Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2023

TỔ CHỨC ASIANS FOR LIBERTY CẢNH BÁO VỀ " CHỦ NGHĨA MAO MỸ" ĐANG TRỖ DẬY TẠI HOA KỲ

 

 BM

Tổ chức Asians for Liberty (Người Á Châu Vì Tự Do) gần đây đã có buổi ra mắt công chúng lần đầu tiên khi người đồng sáng lập Cathy Kiang bước lên bục diễn giả nói chuyện.


Vào ngày đầu tiên của hội nghị “With Liberty and Justice for All” (Sát cánh cùng Tự do và Công lý cho Tất cả) do “Sovereign Nations” (Các Quốc gia có Chủ quyền) tổ chức, cô Kiang đã chia sẻ cách ông bà cố của cô thoát khỏi Trung cộng cộng sản để đến được Hoa Kỳ.


Cô Kiang cho hay, điều quan trọng là phải kể về lịch sử này để điều đó không bao giờ lặp lại lần nữa.


“Tôi sẽ không bao giờ thực sự hiểu được những khó khăn mà họ đã trải qua và những hy sinh mà họ đã nếm trải,” cô Kiang nói tại hội nghị diễn ra vào ngày 20/07 này.


“Nhưng nhiệm vụ của tôi là không bao giờ quên và luôn cố gắng bảo vệ cho sự tự do và quyền được tự do.”


BM

Cô Kiang thành lập tổ chức Asians for Liberty vào năm 2022 với dì của mình, bà Sau O’Fallon, người dẫn chương trình podcast “The Asian American” (Người Mỹ gốc Á).


Họ nói rằng mục tiêu của tổ chức này là nâng cao nhận thức cho cả những người trẻ tuổi và lớn tuổi về sự khủng khiếp của cuộc cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông ở Trung cộng.


Họ cho biết, họ cũng muốn mọi người thấy được sự tương đồng giữa những gì đã xảy ra trước kia vào thời đó và những gì đang xảy ra hiện nay ở Hoa Kỳ.


‘Những người cộng sản đã thắng’


Sau cuộc bầu cử năm 2020, mẹ của bà O’Fallon đã nói với con gái mình rằng, “Những người cộng sản đã thắng.”


“Tôi nghĩ đó có lẽ là một sự việc chấn động đối với bà ấy,” bà O’Fallon nói. “Giống như, bà ấy chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ nói điều đó ở đây,” tại Hoa Kỳ.


Tổ chức mới này là một công việc mà gia đình bắt đầu sau khi mẹ của bà O’Fallon qua đời.


Thân mẫu của bà O’Fallon là người bà cuối cùng của cô Kiang. Sự ra đi của bà đã tạo ra một hiện thực đau xót:


“Họ đã ra đi. Trong gia đình chúng tôi không còn ai có thể kể về câu chuyện của họ. Điều đó sẽ phụ thuộc vào chúng tôi.”


Dì của cô cũng đón nhận sứ mệnh này.


“Chúng tôi phải thức tỉnh mọi người,” bà O’Fallon nói. “Chúng tôi cần nhiều người hơn quý vị biết đấy, những quân nhân đứng về phía chúng tôi để chống lại các lực lượng cộng sản dưới nhiều hình thức ngụy trang khác nhau.”


BM

Cô Kiang nói với những người tham dự hội nghị: “Các sinh viên đang được dạy rằng Mỹ không phải là một quốc gia vĩ đại được xây dựng trên các nguyên tắc tự do và quyền tự do, nơi bất kể quý vị xuất thân từ đâu, màu da của quý vị là gì, thì bất cứ ai cũng có thể thịnh vượng, bất cứ ai cũng có thể thành công.”


“Những hệ tư tưởng nguy hiểm này đã xâm nhập vào mọi khía cạnh của xã hội chúng ta, gồm cả nhà thờ, nơi làm việc, chính phủ, các cộng đồng của chúng ta thậm chí là cả quân đội của chúng ta. Nhiều người trong chúng ta đã thức tỉnh về điều này.”


Nhưng những người khác thì chưa, cô nói.


