Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

Khoe !!!

 


sofia vergara
Sử gia Trần Trọng Kim có nhận xét về đặc tính của người Việt Nam như sau: “…hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài…” Nhận xét này có phần đúng nếu chúng ta chịu khó quan sát ngay trong đời sống cộng đồng của người Việt chúng ta. Có người khoe cá lạ đắt tiền trong hồ, người lại thích khoe chim quý trong lồng, người thì khoe vườn cây cảnh, không có những điều này thì khoe gia thế, địa vị, con cái, nhà cửa, xe cộ, tiền của… Các bạn có quan sát ở ngoài đường, những người có bắp thịt thì thích mặc áo ba lỗ không?

Khoe cái mình có đã không ai thích, vin vào cái bóng râm của người khác để khoe mình, kiểu “tiêu bạc giả” lại là một điều tệ hại. Một ông nhà văn kể chuyện ở tù mà cũng dẫn ra là ông chung trại với nhà văn này hay ông họa sĩ kia, hay một thời đã chơi thân với cô ca sĩ nổi tiếng này, uống rượu với nhạc sĩ lừng danh nọ.

image
Ông bạn viết lách của tôi có kể câu chuyện một người, trong lúc có chuyện đụng chạm với người lạ, cao hứng đã vỗ ngực hỏi người kia: “Ông có biết tôi là ai không?” Sau này hỏi ra mới biết ông ấy là chuyên viên hộ tống, theo xách cặp cho một ông tướng.

Chuyện khoe khoang rất dễ thấy nếu bạn ở xa mới lại. Trừ khi là người cần bán ngôi nhà đang ở hay đang làm công việc môi giới bán nhà, còn thì đừng bao giờ khoe nhà với bất cứ ai cả.

Ngày nọ, một người mới chân ướt chân ráo đến Mỹ, gặp một ông bạn trên phố Bolsa, khẩn khoản mời về nhà, không phải là để dùng bữa tối hay hàn huyên tâm sự, mà là để “xem nhà cho biết!” Ông chủ nhà sợ bạn từ chối nên nói nhà ông cách đây có năm mười phút, nhưng đến ngôi nhà đẹp đẽ này, họ phải mất gần nửa giờ.

image
Người bạn mới gặp được yêu cầu cởi giày trước bậc cửa, và theo sự hướng dẫn của chủ nhà, lần lượt đi từ phòng khách, phòng gia đình đến nhà bếp, từ phòng ngủ lớn đến phòng ngủ nhỏ và mấy cái nhà cầu. Khi khoe nhà, người chủ dùng mấy chữ tiếng Anh để chỉ các loại phòng, khiến người mới đến cũng ngẩn ra. Ở mỗi nơi khách cũng lịch sự ghé đầu vào một tí, mà chủ nhà cũng không muốn cho khách vào sâu hơn, chỉ đủ cho người xem gật gù, chậc lưỡi hay xuýt xoa để làm vừa lòng bạn.

Đương nhiên, trong một ngôi nhà sang trọng phải có những vật dụng quí giá, đó là mức “tra tấn” tiếp theo về giá trị của mấy bức tượng mua từ Thái Lan trong chuyến du lịch 10 năm về trước hay một bức tranh thủy mặc được đem từ Đài Loan về. Tất cả đều xa lạ và làm buồn lòng cho khách viếng. Người vui và thỏa mãn trong buổi chiều hôm nay chính là người chủ của ngôi nhà lộng lẫy này, kiếm được người khoe nhà đâu phải chuyện dễ.

http://baomai.blogspot.com/
Những người Việt Nam mới sang, thường là những ngày đầu còn bị chao đảo vì múi giờ khác nhau, nhưng được bà con chở đi thăm một vài gia đình quen biết, mà đáng lý ra người mới sang là người được thăm viếng mới phải. Chủ nhà sau khi trà nước, đem một DVD cuốn phim đám cưới cô con gái đầu ra, bỏ vào máy cho phát hình, gọi là “để chú thím xem cho biết, kẻo hồi đám cưới cháu, chú thím ở xa.” Những hoạt cảnh của một buổi tiếp tân trong một nhà hàng Tàu với những ông bà áo quần lượt là, những lời chúc tụng được lặp đi lặp lại nhiều lần, MC nói chuyện nham nhở cùng với những trò chơi sàm sỡ lai căng, kèm theo lời thuyết giảng của ông bà chủ nhà là những gì rất xa lạ, mà khách buồn ngủ cũng phải lịch sự mở mắt xem. Không là phim đám cưới thì cũng là phim quay trong một chuyến du lịch, hay sinh nhật đứa cháu. Những cuốn phim này thường thường bỏ xó tủ, không có khán giả nên cần người xem.

image
Nhiều người thường đang ngồi trên ghế trong một tiệm hớt tóc hay uốn tóc, tay chân không động đậy được thì phải mở miệng, thường cao hứng đem hết chuyện gia đình, con cái ra khoe. Cũng tại nơi này, thỉnh thoảng đi hớt tóc, tôi lại bị một ông khách đang ngồi ghế bên cạnh tra tấn khi kể chuyện du lịch phương xa mới về, thường là Việt Nam mới có cái để nói, huênh hoang với số tiền đã tiêu. Thường thì khoe khoang hay đi đôi với khoác lác. Có những người phụ nữ, chỉ sau mấy phút sơ giao, không ai đánh đập, tra hỏi, cũng đã cung khai hết sự thành đạt của các con bà: bao nhiêu bác sĩ, nha sĩ, bao nhiêu ngôi nhà bạc triệu ngoài biển hay trên đồi. Nhiều ông bà muốn khoe con vừa tốt nghiệp, phải dùng lối quảng cáo bằng cách đăng một cột báo cha mẹ chúc mừng con (!), không chúc mừng kiểu này thì ai biết đến phúc nhà.

Trong đám cưới, khi giới thiệu anh em cô dâu chú rể cũng không quên kèm theo văn bằng. 

Có gia đình gặp cảnh tang tóc, cũng ráng ghi chức tước bằng cấp của con cái người chết trên trang cáo phó, một công đôi việc, không ghi thì ai biết con cái làm rạng rỡ tông môn.

PBS baking great british baking show gbbo pbsbakingshow
Nếu hai người cùng khoe cái mình có như nhau thì không ai nghe ai, nên thường người ta muốn khoe cái mình có trước mặt những người thiệt thòi hơn mình. Vì vậy nên có những người vụng về không có ý tứ, khoe nhà trước mặt người suốt đời ở nhà thuê, khoe con thành đạt với những gia đình có con chỉ làm thợ hay thất bại trong học vấn. Đã có lần giữa bạn bè, tại Sài Gòn, trong thời điểm có nhiều người vượt biên, một người bạn có con vượt biển, khoe con vừa được tàu Hòa Lan vớt trên Biển Đông, được nữ hoàng xứ này tiếp đón, được trợ cấp nhà cửa và tiền bạc, trước mặt một người bạn có con mới tử nạn trên biển cách đó không lâu. Khi người ta hứng khởi, sung sướng bởi cái mình có, khó mà giấu kín trong lòng.

Được khoe khoang nhiều nhất là chức tước và học vị. Nhiều khi tước vị không xứng với kiến thức và tài năng. Trên truyền hình có người để luôn hai tước vị giáo sư (!) và nhà văn cùng một lúc, nhưng khi nghe ông này giải thích với người nghe và người xem rằng Bộ Lại là… Bộ Học (dưới triều Nguyễn), nghĩa là Bộ Nội Vụ là… Bộ Giáo Dục thì xem chừng ông bà xưa có câu “dốt hay khoe chữ” quả không sai. Trong cộng đồng này nhiều người chưa đến tuổi sắp chết đã làm tổng kết tự khen mình với những tác phẩm kiểu “Vừa Đi Vừa Kể Chuyện” của “bác” như “60 Năm Viết Văn,” “50 Năm Sân Khấu,” “40 Năm Hoạt Động Cộng Đồng,” “20 Năm Làm Truyền Thông.”

Có nhà thơ dùng thêm một bút hiệu khác để tiện cho việc…tâng bốc mình.

