Thứ Tư, 4 tháng 1, 2023

XĂNG ÔM

 


image
Đứt gánh giữa đường ở tuổi 27, chị không đi bước nữa. Chị nói ở vậy cho đàn ông thèm chơi.
Thực tình chị chẳng hay đầu mày cuối mắt với ai, hằng ngày chỉ chăm chú vào việc bán xăng lẻ kiếm tiền nuôi con. Nhưng “ong” vờn quá nhiều khiến chị ngày càng làm duyên làm dáng và nhận ra rằng mình đẹp. Không phải là nhà “ong học” chị vẫn biết tỏng con nào tơ, con nào già, con nào la cà cho vui, con nào bay tới bay lui để đặt mục tiêu... oanh tạc.

Một anh chàng gốc rễ ở đây, vậy mà vẫn “đi lạc” vào nhà chị, vờ hỏi thăm đường. Rồi anh bảo chị đổ xăng. Cổ áo trễ tràng, chị cúi xuống… Ôi chao! Anh thấy lâng lâng như vừa uống rượu. Rồi anh bông lơn, hỏi mồ chồng cỏ héo chưa em? Cặp mắt gợi tình, chị nói em quạt mỏi tay rồi mà chưa héo. Anh nói hay là em nhổ cho nhanh?

image
Note: Những hình ảnh trong bài viết này là hình minh họa
Anh móc ví tính tiền. Chị đứng sát sạt bên anh. Hương thiếu phụ át cả mùi xăng làm anh mê mẩn. Chị chủ động rút tờ hai trăm ngàn trong ví anh, nói vô nhà em thối lại nhé. Anh sướng rơn, nghĩ bụng chắc con cá “đói” đang cắn câu. Chị đứng lấp lửng ở cửa buồng, bất ngờ tát yêu anh, nói anh đẹp “chai” lắm. Mặt mày đờ đẫn, anh ôm choàng chị. Anh vừa định đi xa hơn thì chị khẽ đẩy anh ra, nói để khi khác, con bé em đi học sắp về. Tiền thối đây anh. Anh nói thôi, bo cho em.

image

Từ đó anh thường than với bà xã, rằng xăng đã lên lại còn bị đổ thiếu, tiền xăng coi vậy mà bộn em ơi. Sau lời than, anh có vài trăm từ sự cảm thông của vợ.

image
Một lần đi nhậu thịt dê, bàn anh và bàn kế bên không hẹn mà cùng nói về chị bán xăng. Anh chưng hửng, thì ra con nhỏ này đâu phải “ban phát” cho riêng mình. Anh ngồi im lặng, sượng sùng. Một ông nói chúng mình đã “chung một điểm rơi” sao không ghép bàn ngồi với nhau hè? Sau màn cụng ly thề “đừng cho vợ biết”, các ông tranh nhau kể “tình tôi với nàng đẹp nhất trần gian”. Ông thì kể nàng tình tự với tao thế này, ông thì kể nàng âu yếm tao thế kia. Có ông còn bạo miệng kể, gần đến lúc “cao điểm” thì con bé nàng về. Xui thế!

image
Cuối cùng ai cũng ngã ngửa vì em này gặp ai cũng diễn cùng một vở: từ khâu gợi tình cho đến khâu “gợi” tiền. Một ông nhăn nhó, nói nó đổ loại xăng gì mà xe tui cứ nổ lụp bụp, đi cà giựt cà tưng. Cả bọn mặt nghệch ra, ai cũng “ngậm ngùi” nói xe tui khác gì xe ông. Lão chủ quán đi ngang cười ha hả: “Đổ xăng ba lăng nhăng thì phải thế thôi”.

“Phiên tòa” cấp thôn

image
Dạo này người làng hay xì xào về vụ “xăng ôm” với một lô tên tuổi quý anh “khả kính”. Mấy bà vợ “có quyền và nghĩa vụ liên quan” nhảy dựng lên, rật rật tìm nhau bàn tính và quyết định hai điều: Một là chồng ai nấy… dạy. Hai là gửi đơn cho thôn đề nghị kiểm điểm con mẹ bán xăng vì hành vi “treo mỡ trước miệng mèo”, làm ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa địa phương.

image
Trưởng thôn xử phiên tòa
Điều thứ nhất có tác dụng vì đàn ông ham vui khều khều chút phở nhưng muôn thuở vẫn là cơm. Còn “phiên tòa” cấp thôn thì trớt quớt.

Thôn hỏi vì sao cô bán xăng ôm?

Chị thưa, khi em đổ xăng, mấy ảnh lợi dụng ôm em.

Thôn lại hỏi tại sao cô không xô ra?

