Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

VỤ SỤP ĐỔ NGÂN HÀNG SVB CÓ Ý NGHĨA GÌ ĐỐI VỚI TIỀN CỦA QUÝ VỊ

 


 BM

Sự sụp đổ nhanh chóng của Silicon Valley Bank — vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ — đang làm dấy lên các câu hỏi trong số những người tiết kiệm bình dân và các nhà đầu tư nhỏ lẻ về những tác động có thể xảy đến đối với tiền của họ, kể cả khi họ không có bất kỳ khoản tiền gửi nào tại ngân hàng đã sụp đổ này.


Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) hồi tuần trước (06-12/03) và vài ngày sau đó là sự sụp đổ của Signature Bank (vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ ba trong lịch sử Mỹ) đã được các nhà chức trách tài chính Hoa Kỳ đối diện bằng một phản ứng khẩn cấp.

 BM

Cục Dự trữ Liên bang đã khai triển một chương trình tài trợ khẩn cấp cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính nhận tiền gửi khác, trong khi Bộ Ngân khố dự phòng 25 tỷ USD cho chương trình này.

 

Hệ thống bảo hiểm tiền gửi của quốc gia, Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), đã nhanh chóng tiếp quản SVB và Signature Bank, rồi đưa các ngân hàng này vào một chế độ giải quyết đặc biệt nhằm giảm thiểu thiệt hại cho các chủ nợ và những người gửi tiền.


 BM

Kế đến, theo một “ngoại lệ do có rủi ro hệ thống” đặc biệt được cấp cho SVB và Signature Bank, FDIC đã mở rộng hạn mức bảo hiểm tiền gửi thông thường 250,000 USD của cơ quan này sang chi trả cho tất cả những người gửi tiền ở cả hai tổ chức, nghĩa là những người gửi tiền đó sẽ nhận lại được toàn bộ số tiền của họ, không chỉ phần được bảo hiểm trong mức giới hạn bảo hiểm.


Hôm 13/03, Tổng thống Joe Biden cho biết các biện pháp khẩn cấp này có nghĩa là hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ là “an toàn” và người Mỹ có thể “tin tưởng” rằng các khoản tiền gửi của họ được an toàn.


BM

Những làn sóng xung kích từ hai vụ sụp đổ nói trên đã giáng xuống cả các cổ phiếu ngân hàng của Hoa Kỳ lẫn ngoại quốc, đặt ra những câu hỏi về tác động đối với tài chính của các gia đình Mỹ, kể cả cho những người không gửi tiền trong các ngân hàng đã sụp đổ.


Sự kiện này có ý nghĩa gì đối với những người tiết kiệm?


BM

Thông thường, khi một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính được FDIC bảo hiểm sụp đổ, cơ quan này sẽ nhanh chóng bồi thường cho những người tiết kiệm bằng cách hoàn trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của họ, lên tới mức giới hạn bảo hiểm là 250,000 USD cho mỗi người gửi tiền cho mỗi loại tài khoản.


Nhìn chung, điều này có nghĩa là bất kỳ khoản tiền nào trên 250,000 USD cho mỗi người gửi tiền cho mỗi loại tài khoản — phần tiền không được bảo hiểm — đều có thể bị mất trắng. Tuy nhiên, trên thực tế, FDIC thường có thể khôi phục một phần số tiền không được bảo hiểm bằng cách bán phần tài sản còn lại của ngân hàng đã sụp đổ và hoàn trả thêm cho những người gửi tiền.


Nhưng trong trường hợp của SVB và Signature Bank, FDIC đang hành động theo một “ngoại lệ do có rủi ro hệ thống” đặc biệt để miễn bỏ giới hạn bảo hiểm 250,000 USD thông thường và cho phép những người gửi tiền có toàn quyền tiếp cận với tất cả số tiền của họ, kể cả đối với phần tiền thông thường không được bảo hiểm.


BM


Điều này có nghĩa là những người gửi tiền của SVB và Signature Bank sẽ được thanh toán toàn bộ, mặc dù các cổ đông sẽ bị mất hết tiền đầu tư và các chủ nợ có khả năng mất hết tiền của họ.