Trong 10 cuốn hồi ký xuất bản ở hải ngoại thì đã có tám cuốn viết ra để kể công trận, khoe tài, chứ không thấy ai đấm ngực nhận lỗi mình hay sám hối.

image
Một bác sĩ tâm thần người Pháp, Dominique Esquirol, đã ví von một câu nghe thấm thía: “Con người cũng như bông lúa: Khi không hạt, nó ngẩng cao đầu, khi trĩu hạt, nó cúi mình xuống!”




Huy Phương

 

TT Joe Biden và Tập Cận Bình gặp nhau 2:30 phút nói gì? 28 tháng 7,


Hình ghép: TT Biden nói chuyện với tập Cận Bình sáng 28/07/2022

Ngày hôm qua Thứ Năm ngày 28 tháng 7 năm 2022, Tổng Thống Mỹ Joe Biden gặp Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình qua điện thoại nói gì trong 2:30 phút. Chắc chắn, nội dung chi tiết được giữ bí mật có thể 50 năm sau mới giải mật. Nhưng những vấn đề cũng được phanh phui chút bởi các nguồn dưới đây:

1) Theo báo chí Trung cộng thì nói rằng: Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã cảnh báo vớ TT Joe Biden về việc can thiệp vào Đài Loan, nói rằng “những kẻ đùa với lửa sẽ bị lửa thiêu” Trong cuộc điện đàm hôm qua, hai bên cũng đã thảo luận về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Quan hệ Mỹ-Trung đang bước vào giai đoạn đặc biệt nguy hiểm sau khi có báo cáo cho biết Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi sẽ đến thăm Đài Loan.

2) Theo website của chính phủ Mỹ tóm tắt cuộc điện đàm: “Hôm nay, Tổng Thống Joe Biden đã nói chuyện với Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Cuộc gọi này nằm trong nỗ lực của Chính Quyền Biden duy trì và làm sâu sắc thêm các đường dây liên lạc giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, đồng thời giải quyết một cách có trách nhiệm những khác biệt của giữa Mỹ-Trung Cộng và cùng nhau hợp tác khi lợi ích của hai nước phù hợp. Cuộc điện đàm diễn ra sau cuộc nói chuyện của hai nhà lãnh đạo vào ngày 18/03 vừa rồi và khai thác một loạt các cuộc nói chuyện giữa các giới chức cao cấp của Mỹ-Trung Cộng. Tổng Thống Biden và Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã thảo luận về một loạt các vấn đề quan trọng đối với sự quan hệ song phương cũng như các vấn đề an ninh trong khu vực và toàn cầu, đồng thời giao nhiệm vụ cho các nhân vật trách nhiệm của họ tiếp tục theo dõi cuộc điện đàm hôm nay, đặc biệt là giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và an ninh y tế. Về Đài Loan, Tổng Thống Joe Biden nhấn mạnh rằng chính sách của Mỹ không thay đổi và Mỹ cực lực phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng hoặc phá hoại hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan.

3) Giới truyền thông có một cuộc gặp gỡ điện thoại với Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp để làm một cuộc họp báo… Trong cuộc họp báo này có những câu hỏi hé lộ nhiều chi tiết hơn được phiên dịch dưới đây:

Tin của báo chí về cuộc đàm thoại của Tổng thống Biden với Tập Cận Bình ngày 28/07/2022

Cuộc nói chuyện qua điện thoại lúc 3:27 chiều Washsington DC ngày 28/07/2022 giữ giới Truyền Thông và Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp Hoa Kỳ về vấn đề TT Joe Biden điện đàm với Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình sáng 28/07/2022,.

Nguồn: Background Press Call on President Biden's Call with President Xi Jinping of the People’s Republic of China | The White House




Mở đầu: 3:27 phút giờ Washington DC 

Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp (Senior Administration Official): Xin cám ơn tất cả mọi người đã tham gia nói chuyện với chúng tôi ngày hôm nay.

Chúng tôi xin nhắc lại, cuộc gọi này thực hiện do những nhân vật của Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp thực hiện và nội dung của cuộc gọi sẽ được thu âm cho đến khi kết thúc. Việc này nói để các bạn biết chứ không phải để báo cáo, sự có mặt của chúng ta hôm nay là Các Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp của Hoa Kỳ. Trước hết chúng tôi sẽ nói đến một số nhận xét về điện đàm của TT Biden và Chủ Tịch Trung Cộng Tập. Và sau đó, chúng tôi sẽ trả lời nhiều câu hỏi nhất có thể đối với các bạn ở bên kia đường giây điện thoại. Bây giờ nhường lời cho các bạn.

Phía truyền thông: Cám ơn quý vị, thật rất quý báu khi được cùng quý vị trao đổi ngày hôm nay.

Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp: Như tất cả các bạn đã biết, Tổng Thống Joe Biden đã nói chuyện với Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình vào sáng hôm nay [28/07/2022] thời lượng 2:30 phút. Đây là lần thứ năm hai lãnh đạo điện đàm từ khi Tổng Thống Joe Biden nhậm chức. Và có hai cuộc nói chuyện dài giờ.

Và chúng tôi biết một số trong các bạn đang muốn hỏi: Như trong phòng các bạn có thể thấy trên tắm hình của Phòng Bầu Dục tại Tào Bạch Ốc. Trong phòng cùng với Tổng Thống để thực hiện cuộc gọi gồm có Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, Jake Sullivan; Ngoại Trưởng Blinken; Phó Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jon Finer; Điều Phối Viên Ấn Độ – Thái Bình Dương Kurt Campbell; và bà Laura Rosenberger – Phụ Tá Đặc Biệt Của Tổng thống và là Giám đốc về Trung Cộng và Đài Loan trong Hội đồng An Ninh Quốc Gia.

Cuộc gọi sáng nay diễn ra bằng để theo dõi về cuộc họp trực tuyến của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung hồi tháng 3/2022, đồng thời được xây dựng dựa trên một số các cam kết gần đây giữa Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Sullivan, Ngoại Trưởng Blinken, Bộ Trưởng Quốc Phòng Austin, Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Milley, và Bộ Trưởng Tài Chánh Yellen với những người đồng nhiệm phía Trung Cộng.

Trong cuộc nói chuyện, Tổng Thống Joe Biden đã liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc một cách cởi mở để bảo đảm rằng Mỹ và Trung Cộng kiểm soát [controle] sự khác biệt để cùng nhau giải quyết trên các lĩnh vực cùng quan tâm. Lời kêu gọi này là một phần trong nỗ lực không ngừng của chúng tôi để thực hiện điều đó.

Cả hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về giá trị của cuộc gặp mặt trực tiếp và đồng ý để các nhóm [trách nhiệm] của hai bên làm việc, để tìm ra thời gian phù hợp nhất để thực hiện.

Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp của Hoa kỳ tiếp tục nói với báo chí: Nhìn chung, chúng tôi có thể nói rằng cuộc nói chuyện sáng nay thực tế, có chiều sâu và rất thẳng thắn. Cuộc nói chuyện về cơ bản có ba phần. Nên lưu ý rằng, chúng tôi tin rằng tất cả các bạn bên đường giây điện thoại đã xem bản văn mà chúng tôi đưa ra cho các bạn, vì vậy tôi sẽ không lặp lại điều đó. Nhưng về cơ bản cho các bạn biết qua nội dung cuộc nói chuyện gồm ba phần chính:

Thứ nhất, là một cuộc thảo luận chi tiết về các lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác cùng nhau, đặc biệt tập trung vào biến đổi khí hậu và an ninh y tế, cũng như những điểm khác biệt của nó. Hai bên [trách nhiệm] sẽ theo dõi về các lĩnh vực này. Tổng Thống Biden cũng nêu lên sự cần thiết phải giải quyết các trường hợp công dân Mỹ bị giam giữ sai trái hoặc bị cấm xuất cảnh vào Trung Cộng, cũng như những lo ngại lâu nay về nhân quyền của phía Hoa Kỳ.

Thứ hai, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi quan điểm về cuộc chiến của Nga ở Ukraine và những tác động toàn cầu đang gặp phải của cuộc chiến này.

