Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Việt Nam về đâu với thân phận tiểu quốc trên bàn cờ thế cuộc?


BM  
Trung cộng (TC) đang mở ra một mặt trận trận tổng lực và đa diện trên khắp bốn phương, trừ Nga. Dù trong nước có mưa lũ, động đất, thời tiết thất thường: mưa đá, vòi rồng, lũ dâng cao dẫn đến nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp, tái bùng phát dịch Vũ Hán; thêm nhiều chỉ trích từ các nước về luật an ninh Hong kong, đàn áp, triệt sản người Duy Ngô Nhĩ. Và nhất là ánh nhìn của thế giới về TC giờ đây đã khác xưa. Vậy mà quả bong bóng Trung cộng vẫn chưa vỡ.

Tom Orlik, tác giả của cuốn sách mới xuất bản "China: The Bubble That Never Pops" nhận định sức mạnh của Trung cộng (TC) nằm ở 3 điểm sau: nguồn vốn vững mạnh cho hệ thống ngân hàng TC, sự can thiệp của chính phủ có thể giúp họ mạnh mẽ thêm thay vì yếu đi và lợi thế cạnh tranh đến từ quy mô khủng.

BM
  
Sau nhiều phân tích, Tom Orlik thừa nhận: “Đến 1 ngày nào đó cuộc khủng hoảng sẽ trở nên quá lớn để Bắc Kinh có thể kiểm soát. Nhưng đại dịch "trăm năm có một" cũng đã không thể chọc vỡ quả bong bóng này thì có lẽ ngày đó vẫn còn rất xa xôi.”

Nếu ngày bong bóng TC vỡ rất xa xôi thì tình hình Việt Nam (VN) sẽ ra sao?

BM
  
Trong lúc đó thì Hoa Kỳ, đối thủ chính trị lớn nhất của TC trên thế giới, đang chật vật trong hai mặt trận chống dịch Vũ Hán và bất ổn chính trị từ sự kiện George Floyd tạo nên. Lòng người chia rẽ, hao tổn nhiều nhân mạng và thiệt hại về kinh tế. Cũng như các cuộc tái đàm phán với các nước đồng minh, Âu Châu và Á Châu, làm cho các đồng minh của Hoa Kỳ ít nhiều bất mãn. Nhưng Hoa Kỳ vẫn đang bảo toàn được sức mạnh trên trường quốc tế.

Vấn đề ở đây là VN sẽ phải có đồng minh thân cận để nương tựa, và cộng sản VN đã chọn một đồng minh gần, dẫu có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Tại sao VN không chọn Hoa Kỳ hay một nước nào đó? Lý do vì nước xa không cứu được lửa gần, khi mà thằng hàng xóm cơ bắp ngày đêm lăm le bắt nạt, thì thôi đành chọn làm đàn em nó, còn hơn đi chơi với mấy anh cơ bắp xóm bên, lỡ có mâu thuẫn, đợi anh xóm bên đến cứu thì mình cũng đã tang thương, bầm dập hết mình mẩy rồi.

BM
  
Đó chính là thân phận của các quốc gia nhỏ yếu, thiếu sức cạnh tranh trong các mặt trận kinh tế hay đối kháng. Trên thế giới, VN xếp thứ 65 về tổng diện tích, và thứ 15 về dân số. Tuy nhiên, nếu xét về mặt chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa thì VN chỉ là một quốc gia đang phát triển, cần gia tăng các chỉ số phát triển về mọi mặt. Vì thế, VN vẫn là một quyền lực nhỏ.

Điều đang nói ở đây là VN có vị trí địa lý núi liền núi, sông liền sông với TC, một cường quốc đang khao khát thống lĩnh thế giới và họ không hề dấu diếm lòng tự tôn dân tộc của mình. Chơi với TC, VN đã chịu ngậm bồ hòn làm ngọt để TC vẽ đường lưỡi bò, cấm đánh bắt cá, húc chìm tàu thuyền ngư dân. Thậm chí VN cũng âm thầm xếp lại các dự án dầu khí dù nó nằm trên thềm lục địa hay vùng đặc quyền kinh tế nước mình.

BM
  
Nhưng chưa dừng lại ở đó, VN còn phải dan díu vào Sáng kiến Vành đai Con đường của TC, tự biến mình thành các điểm tập kết hay sản xuất hàng hóa. Biến các cảng biển chiến lược quan trọng thành tư hữu của TC. Các đặc khu kinh tế đã mở toang cánh cửa vào VN. Khi dân TC qua lại VN không cần visa, thì người VN muốn qua TC phải dọc dài xếp hàng chờ đợi.

Nói đến đây, chúng ta cần lật lại quyển sách “The Hundred-Year Marathon”, của Michael Pillsbury. Trong đó, tác giả đã cảnh báo thế giới cần chú ý những biện pháp kỹ xảo, trí trá, thâm hiểm của dàn lãnh đạo TC. Họ đang âm mưu những chiến lược bí mật giúp TC tuần tự nhi tiến và dần thay thế vị trí siêu cường của Hoa Kỳ.

BM
  
Nói thế để nhấn mạnh đến cán cân quyền lực trên thế giới vẫn chưa đến mức có nước sẽ sụp đổ như cuối thời Chiến Tranh Lạnh. Thế cuộc vẫn chưa ngã ngũ, và VN vẫn chưa biết sẽ đi về đâu. Những gì đang diễn ra tại VN cho thấy chơi với bạn 16 vàng 4 tốt chỉ có mất chứ chưa được lợi bao nhiêu. VN tựa con tốt mà khi cần TC sẽ mang ra thí mạng, chứ VN không được quý chuộng như các quân cờ vai vế khác.