Gia đình thoát cộng


Bà O’Fallon nói với những người tham dự hội nghị rằng cha mẹ bà sẽ không bao giờ nói trực tiếp về chủ nghĩa cộng sản với bà và các anh chị em của bà, nhưng họ sẽ nói về điều đó với những người lớn khác.


Nhưng dù chỉ được nghe loáng thoáng, đó cũng đủ để cô biết rằng chủ nghĩa cộng sản và những người cộng sản là xấu.


“Ngay cả cái tên Mao … cũng khiến tôi cảm thấy ớn lạnh,” cô nhớ lại.


Đối với cô, cái tên đó có nghĩa là “người xấu” và “kẻ sát nhân.”


Gia đình này đã đến Mỹ sau khi trước tiên thoát khỏi Trung cộng đại lục để đến Hồng Kông, khi đó là lãnh thổ của Vương quốc Anh.


Bà O’Fallon và mẹ của cô Kiang là hai trong số sáu người con thực hiện hành trình vượt Thái Bình Dương vào năm 1968.


Khi mẹ của cô Kiang đặt chân lên đất Mỹ, đó là “khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong đời bà,” theo lời kể của bà với gia đình mình sau này.


Bà O’Fallon giải thích rằng vì họ nghèo nên dễ rời đi hơn mà không bị chú ý.


Mọi thứ đã khác đối với gia đình của cha cô Kiang.


Cô kể, ông của cha cô là tỉnh trưởng của một tỉnh ở Trung cộng. Gia đình ông được ban phước với sự giàu có và đất đai. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là ông bị các quan chức cộng sản theo dõi.


Ông thoát được sang Đài Loan bằng cách cải trang thành một ngư dân nghèo. Nhưng vợ ông thì bị bắt và bị tống vào tù, nơi bà chịu đựng đau khổ tột cùng trước khi tự sát, cô Kiang cho biết.


Gia đình không kể nhiều về bi kịch này, và khi cô còn nhỏ, dù sao thì những câu chuyện đó cũng không khiến cô quan tâm lắm, cô nói.


Nhưng trong thập niên qua, cô đột nhiên nhận ra và trở nên hoảng hốt, tự hỏi bản thân: “Ôi chao, chuyện gì đang xảy ra xung quanh chúng ta vậy?”


Chia sẻ câu chuyện của những người sống sót


Cô Kiang và bà O’Fallon đã trình bày tại hội nghị cùng với những người sống sót sau cuộc cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông, bà Xi Van Fleet và bà Đường Bách Hợp (Lily Tang Williams).


Họ rất mong được chia sẻ những câu chuyện và lời cảnh báo của họ.


“Cha mẹ tôi, họ đã chọn chủ nghĩa cộng sản. Họ tham gia cách mạng,” bà Van Fleet nói. “Và sau đó họ đã giúp giành chính quyền ở Trung cộng.”


“Tôi đã không lựa chọn như thế.”


BM

“Và nhiều người trẻ ngày nay ở Mỹ họ chọn chủ nghĩa cộng sản thay vì chủ nghĩa tư bản.”


Ký ức sớm nhất của bà là về Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông lãnh đạo. Nó bắt đầu khi bà học lớp một và kéo dài mười năm học.


Sau khi tốt nghiệp trung học, bà bị gửi về nông thôn như bao người khác để làm “lao động chân tay” và “được người nông dân cải tạo.”


Cuộc cách mạng đã khủng bố Trung cộng từ năm 1966 đến năm 1976. Những người thanh niên cấp tiến, gọi là Hồng Vệ Binh, đã thực thi mục tiêu của Mao Trạch Đông là loại bỏ quốc gia khỏi cái mà ông gọi là Tứ Cựu (bốn cái cũ): Tư tưởng Cũ, Văn hóa Cũ, Phong tục Cũ, và Thói quen Cũ.


Bà Van Fleet cho biết, trong những biến động của xã hội, những ý tưởng truyền thống như các mối quan hệ trong gia đình, nữ tính, công lý dành cho tội phạm, và sự trọng dụng nhân tài đã bị gạt sang một bên.