Thứ ba, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận sâu sắc về Đài Loan. Bạn biết đấy, như họ vẫn thường làm, họ đã thảo luận về những lĩnh vực khác biệt. Và cả hai, ở Đài Loan đã – đã có một cuộc thảo luận trực tiếp và trung thực. Tổng Thống Biden tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với Chính Sách Một Trung Hoa [One China] của Mỹ được hướng dẫn bởi Đạo Luật Quan Hệ Đài Loan, 3 Thông Cáo Chung và 6 Bảo Đảm.

Phía Trung Cộng nhấn mạnh của Chủ Tịch Tập Cận Bình phản đối việc Hoa Kỳ đơn phương thay đổi hiện trạng của cả hai bên và cam kết duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan.

Hai bên đã thảo luận rằng Hoa Kỳ và Trung Cộng có những khác biệt khi nói đến Đài Loan, nhưng họ đã kiểm soát êm đẹp những điều đó trong hơn 40 năm qua, và giữ một đường dây liên lạc cởi mở về vấn đề này và đó là điều cần thiết làm như vậy.

Cuối cùng, về cách thức thực cuộc gọi của chúng ta cần một chút điều chỉnh: Tôi nghĩ nhiều người trong số các bạn đã biết, cuộc gọi này đã thực hiện trong thời gian. Tôi biết Tổng Thống Joe Biden đã nói nhiều lần trong những ngày gần đây rằng ông ấy có kế hoạch sớm nói chuyện với ông Tập Cận Bình.

Chi tiết hơn một chút về điều đó: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan đã đề xuất rằng hai nhà lãnh đạo sẽ nói chuyện trong một tương lai gần, khi ông Sullivan gặp người ngoại giao hàng đầu của Trung Cộng Dương Khiết Trì tại Luxembourg vào giữa tháng 6/2022. Phía Trung Cộng đã theo dõi điều đó khi Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Antony Blinken tại Bali, Indonesia và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị đã đề xuất ngày giờ cho cuộc gọi.

Với điều đó, tôi nghĩ rằng tôi sẽ để nó ở đó, và mong đợi câu hỏi của bạn. Cám ơn rất nhiều.

Người điều hành [modirator]: Tuyệt vời. Xin các bạn vui lòng hỏi từng câu một.

Câu hỏi [phía báo chí]: Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là về Đài Loan. Theo hãng thông tấn của Trung Cộng, Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã nói với Tổng Thống Biden rằng “Công luận sẽ không bị vi phạm. Và nếu bạn chơi với lửa, bạn sẽ bị bỏng. Hy vọng phía Hoa Kỳ có thể thấy rõ điều này”.

Bạn có thể cho chúng tôi phiên bản của Hoa Kỳ của phần này của cuộc gọi không? Có rõ ràng rằng điều này là đặc biệt về Đài Loan? Nó có được Hoa Kỳ coi là một mối đe dọa trực tiếp không? Và khả năng trả đũa từ Bắc Kinh mà Mỹ lo ngại nhất vào thời điểm này là gì?

Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp trả lời:: Vâng, cám ơn rất nhiều về câu hỏi. Trước hết, tôi sẽ chỉ nói ở phần trên, Đối với câu hỏi này và những câu hỏi khác, tôi sẽ không đi sâu vào việc mô tả quan điểm của Trung Cộng về mọi thứ.

Tôi sẽ lưu ý rằng Chủ Tịch Tập đã sử dụng ngôn ngữ tương tự trong cuộc nói chuyện mà hai nhà lãnh đạo đã nói với nhau trong Hội Nghị Trực Tuyến hồi tháng 11/2021. Nhưng bạn biết đấy, tôi sẽ không đi sâu vào phân tích các ẩn dụ khác nhau mà Trung Cộng thường sử dụng cho những vấn đề này.

Bạn biết đấy, như tôi đã nói, cuộc nói chuyện giữa hai lãnh đạo về Đài Loan: Nói trực tiếp và trung thực. Như bạn đã biết hai nhà lãnh đạo về cơ bản đã thảo luận về thực tế rằng Hoa Kỳ và Trung Cộng có những khác biệt về Đài Loan nhưng họ đã kiểm soát những điều đó trong hơn 40 năm qua và việc giữ một đường dây liên lạc cởi mở về vấn đề này là điều cần thiết tiếp tục làm như vậy. Và đối với chúng tôi, giao tiếp trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo là khía cạnh quan trọng nhất đối với điều đó. Tôi nghĩ nên để nó ở đó.

Hỏi [phía báo chí]: Xin chào quý vị, cám ơn vì đã làm việc này. Tôi biết quý vị có thể sẽ cho tôi điểm nói chuyện rằng quý vị sẽ không đi trước bất kỳ lịch trình nào cho bà Chủ Tịch Hạ Viện. Nhưng khá rõ ràng rằng đây là một phần của cuộc thảo luận về Đài Loan, việc này có thể đã được đưa ra. Và tôi xin tò mò không biết Tổng Thống đã nói gì với Chủ Tịch Tập Cận Bình về điều này và liệu quý vị có định nói ngắn gọn về bà Nancy Pelosi về phần này của cuộc gọi giữa hai lãnh đạo hay không – và Tổng Thống sẽ nói chuyện trực tiếp với bà ấy về vấn đề này.

Và sau đó là một lĩnh vực khác mà bạn cần Trung Cộng hợp tác, liên quan đến năng lượng và mức độ tiếp nhận của Trung Cộng đối với đề xuất số xăng dự trữ: Trung Cộng có sẵn sàng xuất ra năng lực lọc dầu dự trữ của mình để hạ giá xăng không? Thành thật cám ơn.

Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp trả lời: Cám ơn rất nhiều về câu hỏi. Và bạn đã đoán trước được những gì tôi sẽ cung cấp cho bạn, đó là, bạn biết đấy, như tôi đã lưu ý rằng cấp trên, hai nhà lãnh đạo đã có một cuộc thảo luận sâu về Đài Loan. Và như tôi đã lưu ý, Tổng Thống đã tái khẳng định, chính sách của chúng tôi. Nhưng tôi sẽ không đi sâu chi tiết hơn về câu hỏi về chuyến đi của bà Nancy Pelosi.
Tôi xin lưu ý rằng, chưa có chuyến đi nào được chính thức thông báo cả. Và như chúng tôi đã nói trước đây, đó là quyết định của bà ấy.

Về câu hỏi giới hạn giá xăng: Đây không phải là điều đã được thảo luận chi tiết trong cuộc nói chuyện giữa hai nhà lãnh đạo.

Câu hỏi Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp: các bạn còn ghe chúng tôi không?

Trả lời [phía báo chí]: chúng tôi nghe rõ 

Câu hỏi Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp: Được rồi, chúng tôi chỉ nhắc, không chắc bạn có nghe thấy tôi nói không.

Trả lời [phía báo chí]: Chúng tôi hiểu .

Hỏi [phía báo chí]: Rất tốt, vậy ý chúng tôi có câu hỏi nhìn rộng hơn về những gì sẽ được thảo luận trong cuộc gọi, liệu chính quyền có cảm thấy họ có thể tiến tới các vấn đề khác như biến đổi khí hậu và an ninh y tế trong khi căng thẳng dâng cao đối với Đài Loan không? Ý tôi là, ông có thể cung cấp cho chúng tôi một chút thông tin chi tiết về mức độ không hài lòng của Trung Cộng về điều này không? Và liệu nó có khó đạt được tiến bộ trong các lĩnh vực khác không?

Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp trả lời: Cám ơn rất nhiều về câu hỏi. Tôi muốn nói một vài điều về điều này:

Thứ nhất: Bạn biết đấy, chúng tôi đã nói ngay từ đầu của chính quyền này rằng, chúng tôi tin rằng điều quan trọng là Hoa Kỳ và Trung Cộng phải làm việc cùng nhau trên các lĩnh vực mà lợi ích của hai bên phù hợp, ngay cả khi chúng ta có những khác biệt đáng kể hoặc đang tham gia cạnh tranh trong một số lĩnh vực khác nhau.
Vì vậy, quan điểm của chúng tôi ở đây là những gì các quốc gia có trách nhiệm phải làm. Họ quản trị các lĩnh vực mà họ có sự khác biệt, và họ tìm cách làm việc cùng nhau vì lợi ích của dân tộc mình và vì lợi ích chung của mọi người trên thế giới. Chắc chắn, biến đổi khí hậu, an ninh y tế, Hoa Kỳ sẽ đặt tất cả những thứ đó vào trong một khung chung để giải quyết.