Trong tình huống hiện tại, VN nên làm gì? Hiển nhiên là nương tựa vào ai cũng đều ngu cả. Cụ Phan Châu Trinh, trong bài viết Hiện Trạng Vấn Đề, Đăng cổ Tùng báo 1907, nói rằng: “Không trông người nước ngoài, trông người nước ngoài tất ngu!” Vấn đề ở đây không phải là nhất thiết phải ngả theo cường quốc nào, mà chính là cần gợi lên lòng tự trọng dân tộc: tự lực tự cường để trước hết là đứng trên đôi chân của chính mình. Không có kiểu lép vế, thần phục hay chịu lệ thuộc để rồi câm lặng không dám hó hé, mặc cho mất biển, mất đảo, mất luôn các đặc khu kinh tế vào tay TC để gán nợ.

BM
  
Tình trạng VN chơi vơi giữa sóng ba đào hiện nay chính là do thái độ nhu nhược, thiếu minh bạch và nhất quán trong đường lối ứng xử, kể cả chiến lược chủ đạo trong nội bộ lẫn ngoại giao của CSVN. Cái tinh thần khiếp nhược, chực chờ gió chiều nào ngả theo chiều ấy, hay mặc ai xâu xé chủ quyền nước nhà. Nó không phải là thái độ của những người làm chính trị chân chính. Họ không hề có tính cách của lãnh đạo quốc gia. Đó chỉ là trò đu dây trẻ con, vốn là thói quen lâu ngày thành quen thói, mà trước đây VN sử dụng, đu đưa giữa Liên Xô và TC. Giờ tái diễn cho thấy bệnh cũ của VN đã quá nặng không có lối thoát. Cứ quẩn quanh cái trò chơi với ai mà quên mất tu thân, rèn luyện cái tâm, cái khí và cái chí của người dân trong nước.

BM
  
Chính lối nghĩ nhỏ bé, thiển cận của một số nhà lãnh đạo CSVN trong quá khứ cũng như hiện tại đã góp phần biến VN mãi là một tiểu quốc: đi năn nỉ nhóm này, chạy sau lưng nước nọ, bám theo đuôi liên minh kia. Và rốt cuộc tự biến mình thành con tốt trên bàn cờ mà không biết tương lai mình sẽ đi về đâu.

BM



Hoàng Hoành Sơn

BM

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

Nhân viên rời lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô


BM
Nhân viên của lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, Trung cộng, hôm 26/7, tiếp tục dọn dẹp cơ sở ngoại giao này, một ngày trước thời hạn phải đóng cửa theo yêu cầu của Trung cộng, Reuters đưa tin.

Hãng tin Anh cho biết, nhiều người hiếu kỳ đứng ở phía đối diện cửa vào lãnh sự quán, cùng với hàng chục nhân viên mặc đồng phục lẫn thường phục.

BM
  
Tin cho hay, cảnh sát đã yêu cầu người dân rời đi sau khi họ chụp ảnh và quay phim trong ngày cuối cùng cơ sở ngoại giao này vẫn thuộc quyền kiểm soát của Mỹ.

Giao thông ở khu vực đã bị chặn lại, trừ các xe của lãnh sự Mỹ và cảnh sát.

BM
  
Theo Reuters, một chiếc xe buýt hiện diện ở trong lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô từ hôm 25/7 đã rời đi sáng 26/7.

Hiện chưa rõ là ai ở trên xe cũng như xe chở gì. Hãng tin Anh cho biết, kể từ ngày 24/7, các nhân viên tới rồi đi, trong đó có ít nhất một người mang theo vali.

Ngoài ra, các xe tải vận chuyển đồ đạc cũng tiến vào lãnh sự quán rồi rời đi trong ngày 25 và 26/7.

BM
  
Để trả đũa Washington, Trung cộng hôm 24/7 yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô và đặt ra thời hạn là 10 giờ sáng 27/7, theo một biên tập viên của tờ báo lá cái của Trung cộng.

BM
  
Reuters đưa tin, hôm 24/7, một nhóm người đàn ông được một nhân viên ngoại giao Mỹ tháp tùng đã phá cửa để tiến vào lãnh sự quán Trung cộng ở Houston sau khi lệnh đóng cửa có hiệu lực.

Bước đi mới nhất của cả hai phía gây thêm căng thẳng trong mối quan hệ vốn bị tác động mạnh bởi tranh cãi về các vấn đề thương mại, công nghệ, dịch COVID-19, tuyên bố chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông và Hong Kong.

BM

HUYỀN SỬ CA NGƯỜI MANG TÊN QUỐC

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Úc gửi công hàm phản đối yêu sách của Trung cộng ở Biển Đông


BM
Thủ tướng Úc Scott Morrison phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Úc hôm 23/7 gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách chủ quyền đối với “vùng nước lịch sử” của Trung cộng ở Biển Đông.

Công văn của Úc được đăng trên trang web của Uỷ ban Giới hạn Thềm lục địa của UN vào hôm thứ Sáu, ngày 24/7.

Như vậy, bắt đầu từ sau công văn của Malaysia gửi lên UN đăng ký thềm lục địa mở rộng của nước này ở vùng bắc Biển Đông hồi tháng 12 năm ngoái, đến nay đã có 5 nước chính thức lên tiếng phản đối các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung cộng ở Biển Đông. Đó là các nước Việt Nam, Philippines, Indonesia, Mỹ và Úc.

BM
  
Trung cộng hiện đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích Biển Đông trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển, lấn vào các vùng đặc quyền kinh tế của những nước láng giềng. Tòa Trọng tài Quốc tế trong một phán quyết vào năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lý của đường này, nhưng Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của tòa.