Chị đáp, xô ra thì xăng đổ. Lỗ em ai chịu?

Vậy sao cô lấy tiền bo? - thôn hỏi tiếp.

Chị lại thưa, đó là tiền lẻ mấy ảnh cho em vì cám cảnh mẹ giá con côi.

Lại hỏi, cô có biết là cô đang treo mỡ trước miệng mèo không?

Chị nổi tức, nói lạ hè, tui có mỡ tui treo, ai có mèo nấy giữ chớ!

image
Thôn cho chị về. Ra đến thềm, chị quay lại, mắt long lanh, nói: “Bữa nào mấy anh ghé em đổ xăng cho vui, héng!”.

Trần Cao Duyên

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2023

MỘT PHẦN BA THẾ GIỚI RƠI VÀO SUY THOÁI NĂM 2023

 


 BM

Một phần ba nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, người đứng đầu Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo.

 

Bà Kristalina Georgieva nói năm 2023 sẽ "khó khăn hơn" năm ngoái khi nền kinh tế Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung cộng phát triển chậm lại.

 

Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh Ukraine, giá cả tăng cao, lãi suất tăng và dịch Covid lây lan tại Trung cộng đã tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu.

 

"Chúng tôi cho rằng một phần ba nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái," bà Georgieva nhận định trong chương trình Face the Nation của đài CBS.

 

"Thậm chí các quốc gia chưa rơi vào suy thoái, thì sẽ cảm nhận suy thoái đối với hàng trăm triệu người," bà bổ sung.


BM


Hồi tháng 10/2022, IMF đã cắt mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2023 vì chiến tranh Ukraine, cũng như lãi suất tăng cao, và các ngân hàng trung ương trên thế giới nỗ lực kiểm soát giá cả tăng vọt.

 

Kể từ khi dỡ bỏ chính sách zero Covid và bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế, số ca nhiễm Covid đã gia tăng nhanh chóng tại Trung cộng.

 

Bà Georgieva cảnh báo Trung cộng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ đối mặt với sự khởi đầu khó khăn trong năm 2023.


BM


"Trong vòng vài tháng tới đây, tình hình sẽ khó khăn cho Trung cộng, và sự tác động lên sức tăng trưởng của nền kinh tế Trung cộng sẽ tiêu cực, tác động lên khu vực sẽ tiêu cực, tác động lên tăng trưởng toàn cầu sẽ tiêu cực," bà cho biết.


BM


IMF là một tổ chức quốc tế gồm 190 quốc gia thành viên, cùng phối hợp để cố gắng tạo sự ổn định cho nền kinh tế toàn cầu. Một trong những vai trò chính của IMF là hệ thống cảnh báo kinh tế sớm.

 

Các số liệu công bố hồi tuần rồi đã chỉ ra điểm yếu trong nền kinh tế Trung cộng vào cuối năm 2022.

 

Chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 12 cho thấy hoạt động của các nhà máy tại Trung cộng bị thu hẹp trong tháng thứ ba liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất trong gần ba năm khi dịch Covid lan đến các nhà máy tại quốc gia này.


BM


Trong cùng tháng 12 thì giá nhà tại 100 thành phố đã giảm tháng thứ sáu liên tiếp, theo một cuộc khảo sát của China Index Academy, một trong những công ty nghiên cứu tài sản độc lập lớn nhất Trung cộng.

 

Vào ngày thứ Bảy 31/12, trong bình luận công khai đầu tiên kể từ khi chính sách zero-Covid thay đổi, Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình kêu gọi thêm nỗ lực và sự thống nhất khi Trung cộng bước vào điều mà ông gọi là "giai đoạn mới".


baomai.blogspot.com

Cựu SVSQ Học Viện CSQG/VNCH Hội Ngộ Mùa Tạ Ơn 2012 tại San Jose - P6


 

HÀNH ĐỘNG CUỐI CÙNG CỦA BÀ POLOSI VỚI TƯ CÁCH LÀ CHỦ TỊCH HẠ VIỆN

 


BM

Bà Pelosi cho biết trong một lá thư Gửi các Đồng sự hôm thứ Sáu (30/12): “Với tư cách là Chủ tịch Hạ viện, tôi có đặc ân được thông báo rằng Hạ viện sẽ tăng mức lương tối đa thường niên cho nhân viên lên 212,100 USD.”

 

Đây là lần thứ ba bà Pelosi tăng lương tối đa cho nhân viên Hạ viện kể từ năm ngoái, khi mức trần này được dỡ bỏ sau 13 năm cố định.