Bạn biết đấy, từ quan điểm của mình, chúng tôi đã rất rõ ràng rằng đó là những điều mà chúng tôi cần có thể làm được. Và tôi nghĩ rằng, một lần nữa, một phần lý do mà chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là các nhà lãnh đạo phải có những cuộc nói chuyện như thế này với nhau và các giới chức cao cấp [trách nhiệm] của họ phải nói chuyện với nhau, như họ đã làm trong những tháng gần đây và như chúng tôi dự đoán nó sẽ xảy ra trong tương lai, là rất nhiều để có thể kiểm soát những vấn đề này.

Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng điều đặc biệt quan trọng đối với chúng tôi là có những cuộc nói chuyện như vậy, đặc biệt là ở cấp lãnh đạo, khi căng thẳng lên cao.

Câu hỏi [phía báo chí]: Xin chào, cám ơn quý vị đã thực hiện cuộc gọi. Một cách nhanh chóng, để theo dõi về Đài Loan – Tôi xin tò mò: Tổng Thống Biden có truyền đạt cho Chủ Tịch Tập Cận Bình rằng ông thực sự không kiểm soát được việc bà Nancy Pelosi có đến Đài Loan hay không, vì bà ấy đang ở trong Quốc Hội và đó là một nhánh quan trọng của chính phủ Mỹ? Tôi xin hỏi liệu đó có phải là một phần trong tin nhắn của Tổng Thống Biden không?

Rồ đến vấn đề kinh tế, nếu các bạn đọc những bài gần đây của Trung Cộng là bất kỳ biện pháp nào, thì gần đây – từ các cuộc gọi trước đây, có vẻ như ông Tập đã nhấn mạnh hơn đến tầm quan trọng của sự phối hợp kinh tế giữa hai nước. Vì vậy, xin cho chúng tôi tò mò: Quý vị cho rằng đó là một phần chính của cuộc nói chuyện hay mối quan tâm lớn của Trung Cộng? Và điều đó cho quý vị thấy điều gì về sự tự tin của Trung Cộng đối với sức mạnh nền kinh tế của họ? Xin cám ơn.

Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp trả lời: Cám ơn, Michael. Chúng tôi đánh giá cao các câu hỏi. Hãy để tôi trả lời câu hỏi kinh tế.

Một lần nữa, không muốn đi sâu vào chi tiết về quan điểm của phía Trung Cộng như một vấn đề nguyên tắc, nhưng chúng tôi chỉ đơn giản nói rằng, bạn biết đấy, chắc chắn đó là điều gì đó đã xảy ra – điều đó đã nảy ra và ông ấy đã làm – bạn biết đấy, ông ấy đã lưu ý niềm tin vào tầm quan trọng của việc làm như vậy.

Tôi sẽ không nghĩ rằng – không nhất thiết phải đọc sự khác biệt về sự nhấn mạnh trong bài thuyết trình trước công chúng như sự khác biệt về sự nhấn mạnh trong bài thuyết trình riêng tư – cả hai không phải lúc nào cũng đồng nhất – tôi nghĩ, cách họ đọc mọi thứ là ở ngoài công cộng.

Vì vậy – nhưng bạn biết đấy, nói cách khác, tôi sẽ không – tôi sẽ không đọc quá nhiều về điều đó, về những gì đã thực sự được thảo luận.

Nhưng chắc chắn, sự phối hợp giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng trong các vấn đề kinh tế vĩ mô là điều rất quan trọng. Đó là điều chúng tôi đã làm được khá lâu. Đó là điều mà Bộ trưởng Yellen đã thảo luận với Phó Thủ tướng Lưu Hạc khi họ có cuộc họp trực tuyến vào ngày 04/07 vừa rồi. Vì vậy, tôi nghĩ đó là điều mà chúng ta chắc chắn sẽ tiếp tục thảo luận.

Một lần nữa, về câu hỏi của Đài Loan, tôi sẽ không đi sâu vào bất kỳ chi tiết nào ngoài những gì tôi đã trình bày, ngoài việc lưu ý như một tuyên bố thực tế. Dĩ nhiên, cơ quan Lập Pháp là một cơ quan riêng của chính phủ Hoa Kỳ. Vì vậy, chúng tôi sẽ để nó ở đó. 

Câu hỏi [phía báo chí]: Xin chào quý vị, cám ơn đã dành câu hỏi của tôi. Tài liệu bạn đã cung cấp và tài liệu đã được gửi đi không đề cập đến việc liệu đánh thuế hàng nhập cảng có được thảo luận hay không. Tôi chỉ muốn hỏi câu hỏi đó. Cuộc nói chuyện giữ hai lãnh đạo có dính líu đến điều đó không? Đã có cuộc thảo luận về việc nếu Hoa Kỳ loại bỏ một số thuế nhập cảng của Trung cộng, liệu Trung Cộng có đáp lại bằng cách loại bỏ một số đánh thuế mà họ đã áp đặt cho Mỹ không?

Và bây giờ khi cuộc gọi này đã hoàn thành, liệu điều đó có giúp Tổng Thống Biden đưa ra quyết định về việc ông ấy sẽ làm gì về thuế quan?

Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp trả lời: Tuyệt vời, cám ơn, cám ơn rất nhiều. Thật buồn cười khi những câu chuyện khác đẩy những gì đã từng là câu chuyện số một xuống dưới. Tôi đang chờ đợi câu hỏi đó của bạn.

Vâng, về câu hỏi thuế quan, Tổng Thống Biden đã giải thích với Chủ Tịch Tập Cận Bình mối quan tâm cốt lõi của Tổng Thống Biden đối với các hoạt động kinh tế không công bằng của Trung Cộng, gây tác hại cho người lao động Mỹ và cho các gia đình Mỹ. Nhưng ông đã không thảo luận về bất kỳ chi tiết nào mà Tổng Thống thực hiện với Chủ Tịch Tập. Và tôi sẽ thật sai lầm khi tin rằng bằng cách nào đó, một quyết định về bất kỳ bước tiếp theo nào đang chờ đợi cuộc nói chuyện này.

Câu hỏi [phía báo chi]: Xin chào quý vị, tôi là Kristen Welker trong cuộc gọi cho Molly. Cám ơn quý vị rất nhiều vì đã làm được điều này. Chúng tôi thực sự đánh giá rất cao.

Tôi có 2 câu hỏi.

Một ở Đài Loan, nhưng với một suy nghĩ khác. Tại Đài Loan, có phải Tổng Thống Joe Biden đã rời khỏi cuộc gọi điện thoại với ý nghĩ rằng Chủ Tịch Tập sẽ coi chuyến thăm của bà Chủ Tịch Hạ Viện là leo thang?

Và thứ hai là về Nga. Tổng Thống Joe Biden có cảm thấy liệu ông có đạt được tiến bộ nào không vì nó liên quan đến việc thuyết phục Chủ Tịch Tập Cận Bình thay đổi những gì mà các giới chức chính quyền gọi là hành vi đã “nhượng bộ” Nga? Ông ấy xem phần đó của cuộc gọi như thế nào? Có tiến bộ nào đạt được ở đó không? Cám ơn quý vị.

Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp trả lời: Cám ơn rất nhiều. Vì vậy, tôi sẽ không mô tả đặc điểm của quan điểm của Tổng Thống. Tôi sẽ để ông ấy tự nói về quan điểm của mình về cuộc nói chuyện, nhưng tôi rất vui khi nói lại những gì hai người họ đã thảo luận.