Công văn của Úc có đoạn viết: “Chính phủ Úc bất cứ yêu sách nào của Trung cộng không tuân theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), đặc biệt là các yêu sách trên biển không tuân theo các quy định về đường cơ sở, vùng biển và phân loại các thực thể.”

BM
  
Theo công văn này, Úc đã bác bỏ đường cơ sở thẳng mà Trung cộng áp dụng đối với Tứ Sa là các quần đảo trên Biển Đông bao gồm Trường Sa, Hoàng Sa, Đông Sa và Trung Sa (bãi Macclesfield). Và như vậy Úc bác bỏ các yêu sách quyền lợi của Trung cộng liên quan đến vùng nội thuỷ, lãnh hải, đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa mà Trung cộng áp dụng dựa trên các đường cơ sở thẳng này.

Trung cộng trong các tháng qua đã gia tăng các hoạt động nhằm khẳng định các yêu sách về chủ quyền trên Biển Đông của mình bao gồm việc tiến hành tập trận, điều các tàu hải cảnh và khảo sát vào vùng biển của Việt Nam, Malaysia, Philippines bất chấp những phản đối của các nước.

Hôm 13/7 vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lần đầu tiên chính thức lên tiếng phản bác các yêu sách chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông, nhắc lại phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016.

BM

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo cho rằng thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh xem Biển Đông như là vương quốc biển của họ. Hoa Kỳ đứng về phía các quốc gia đồng minh Đông Nam Á và đối tác trong nhiệm vụ bảo vệ quyền chủ quyền đối với nguồn tài nguyên xa bờ, phù hợp với quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế.

Mới đây, vào ngày 21/7, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc đã tham gia một cuộc tập trận chung ở Biển Đông. Mục tiêu được nói nhằm tỏ rõ cam kết trong chiến lược tự do và rộng mở ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.

BM

Dù lên tiếng phản bác các yêu sách của Trung cộng nhưng Úc và Mỹ đều không phải là các nước có tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông.

Trung cộng nhiều lần lên tiếng cáo buộc Hoa Kỳ đang khuấy động, gây bẩn ổn trong khu vực khi gửi tàu chiến và máy bay đến Biển Đông.

BM

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

Cách thức lên máy bay sẽ thay đổi thế nào do Covid-19

BM
Nếu bạn đã từng xếp hàng trên lối đi đông đúc, bị kẹp chặt giữa hai người lạ và nghĩ: 'Phải có cách nào đó hay hơn để lên máy bay"' thì đây là tin tốt: Bạn đã đúng.

Tin xấu thì sao? Đơn giản là hầu hết các hãng hàng không không quan tâm.

Ít nhất mọi việc lâu nay là như vậy. Thông thường các hãng hàng không cho hành khách lên máy bay theo trật tự về vị thế của họ với hãng và theo mức tiền họ đã chi để mua vé chứ không phải theo chỗ ngồi thật sự của họ.

Điều này dẫn đến nút thắt cổ chai đau khổ trên máy bay. Đó là việc cân bằng: cho khách lên máy bay nhanh hơn, hiệu quả hơn giúp tiết kiệm tiền và thời gian của các hãng hàng không, nhưng thưởng cho sự trung thành của khách hàng - thậm chí với cái giá là thời gian hoặc sự thoải mái của những hành khách khác - có thể giúp các hãng kiếm được nhiều tiền về lâu dài.

BM
  
Nhưng virus corona gây đảo lộn hết. Đột nhiên, các hãng hàng không và sân bay phải cố tìm các giải pháp mới để giảm nguy cơ lây lan virus, và cần cho khách lên máy bay càng nhanh càng tốt.

Từ góc độ virus corona, lên máy bay là một trong những công đoạn rủi ro nhất của việc đi máy bay.

Bản thân nhà ga sân bay có cho hành khách chỗ để giãn ra, còn khi đã ở trên máy bay, bạn sẽ được an toàn một cách đáng kinh ngạc, miễn là động cơ chạy.

Không khí trong cabin được làm mới hoàn toàn cứ sau 5 phút hoặc đại loại thế và được lọc bằng bộ lọc HEPA chuẩn bệnh viện, vốn loại bỏ hơn 99% virus và vi khuẩn trong các giọt bắn.

Nhưng trong khi lên máy bay, hành khách tiếp xúc gần gũi với nhau, thường ở những nơi thông khí kém như lối đi giữa các hàng ghế trên máy bay hoặc ống lồng.

Ngay bây giờ, đó không phải là vấn đề lớn. Nhiều máy bay đang chuyên chở lượng khách ít hơn công suất nhiều, trong khi một số hãng để trống hàng ghế giữa để cho phép giãn cách xã hội.

Nhưng đó không phải là lựa chọn tài chính khả dĩ cho tương lai và nó tạo ra áp lực rất lớn phải làm sao sắp xếp việc lên máy bay cho hợp lý.

BM

Trong thời gian ngắn hạn, lên máy bay hiệu quả hơn sẽ giúp hành khách được an toàn, trong khi lý tưởng nhất là tiết kiệm tiền bạc cho các hãng bay. Về lâu dài, nó có thể thay đổi vĩnh viễn cách chúng ta lên máy bay.

Giải pháp trông có vẻ đơn giản

BM
  
Trong tình huống bình thường, các hãng hàng không lựa chọn sự rối loạn có kiểm soát.

Những người đầu tiên lên máy bay là những hành khách có vị thế cao và những người cần được trợ giúp trong quá trình bay, tiếp theo là từng nhóm hành khách hạng bình dân.

Vì các nhóm hành khách này thường không được gọi lên máy bay theo hàng ghế ngồi, cho nên cách này đặc biệt không hiệu quả, nếu không muốn nói là căng thẳng. Ùn tắc là không thể tránh khỏi khi hành khách xếp hàng để lên máy bay, nhường nhau ngồi vào ghế hoặc nhấc vali để vào kệ hành lý trên đầu.