Bà nói rằng những giá trị đó đã bị thay thế bằng một “nền văn hóa mới” của sự nổi loạn hợp pháp, đấu tranh giai cấp, sự đúng đắn chính trị, văn hóa mách lẻo, và cái được gọi là “sự sùng bái cá nhân” nhân cách của Mao.


Bà và bà Williams đều đến từ tỉnh Tứ Xuyên, nơi ước tính có khoảng tám triệu người thiệt mạng trong 10 năm cách mạng đó.


“Tôi đã bị tẩy não kinh khủng,” bà Williams nói với những người tham dự hội nghị. “Đôi khi, tôi nhìn thấy khuôn mặt của Mao trên bầu trời sau những đám mây, và tôi thấy ông ta mỉm cười trong ngọn lửa.”


Bà kể rằng học sinh đã phản lại giáo viên của họ. Tất cả các tôn giáo đều bị xem là tà giáo. Và 95% nhân viên tư pháp hình sự đã bị lưu đày.


Trẻ em được khuyến khích “giáo dục” lại cha mẹ của mình và tấn công họ nếu họ không thích nghi được.


“Tôi về nhà, và thỉnh thoảng mẹ tôi cầu nguyện, [thì tôi nói] ‘Mẹ ơi! Đừng làm thế! Đó là cách chủ nghĩa tư bản kiểm soát lối sống của mẹ. Mẹ cần phải tin vào Đảng, thôi nào!’” bà Williams nhớ lại.


“Tôi sẽ lên lớp mẹ tôi vì tôi quá cộng sản. Tôi đã từng là một đứa trẻ cộng sản.”


BM

Cả hai người phụ nữ đều đến Hoa Kỳ bằng thị thực sinh viên vào cuối những năm 1980.


“Tôi đã từ bỏ Trung cộng khi trở thành giảng viên trường luật,” bà Williams nói.


“Tôi được bảo rằng, ‘Luật pháp không phải là để bảo vệ công lý hay bình đẳng cho người dân thường. Luật pháp là công cụ của đảng cộng sản để cai trị quần chúng. Và quý vị chỉ là một trong số quần chúng mà thôi.’”


Sau đó, bà cho biết, một sinh viên đại học người Mỹ nói với bà về “Tuyên ngôn Độc lập và nói rằng các cá nhân có các quyền không phải do chính phủ ban cho mà do Đấng Tạo Hóa ban cho,” bà nói.


“Bóng đèn của tôi bật sáng, và kể từ đó chưa bao giờ tắt.”


Phát hiện các dấu hiệu


BM

Hơn 30 năm sau, bà Williams giờ đây đã là một người vợ, người mẹ của ba đứa con, doanh nhân và là ứng cử viên Đảng Cộng Hòa, lần thứ hai tranh cử vào Quốc hội ở New Hampshire.


Bà bắt đầu thấy “Sách lược của Cộng sản Trung cộng” xuất hiện trên đất Mỹ trong suốt 4 năm qua, bà cho biết.


“Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đến miền đất hứa của mình một đất nước tuyệt vời để chứng kiến tổng thống đương nhiệm bị kiểm duyệt,” bà nói. “Một ứng cử viên tổng thống hôm nay ông RFK cũng bị kiểm duyệt, các cuộc phỏng vấn bị gỡ xuống.”


Những người phụ nữ Trung cộng này cảnh báo về sự tương đồng giữa lực lượng Hồng Vệ Binh khét tiếng của Mao Trạch Đông và phong trào “văn hóa xóa sổ” và “thức tỉnh.” Họ cho biết những hệ tư tưởng đó đã được truyền bá cho trẻ em ở các trường công lập trong nhiều năm, hình thành nên cái mà họ gọi là “Blue Guard” (Lam Vệ Binh) thời hiện đại.


Cô Kiang nói: “Nhiều chiến thuật được sử dụng trong cuộc cách mạng văn hóa của ông ta ở Trung cộng hiện đang được sử dụng ở chính đất nước chúng ta.”


BM

Những người phụ nữ này chia sẻ, thay vì phải trải qua những “buổi đấu tố” cường độ cao ở quảng trường công cộng, những “kẻ thù của nhân dân” ngày nay bị đẩy ra ngoài và bị trừng phạt theo những cách thụ động hơn.