 

Tuy nhiên, những người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính khác tiếp tục phải tuân theo giới hạn bảo hiểm thông thường của FDIC, và vì vậy nên lưu ý rằng các phần tiền gửi không được bảo hiểm vượt mức giới hạn 250,000 USD của họ vẫn có thể bị mất nếu những tổ chức đó sụp đổ.


BM


FDIC cho biết bất kỳ tổn thất nào mà họ phải gánh chịu bằng cách chi trả cho các phần tiền gửi không được bảo hiểm trong SVB và Signature Bank sẽ được bù đắp bằng các khoản phí đặc biệt, hoặc phí bảo hiểm, áp dụng cho các ngân hàng.


William Luther, giám đốc Dự án Tiền tệ Lành mạnh tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Hoa Kỳ (AIER), nói rằng các ngân hàng có xu hướng chuyển các khoản phí cao hơn cho những người tiêu dùng.


Ông cho rằng bất kỳ khoản phí bảo hiểm hoặc phí đặc biệt nào mà FDIC áp đặt đối với các ngân hàng khác liên quan đến sự sụp đổ của SVB và Signature Bank cuối cùng sẽ chuyển xuống cho những khách hàng của các ngân hàng đó và do đó sẽ có một số tác động đến tiền của họ dưới hình thức các mức phí cao hơn.


Ngân hàng của tôi có an toàn không?


BM


Trong khi cổ phiếu các ngân hàng bị ảnh hưởng do vụ sụp đổ kép này, thì các chuyên gia cho rằng tác động lan tỏa đối với các ngân hàng khác có thể sẽ là hạn chế.


Ông Jurrien Timmer, giám đốc vĩ mô toàn cầu tại Fidelity, cho biết trong một tuyên bố rằng, “Đây là một trường hợp kinh điển về việc không có sự tương xứng giữa tài sản và nợ, do lãi suất cao hơn gây ra, và bị đòn bẩy nợ làm phức tạp thêm.”


BM


Khi Cục Dự trữ Liên bang ngày càng tăng lãi suất để dập tắt lạm phát tăng vọt, thì giá trị trái phiếu càng giảm và các ngân hàng như SVB đã phải chịu lỗ đối với tài sản trái phiếu của họ.


“Tin tốt là đây dường như là một sự cố đơn lẻ, hoặc chí ít là một vấn đề có thể chỉ giới hạn ở một số ngân hàng nhỏ hơn,” ông Timmer nói thêm. “Theo quan điểm của tôi, đây dường như không phải là một tình huống có thể trở thành vấn đề mang tính hệ thống, giống như vụ sụp đổ cho vay bảo đảm bằng nợ nhà dưới chuẩn đã xảy ra vào năm 2007.”


BM


Và trong khi gần đây, chủ tịch FDIC Martin Gruenberg cho biết các ngân hàng Hoa Kỳ đang chịu khoản lỗ chưa thực hiện của các tài sản nắm giữ là trái phiếu ở vào khoảng 620 tỷ USD, thì ông cũng nói thêm rằng các ngân hàng trong nước “nhìn chung đang ở trong một tình trạng tài chính vững mạnh và không bị buộc phải hiện thực hóa các khoản thua lỗ bằng việc bán các chứng khoán đã bị giảm giá.”


Vụ sụp đổ của SVB bùng phát khi công ty này lỗ 1.8 tỷ USD sau khi thanh lý phần lớn danh mục đầu tư công khố phiếu, vốn đã giảm giá trị do Fed tăng lãi suất.


Trong lúc một số ngân hàng khu vực chứng kiến cổ phiếu của họ giảm sau sự sụp đổ của SVB và Signature và khi cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s Investor Service đã đưa sáu ngân hàng vào diện xem xét hạ bậc, thì không có dấu hiệu nào về việc sẽ có những vụ sụp đổ tiếp theo xảy ra.


Tuy nhiên, hôm thứ Hai (13/03), Moody’s đã hạ bậc tín nhiệm đối với toàn bộ lĩnh vực ngân hàng Hoa Kỳ, từ mức ổn định xuống mức tiêu cực, với lý do “môi trường hoạt động xấu đi nhanh chóng.”