BM
  
Trong thế giới Covid-19, sự ùn tắc như thế có nguy cơ cao hơn nhiều chứ không chỉ là gây bực bội. Ngay cả khi có đeo khẩu trang, dồn mọi người gần với nhau trong ống lồng không có thông gió là mạo hiểm một cách không cần thiết, đặc biệt là nếu có cách nào khác tốt hơn.

Michael Schultz, kỹ sư tại Viện Hậu cần và Hàng không thuộc Đại học Dresden, Đức, đã nghiên cứu chính xác vấn đề này cho một công trình mới. Ông và đồng tác giả Jörg Fuchte thuộc công ty hàng không vũ trụ Đức Diehl Aviation hy vọng sẽ công bố trong vài tuần nữa.

Trong quá trình lên máy bay thông thường, một hành khách có thể tiếp xúc gần với năm hoặc sáu người khác.

Áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, mà theo đó hành khách cách nhau khoảng một mét rưỡi, thì việc giảm số lượng người tiếp xúc gần xuống còn một hoặc hai người là không tệ, nhưng vẫn còn quá nhiều.

Tuy nhiên, thay đổi quy trình lên máy bay để cho hành khách ngồi trên cửa sổ cuối máy bay lên trước chẳng hạn có thể giúp giảm hơn nửa số lần cái gọi là 'tiếp xúc hiểm nghèo'.

Chìa khóa ở đây là gì sau khi các nhà nghiên cứu đã tiến hành hơn 100.000 mô phỏng? Mở cả cửa sau và cửa trước.

"Sau đó, bạn có thể tách dòng người thành hai," ông trình bày. Ngay cả khi có ai đó trên chuyến bay có nguy cơ lây bệnh, "ít nhất một nửa - phía trước hoặc phía sau - sẽ không bao giờ tiếp xúc với người đó".

Khi đó, "tiếp xúc hiểm nghèo" giảm đi "một cách đáng kể, xuống dưới một".

Thông thường thì ống lồng chỉ cho phép tiếp cận với nửa trước hoặc nửa sau máy bay, khiến cho việc chia đôi hành khách là không khả thi.

Nhưng đưa hành khách ra ngoài nhà ga để lên máy bay, bằng cách đi thẳng từ cổng chờ ra ngoài đường băng, như một số hãng hàng không giá rẻ đã làm, đã giải quyết vấn đề này, và hơn thế nữa bằng cách đưa các hành khách vào môi trường ngoài trời rủi ro thấp, nơi ít có khả năng truyền bệnh hơn.

BM

Các giải pháp khác thì triệt để hơn một chút. Cái gọi là xếp chỗ ngồi "năng động" sẽ xếp chỗ cho hành khách khi họ quét thẻ lên máy bay ở cổng - hơi giống như được sắp bàn ở một nhà hàng đông khách.

Bạn có thể có tùy chọn yêu cầu chỗ ngồi gần cửa sổ hoặc ngay lối đi, hoặc lên máy bay cùng với gia đình, nhưng số hành khách còn lại tùy thuộc vào việc máy bay đã lấp đầy như thế nào cho đến lúc đó.

Bởi vì thuật toán sẽ quyết định chỗ ngồi của bạn, sẽ không có mấy ích lợi gì khi bạn tím cách chen lên phía đầu hàng. "Tôi nghĩ rằng đây có thể là tương lai," ông nói.

Vật lý lý thuyết ứng dụng

Có thể hợp lý khi cho rằng giải pháp nhanh nhất để lên máy bay được biết đến là giải pháp Steffen.

Người nghĩ ra nó, Jason Steffen, nhìn chung không liên quan gì đến ngành hàng không. Là nhà vật lý thiên văn tại Đại học Nevada, Las Vegas, ông dành phần lớn thời gian nghiên cứu về vũ trụ - cụ thể là các hành tinh quanh quỹ đạo các ngôi sao xa xôi.

Nhưng khoảng 10 năm trước, ông trở nên ám ảnh với việc làm thế nào để cho hành khách lên máy bay tốt nhất, và cuối cùng ông đã ngồi xuống "giải quyết vấn đề" trong khoảng thời gian vài tuần.

BM
  
Giải pháp của ông vẫn rối rắm. Hành khách lên máy bay theo từng đợt, bắt đầu với những người ngồi ghế cửa sổ ở một phía máy bay, cách nhau hai hàng ghế - chẳng hạn như ghế 30A, rồi 28A, rồi 26A, cứ thế tiếp tục.

"Làn sóng" tiếp theo là hành khách ở phía bên kia - 30F, 28F, 26F - tiếp theo là ghế cửa sổ số lẻ, rồi ghế giữa số chẵn và ghế giữa số lẻ, và cuối cùng là ghế lối đi.

Có lý do để xem xét giải pháp này trong bối cảnh dịch virus corona, bởi vì nó giúp di chuyển dòng hành khách rất nhanh qua hệ thống. "Khi hành khách bị chặn lại, họ không bị chặn lại bên cạnh người khác và dòng người bên trong ống lồng sẽ được giải tỏa nhanh hơn," Steffen giải thích.

Nhưng có những lo ngại thực tế. Mặc dù trong các thử nghiệm thực địa, phương pháp của Steffen đã chứng tỏ nó nhanh gần gấp đôi so với cách lên máy bay thông thường, nhưng việc tổ chức thành từng đợt như thế vẫn là một thách thức.

Các hãng hàng không như hãng giá rẻ Southwest của Mỹ đã có thể phân loại hành khách thành từng nhóm ở cổng ra máy bay, nhưng nó đòi hỏi sự hợp tác từ hành khách.