Và, trên mặt trận đó – đối với Nga và Ukraine – tôi sẽ nói rằng – bạn biết đấy, hai nhà lãnh đạo thực sự đã trao đổi ý thức về cả hai nơi mà mọi thứ đang đứng ở thời điểm hiện tại liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine, lo lắng về nơi mọi thứ có thể phát triển. Tôi sẽ không mô tả bất kỳ đột phá cụ thể nào mà cá nhân tôi đã thấy trong cuộc nói chuyện đó.

Nhưng rõ ràng, loại tác động toàn cầu của cuộc chiến của Nga ở Ukraine, cũng như tác động dữ dội đối với người dân Ukraine và trên lục địa châu Âu, đó là một vấn đề cực kỳ quan trọng để hai nhà lãnh đạo tiếp tục thảo luận và để Tổng Thống Biden nói rất rõ ràng mối quan tâm của ông ấy về việc này.

Và, bạn biết đấy, về Đài Loan, một lần nữa, chúng tôi sẽ không đi sâu vào bất kỳ chi tiết nào khác về cuộc nói chuyện.

3:47 P.M. EDT

Phía Báo chí hỏi: Xin chào qu1y vị có nghe thấy tôi nói không?

Trả lời Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp: Xin chào.

Phía Báo chí hỏi lại: Quý vị có nghe thấy tôi nói không? Xin chào, quý vị nghe tiếng tôi không?

Trả lời Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp: Vâng, chúng tôi nghe.

Hỏi [báo chí]: Quá tốt, một câu hỏi đặt ra là về những lời chỉ trích mà Trung Cộng đưa ra đối với Đạo luật CHIPS (Creating Helpful Incentives to Produce Semiconductors). Họ chỉ trích đây là một nỗ lực tách rời của Hoa Kỳ sẽ không mang lại lợi ích cho ai. Xin cho chúng tôi có thể có một phản hồi cho điều đó? Và câu hỏi thứ hai: Các nhà lãnh đạo có thảo luận về căng thẳng Biển Đông không? Cảm ơn.

Trả lời Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp: Cám ơn rất nhiều, Cám ơn vì đã tặng cho tôi một quả bóng mềm tuyệt vời Đạo luật CHIPS, mà tôi nghĩ rằng mọi người đã thấy phản ứng của Tổng Thống khi thông qua ở Hạ Viện [H.R.7178 – CHIPS for America Act].

Vâng, đối với Đạo luật CHIPS, điều mà tôi muốn nói ở đây là, bạn biết đấy, thứ nhất: Tôi nghĩ tất cả các bạn đã nghe chúng tôi nói về cách tiếp cận của chúng tôi đối với chiến lược của Trung Cộng. Về cơ bản, nó có ba phần: Đó là đầu tư vào sự liên kết với các đồng minh và đối tác của chúng tôi để cạnh tranh với Trung Cộng.

Do đó, việc thông qua Đạo Luật CHIPS là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng tôi đang thực hiện để thực sự thúc đẩy phần đầu tư của nỗ lực của chúng tôi.

Và tạo điều kiện cho sự đổi mới của Hoa Kỳ, tạo điều kiện cho sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trên một lĩnh vực kỹ thuật công nghệ quan trọng Semiconductor để bảo đảm rằng chúng ta tiếp tục đi đầu về kỹ nghệ công nghệ ở Mỹ và không nhượng bộ điều đó cho Trung Cộng là điều không tưởng.

Và như vậy, từ quan điểm của chúng tôi, chúng tôi thấy Đạo luật CHIPS rất quan trọng để củng cố nội lực nước Mỹ từ bên trong. Và vì vậy, bạn biết đấy, tôi nghĩ rằng đó chính là cách chúng ta thấy điều đó. Và đó, tôi nghĩ rằng đó, một lần nữa, đó là điều cốt lõi – một trụ cột cốt lõi trong phương pháp tiếp cận của chúng tôi.

Hai nhà lãnh đạo không có cơ hội để nói sâu về Biển Đông, nhưng nói một cách rộng rãi, về những lo ngại về những cách hoạt động của Trung Cộng trái ngược với trật tự dựa trên luật lệ quốc tế.

Người điều khiển [modirator]: Tuyệt vời, cám ơn bạn. Và tôi nghĩ rằng đó là tất cả thời gian chúng tôi có cho các câu hỏi. Nhưng tôi tin rằng, bạn còn một điều nữa mà bạn muốn bổ sung?

Vâng thật tuyệt vời. Cảm ơn. Vâng, tôi chỉ muốn lưu ý – một lần nữa, chỉ để quay lại một điểm từ những gì tôi đã đề cập ở trên, và sau đó, tôi nghĩ, nó có liên quan đến câu hỏi về, đại loại, hợp tác và nhưng tại một thời điểm căng thẳng .

Và một điều tôi chỉ xin lưu ý là hai nhà lãnh đạo đã giao nhiệm vụ rất đặc biệt cho nhóm [trách nhiệm] của họ theo dõi một số lĩnh vực này. Cuối cùng, có một cuộc trao đổi về việc họ đã tạo ra bao nhiêu công việc cho các nhóm của mình về việc theo dõi các phần cụ thể và một lần nữa, một cuộc nói chuyện về một cuộc gặp mặt trực tiếp đang được thực hiện giữa các nhóm.

Vì vậy, tôi muốn nói rằng, theo quan điểm của chúng tôi, có rất nhiều chương trình nghị sự rõ ràng, khẳng định đã được đưa ra và được các nhà lãnh đạo đồng ý – bạn biết đấy, để các nhóm hướng tới. Và tôi nghĩ rằng đó là một phần thực sự quan trọng cần ghi nhớ, thẳng thắn mà nói, đó là một phần khá quan trọng của cuộc nói chuyện ngày hôm nay.

Điều hợp [Modirator]: Tuyệt vời. Cám ơn bạn. Cám ơn, một lần nữa, tất cả mọi người, đã tham gia.

3:47 chiều EDT

Lê Thành Nhân biên dịch

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022

Nữ đại hải tặc có một không hai trên thế giới - nỗi kinh hoàng của người phương Tây

 

 Trung Hòa
image.png
Trong con mắt người phương Tây, Trịnh Nhất Tẩu là đại hải tặc có một không hai trên thế giới, và là người có tên trong danh sách “10 đại hải tặc nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới”, “7 hải tặc hung tàn nhất lịch sử thế giới”.

Bất kỳ quyển sách nghiên cứu về hải tặc nào đều không bỏ sót Trịnh Nhất Tẩu. Từ Jorge Luis Borges của Argentina đến Hollywood ngày nay, Trịnh Nhất Tẩu nhờ các loại tác phẩm đã đi khắp năm châu bốn bể. Nhà văn Argentina Borges đã viết tiểu thuyết “Nữ hải tặc, quả phụ nhà Thanh” (Lady Pirate, the widow Ching). Đạo diễn người Italy Ermanno Olmi đã dựng bộ phim “Tiếng hát sau bình phong” (Singing Behind Screens) năm 2003. Bộ phim này hoàn toàn lấy cuộc đời Trịnh Nhất Tẩu làm vai diễn chính. Trịnh Nhất Tẩu còn được hóa thân vào trong Games, và truyện tranh.

Trịnh Nhất Tẩu là vợ của hải tặc nổi tiếng Trịnh Nhất. Sau lần Trịnh Nhất bị rơi xuống biển chết trong một cơn bão lớn, Trịnh Nhất Tẩu liền kế vị, trở thành lãnh tụ của Hồng bang. Từ đó, Hồng bang thay đổi tác phong cướp bóc xưa nay, bắt đầu cướp của nhà giàu giúp đỡ người nghèo, chỉ ra tay với những con tàu của phương Tây qua lại, do đó rất được lòng ngư dân trong các vùng biển xung quanh. Hồng bang ngày càng lớn mạnh, và trở thành bang phái hải tặc mạnh nhất.