Moody’s, một trong ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn (cùng với Standard & Poor’s và Fitch), cho biết các ngân hàng có “các khoản lỗ chưa thực hiện lớn về chứng khoán và các khoản tiền gửi doanh nghiệp không được bảo hiểm” vốn có nguy cơ bị rút tiền hàng loạt cao hơn.


Sự kiện này có ý nghĩa gì đối với các tài khoản hưu trí 401(k)?


BM


Sự sụp đổ của SVB và Signature Bank đã gây ra một đợt bán tháo cổ phiếu, với các ngân hàng lớn của Hoa Kỳ mất khoảng 90 tỷ USD giá trị thị trường hôm thứ Hai (13/03).


Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các ngân hàng khu vực, với cổ phiếu của First Republic giảm gần 62% và cổ phiếu của Western Alliance giảm gần 47% vào cuối ngày hôm đó.


BM


Tuy nhiên, chứng khoán đã tăng trở lại hôm thứ Ba (14/03) khi các nhà đầu tư trở nên lạc quan rằng bất kỳ tác động lan tỏa nào từ việc đóng cửa SVB và Signature Bank đã được ngăn chặn.


Cổ phiếu của First Republic đã tăng gần 50% trong phiên giao dịch sáng thứ Ba (14/03), trong khi cổ phiếu của Western Alliance tăng 43%.


Tương tự như vậy, quỹ hoán đổi danh mục chuyên theo dõi các ngân hàng khu vực, SPDR S&P Regional Banking ETF, đã tăng hơn 6% vào sáng hôm thứ Ba, sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày hôm trước với mức giảm 12%.


BM


“Xét đến mức độ mà các ngân hàng này đã bị tổn thất, thì họ sẽ có một sự phục hồi trở lại,” ông Peter Boockvar, giám đốc đầu tư tại Bleakley Financial Group, nói với hãng truyền thông CNBC. “Thách thức đối với các ngân hàng, theo tôi, là triển vọng lợi nhuận hơn là khả năng tồn tại.”


Tuy nhiên, đó có thể là một đợt phục hồi nhẹ vốn có thể yếu dần hoặc bật ngược trở lại trước những tin tức mới về căng thẳng đang xuất hiện trong lĩnh vực ngân hàng.


Vậy các nhà đầu tư nắm giữ các cổ phiếu ngân hàng nên làm gì trong ngắn hạn?


BM


“Chiến lược tốt nhất vào lúc này có lẽ là không làm gì cả,” ông Mike Bailey, giám đốc nghiên cứu tại FBB Capital Partners, nói với hãng thông tấn Bloomberg. “Nếu các nhà đầu tư bán lẻ đang tiết kiệm tiền cho các mục tiêu trong dài hạn, thì tin tức về SVB này chỉ là một sự trục trặc nhỏ.”


Tuy nhiên, những người Mỹ có các tài khoản hưu trí liên quan nhiều đến cổ phiếu ngân hàng có thể chứng kiến một số biến động giảm giá không mong muốn.


Công ty quản lý quỹ Vanguard, nằm trong số ba nhà cung cấp hàng đầu về các dịch vụ quản lý tài sản 401(k), sở hữu khoảng 10.9% cổ phần của công ty mẹ SVB. Giao dịch cổ phiếu của SVB Financial Group (SIVB) đã bị tạm dừng hôm thứ Sáu (10/03) và vẫn bị đóng băng, giảm hơn 80% từ đầu năm đến nay.


Ông Matt Reed, người quản lý Danh mục Dịch vụ Tài chính Chọn lọc của Fidelity (Fidelity Select Financial Services Portfolio, FIDSX), cho biết ông nghĩ rằng tác động từ các vụ sụp đổ của SVB và Signature Bank đối với lĩnh vực tài chính sẽ là hạn chế.


BM


Ông Reed cho biết, “SVB là một ngân hàng duy nhất phát triển nhanh chóng trong một thị trường ngách rất cụ thể, trong khi hệ thống ngân hàng rộng lớn hơn thường xuyên bị thử nghiệm khả năng chịu đựng, đã bổ sung vốn và thanh khoản có ý nghĩa trong thập niên qua, đồng thời đã cố gắng quản lý các bảng cân đối kế toán một cách thận trọng.”