"Cần chuẩn bị rất nhiều cho quá trình đó," Michael Schmidt, kỹ sư ở Đức hiện đang làm việc tại sân bay Munich, nói. "Bởi vì mọi người phải được xếp thành hàng và bạn không lên máy bay với người sẽ ngồi kế bên bạn cho nên nếu một gia đình đi cùng nhau, điều đó quả thật khó khăn."

BM

Schmidt đã quen với vấn đề hóc búa về việc cho khách lên máy bay. Khi còn ở Bauhaus, công ty thuộc tập đoàn Airbus vốn khai phá tương lai của ngành hàng không, ông đã giúp xây dựng thí nghiệm mô phỏng để kiểm tra tác động của mọi thứ, từ mở rộng lối đi trên máy bay đến giới thiệu các khái niệm sắp chỗ mới cho dòng hành khách.

Một số công việc đó hiện đang trở nên có ích khi ông cố gắng nghĩ ra cách an toàn nhất khả dĩ để các hành khách di chuyển qua các nhà ga tại Munich. "Công việc này rất thách thức vì chúng tôi thực sự không có bất kỳ dữ liệu nào, bởi vì số lượng hành khách khá hạn chế," ông cho biết.

Từ góc độ sân bay, có một vài giải pháp không yêu cầu điều chỉnh lại toàn bộ hệ thống vốn rất không hiệu quả.

BM
  
Hãng Lufthansa hiện đang thử nghiệm cách cho lên máy bay sinh trắc học, tức dùng máy quét 'để làm khớp danh tính với khuôn mặt của hành khách', ông giải thích. "Sau đó, họ có thể đi qua chốt kiểm soát, mà không cần phải trình ra thẻ lên máy bay hoặc điện thoại di động."

Quá trình này nhanh hơn và giúp giảm tiếp xúc giữa nhân viên mặt đất và hành khách, mặc dù các chuyên gia về quyền riêng tư dẫn ra quan ngại về cách các dữ liệu sinh trắc này được lưu trữ và sử dụng.

Mặc dù các đề xuất của Schultz cho phép hành khách được mang khối lượng hành lý xách tay bình thường, nhưng nếu khuyến khích được hành khách không đem theo hành lý xách tay thì việc đó sẽ giúp giảm bớt phiền toái ở khâu check-in tại cổng lên máy bay hơn, ít thời gian cãi cọ hơn về chỗ để đồ trong khoang hành lý trên đầu, và toàn bộ quá trình lên máy bay sẽ nhanh hơn.

Và, trong hoàn cảnh dịch bệnh virus corona, điều đó có nghĩa là bớt thở ra và phun giọt bắn khi hành khách nhấc vali lên, làm giảm hơn nữa sự lây truyền virus.

Một số sân bay của Đức bao gồm Munich và Frankfurt đã thực hiện các bước để khuyến khích hành khách thu nhỏ hành lý xách tay, ông Schmidt nói: "Nếu bạn chỉ có một túi nhỏ, có một làn nhanh (tại điểm kiểm tra an ninh)." Thế còn chính phủ Ấn Độ được cho là đang xem xét cấm hoàn toàn hành lý xách tay.

Không còn lên máy bay theo nhóm nữa?

BM
  
Nhiều đề xuất trong số này thực sự là những cải tiến về hiện trạng chậm chạp. Nó đặt ra câu hỏi liệu trong một kỷ nguyên hậu vaccine hy vọng là không còn lâu nữa, chúng có thể trở thành bình thường mới, ngay cả khi nguy cơ lây truyền đã giảm.

Ở giai đoạn đầu này, nhiều hãng hàng không vẫn đang thử nghiệm những cách tiếp cận mới.

Vào tháng Tư, hãng hàng không Mỹ Delta đã bắt đầu cho lên máy bay theo hàng từ đằng sau ra đằng trước, với hành khách được yêu cầu ngồi yên tại chỗ cho đến khi hàng ghế của họ được gọi tên. (Hành khách hạng nhất vẫn có thể lên máy bay bất cứ khi nào họ muốn).

BM
  
Hãng United Airlines cũng đã loại bỏ việc lên máy bay theo nhóm đông, thay vào đó cho khách lên máy bay theo theo các nhóm nhỏ để giảm thiểu tình trạng đông đúc.

Một khả năng, theo Seth Kaplan, nhà phân tích hàng không ở hãng Kaplan Research, là nhiều tháng giãn cách xã hội khiến chúng ta chú ý tránh để mình rơi vào trong tầm khạc nhổ của người lạ.

Trong nhiều năm, một số hãng hàng không đã dùng xe buýt đưa hành khách hạng nhất đi thẳng ra máy bay, cho phép họ bỏ qua cổng chờ lên máy bay luôn.

BM
  
Nếu giờ đây hành khách hạng thương gia hoặc hạng nhất cũng muốn ngồi trong phòng chờ và lên máy bay càng muộn càng tốt, thì kiểu lên máy bay theo nhóm như trước sẽ không còn hợp lý nữa.

Rốt cuộc là khi nói đến hàng không, "mọi khủng hoảng đều dẫn đến thay đổi trong cả ngành", ông nói. "Vì vậy, ta không thể có khủng hoảng lớn nhất, chưa từng thấy, mà lại không có những thay đổi lớn nhất chưa từng có."



Natasha Frost

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

Những gì TT TRUMP đang làm là để ngăn chặn cái chết của Mỹ dưới tay Tàu cộng !