Tháng 9 năm 1809, quan chức của công ty Đông Ấn Độ là Richard Glasspoole, và 7 thủy thủ bị hải tặc bắt cóc đòi tiền chuộc ở vùng biển gần Ma Cao. Trong 11 tuần hải tặc và công ty Đông Ấn Độ mặc cả trả giá, Richard Glasspoole đã tận mắt chứng kiến cuộc sống thường nhật của hải tặc. Sau khi trở về London, ông đã viết một cuốn hồi ức có tên “Hải tặc kinh hoàng” (The terrible Ladrones).
image.png
Sách "The terrible Ladrones" 

Ông miêu tả rằng: Hồng bang có năm, sáu trăm chiếc thuyền lớn nhỏ, tổng số ba, bốn vạn người. Căn cứ chính của chúng ở Đại Dữ Sơn, Hong Kong. Trên đảo Hong Kong, chúng có trại, còn có xưởng đóng tàu thuyền. Phạm vi hoạt động của chúng từ cửa sông Châu Giang đến eo biển Quỳnh Châu. Hiện nay, ở Đại Dữ Sơn (nay gọi là Thái Bình Sơn) và vịnh Đồng La, vẫn còn di chỉ trại của Hồng bang.

Trong sách, Richard Glasspoole đã ghi chép lại đủ các loại hoạt động thường nhật của hải tặc Trung Quốc, nhưng điều khiến người phương Tây thấy thú vị nhất là Trịnh Nhất Tẩu đặt ra chế độ quy định để quản lý hải tặc: “Kẻ nào dám tự tiện chuyên quyền, hoặc trái lệnh thượng cấp, lập tức chém đầu không tha. Kẻ nào trộm cắp tài sản chung, hoặc trộm cắp của những người dân làng, những người cung cấp vật phẩm cho hải tặc, cũng luận tội xử tội chết. Bất kỳ người nào cũng không được cất giấu chiến lợi phẩm riêng mà chưa giao nộp kiểm tra, những chiến lợi phẩm này trước tiên phải đăng ký với Sự vụ trưởng, sau đó do Kỳ chủ thống nhất phân phối. Kẻ tự đi làm việc riêng, hoặc chưa được phép mà vắng mặt, kẻ ra trận lùi bước, thì bị cắt tai thị chúng”.

Đặc biệt là trong mệnh lệnh của Trịnh Nhất Tẩu còn có một quy định riêng cho con tin là phụ nữ: “Nếu chiếm con tin nữ làm vợ, thì phải trung thành với cô ấy. Nếu hãm hiếp con tin nữ, thì sẽ bị xử tử. (Hải tặc) nam nữ thông dâm, thì nam bị chặt đầu, nữ bị buộc vật nặng vào chân và ném xuống biển”.

Có thể thấy, những kẻ cướp biển này sống cuộc sống phi pháp nhưng rất có phép tắc quy củ. Đúng như người ta thường nói “Đạo tặc cũng có Đạo”.

Dưới sự lãnh đạo của Trịnh Nhất Tẩu, Hồng bang huấn luyện bài bản, kỷ luật nghiêm minh. Thời kỳ toàn thịnh, Hồng bang có trên 800 chiếc tàu thuyền lớn, trên 1.000 chiếc thuyền nhỏ, quân số có thời đạt trên 100.000 người. Căn cứ hải tặc của Trịnh Nhất Tẩu ở Hong Kong, những hạm đội hải tặc không chỉ hoạt động ở vùng ven biển Quảng Đông và đồng bằng sông Châu Giang, mà còn thực tế kiểm soát cả vùng biển Đông, tương đương với một quốc gia biển lớn nhất Đông Nam Á.

Quy mô và tố chất của băng nhóm hải tặc Trịnh Nhất Tẩu khi đó có thể nói là số 1 thế giới, hải quân nước Anh và hải tặc Bắc Âu đều không thể thắng được.

Trên thực tế, Trịnh Nhất Tẩu đã có những chiến tích huy hoàng như nhiều lần đánh bại Thủy quân của nhà Thanh, những người đến để tiễu trừ cướp biển. Trịnh Nhất Tẩu còn đánh hạm đội Bồ Đào Nha - Ma Cao (trong đó có cả lính đánh thuê Mỹ), bao vây Ma Cao đến mức suýt nữa thì kiệt lương thực. Thấy hạm đội nước Anh đi trong các sông nội địa Quảng Châu như chỗ không người, Trịnh Nhất Tẩu đưa quân đánh, còn bắt sống được một tàu chiến Anh, chém chết mấy chục binh sĩ Anh, khiến quân Anh kinh sợ.

Để tiễu trừ hải tặc, mùa thu năm 1809, chính quyền nhà Thanh cùng với Bồ Đào Nha và Anh tổ chức hạm đội liên hợp, đột kích Đại Dữ Sơn. Trịnh Nhất Tẩu quyết định “Vây Ngụy cứu Triệu”, đích thân trấn thủ Đại Dữ Sơn để cầm chân quân chủ lực kẻ địch, một mặt phái kỳ binh tập kích vịnh Quảng Châu, giết chết Tổng binh Hổ Môn Lâm Quốc Lương và san phẳng pháo đài.

Liên quân không đánh hạ được Đại Dữ Sơn, thấy hậu phương không giữ được, đành phải cuống quýt rút quân. Kết quả trên đường rút quân lại gặp phải mai phục của quân chủ lực hải tặc đã chuẩn bị từ sớm. Trải qua 9 ngày đêm kịch chiến, hơn 20 chiến thuyền của liên quân bị đánh chìm, Trịnh Nhất Tẩu chỉ tổn thất hơn 40 người.
image.png
Trịnh Nhất Tẩu đang chiến đấu. 

Sau nhiều lần liên tiếp thất bại, Hoàng đế Gia Khánh đứng ngồi không yên, ông liên tiếp cách chức mấy vị Tổng đốc Lưỡng Quảng, cuối cùng bổ nhiệm Tuần phủ Sơn Đông Trương Bách Linh làm Tổng đốc Lưỡng Quảng. Trương Bách Linh vừa đến Quảng Châu, liền ra lệnh cho tất cả vận tải đường biển chuyển thành vận tải đường bộ, và tạm dừng tất cả việc thương mại trên biển. Một mặt khác, ông tăng cường huấn luyện thủy quân, và đánh tan một số nhóm hải tặc nhỏ.

Trịnh Nhất Tẩu nhìn nhận thời thế, cuối cùng quyết định tiếp nhận chiêu an.

Bà không đem vũ khí, không chào, chỉ dẫn “nhóm đàm phán”, tính cả bà là 18 người, gồm phụ nữ và trẻ em, tiến vào Quảng Châu, xông thẳng đến nha môn Tổng đốc Lưỡng Quảng.

Cần biết rằng, theo luật lệ Đại Thanh, cầm đầu nhóm cướp bị bắt thì sẽ xử tử bằng hình thức lăng trì. Cuối cùng, bà tự nguyện ở lại trong thành làm con tin, để Trương Bách Linh có thể diện, cũng thể hiện sự thành ý. Điều này khiến Trương Bách Linh không thể không khâm phục, và đã đồng ý toàn bộ những điều kiện của bà.

Tranh cãi về việc quỳ, Trương Bách Linh, người tinh thông mưu kế, đã đề xuất: “Do Hoàng đế ban cho hôn nhân, cho phép Trịnh Nhất Tẩu và Trương Bảo Tể kết phu thê hợp pháp. Trịnh Nhất Tẩu và Trương Bảo Tể quỳ bái tạ ơn, đồng thời cũng coi là quỳ tiếp nhận chiêu an".
image.png
Tranh chân dung Trương Bảo Tể. 

Sau khi chiêu an, Trương Bảo Tể được phong chức quan tam phẩm, sau này thăng lên quan nhị phẩm, nhậm chức Phó tướng Mẫn An và Bành Hồ, Phúc Kiến. Trịnh Nhất Tẩu được ban làm Cáo mệnh phu nhân nhị phẩm.

Trịnh Nhất Tẩu đã tạo nên một truyền kỳ về nữ hải tặc.