Những cách thức bao gồm “nhà tù Facebook,” sự chú ý từ “đám đông Twitter,” và nguy cơ thất nghiệp nếu một người lên tiếng chống lại các chính sách xã hội cấp tiến liên quan đến Môi trường, Xã hội, và Quản trị (ESG) hoặc Đa dạng, Công bằng, và Hòa nhập (DEI).


“Và với lĩnh vực kinh doanh của tôi trong ngành tổ chức sự kiện du lịch,” cô Kiang nói, “các tổ chức theo khuynh hướng bảo tồn truyền thống của chúng tôi đang bị từ chối tiếp cận một số địa điểm nhất định vì các giá trị bảo tồn truyền thống của họ.”


Những người phụ nữ cho biết đại dịch COVID-19 đã chứng minh quyền tự do đi lại của người Mỹ có thể bị tước đoạt dễ dàng như thế nào, và mỗi người có thể bị xem là “kẻ thù của nhân dân” ra sao nếu họ từ chối tuân thủ các quy định về vaccine và phong tỏa.


BM

“Vào năm 2020, khi những người thuộc tổ chức Black Lives Matter (BLM) và Antifa chiếm các thành phố của chúng ta và khủng bố các cộng đồng của chúng ta, nhiều người Mỹ đã sửng sốt,” bà Van Fleet nói với những người tham dự hội nghị. “Họ chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều gì như thế này. Nhưng đối với những người như tôi và Lily (bà Williams), chúng tôi biết ngay.”


Bà Williams cảnh báo: “Hãy nhớ rằng, những người cộng sản phải sử dụng chính trị căn tính (identity politics) để đạt được quyền lực của mình. Họ muốn có quyền lực tuyệt đối, nhưng họ không thể sử dụng lý thuyết đấu tranh cổ điển nữa. Vì vậy, họ đang sử dụng chủng tộc.”


“Họ đang sử dụng chủ nghĩa chuyển giới và bất kỳ từ ngữ xúc phạm nào có thể xuất hiện tiếp theo. Chỉ cần chuẩn bị sẵn sàng. Luôn luôn giống như ông Mao cứ mỗi hai, ba, năm năm một lần. Một chiến dịch mới và những thuật ngữ hoa mỹ mới. Và các hãng truyền thông nhà nước sẽ dối trá hàng ngày cho đến khi chiến dịch mới trở thành sự thật được công chúng chấp nhận.”


Chỉ mới vừa bắt đầu


Cô Kiang và bà O’Fallon hy vọng sẽ kêu gọi được đủ sự chú ý đến những vấn đề này để tạo ra sự khác biệt nhanh chóng.


“Đó sẽ là một giấc mơ,” bà O’Fallon nói. “Nhưng nếu chúng ta có thể thực hiện các bước sơ khai chậm rãi và tất cả những bước sơ khai nhỏ này đi theo các hướng khác nhau thì điều đó sẽ rất, rất tuyệt vời.”


Họ hy vọng sẽ có thêm các chi nhánh trong cộng đồng người Mỹ gốc Á ở Florida, và sau đó thêm nhiều chi nhánh trên khắp đất nước. Họ cũng đang thiết lập một học bổng để thúc đẩy các ý tưởng về tinh thần kinh doanh và chủ nghĩa tư bản.


Họ nhìn thấy những thách thức phía trước trong việc lan tỏa thông điệp của mình.


Họ nói rằng lịch sử hầu như không được dạy trong trường học, đặc biệt là lịch sử của chủ nghĩa cộng sản.


Họ nói rằng các thế hệ cũ đã từng trải qua chủ nghĩa cộng sản không nói về nó bởi vì họ muốn quên nó đi hoặc họ tin rằng một cuộc cách mạng như vậy không thể xảy ra ở đây. Và một số người còn có thể ngưỡng mộ Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCS_TC), họ cho biết.


Nhưng họ cho biết họ có hy vọng.