Nó có hơn một tỉ dân, nếu đánh nhau chết hết một nửa thì dân số nó vẫn còn gần gấp hai dân số Mỹ, và gần gấp sáu lần dân số Việt.
Nếu nó nổi máu điên đem giết sạch hết dân Hong Kong thì chỉ cần một tuần lễ thậm chí một ngày nó có thể đưa đủ dân qua để lấp đầy thành phố này. Con đông thì chạy cho nó đủ ăn cũng mệt nhưng nó cũng có cái lợi của con đông. Cần làm gì ra lịnh một tiếng chúng ào ào xông ra. Biểu chúng bắt chim sẻ chúng hè nhau rượt riết tới mức chim bay hết nổi phải tự rớt xuống.. Biểu chúng qua nhà hàng xóm cướp cá thì chúng kéo cả đoàn tàu kín cả mặt biển khiến hàng xóm nhìn thấy cũng phải hãi hùng.
Mấy mươi năm làm ăn với Mỹ nó đã xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ ngành xuất khẩu lên hàng bậc nhất thế giới, cộng với một lực lượng lao động hùng hậu như nói ở trên, thiệt khó để một nước nào có thể thay thế nó trong vòng một sớm một chiều. Mấy mươi năm làm ăn với Mỹ giờ 1/3 trong số hơn một tỉ đó đã leo lên được hàng trung lưu. Số người thuộc giai cấp trung lưu trong nước nó giờ đã bằng với tổng dân số Mỹ cộng lại. Cách nhìn thay đổi thì vật/việc được nhìn cũng đổi thay theo.
“If you change the way you look at things, the things you look at change” Wayne Dyer .
Người ghét khi đánh giá nó như người Việt mình sẽ đem 2/3 số dân nghèo khổ còn lại của nó ra mà cười cợt, nhưng với dân làm ăn chuyên ngửi mùi tiền thì cái thị trường khổng lồ giành cho giới trung lưu kia luôn là tô phở bò bốc khói ngạt ngào.
Một tỉ dân là một tỉ cái miệng ăn, tức nó có một thị trường khổng lồ có thể ăn ráo trọi bất cứ thứ gì. Đến dầu ăn đã chảy xuống cống rồi mà vớt lên vẫn còn chế lại để bán được thì còn thứ gì mà không thể bán cho dân nó?
KFC hiện tại bán nhiều gà rán ở xứ nó hơn ở Mỹ, năm ngoái General Motors của Mỹ bán 3.6 triệu chiếc xe ở TQ, Boeing thì hiện tại cứ làm 4 chiếc máy bay thì một chiếc được bán qua Tàu, và kể từ cuộc thương chiến Cao bồi-Thiếu Lâm nổ ra thì ngành xuất khẩu tôm hùm xứ Main giảm gần 84% so với mọi năm, ngành xuất khẩu các sản phẩm về sửa của Mỹ như pho mát này nọ giảm gần 54%. Danh sách dĩ nhiên là còn dài, tỷ phú Hoàng Kiều người Mỹ gốc Mít cũng nhờ cái thị trường của nó mà nổi đình nổi đám. Giới ăn nên làm ra nhờ thị trường của nó hay nhờ sử dụng nhân công rẻ của nó làm ra các sản phẩm chỉ tốn 1 đem về bán một trăm ở Mỹ hẳn sẽ chống lại bất cứ điều gì có thể lật đổ nồi cơm của họ.
Họ sẽ khư khư ôm lấy cái lý lẽ mơ hồ bấy lâu nay đó là cứ giao lưu làm ăn với nó rồi từ từ thay đổi chính trị của nó. Xa hơn nữa có những kẻ thích mộng mơ nghĩ rằng càng giao lưu làm ăn với nó sẽ càng hướng nó đi theo khuôn phép của các xứ Âu Mỹ mà hành xử một cách văn minh và tôn trọng luật pháp hơn.
Thực tế mấy mươi năm qua đã chứng minh ngược lại. Thực ra giới con buôn qua đó kiếm tiền là chính chứ ba cái chuyện nhân quyền, dân chủ với luật pháp này nọ chỉ là chuyện ruồi. Bởi hám tiền và loé mắt trước cái thị trường khổng lồ của nó nên sẵn sàng cúi đầu nhịn nhục trước những đòi hỏi phi lý của nó như bị buộc phải liên doanh với các công ty của nó mới được làm ăn, phải chuyển giao công nghệ, phải hợp tác với chính quyền khi bị yêu cầu…vv.
Càng lún càng vướng, có bao nhiêu trứng dồn hết vào một rổ nhà nó đến nỗi trong nhà trong cửa bất cứ thứ gì lật đít lên đều thấy hàng chữ xuất xứ từ nó. Càng ngày các công ty Mỹ càng lệ thuộc nặng vào hệ thống cung cấp hàng hóa của nó. Công ăn việc làm của dân Mỹ mỗi ngày mỗi mất dần về tay dân nó đến độ dòng chữ Made in USA đã từng một thời vang danh thiên hạ thì giờ tìm mỏi mắt trong các siêu thị cứ như tìm lá mùa Thu.
Các công ty của nó mới ngày nào tập tễnh làm từ đôi dép tới những thứ linh tinh khác thì ngày nay rất nhiều góp mặt trong danh sách các đại công ty kỹ thuật lớn trên thế giới cạnh tranh trực tiếp với các công ty Mỹ khiến không ít kẻ giật mình. Nó copy tất cả những gì Mỹ có để làm ra cái của riêng nó và chỉ cần cái thị trường khổng lồ của nó là các công ty của nó có thể sống khoẻ.
Hễ Mỹ có Amazon, Ebay, Google thì nó làm Alibaba copy ý tưởng của cả ba công ty trên, Mỹ có FaceBook, WhatsApp, Instagram, Skype, Uber, Tinder thì nó có Tencent, cái hãng cho ra đời WeChat copy ý tưởng của hầu hết các hãng Mỹ kể trên.
Các vùng lãnh địa truyền thống của Mỹ cũng dần bị nó lấn.. Nó cố ý thông đường từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương theo cách Quân Phiệt Nhật xưa từng làm. Hàng chục năm trời nó cơi nới mấy cái bãi ngầm thành những tiền đồn quân sự khổng lồ ngay giữa đường đi qua đi lại hàng ngày của Mỹ mà Mỹ cũng chỉ quan ngại miệng chiếu lệ rồi thôi.
Vũ khí của nó thì dần đuổi kịp Mỹ, tàu chiến của nó đóng liên tục cái sau to và hiện đại hơn cái trước, tên lửa nó chế cái sau bay xa hơn cái trước, và máy bay Mỹ có gì nó cũng cố tìm cách copy chế ra cho bằng được.