Trung Hòa

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2022

TẠI SAO MẤT MIỀN NAM VIỆT NAM? Kính mời quý vị đọc "Việt Nam hóa chiến tranh và bài học chơi với người Mỹ" - Bài của NGUYỄN TIẾN HƯNG

 


Việt Nam hóa chiến tranh và bài học chơi với người Mỹ

 image

Một trong những cuộc họp Mỹ - Việt cuối cùng trong Dinh Độc Lập. Tác giả Nguyễn Tiến Hưng (bìa phải), ngồi cạnh Đại tướng Cao Văn Viên

 

Trời đã về khuya, tôi nóng lòng ngồi chờ Eric von Marbod, Đệ nhất Phó Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, thành viên của phái đoàn Tướng Fred Weyand do Tổng thống Gerald Ford gửi sang Sàigòn để thẩm định tình hình.

 

Hôm ấy là ngày 28 tháng 3/1975.

 

Sang ngày 31/3/1975 một buổi họp với phái đoàn Weyand dưới sự chủ tọa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại Phòng Tình hình Dinh Độc Lập vào lúc 5 giờ chiều. Ngoại trưởng Vương Văn Bắc và chúng tôi cùng tham dự. Đây là buổi họp Việt - Mỹ cuối cùng sau 25 năm người Mỹ dính líu vào Việt Nam.

 

Mọi người cố tỏ ra bình tĩnh để cho đài truyền hình quay phim. Tôi ngồi cạnh Đại tướng Cao Văn Viên cũng cố gắng có một nụ cười.


image


Nhưng khi truyền thông vừa ra khỏi thì bầu không khí nặng nề đã bao trùm căn phòng: Đà Nẵng vừa bị bỏ ngỏ ngày hôm trước.

 

Nhiều vấn đề được đề cập nhưng quan trọng nhất là làm sao có được tiếp liệu cho lực lượng quân đội còn lại.

 

Tướng Weyand kết luận:

 

image


"Chúng tôi sẽ viện trợ theo nhu cầu của VNCH và sẽ trình bày những nhu cầu này trước Quốc Hội."

 

Ông Marbod thêm:


image


"Nếu có lệnh thì việc tiếp liệu sẽ khởi sự ngay vì đã có sẵn ở Okinawa và Đại Hàn."

 

Ngày hôm sau, 1/4/1975 Tổng thống Thiệu chủ tọa một cuộc họp nữa để bàn việc tái tổ chức một số đơn vị quân đội bị tan rã nếu có được tiếp liệu như Tướng Weyand hứa. Về phía dân sự, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc và chúng tôi cùng tham dự.

 

Qua hai cuộc họp này và sau những diễn biến và những buổi họp tại Dinh Độc Lập trong ba tháng đầu 1975, chúng tôi thấy những khó khăn về vật chất cũng như tinh thần không thể vượt qua được của Miền Nam đã bộc lộ ra thật rõ ràng.

 

Hầu hết nó phản ảnh những khuyết điểm của chiến lược "Việt Nam Hóa" và việc Quốc Hội Mỹ cắt quân viện.

 

Mỹ hóa chiến tranh


image


Trước hết, tại sao phải Việt Nam hóa? Vì trước đó cuộc chiến đã bị Mỹ hóa.

 

Trong cuốn 'Việt Nam 1945-1995' (trang 329) GS Lê Xuân Khoa trích dẫn một bài phỏng vấn của TT Thiệu với tạp chí The New Republic như sau:

 

"Lý do chính mà Việt Cộng cố thủ mạnh mẽ được như vậy là vì dân chúng vẫn tin rằng chẳng có gì khác giữa người Pháp mà họ gọi là thực dân và người Mỹ mà họ gọi là đế quốc." Ngoài ra. Chương trình "Mỹ hóa" chiến tranh còn phạm phải ít nhất hai sai lầm quan trọng khác:


image

Hoa Kỳ rút quân khỏi Nam Việt Nam năm 1975

 

"Vì quá tin tưởng ở sức mạnh của mình và coi thường khả năng của quân lực VNCH, Hoa Kỳ không trang bị cho họ vũ khí hiện đại. 


image


Quân Mỹ vào Nam Việt Nam từ tháng 3/1965 nhưng VNCH chỉ có súng Garrands từ Thế Chiến II. Mãi tới tháng 6/1968 sau Tết Mậu Thân, Hoa Kỳ mới cung cấp súng M-16 cho binh sĩ VNCH trong khi bộ đội cộng sản miền Bắc đã sử dụng AK-47 từ mấy năm trước. Hầu hết máy bay trực thăng rất cần thiết trong các cuộc hành quân đều do phi công Hoa Kỳ lái và chỉ chịu mệnh lệnh của cấp chỉ huy người Mỹ."


image


Quân đội Hoa Kỳ chỉ quen với chiến tranh qui ước không thích hợp với những điều kiện chiến đấu chống du kích trong núi rừng nhiệt đới. Nhưng Hoa Kỳ vẫn tin rằng sẽ thắng bất cứ loại chiến tranh nào bằng cách sử dụng hỏa lực thật mạnh và thật nhiều.

 

Lối đánh trận kiểu nhà giàu này quá phí phạm, coi thường sinh mạng của dân chúng mà thường không đem lại kết quả mong đợi. Trái với mục tiêu 'tranh thủ nhân tâm,' lối đánh trận này chỉ làm cho dân chúng có cảm tình với chủ trương "chống Mỹ cứu nước" của Cộng sản. Đó cũng là nguyên nhân của nhiều trường hợp bất đồng ý kiến giữa các cố vấn Mỹ và các cấp chỉ huy người Việt."


image


Theo nhận xét của một vài tướng lãnh, nó lại còn gây nên một tình trạng tâm lý bất lợi: đó là làm cho quân đội VNCH quen với cung cách chiến đấu kiểu nhà giàu.

 

Việt Nam hóa thực chất là gì?


image


Tổng thống Richard Nixon muốn "giải kết vai trò của Mỹ" ở Việt Nam (De-americanization of the Vietnam War). Bộ trưởng Quốc Phòng Melvin Laird thuyết minh nên dùng từ "Việt Nam hóa" (Vietnamization).

 

Chương trình này đã giúp quân đội VNCH trở thành hùng mạnh nhất tại Đông Nam Á. Về mặt kinh tế nó cũng giúp Miền Nam có được những bước tiến vượt kỳ vọng, mặc dù chịu sức ép lớn lao của lạm phát siêu mã.

 

Tuy nhiên, về mặt quân sự thì nó có nhiều khuyết điểm:

 

Quân đội hùng mạnh nhưng thiếu bền vững (sustainability) và chỉ mạnh nếu có được hỏa lực và tính cơ động cao (fire power and mobility).


image


Cả hai yếu tố hỏa lực và di động đều đòi hỏi phải có sẵn đồ phụ tùng để bảo trì và sửa chữa. Nguyên 1,429 tàu chiến của Hải quân VNCH đã cần tới 64,240 phụ tùng và dụng cụ sửa chữa, Không quân: 192,000, Lục quân: 127,000 phụ tùng.

 

Năm 1974 khi Quốc Hội Mỹ cắt quân viện, Đại tướng Cao Văn Viên phải hạn chế tối đa đạn dược, xăng nhớt.

 

Có lần chúng tôi đi thăm Sư đoàn 1 đóng ở Huế, Tướng Nguyễn Văn Điềm chỉ lên phía đồi núi và nói:

 

"Chúng tôi luôn bị pháo của quân đội Bắc Việt từ trên đó mà không có khả năng đáp trả."

 

Tinh thần suy sụp

 

Tình trạng này ép mạnh vào tinh thần Miền Nam như Đại tướng Viên báo cáo:


image

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phu nhân

 

"Đạn tồn kho sẽ hết vào tháng 6, 1975."

 

Cá nhân chúng tôi đã từng chứng kiến sự khắc khoải của TT Thiệu, nhất là khi ông ra lệnh dốc hết dự trữ của Ngân hàng Quốc gia để mua tiếp liệu: dầu lửa thì đã tìm thấy ngoài khơi nhưng chưa khai thác kịp.