BM


Năm ngoái, bà Pelosi đã tăng mức trần lên mức 199,300 USD. Hồi tháng Năm năm nay, bà lại tăng con số này, lần này là 203,700 USD, đồng thời thiết lập mức lương tối thiểu là 45,000 USD.


Bà cho biết rằng hành động này sẽ giúp Quốc hội thu hút và giữ chân những nhân viên chất lượng.


“Như quý vị đã biết, các nhân viên Quốc hội yêu nước, làm việc chăm chỉ của chúng ta là một phần không thể thiếu trong hoạt động của Hạ viện: đảm bảo cơ quan này có thể thực hiện hiệu quả các trách nhiệm lập pháp và lập hiến của chúng ta,” bà Pelosi viết trong thư.


Bà cho biết thêm: “Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để giữ chân và tuyển dụng những tài năng tốt nhất trong quốc gia của mình — đồng thời xây dựng một lực lượng lao động của Quốc hội vốn đại diện cho các cộng đồng mà chúng ta vinh dự được phục vụ.”


Mức lương tối đa mới này có nghĩa là nhân viên Hạ viện có thể kiếm được nhiều tiền hơn cấp trên của mình, các nhà lập pháp của Quốc hội, những người được trả 174,000 USD mỗi năm.


BM


Bà Pelosi cho biết việc tăng mức lương trần khiến lương của nhân viên Hạ viện phù hợp hơn với khoản tăng lương mới đây dành cho các nhân viên thuộc nhánh hành pháp.


Điều này xảy ra khi thị trường lao động Hoa Kỳ vẫn thắt chặt và kỳ vọng về tiền lương của người lao động Mỹ gần đây đã đạt mức cao kỷ lục, đặt ra một thách thức đối với việc giữ chân nhân viên.

 

Kỳ vọng về mức lương tăng cao


BM


Một cuộc khảo sát gần đây từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) New York cho thấy kỳ vọng về tiền lương của người lao động Hoa Kỳ đã tăng trong tháng Mười Một lên mức cao nhất kể từ khi các mức cao kỷ lục bắt đầu vào năm 2014.

 

“Mức lương kỳ vọng tối thiểu trung bình — mức lương thấp nhất mà những đáp viên sẽ sẵn sàng chấp nhận cho một công việc mới — đã tăng từ 72,873 USD trong tháng Bảy lên 73,667 USD vào tháng Mười Một, mức cao nhất trong những mức tăng,” Khảo sát Kỳ vọng của Người tiêu dùng mới nhất của Fed tại New York cho biết.

 

Đồng thời, tỷ lệ những người tìm kiếm việc làm trong bốn tuần trước đó đã giảm từ 24.7% trong tháng Bảy xuống còn 18.8% trong tháng Mười Một, với báo cáo của Fed cho thấy mọi người hài lòng hơn với mức lương của họ, các phúc lợi ngoài lương, và các cơ hội thăng tiến.

 

Một dấu hiệu khác của tình trạng khan hiếm kéo dài của thị trường lao động là số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên, ở mức 225,000 trong tuần kết thúc vào ngày 24/12 vẫn ở gần các mức thấp lịch sử.

 

Các đơn xin trợ cấp thất nghiệp là một dấu hiệu đại diện cho sự nghỉ việc và đang được Fed theo dõi sát sao khi ngân hàng trung ương này tăng lãi suất nhanh chóng nhằm giảm tốc độ tăng trưởng việc làm và giảm lạm phát. Nếu các quyết định chính sách của Fed đẩy đất nước vào một sự suy thoái, như nhiều nhà kinh tế lo ngại, thì số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng vọt sẽ là một trong những dấu hiệu như thế.

 

Trong khi đó, khi thị trường việc làm vẫn còn tương đối eo hẹp, thì có những dấu hiệu cho thấy các nhà tuyển dụng đang phản ứng bằng cách tăng lương.

 

Mong đợi mức tăng lương cao nhất trong 16 năm


BM


Một báo cáo gần đây của công ty tư vấn tại nơi làm việc Willis Towers Watson (WTW) cho thấy nhân viên Hoa Kỳ mong đợi sẽ được tăng lương ở mức cao nhất trong 16 năm vào năm 2023.

 

Theo thông cáo báo chí của WTW, được đưa ra vào giữa tháng Mười Một, khi ngân sách trả lương tại các công ty tăng lên, thì họ dự kiến sẽ tăng lương cho nhân viên thêm 4.6% vào năm tới.

 

Một cuộc khảo sát tương tự được thực hiện hồi đầu năm nay đã dự đoán mức tăng lương khiêm tốn hơn là 4.1% trong năm tới, với lạm phát cao liên tục dẫn đến việc điều chỉnh tăng kỳ vọng về lương.