Người Mỹ khi qua xứ nó làm ăn đã phải hy sinh mọi giá trị cốt lõi của mình chỉ để được chia phần cái thị trường lẫn lực lượng lao động của nó. Suốt mấy mươi năm giúp nó trở nên thịnh vượng về kinh tế nhưng ngược lại về chính trị nó chẳng những không thay đổi mà còn dùng chính sức của Mỹ để quật ngược lại Mỹ. Người Mỹ giật mình than “Chết dưới tay Trung Cộng” rồi tiếp tục lúng túng trước những đòn chiêu của nó mà không biết phải đối phó cách nào.
Cho đến lúc Trump lên.
Rằng dù bạn có cuồng yêu Trump hay cuồng ghét Trump thì cũng phải công tâm một điều là từ ngày ông ấy lên khác với các vị tiền nhiệm, mối nguy từ Trung Cộng được ông ta đưa lên hàng ưu tiên. Từ đưa vào nội các của mình những nhân vật cứng rắn với TC cho đến khơi màu cuộc thương chiến như chúng ta đã thấy lâu nay thiết nghĩ không cần nhắc lại.
Trump đã nhìn thấy cái chết của Mỹ dưới tay TC từ rất lâu trước khi ông ấy ra tranh cử tổng thống, ai đọc các sách ông ấy viết hẳn biết điều này. Ông hẳn đã thấy Mỹ sẽ chết dưới tay nó nếu cứ tiếp tục cái đà này. Cái đà bao nhiêu trứng dồn hết vào rổ nhà nó, cái đà cạnh tranh không công bằng, ăn cắp kỹ thuật, dùng luật rừng địa phương để ép buộc các công ty Mỹ, phá giá đồng tiền để tạo lợi thế xuất khẩu, rồi dùng chính nguồn tiền có được từ làm ăn với Mỹ để dồn sức vào các đại công ty nhà nước và tung chúng ra để đấu với các công ty tư nhân của Mỹ. Từ lúc nhậm chức đến nay ông Trump chưa lúc nào ngưng nói về hiểm họa Trung Cộng cũng như đưa ra các giải pháp: “Đem các công ty về Mỹ, đa dạng hóa nguồn cung, đánh thuế hàng của nó, cấm cửa các công ty kỹ thuật của nó cũng như bắt người…”.
Những chuyện mà các đời tổng thống trước chưa bao giờ làm. Cái cách ông Trump đấu với nó cho thấy cuộc chiến này không chỉ đơn thuần là cuộc thương chiến mà là một cuộc chiến trên tất cả các mặt, một cuộc chiến giữa “giữ ngôi vs soán ngôi”.
Đấu với TC ngày nay khác rất xa với việc đấu với Liên Xô thuở trước bởi TC là một đối thủ khó chơi hơn nhiều. Nó giờ có rất nhiều tiền, nó có một nền kinh tế lớn ngấp nghé ngôi vị số 1, nó có một thị trường nội địa khổng lồ mà tương lai sẽ vượt cả thị trường nội địa Mỹ khiến bao bọn tư bản nước ngoài thèm thuồng, và hơn hết cả nó có một thể chế độc tài toàn trị nơi mà thằng lãnh đạo nói gì thằng dân đen cũng phải nghe theo răm rắp nếu không muốn bể đầu.
Trump cũng ồn ào tranh cãi thương mại với các nước đồng minh của Mỹ nhưng các khác biệt đó đều được giải quyết một cách êm xuôi và nhanh chóng như các ký kết giữa Mỹ-Canada-Mễ, giữa Mỹ -Nhật cũng như Mỹ-Âu Châu.
Chỉ riêng đối với TC thì nhiêu khê hơn nhiều bởi nó vướng thể chế chính trị, nó vướng ý thức hệ, nó vướng giấc mộng bành trướng lúc nào cũng cuồn cuộn chảy trong lòng cái đám quan dân tự xưng mình là Đại Hán nơi cái xứ có 5 ngàn năm lịch sử chém giết này.
Mà suy cho cùng, trên đời này có thằng nào có đủ sức lực lại không ôm mộng bá chủ thiên hạ bao giờ?
Muốn đánh nó gục chỉ có cách đổ súng đổ tiền qua xúi giục dân các vùng bị nó chiếm đóng nổi dậy mà quậy để mong nó tan ra từng mảnh nhỏ, nhưng không có chỉ dấu nào cho thấy Trump đang làm điều đó, cũng như không có chỉ dấu nào cho thấy Mỹ có thể làm với TC như cách Mỹ đã từng làm với Liên Xô trước đây. Trump thực ra chỉ đang tìm kiếm một cái good deal.
Trump vốn là một tay chơi và hiện đang phải đấu với một tay không phải dạng vừa. Cuộc chơi còn dài và những cái tweets được tung ra cũng như những lời âu yếm hay dằn mặt đối thủ chỉ là những chiêu nhất thời trong một cuộc chơi chứ không phải kết quả cuối cùng. Khi đươc hỏi sao hôm trước thì nói yêu Tập hôm sau lại gọi Tập là kẻ thù thì Trump bảo đó là cách Trump thương lượng và trước giờ Trump dùng cách đó đều cho kết quả tốt. Người Việt mình nếu có yêu hay ghét Trump cũng nên bớt bớt dựa vào các chiêu nhất thời này của Trump để mà quánh giá hay xáp lá cà lẫn nhau.
Bởi kết quả cuối cùng mà Trump đang tìm kiếm là một thoả thuận thương mại tốt cho nước Mỹ chứ không phải một TC đại loạn, một thoả thuận có thể khép TC vào khuôn phép để cuộc cạnh tranh được công bằng hơn cho các công ty Mỹ cũng như hàng hóa Mỹ trên đất TC. Và một khi được chơi công bằng thì các công ty Mỹ chắc chắn sẽ không ngán thằng nào.
Rằng dù bạn có yêu hay ghét thì Trump vẫn rất đáng được ủng hộ với những gì ông ấy đang làm để ngăn chặn cái chết của Mỹ dưới tay TC, bởi nếu không cứ để cái đà này tiếp diễn thì Mỹ chết chắc. Có câu cách an toàn nhất là đừng làm gì cả bởi hễ có động tay động chân là có sai sót nên tôi mới bảo Trump đáng được ủng hộ trong cuộc chiến với TC.
Thế nhưng sức Mỹ cũng có hạn và ông ấy cũng có điểm yếu của ông ấy. Ngoài những chuyện lặt vặt về tính cách không đáng nhắc tới thì có một điểm cần phải nhắc tới là mặt trái của một nền dân chủ. Hai bên đấu nhau trong lúc đối thủ có toàn quyền muốn làm gì làm thì Trump phải vừa đấu với đối thủ, vừa phải đấu với người nhà.
Và trong lúc Tập có thể yên tâm suốt đời trên ngai và thoải mái kêu gọi trường kỳ kháng chiến thì Trump đang phải đối mặt với cuộc bầu cử tới. Kinh tế còn mạnh thì Trump còn đạn để bắn chứ kinh tế mà xuống thì Trump hết chips để đẩy ra bàn. Trump mà thất cử mùa tới thì coi như xong game.
Thuc Tran