BM

“Đó là về việc thắp lên ngọn lửa đó và cho mọi người trong cộng đồng biết rằng bất cứ điều gì được thực hiện để truyền tải thông điệp đều có thể tạo ra sự khác biệt,” bà Kiang nói.


“Nhưng trái tim tôi thực sự hướng về những người đã sa ngã vì những lời dối trá. Giống như Hồng Vệ Binh, họ đang bị lợi dụng để làm điều ác, và chúng tôi muốn họ thức tỉnh.”


T.J. Muscaro _ Gia Bảo

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2023

KHÔNG PHẢI NƯỚC MẮT NÀO CŨNG MẶN


 

 BM

Khóc khi nghe nhạc là một đáp ứng giao cảm tích cực phát xuất từ khu vực “phần thưởng” (mesolimbic system) của não bộ. Theo Frances Wilson, một nhạc sĩ dương cầm và nhà phê bình âm nhạc trong bài viết Rơi Nước Mắt (Moved to tears), khoảng 25% người nghe trải qua phản ứng này với âm nhạc.


BMhttps://www.youtube.com/watch?v=Hi5A9OCAyIk&ab_channel=PolarMusicPrize


Do đó, phê bình các cháu nặng lời là không đúng. Tâm hồn của các cháu trong trắng. Các cháu tiếp nhận âm nhạc theo cách của thế hệ các cháu. Họ không tìm một nơi vắng vẻ để thả lòng về quá khứ với những tình khúc tiền chiến mà sống với âm nhạc của thời đại họ bằng hết nhiệt tình và xúc động của tuổi trẻ.


Trong lúc đó, tâm hồn của Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội hay Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Y tế và trên 50 cán bộ CS trong vụ án “chuyến bay giải cứu” là những vũng đen đầy tội lỗi.


 BM


Không phải nước mắt nào cũng mặn. Nước mắt của những kẻ làm giàu trên nỗi khổ đau của hàng triệu người Việt trong cơn đại dịch vừa qua có mùi thối tha như chính con người họ.


Thật không thể tưởng tượng. Cháu Hồng Hạnh, 25 tuổi ở Bắc Ninh làm chui ở Nhật, bị đuổi khỏi nhà thuê, không tiền để sống phải tá túc trong chùa và nhất là khi đó cháu đang mang thai nhưng vẫn không được cấp vé vì không có đủ 20 triệu đồng để mua vé với giá gấp ba giá bình thường.


Tham nhũng, đặc biệt tại các nước không có hệ thống phân quyền rõ rệt như Việt Nam, hoạt động gần giống với phương pháp thương mại nhiều tầng (Multi-level marketing hay được gọi tắt là MLM), qua đó lợi tức của cấp trên là một phần trích ra từ lợi tức của các cấp dưới. Chức vụ càng cao lợi tức càng nhiều, và nhất là càng ít người biết đến.


Phạm Trung Kiên làm ăn gần như ngang nhiên và thu được 42,6 tỷ đồng tổng cộng 253 lần, trong đó 228 lần bằng chuyển khoản. Dù lòng tham không đáy hay có “gan trời”, ông ta cũng không dám và không thể nào ăn hết một mình. Phạm Trung Kiên là một phần của hệ thống thương mại nhiều tầng. Nhưng Phạm Trung Kiên nộp cho ai trong hệ thống thì chỉ ông ta biết. Phạm Trung Kiên không khai và cả viện kiểm sát có thể cũng không muốn công khai. Phạm Trung Kiên biết mình chỉ là “dê tế thần” nhưng chấp nhận ngồi tù thay vì mở ra một hộp đầy giòi.


BM


Việt Nam là một đất nước băng hoại, tắc nghẽn, không lối thoát từ đối nội đến đối ngoại nhưng không phải phát xuất từ những mạch nước nhỏ hay những dòng sông nhỏ. Ở tuổi hai mươi, các cháu sinh ra khi ngọn núi lửa đã phun rồi.


Đừng trách các cháu sao không biết nghĩ tới Hoàng Sa của Việt Nam chỉ cách Đà Nẵng 315 km nhưng ngày nay là một thành phố hiện đại của Tàu, đơn giản chỉ vì các cháu không được dạy.