“Mặc dù các thị trường có thể lo ngại, nhưng có vẻ như không có tác động lan tỏa có ý nghĩa nào đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế rộng lớn hơn.”




Tom Ozimek  _  Nhật Thăng

      http://baomai.blogspot.com/

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Năm 2022 hơn 1 triệu xe hơi bị đánh cắp

 

 BM

Theo một báo cáo mới dựa trên dữ liệu tội phạm quốc gia, số vụ trộm cắp xe hơi ở Hoa Kỳ đang ở mức cao nhất trong 15 năm qua. Năm ngoái (2022), mỗi tháng có hơn 75,000 chiếc xe bị đánh cắp.


Báo cáo này, được nhóm công nghiệp bất vụ lợi Cục Tội phạm Bảo hiểm Quốc gia (NICB) công bố hôm thứ Tư (08/03), cho thấy số vụ trộm xe hơi trên toàn quốc đã vượt qua con số 1 triệu trong năm 2022, lần đầu tiên kể từ năm 2008 khi có 1.05 triệu chiếc xe được báo cáo là bị đánh cắp.


BM

Nhìn chung, hồi năm ngoái, trên toàn quốc có khoảng 1,001,967 chiếc xe hơi đã bị đánh cắp. Con số này thể hiện mức tăng 7% so với năm 2021, theo phân tích dữ liệu của NICB do cơ sở dữ liệu hồ sơ tội phạm của FBI, được gọi là Trung tâm Thông tin Tội phạm Quốc gia, cung cấp.


Dẫn đầu cả nước về nạn trộm cắp xe hơi trong năm ngoái là California, nơi các tội phạm đã đánh cắp 202,685 chiếc xe hơi, tiếp theo là Texas (105,015) và tiểu bang Washington (46.939). Tuy nhiên, tiểu bang có tỷ lệ trộm cắp xe hơi tăng mạnh nhất là Illinois, với mức tăng 35% so với năm 2021, tiếp theo là Washington (31%), và New York (23%).


BM


Ông David Glawe, chủ tịch và giám đốc điều hành của NICB, cho biết một vấn đề là hệ thống tư pháp hình sự hiện tại đang mang lại quá ít sự răn đe đối với những kẻ trộm xe hơi.


Ông Glawe cho biết trong một thông cáo báo chí rằng, “Chúng ta đang chứng kiến số vụ trộm cắp xe cộ chưa từng thấy trong gần 15 năm qua, và có rất ít biện pháp ngăn chặn tội phạm thực hiện những hành vi này vì những vụ này chỉ là tội phạm về tài sản, chẳng hạn như trộm cắp trong cửa hàng.”


BM


“Chúng ta phải trao quyền lại cho lực lượng chấp pháp địa phương, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho các chương trình truy tố và trị an cộng đồng, đồng thời thực hiện các chương trình can thiệp sớm do tỷ lệ tội phạm vị thành niên liên quan đến các vụ trộm cắp xe cộ đang ở mức cao.”


Xu hướng toàn quốc thể hiện trong báo cáo của NICB này được phản ánh rõ nét nhất ở các thành phố lớn như New York và Chicago, nơi các nhà lãnh đạo đang gặp khó khăn khi điều tiết giữa việc giải quyết các vấn đề tội phạm dai dẳng và chính sách “cắt giảm ngân sách của lực lượng cảnh sát.”


Tại thành phố New York, nơi cách tiếp cận cứng rắn của Thị trưởng Eric Adams đối với việc trị an đã vấp phải sự phản đối của các nhà hoạt động thiên tả, số vụ xả súng và sát nhân đã giảm xuống, trong khi các tội phạm khác vẫn có xu hướng gia tăng kể từ sau đại dịch. Theo dữ liệu từ Sở Cảnh sát New York, trong năm 2022, ở thành phố này đã có khoảng 13,475 chiếc xe hơi bị đánh cắp — tăng 32% so với năm 2021 và cao hơn tất cả các năm kể từ năm 2006.


BM


Tương tự, ở Chicago, hồi năm 2022, có 21,425 chiếc xe hơi được báo cáo bị đánh cắp so với chỉ 8,962 xe bị đánh cắp hồi năm 2019. Gần đây, thành phố này đã phế truất Thị trưởng Lori Lightfoot, người đã cam kết sẽ “không bao giờ khuất phục” trước yêu cầu “cắt giảm ngân sách của lực lượng cảnh sát” của các nhà hoạt động.


