Nhiều người Mỹ gốc Việt là Thẩm phán, Chánh án tại các Tòa thượng thẩm địa phương, là dân biểu, hay tướng tá trong quân đội như Thiếu tướng lục quân Lương Xuân Việt, vị tướng người Mỹ gốc Việt có quân hàm cao nhất trong quân đội Hoa Kỳ, Nguyễn Từ Tuấn, Chuẩn tướng Hải quânphó đề đốc người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ…

Hầu hết họ là thuyền nhân, người tỵ nạn buộc phải chạy trốn chế độ cộng sản trước và sau biến cố 30/4/1975, hoặc là con em trong những gia đình như vậy, rời Việt Nam khi mới là đứa trẻ, vậy mà chỉ vài chục năm sau họ đã vươn lên, đạt được những thành tựu như vậy. Nguyên do chính là từ môi trường tự do, nhiều cơ hội của nước Mỹ, và do số lượng người Việt đến Mỹ tỵ nạn nhiều hơn các quốc gia khác, trong đó có những thành phần ưu tú từng làm việc trong bộ máy chính quyền Sài Gòn hoặc giữ những chức vụ cao trong xã hội, nên bản thân họ hay con cái họ nhanh chóng hội nhập vào xã hội Mỹ. Phần khác, do ảnh hưởng quan điểm chính trị từ gia đình, những người Mỹ gốc Việt cũng thích tham gia vào quân đội hay chính trường để nối nghiệp cha mẹ hoặc để phục vụ cho nước Mỹ.

Theo nhà báo Duy Văn, Chủ nhiệm báo Modern Life Media online và là Chủ bút Tạp chí California Magazine. Hy vọng có thể khả thi mơ ước được thì phải mất thời gian dài có khi người Việt phải sinh sống và làm việc trên đất Mỹ nhiều thế hệ nữa.Khi đó cộng đồng người Mỹ gốc Việt  có những thế hệ con em sinh ra và lớn lên tại đất Mỹ nhiều đời. Bởi theo Hiến pháp Hoa Kỳ điều kiện tranh cử Tổng thống ứng cử viên Tổng thống Mỹ phải thoả mãn những tiêu chuẩn bắt buộc do Hiến pháp nước này qui định: phải là công dân Mỹ, được sinh ra trên đất nước Mỹ, tuổi từ 35tuổi trở lên, và cư trú tại Mỹ ít nhất 14 năm (điều kiện “sinh ra tại Mỹ” hiện vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi, bởi nó loại mất khá nhiều người tài, song cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi). Hầu hết các ứng cử viên có quá trình làm chính trị và đã đảm nhiệm những vị trí được chọn qua bầu cử, như nghị sỹ, thống đốc, hay phó tổng thống.

Nhưng đôi khi họ cũng đến từ bên quân đội, như cựu Tướng Dwight Eisenhower, hay là doanh nhân như ông Donald Trump, một nhà kinh doanh bất động sản và ngôi sao truyền hình thực tế.

Hầu hết các ứng viên thời nay đều có bằng đại học và trên nửa các tổng thống Mỹ học ngành luật.

Nước Mỹ chưa bao giờ bỏ phiếu cho một tổng thống không theo đạo Thiên chúa hay một phụ nữ. Và chỉ có một tổng thống, ông Barack Obama, là không phải người da trắng.

Đó là những điều kiện ràng buộc của luật pháp, chứ chưa nói về tài năng, đạo đức. Đôi khi về sắc tộc nữa! Bên cạnh luật pháp qui định cố hữu thì quá trình bầu cử cũng rất nhiêu khê.

Quá trình bầu cử gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn bầu chọn các ứng cử viên của các Đảng gọi là bầu cử sơ bộ (primary election) và giai đoạn chính thức bầu Tổng thống từ trong số các ứng cử viên gọi là Tổng tuyển cử (general election).           

- Giai đoạn bầu cử sơ bộ: Đây là quá trình các ứng cử viên cạnh tranh trong nội bộ đảng mình, với mục đích trở thành người đại diện duy nhất của đảng trong cuộc bầu cử. Giai đoạn vận động tiến cử kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6 của năm diễn ra cuộc bầu cử.

Ứng cử viên chiến thắng trong cuộc vận động sẽ tiến cử chọn ra một người để lập liên danh cùng tranh cử với mình.

- Giai đoạn Tổng tuyển cử: Sau khi các đảng đã chọn xong đại diện của đảng mình làm ứng cử viên Tổng thống cho cuộc bầu cử, ứng cử viên của các đảng sẽ tiếp tục vận động tranh cử vào chức Tổng thống.

VI. KẾT LUẬN.

Căn cứ theo hiến pháp Hoa kỳ và những điều lệ  thực sự mà nói thì dân thiểu số da màu rất ít khi có điều kiện trở thành nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ. Chúng ta thấy rõ phần lớn Tổng Thống Mỹ là người da trắng độc tôn và thường tôn giáo là phải là Thiên Chúa Giáo. Trên nguyên tắc ai cũng có quyền ứng cử, nhưng đó chỉ là nguyên tắc. Hơn mấy trăm năm lập quốc và cho đến nay,nước Mỹ đã có 46 vị Tổng Thống đều là người da trắng, ngoài trừ Tổng Thống thứ 44 là ông Barack Obama là người da đen, nhưng cũng đã lai da trắng, bởi mẹ của ông là người da trắng, như vậy theo nguyên tắc sắc tộc chỉ rõ ra chưa có một sắc dân da màu nào nguyên thủy lại là Tổng Thống Mỹ từ khi lập quốc Hoa kỳ cho đến nay. Và cũng chưa có một vị Tổng Thống nào không phải là là con chiên của Thiên Chúa Giáo mà đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ. Một điểm độc đáo nữa là phần lớn Tổng thống Mỹ là người học luật. Họ thường là luật sư.

Lại nữa, muốn tranh cử Tổng thống Mỹ thì ứng cử viên đó phải ở trong một đảng nào đó, chứ không có đảng nào và ứng cử độc lập thường không thành công.

Hiện nay, nước Mỹ cò hai chính đảng là Cộng Hòa và Dân chủ dù rằng cũng có nhiều đảng khác nhưng không đáng kể. Trên nước Mỹ cũng có Đảng Cộng sản, nhưng không phát triển. Và cho đến nay, nước Mỹ cũng chưa có người phụ nữ nào là Tổng thống mặc dù họ vẫn ghi danh tranh cử chức vụ Tổng thống. Năm 2016 có bà Clinton ra tranh cử với ông Donald Trump ,nhưng thất cử, hiện nay bà Niki Haley đang tranh cử với cựu Tổng thống Donald Trump, nhưng dường như đã  không được đảng Cộng hòa đề bạt nên đã rút lui sau ngày bầu cử Supper Tuesday.

Tóm lại, là một nước Mỹ có một danh tên khác là Hiệp Chủng Quốc nên cũng hy vọng thời gian tới đây nước Mỹ sẽ có được một Tổng thống da màu nguyên thủy và có một nữ Tổng thống đúng theo tinh thần Hiệp Chủng Quốc  đã ghi trong Hiến Pháp.

Duy Văn

Tài liệu tham khảo.

-BBC News

- Tự điển Bách khoa WKP

- Sự hình thành di dân gốc Á (Theo Cơ quan Di dân Hoa Kỳ)