 

Ba phần tư số đáp viên được hỏi thừa nhận gặp các vấn đề trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân tài, tỷ lệ này cao gấp ba lần tỷ lệ của năm 2020.


BM


Bảy trong số 10 công ty đã quyết định tăng ngân sách tiền lương sau khi tính đến thị trường lao động khan hiếm.

 

Bà Hatti Johansson, giám đốc nghiên cứu của Reward Data Intelligence, WTW cho biết: “Khi lạm phát tiếp tục gia tăng và nguy cơ suy thoái kinh tế hiện rõ, các công ty đang sử dụng nhiều biện pháp để hỗ trợ nhân viên của mình trong thời gian này.”


Trong khi kỳ vọng về tiền lương đã tăng cao hơn, người Mỹ cũng đang nhận được nhiều tiền hơn từ các khoản phúc lợi, điều mà một số người cho là đã góp phần vào cuộc khủng hoảng lao động.

 

Trả tiền cho người Mỹ không làm việc


BM


Một báo cáo gần đây của Ủy ban Thúc đẩy Thịnh vượng (Committee to Unleash Prosperty) có nhan đề “Trả tiền cho người Mỹ Không Làm việc” (pdf) nêu rõ rằng các phúc lợi là một lý do chính khiến nước Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm người lao động.

 

Báo cáo này nêu rõ, “Tại 14 tiểu bang, một gia đình bốn người với hai người lao động thất nghiệp có thể nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp ACA [Đạo luật Chăm sóc Y tế Hợp túi tiền] tương đương với một công việc trả lương và phúc lợi y tế 80,000 USD một năm — hoặc nhiều hơn.”

 

“Ở 10 tiểu bang khác, một gia đình có thể nhận được số tiền tương đương với một công việc có mức lương 70,000 USD một năm. Đối với những gia đình này, có làm việc thì đúng là cũng chẳng đem lại lợi lộc gì.”


BM


Theo một báo cáo của Glassdoor và Indeed, thị trường lao động dự kiến sẽ tiếp tục khan hiếm trong tương lai gần do sự thay đổi nhân khẩu học — ngay cả khi một cuộc suy thoái làm giảm nhu cầu việc làm.

 

“Lý do chính cho điều này có thể được tóm tắt trong một từ: nhân khẩu học. Trong thập niên tới, số người trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 65 tuổi) sẽ giảm ở nhiều quốc gia, theo dự đoán của Ngân hàng Thế giới,” báo cáo trên cho biết.

 

Tại Hoa Kỳ, dân số của nhóm nhân khẩu học này được dự đoán sẽ giảm 3.2% từ năm 2026 đến năm 2036.

 

Trong khi đó, lạm phát đang làm xói mòn giá trị của tiền lương, từ đó tạo ra tình trạng người lao động muốn được trả nhiều tiền hơn.


BM


Một báo cáo do Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas công bố trong tháng này cho thấy mức giảm trung bình của tiền lương thực tế (tiền lương được điều chỉnh theo lạm phát) là hơn 8.5% đối với hầu hết lực lượng lao động Mỹ trong 12 tháng qua.


BM


Báo cáo trên cho biết sự xói mòn tiền lương là “nghiêm trọng nhất” mà người lao động phải đối mặt trong 25 năm qua.

 

 

 

Tom Ozimek  _  Nhã Đan


Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

NHÌN LẠI NĂM 2022 CỦA TỰ DO BÁO CHÍ TOÀN CẦU

 


 BM

Các nhà báo và các hãng tin trên khắp thế giới đang phải đối mặt với những hạn chế không chỉ liên quan đến cách thức và nội dung họ xuất bản mà còn việc họ viết về ai.


Đồng thời, bản thân độc giả cũng gặp nhiều trở ngại khi cố gắng cập nhật thông tin trung thực, khiến họ dần mất lòng tin vào các phương tiện thông tin đại chúng.

 

Tự do báo chí


BM

Trong khi đó, tự do báo chí đã suy giảm ở các nền kinh tế lớn trên thế giới trong mười năm qua, với siêu cường Mỹ không vượt qua 80 điểm kể từ 2013.

 

Tình hình còn tồi tệ hơn đáng kể ở nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ Latinh. Caribe đạt dưới 50 điểm và Cuba dưới 30 điểm trong tổng số 11 quốc gia.

 

Eritrea nằm cuối bảng ở châu Phi với 19,62, thấp nhất thế giới ngoại trừ Bắc Hàn.

 

New Zealand có quyền tự do báo chí lớn nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tính đến năm 2022, đạt 83,54 trên 100 điểm có thể.