Trong khi đó, NICB khuyến nghị những người sở hữu xe hơi nên kéo cửa kính xe hơi lên, rút chìa khóa, và khóa các cửa khi ra khỏi xe. Tổ chức này cũng đề nghị nên đậu xe ở những khu vực được chiếu sáng tốt và những khu vực được an ninh theo dõi khi có thể.


BM

“Đậu các xe cá nhân trong một nhà để xe. Nếu không thể làm vậy, và xe cộ phải đậu trên đường lái xe vào nhà, thì hãy cân nhắc lắp đặt đèn an ninh cảm biến chuyển động,” NICB cho biết. “Mặc dù đèn có thể không đảm bảo an ninh hoàn toàn nhưng nó có thể khiến một số tên trộm phải cân nhắc kỹ lưỡng, khiến bọn trộm rời khỏi khu vực đó và chiếc xe của quý vị vẫn còn nguyên.”




Bill Pan  _  Thanh Nhã

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

TRUNG CỘNG CHUẨN BỊ TẤN CÔNG EMP?

 


 BM

Khinh khí cầu do thám Trung cộng sử dụng để chuẩn bị tấn công EMP vào các cơ sở hạt nhân Hoa Kỳ


BM

Khinh khí cầu do thám Trung cộng bay qua không phận Hoa Kỳ và Canada trong một tuần trước khi bị bắn hạ có thể đang tiến hành trinh sát cho một cuộc xung đột có thể xảy ra với Hoa Kỳ, mặc dù các chuyên gia tin rằng người ta chỉ mới bắt đầu hiểu về nhiệm vụ của vật thể này.


Khi khinh khí cầu do thám này lần đầu tiên tiến vào không phận Hoa Kỳ trên Quần đảo Aleutian của Alaska hôm 28/01, các quan chức Mỹ tin rằng quả cầu sẽ tiếp tục di chuyển trên quỹ đạo phía bắc qua các khu vực dân cư thưa thớt.


Tuy nhiên, hai ngày sau, khinh khí cầu này di chuyển chậm lại khi bay qua Canada rồi đột ngột thay đổi hướng đi, và hướng về phía nam trên một quỹ đạo mới vốn sẽ đưa vật thể này bay qua phần lớn Hoa Kỳ lục địa.


BM


Trong vài ngày sau đó, khinh khí cầu này đã bay qua một số địa điểm quân sự nhạy cảm nhất của Hoa Kỳ, tiến hành giám sát và, có khả năng, diễn tập cho một cuộc tấn công trong tương lai.


Chính phủ Tổng thống Biden đã từ chối nêu rõ các địa điểm mà khinh khí cầu Trung cộng này đã khảo sát, nhưng rõ ràng là khí cầu này đã di chuyển gần với ít nhất ba địa điểm quan trọng đối với năng lực hạt nhân của Hoa Kỳ.


Những địa điểm này bao gồm Căn cứ Không quân Malmstrom ở Montana, nơi giám sát 150 hầm chứa hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân; Căn cứ Không quân Offutt ở Nebraska, nơi có Bộ Tư lệnh Chiến lược Hoa Kỳ; và Căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri, nơi vận hành oanh tạc cơ B-2 của Lực lượng Không quân.


BM


Ông Paul Crespo, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Hoa Kỳ, nói rằng quỹ đạo của khinh khí cầu này “hoàn toàn” có thể gợi ý rằng Trung cộng cộng sản đang tiến hành một cuộc diễn tập (dry run) bằng các vũ khí gắn trên khinh khí cầu.


Đặc biệt, ông Crespo đã cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể sử dụng các khinh khí cầu tầm cao để tiến hành các cuộc tấn công xung điện từ (EMP) vào các căn cứ và cơ sở hạ tầng quan trọng của Hoa Kỳ.


Ông Crespo đã nói trong một thư điện tử: “Mặc dù trước đây Trung cộng đã thử nghiệm hỏa tiễn siêu thanh được phóng từ khinh khí cầu, nhưng loại vũ khí đó không có khả năng được sử dụng cho những khí cầu này.”