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?


ĐỖ DUY NGỌC

Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch của tập đoàn cà phê Trung Nguyên, khi ra toà để ly dị vợ và phân chia tài sản có nói một câu mà sau đó nhiều người hay nhắc lại: TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?. 
Ừ! Tiền nhiều để làm gì khi gia đình tan vỡ, vợ tố chồng giữa toà án, chồng đay nghiến vợ trên truyền thông. Nhiều tiền chưa hẳn là hạnh phúc. Đúng là khi nghèo khổ, cơ cực, người ta mong ước có tiền, nhưng đến một lúc nào đó, tiền không phải là tất cả.

Khi dịch Corona tấn công người dân Vũ Hán, thành phố bị phong toả, rất nhiều người nhiễm bệnh và cũng rất nhiều người đã chết. Tôi vừa xem một clip trên báo, ghi lại hàng ngàn tiếng thét, tiếng la đau đớn và tuyệt vọng trong đêm xuất phát từ những chung cư, cao ốc ở thành phố Vũ Hán. Sau gần một tháng bị phong toả, người dân Vũ Hán đã quá sức chịu đựng và họ thét lên như để xả bớt stress. Trong tình cảnh này, tiền nhiều cũng chẳng làm gì. Do vậy đã có người từ trên toà nhà cao tầng rải tiền như mưa xuống đất. Đến lúc này họ thấm thía tiền nhiều để làm gì khi sinh mạng bị đe doạ, cuộc sống bị tù hãm, không mua được lương thực để sống tạm qua ngày.

Tình trạng này cũng giống ở thành phố Daegu, miền nam Hàn Quốc, nơi trở thành ổ dịch với mức độ lây nhiễm kỷ lục, chỉ đứng sau Trung Quốc. Cũng đã có người đứng trên lầu cao rải số tiền rất lớn xuống đất, giấy bạc bay trắng trời. Trong hoàn cảnh như thế, tiền không còn giá trị gì nữa.

Tôi có một người bạn rất giàu, giàu lắm. Anh ta suốt cuộc đời cặm cụi làm ăn, có cơ hội là không bao giờ bỏ sót. Lo làm giàu, anh quên luôn bản thân, kiếm thật nhiều tiền là niềm vui. Chưa kịp hưởng thụ cái tài sản khổng lồ anh kiếm được thì phát hiện ung thư thời kỳ cuối. Anh qua đời trong tiếc nuối. Sau đó, nhà anh người ta ở, tiền anh người ta xài, con anh người ta sai, vợ anh người ta lấy. Khốn khổ chưa!

Đôi khi câu nói Tiền nhiều để làm gì lại nhắc nhở chúng ta một thái độ sống. Phải nhớ Tiền không phải là mục đích lớn nhất của đời người, cái cần thiết chính là sự bình an trong cuộc sống, là sức khoẻ, là sự tự do, là hạnh phúc và hưởng được một cuộc sống đích thực. Đương nhiên không có tiền thì cũng khó sống, bị khinh khi, nhục mạ, bị thiếu thốn đủ điều. Nhưng nhớ rằng nó không phải là mục đích của cuộc đời. Người ta thường bảo rằng: Nói về tiền, con người có hai niềm bất hạnh, bất hạnh thứ nhất là sống mà không có tiền và bất hạnh thứ hai là chết mà còn nhiều tiền.

25.2.2020

ĐỖ DUY NGỌC