Đừng trách các cháu xả rác vì, theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, từ trung ương đến địa phương đều xả rác chứ không phải riêng thế hệ các cháu.


BM


Sự thối nát trong xã hội Việt Nam ngày nay là thành quả 93 năm hoạt động của ngành tuyên giáo nhằm xây dựng con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa cỡ như Tô Anh Dũng, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, Vũ Hồng Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phủ Thủ tướng v.v…


BM

Nhân dịp đảng Cộng sản Việt Nam đang tổ chức mừng 93 năm thành lập ngành tuyên giáo tức ngành tẩy não, 1-8-1930 đến 1-8-2023, mời đọc lại bài viết Đừng Trách Dòng Sông Không Chảy người viết đăng trên Facebook vài năm trước khi xảy ra vụ án:


Một lần, trong buổi họp báo khi nhậm chức “Chủ tịch quốc hội” ngày 23/7/2016, bà Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu: “Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả…”


Làm gì cho đất nước là một câu nói quen thuộc được biết là của cố Tổng Thống John F. Kennedy: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc” (Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country).


BM


Tuy nhiên, theo Chris Matthews trong tác phẩm Jack Kennedy: Elusive Hero, nhóm chữ “đừng hỏi” thật ra phát xuất từ những lời cảnh cáo của ông George St John, hiệu trưởng trường trung học Choate ở Connecticut thường dùng để căn dặn học sinh và nhập tâm vào cậu học trò Kennedy. Nhưng ông hiệu trưởng George St John cũng không phải là người đầu tiên nói câu nói đó mà chính Tổng thống thứ 29 của Mỹ Warren G. Harding trong diễn văn trước đại hội đảng Cộng Hòa 1916 đã nói một câu tương tự như câu của Tổng thống Kennedy.


Dù ai nói, vấn đề là làm gì cho tổ quốc, cho đất nước.


Vâng nhưng trong trường hợp Việt Nam, trước hết là tổ quốc nào, là đất nước nào?


Cho đến nay, đối với đa số các em đang ngồi trong trường học tại Việt Nam, Việt Nam mà các em được dạy là “xứ sở của anh hùng, độc lập, tự do, hạnh phúc, một đất nước, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam, đã liên tục đánh gục ba tên đế quốc đầu sỏ Pháp, Nhật và Mỹ”.


BM


Ý thức của các em là bản sao của một bài hát tuyên truyền được lặp đi lặp lại suốt hơn bốn chục năm qua, nhiều đến nỗi thấm vào trong các em thành một tính bẩm sinh.


Nền giáo dục nhồi sọ Cộng Sản có khả năng đầu độc và làm thay đổi toàn bộ ý thức của con người về lịch sử, nhân sinh và vũ trụ.


Việt Nam có trên 600 tờ báo nhưng báo chí Việt Nam chỉ được phép khai thác những ham muốn vật chất, những thú vui sa đọa, trụy lạc thay vì cổ võ cho các giá trị cao đẹp của quyền sống, quyền tự do dân chủ của con người.


Ý thức của các em khi sinh ra giống như một tờ giấy trắng, đảng Cộng Sản vẽ lên đó hình gì, sẽ hiện lên hình đó, chế độ độc tài sơn lên màu gì, sẽ hiện ra màu đó.


Một dòng sông không chảy không còn là sông nữa mà chỉ là một ao tù.


BM


Thực trạng Việt Nam đặt ra cho những ai còn nghĩ đến tương lai dân tộc những trách nhiệm lương tâm và đạo đức.


Đừng trách dòng sông sao không chảy mà hãy kiên nhẫn chứng minh và phân tích cho các em thấy đất nước mà các em sống bị cai trị bởi một nhóm người già nua, cực đoan, bảo thủ bám vào chiếc ghế quyền lực ngay cả khi biết mình đang chờ chết.


Đừng trách dòng sông không chảy mà hãy chứng minh cho các em thấy Việt Nam mà các em biết là một trong năm nước trên thế giới vẫn tiếp tục bám vào chủ nghĩa Cộng Sản, một ý thức hệ một thời bành trướng nhờ chiến tranh, đấu tố, ám sát, đang lùi xa vào quá khứ.