“Mối đe dọa lớn nhất là gửi một hoặc nhiều khinh khí cầu ở độ cao lớn này qua Hoa Kỳ với một thiết bị EMP hạt nhân nhỏ.”


Mối đe dọa EMP


BM


EMP là sự bùng nổ năng lượng điện từ làm gián đoạn các liên lạc và làm hỏng thiết bị điện tử. Một EMP có thể do hỏa tiễn hạt nhân, vũ khí tần số vô tuyến, và hiện tượng tự nhiên như bão địa từ tạo ra.


Mặc dù bất kỳ vũ khí hạt nhân nào cũng có thể tạo ra một EMP, nhưng những vũ khí EMP chuyên dụng như cái gọi là bom siêu EMP tạo ra bức xạ gamma đặc biệt mạnh, nhân lên hiệu ứng của xung, mở rộng sự hủy diệt trên phạm vi rộng hơn.


Từ lâu, người ta tin rằng Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCS_TC), vốn cai trị Trung cộng như một quốc gia độc đảng, đang phát triển các loại vũ khí như vậy cho một cuộc xung đột có thể xảy ra với Hoa Kỳ.


Ông Crespo cho biết: “Được kích nổ ở độ cao rất lớn, EMP có thể làm cúp điện và mất thông tin liên lạc trên khắp Hoa Kỳ, tàn phá trên diện rộng trong một năm trở lên mà không cần bắn một phát súng nào trên mặt đất.”


Trong hầu hết các tình huống, một vụ nổ như vậy cần phải xảy ra ở một độ cao cao hơn so với độ cao của khinh khí cầu do thám Trung cộng nói trên mới có thể gây ra sự phá hủy trên một vùng lãnh thổ rộng lớn.


BM


Tuy nhiên, nếu mục đích của EMP là hạ gục một mục tiêu nhỏ hơn, chẳng hạn như một cơ sở chỉ huy và kiểm soát hạt nhân, thì một khí cầu giống như quả khí cầu vừa bị bắn hạ vào cuối tuần qua sẽ là một thiết bị vận chuyển gần như hoàn hảo.


Ông Crespo, người trước đây từng là một sĩ quan Thủy quân lục chiến của Cơ quan Tình báo Quốc phòng, nói rằng khinh khí cầu gián điệp này cũng có khả năng cung cấp cho ĐCS_TC thông tin tình báo chưa từng có về các cơ sở hạt nhân Hoa Kỳ.


Ông Crespo nói: “Mặc dù có những người tuyên bố ngược lại, nhưng khinh khí cầu giám sát di chuyển chậm chưa từng thấy của Trung cộng bay qua toàn bộ Hoa Kỳ đã cung cấp cho Trung cộng thông tin tình báo mà họ không thể có được về các mục tiêu hạt nhân, các thông tin liên lạc, cũng như các mục tiêu quan trọng khác.”


Hậu quả chính trị


BM


Mặc dù có lẽ không đáng sợ bằng một cuộc tấn công điện từ vào các cơ sở hạt nhân của Hoa Kỳ, nhưng ông Crespo nói rằng biến cố khinh khí cầu gián điệp này đã mang lại cho ĐCS_TC một điều quan trọng không kém: Một chiến thắng về mặt tuyên truyền nhằm làm suy yếu ý chí của Hoa Kỳ và các nước đồng minh của họ.


“Khinh khí cầu này đã thử thách khả năng giám sát và chống giám sát của Hoa Kỳ cũng như các phản ứng của nước này”, ông Crespo nói. “Nhưng, quan trọng nhất, biến cố này đã thử thách ý chí chính trị, và việc ông Biden sẵn sàng để quả cầu này bay ngang qua nước Mỹ trước khi bắn hạ nó đã thất bại trong thử thách này.”


“Phản ứng yếu ớt của ông Biden đã mang lại cho Trung cộng một chiến thắng to lớn về mọi mặt.”


Ông Crespo không phải là người duy nhất đã bày tỏ sự phẫn nộ về phản ứng có vẻ chậm chạp của Tổng thống Joe Biden đối với hành vi vi phạm chủ quyền của Hoa Kỳ nói trên.