 

Na Uy có chỉ số tự do báo chí cao nhất tại châu Âu năm 2022, với 92.65 điểm.


Nước nằm cuối bảng là Nga, chỉ 38.42 điểm.


http://baomai.blogspot.com/


Hơn 40% nhà báo được khảo sát trên toàn thế giới tin rằng tự do báo chí đang bị suy giảm ở nước họ. Hơn 45% số người được hỏi cho rằng quyền tự do báo chí sẽ giảm trong ba năm tới.

 

Tự do báo chí thấp là hậu quả của các biện pháp trừng phạt nhà báo ở các quốc gia độc tài và việc củng cố quyền lực truyền thông ở các nền dân chủ.

 

Tự do báo chí kém không chỉ khiến công việc của các nhà báo trở nên khó khăn hơn đáng kể về cách thức và nội dung họ viết, mà thậm chí có thể khiến tính mạng của họ gặp nguy hiểm.


BM


Đây là tin không vui không chỉ với những người làm trong ngành báo mà còn với độc giả - những người vốn đã có nguy cơ đọc và vô tình phổ biến thông tin sai lệch. Nhiều độc giả thậm chí đang sống dưới các chính phủ độc tài, hạn chế quyền tự do truyền thông và kiểm duyệt nội dung tin tức.

 

Việc chính phủ can thiệp vào báo chí trở nên phổ biến hơn trong đại dịch Covid-19, trong đó có việc cấm đăng tải các nội dung về đại dịch mà chính phủ cho là 'sai lệch'.


image


Những lệnh cấm như vậy đôi khi được sử dụng để bảo vệ danh tiếng của chính phủ hoặc đổ lỗi cho nơi khác về các xử lý đại dịch yếu kém của mình.

 

Niềm tin của độc giả với báo chí


BM


Khảo sát của Statista năm 2020 tại 40 nước cho thấy sự khác biệt trên toàn cầu.


Mỹ và Slovakia, Hungary, Đài Loan, Hy Lạp nằm thấp nhất trong bảng xếp hạng về mức độ tin tưởng mà người dân dành cho báo chí, truyền thông.

 

Công chúng tin tưởng vào truyền thông châu Âu nhất. Trong đó, có tới 65% ngươi dân Phần Lan tin tưởng vào tin tức trên báo chí.

 

Đặc biệt khu vực Tây Âu có mức độ tin tưởng vào truyền thông cao hơn ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới.

 

Trên toàn cầu, mạng xã hội được coi là một nguồn tin tức kém tin cậy hơn.

 

Tại liên minh châu Âu, đài phát thanh và truyền hình được coi là đáng tin cậy hơn.

 

Trong bối cảnh tin giả và các sự kiện chính trị gây chia rẽ hiện nay, những người trẻ tuổi trên khắp thế giới đang gặp khó khăn trong việc tin tưởng vào truyền thông đại chúng, mặc dù thái độ này cũng được thấy ở những người lớn tuổi hơn.

 

Nhà báo thiệt mạng


BM


Kể từ đầu thế kỷ này, số lượng các nhà báo bị sát hại trên toàn thế giới đã gia tăng đáng kể.

 

Hơn một trăm nhà báo thiệt mạng mỗi năm từ năm 2012 đến năm 2015.


BM


Mặc dù tình hình đã được cải thiện phần nào kể từ đó, nhưng 50 nhà báo thiệt mạng năm 2020, trong đó Mexico được xếp hạng là quốc gia nguy hiểm nhất đối với các nhà báo hiện trường.

 

Trong khi châu Âu là một trong những khu vực an toàn nhất trên thế giới đối với nhà báo, điểm số về chỉ số tự do báo chí đã trở nên tồi tệ hơn ở các quốc gia EU trong toàn khối cũng như ở các quốc gia không thuộc liên minh.

 

Nhà báo bị bỏ tù


BM


Ngành báo chí đã trải qua nhiều thay đổi trong thập kỷ qua, ảnh hưởng đến cả bản thân các nhà báo cũng như độc giả của họ.


BM

Sự phổ biến của truyền thông kỹ thuật số đã làm thay đổi đáng kể cách thức mà người tiêu dùng tiếp nhận tin tức và môi trường chính trị ngày càng phân cực đã dẫn việc độc giả mất niềm tin ở báo chí.

 

Các nhà báo tiếp tục đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng. Số lượng nhà báo bị bỏ tù đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2010 đến năm 2021.


BM


Đáng buồn thay, việc bỏ tù chỉ là một trong nhiều thách thức mà các nhà báo trên khắp thế giới phải tính đến.


http://baomai.blogspot.com/