BM


Đừng trách dòng sông không chảy mà hãy chỉ ra cho các em thấy Việt Nam mà các em biết là quốc gia có 100 ngàn phụ nữ chỉ vì chén cơm manh áo mà phải bán thân lưu lạc xứ người, bị đánh đập, xô đuổi, ném ra đường phố như những nô lệ tình dục thời Trung Cổ.


Đừng trách dòng sông không chảy hãy phân tích cho các em biết Việt Nam là quốc gia có 50 triệu thanh niên nhưng đa số không còn sức sống, không có hoài bão cho tương lai của đời mình và cho đất nước mình.


Thay vì trách dòng sông không chảy, hãy chung tay dời tảng đá độc tài, lạc hậu ra khỏi lòng sông. Các thế hệ cha chú nếu không vượt qua được những hiện tượng tiêu cực rẽ chia, phân hóa nhiều khi rất nhỏ và tập trung sức mạnh tổng hợp của dân tộc để tháo gỡ cơ chế chính trị, kinh tế và văn hóa độc quyền cộng sản thì lời trách cứ kia chẳng qua là tự trách mình.


BM

https://www.youtube.com/watch?v=S8LnmGZdWL4&ab_channel=AsiaEntertainmentOfficial

Thay vì so sánh các em, các cháu sinh dưới chế độ Cộng sản với tuổi trẻ Nhật, Mỹ, Nam Hàn, Hong Kong v.v.. hãy làm tất cả những gì làm được để tuổi trẻ thấy rằng Việt Nam là một dân tộc đáng yêu nhưng cũng là đất nước đang cần một cuộc thay đổi toàn diện để hy vọng có thể hội nhập vào dòng tiến hóa của loài người.


May mắn thay, trong các thế hệ sinh ra sau 1975, một số nhờ nhiều các yếu tố tôn giáo, gia đình và nội lực bản thân, đã thoát ra khỏi được nhà tù bao bọc bằng bốn bức tường dày của tuyên truyền Cộng sản và dấn thân cho lý tưởng cao cả phục hưng dân tộc. Họ vẫn còn khá ít nhưng là biểu tượng của tương lai.


Các em, dù đang ở trong tù hay ngoài tù cũng đều đang đấu tranh và tiếp tục đấu tranh theo nhiều cách khác nhau.


Hãy gởi cho nhau những bài hay, chuyền cho nhau những tin tức mới, giúp đỡ nhau khi công an trấn áp, nương tựa nhau khi gặp khó khăn v.v.. Tất cả đều cần thiết.


Sự chuyển động của núi rừng bắt đầu từ từng chiếc lá, và nếu cất lên theo cùng một nhịp sẽ trở thành một khải hoàn ca.




Trần Trung Đạo


BM

Thị Trưởng San Jose Matt Mahan và Nhà báo Duy Văn

 

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2023

"CÁI GIỌNG SÀI GÒN"

 




image



Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he XXX xuống dưới ấy…

Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi...

Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :

image
hình minh họa

Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong

Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ" có cong không thì hổng có biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái đầu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, đem gương hay kiếng  soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.

Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...

Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam , có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ còn có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…

image

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt. Giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.

image
hình minh họa

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.

Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.

Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau,  lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.

Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”

image
hình minh họa

Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.  Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” “xong dzồi”.

Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn..

Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...

image
hình minh họa

Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.

Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì,cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, mình ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.

image
hình minh họa

Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Điển hình như tiếng “địt”, có nghĩa là cái  bụng nó sả hơi. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.

Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.

Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳng hay...

image

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)

Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau.. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.

image
hình minh họa

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.

Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.

Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. “coi dzậy mà hổng phải dzậy”

image

Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”. Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.

Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô thiển mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.

Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.

image

Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Khi gọi một cách thân mật có ý khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài gòn thường nói “Nầy, chú em…”

image

Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.

Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :

Ông đó = ng
Bà đó = b
Anh đó = nh
Ch đó = ch

Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.

Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo ...

image
hình minh họa

Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được....giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".

Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.

Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước.  Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh. Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…

Hải Phan