Dân biểu Tom Tiffany (Cộng Hòa-Wisconsin) cho biết trong một thư điện tử gửi tới The Epoch Times: “Hành vi vi phạm chủ quyền của Mỹ một cách trơ trẽn và không thể biện hộ hồi tuần trước cho thấy ĐCS_TC chẳng hề tôn trọng chính phủ Tổng thống Biden như thế nào.”


“Trung cộng Cộng sản là mối đe dọa số một đối với an ninh quốc gia và an ninh kinh tế của Mỹ, và đã đến lúc bắt đầu đối xử với họ theo cách đó.”


BM


Tương tự, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao tại Hạ viện Michael McCaul (Cộng Hòa-Texas) nói rằng chính phủ Tổng thống Biden lẽ ra không bao giờ nên cho phép khinh khí cầu do thám này tiến vào không phận Hoa Kỳ.


Ông McCaul nói với The Epoch Times trong một thư điện tử, “Chính phủ nên quan tâm đến vấn đề này trước khi vấn đề này trở thành một mối đe dọa an ninh quốc gia.”


“Tôi hy vọng chúng ta có thể phục hồi những mảnh vỡ đó để giúp xác định những thông tin tình báo mà ĐCS_TC đã thu thập được khi khinh khí cầu do thám của họ bay trên đất nước chúng ta trong nhiều ngày.”


Phát ngôn viên của Ủy ban Ngoại giao tại Hạ viện cho biết ủy ban này đã yêu cầu cả hai cuộc họp cơ mật và không cơ mật về vụ việc này để thông báo cho các thành viên và nhân viên về lý do tại sao quả khinh khí cầu này đã được phép bay qua nhiều nơi trên nước Mỹ trước khi bị bắn hạ.


BM


Việc chính phủ Tổng thống Biden đã có ý định rõ ràng sẽ tiến hành công việc như thường lệ với Trung cộng làm cho hậu quả chính trị này trở nên trầm trọng hơn.


Thật vậy, ban đầu chính phủ Tổng thống Biden đã quyết định không tiết lộ cho công chúng Mỹ về sự tồn tại của khinh khí cầu do thám này, vì sợ rằng việc vụ xâm phạm chủ quyền Hoa Kỳ này mà bị biết đến thì sẽ làm lỡ dở chuyến công du Bắc Kinh đã được sắp xếp lúc đó của Ngoại trưởng Antony Blinken.


BM


Tuy nhiên, các dự định che giấu vụ việc của chính phủ đã bị cản trở, khi những hình ảnh về quả khinh khí cầu này do các nhiếp ảnh gia Larry Mayer và Chase Doak ở Montana chụp và đăng trên tờ Billings Gazette đã làm tin tức bùng lên cho cả thế giới biết.


“Đây chính xác là mục đích của báo chí,” ông Doak nói trong một tweet. “Người Mỹ có quyền được biết rằng một chính phủ ngoại quốc đang theo dõi họ. Tôi thấy rất vui vì đã là một trong những người đưa việc đó ra ánh sáng.”


Dân biểu Mike Rogers (Cộng Hòa-Alabama), Chủ tịch Ủy ban Quân vụ tại Hạ viện, nói rằng việc chính phủ quyết định che giấu sự tồn tại của khinh khí cầu này là mối lo ngại nghiêm trọng, và gọi toàn bộ vụ việc này là một thất bại về an ninh quốc gia.


BM


Ông Rogers nói trong một tuyên bố được soạn sẵn, “Tôi vẫn vô cùng lo ngại về việc chính phủ Tổng thống Biden quyết định cho phép khinh khí cầu do thám này đi ngang qua Hoa Kỳ.”


“Rõ ràng là chính phủ Tổng thống Biden đã hy vọng che giấu được thất bại an ninh quốc gia này với Quốc hội và người dân Mỹ. Giờ thì, Tòa Bạch Ốc phải đưa ra câu trả lời về lý do tại sao họ quyết định cho phép khinh khí cầu do thám của ĐCS_TC bay ngang qua nước Mỹ và những thiệt hại đối với an ninh quốc gia của chúng ta do quyết định này gây ra.”



Andrew Thornebrooke  _  Thanh Nhã