 

Nói về hỏa lực, phải kể tới số quân cụ được chuyển giao trong chương trình Enhance và Enhance Plus (1972). Truyền thông Mỹ hay nói tới việc đã chuyển cho Miền Nam hàng tỷ đôla khí giới mà sao vẫn bại trận. Ta hãy nghe Tướng John Murray, tùy viên quốc phòng ở Sài Gòn bình luận:


image


"Ai cũng tưởng lầm về vụ chuyển giao quân cụ cho VNCH. Thật ra đó chỉ là những quân cụ hư hỏng hoặc cũ kỹ, lỗi thời. Phần lớn là đồ thặng dư, đòi hỏi phải bảo trì quá nhiều."

 

Mỗi khi ông Murray yêu cầu Bộ Quốc phòng gửi phụ tùng để bảo trì thì đều bị từ chối: "Miền Nam phải ôm lấy những thứ này như của nợ."

 

Không chuyển giao hệ thống tham mưu


image


Chương trình Việt Nam hóa chỉ tập trung chủ yếu vào việc chuyển giao quân cụ, tiếp liệu (như kho Long Bình), không đặt nặng vấn đề tham mưu và điều hợp chiến trường. Như vậy, khả năng tham mưu của Bộ Tổng Tham Mưu và tư lệnh chiến trường là giới hạn.

 

Đây có thể cũng là một lý do mà nhiều khi Tổng thống Thiệu chỉ huy trực tiếp từ Dinh Độc Lập (như chúng tôi chứng kiến trong buổi họp ngày 25/3/1975 về lệnh bỏ Huế). Ngay từ thời còn là một sĩ quan, khả năng tham mưu của ông đã được đồng liêu và tướng lãnh Mỹ khen ngợi. Nhưng ông bị chỉ trích là tập trung quyền hành.

 

Không giúp VNCH có thêm lực lượng trừ bị


image


Vấn đề này thì chúng tôi nắm rất vững vì đã từng nhận chỉ thị của Tổng thống Thiệu để giúp Đại tướng Viên và Trung tướng Đồng Văn Khuyên, đặc trách tiếp vận, đi "lobby" phía Mỹ giúp trang bị thêm hai sư đoàn để làm lực lượng trừ bị.


VNCH có trên một triệu quân nhưng chỉ có 13 sư đoàn (200,000) là quân chính quy, phần còn lại là địa phương quân, dân quân...giữ an ninh địa phương.


TT Thiệu thường hay phàn với chúng tôi, "Mình chỉ có hai sư đoàn Dù và Thủy quân Lục chiến phải dùng trực thăng bốc đi hết trận này tới trận khác."

 

Việt Nam Hóa quá ngắn về thời gian

 

Chương trình bắt đầu từ Hè 1969 và chấm dứt cuối 1972: như vậy là chỉ có ba năm rưỡi. Ông Von Marbod ví vấn đề thời gian vắn vỏi như "muốn cho chín người đàn bà đẻ một đứa con trong một tháng."


image

Các nữ quân nhân VNCH họp kỹ thuật vô tuyến ở trường gần Vũng Tàu

 

Nó lại bị gián đoạn bởi hai trận chiến: "Lam Sơn 719" đánh sang Lào (Xuân 1971) và "Mùa hè đỏ lửa" (Xuân - Thu 1972).

 

Sau hai trận này sức mạnh của quân đội bị tiêu hao. Cấp lãnh đạo quân sự mất đi gần 20% của thời gian Việt Nam hóa có thể dùng để tổ chức nhiều khóa hội thảo về tham mưu.

 

Việt Nam hóa trong bối cảnh đàm phán


image


Chiến lược giải kết khỏi Việt Nam dựa vào hai cấu phần: Việt Nam Hóa và đàm phán với Bắc Việt. Tổng thống Nixon cho rằng cả hai sẽ đi song hành và hỗ trợ nhau. Nhưng trong thực tế nó đã đi ngược với nhau: Nixon tin vào Việt Nam Hóa, Kissinger không tin - lại còn thuyết phục Nixon tại sao ông không tin. Kissinger chỉ tập trung vào mật đàm.


Nơi đây chúng tôi chỉ nhắc lại một thí dụ về sự đối chọi này: ngày 17/09/1972 quân đội VNCH lấy lại được Quảng Trị, tinh thần lãnh đạo Miền Nam lên cao - đó là thành công của Việt Nam hóa.


image


Nhưng chỉ ba tuần sau, tinh thần lại bị rúng động thật mạnh - vì thất bại của hòa đàm.

 

Tại sao thất bại? Vì trong buổi họp với ông Lê Đức Thọ (8/10/1972) ông Kissinger đã nhượng bộ điểm chính yếu của bốn năm mật đàm: Mỹ đơn phương rút quân nội trong hai tháng, quân đội Bắc Việt được đóng lại Miền Nam - và đóng theo cách đốm da beo.

 

Những ngày cuối cùng


image


Trước bối cảnh bị cúp viện trợ, năm khuyết điểm trên đã cùng một lúc tác động vào Miền Nam trong những ngày tháng cuối cùng. Bắt đầu từ trận Phước Long.

 

Trận Phước Long


image


Đêm ngày 13/12/1974, quân Bắc Việt nổ súng tại Phước Long. Lực lượng của VNCH chỉ gồm Địa phương quân, Nghĩa quân, và 4 trung đội Pháo binh, tổng cộng khoảng 4,000 người. Dù phải đối đầu với lực lượng áp đảo của Bắc Việt gồm 2 sư đoàn (Sư đoàn 7 và 3 Bộ binh) cùng với các đơn vị pháo, xe tăng, đặc công, và phòng không gộp lại là đông hơn lực lượng Miền Nam gấp sáu lần, lực lượng trú phòng vẫn chống cự và kéo dài được trên ba tuần, tới 6/1/1975.

 

Giải pháp 'da beo' đã giúp quân đội Miền Bắc có một lợi điểm chiến thuật thật lớn: đó là có thể chọn nơi, chọn ngày và chọn giờ để tấn công. Khi tấn công thì có thể tập trung quân để ở thế thượng phong.


image

Y tá Mỹ chăm sóc thương binh trước khi phi cơ rời Tân Sơn Nhất

 

Đang khi đó, quân đội Miền Nam phải trải ra thật mỏng trên toàn lãnh thổ và một biên giới gần 700 dặm.

 

Sao không tái chiếm Phước Long?


image


Hội đồng An ninh Quốc gia họp với Tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Quân đoàn III để thẩm định việc tái chiếm Phước Long. Cuộc họp đi tới kết luận là không khả thi vì (1) không còn lực lượng trừ bị nào, không thể rút đơn vị nào từ vị trí khác; (2) thiếu phương tiện chuyển quân và chuyển đại pháo.

 

Chưa bao giờ Miền Nam lại cảm thấy bất lực như lúc này: không có quân trừ bị để tăng viện mà nếu rút đơn vị này nọ để tăng viện thì cũng hết phương tiện để chuyển quân và chở đến cho kịp thời.

 

Về thời gian cần thiết để chuyển quân: muốn đưa Sư đoàn Dù từ miền Trung tới thì cần một tuần, và muốn đưa một sư đoàn của Quân khu IV tới cũng mất ba ngày, mà Phước Long cần ngay. Đúng như Đại tướng Viên đã trình Tổng thống Thiệu hồi Hè 1974:

 

"Trước đây , trong cuộc tấn công 1972, Sư đoàn Dù có thể di chuyển từ Sài Gòn tới các mặt trận ở Pleiku và Vùng I chỉ trong 48 tiếng bằng không vận mà không gây trở ngại gì. Nhưng bây giờ, cùng một cuộc không vận tương tự , không quân cần đến 7 ngày và phải trưng dụng tất cả các phương tiện không vận khác."

 

Thời khắc sụp đổ


image


Ngày 6/01, Phước Long thất thủ. Trong cuộc chiến kéo dài 20 năm, Phước Long là tỉnh đầu tiên bị mất. Phước Long mở đầu cho cuộc tổng tấn công Mùa Xuân 1975 của quân đội Bắc Việt. Có nhiều yếu tố đưa tới sụp đổ, nhưng trong tất cả những biến cố theo sau Phước Long - Ban Mê Thuột, Pleiku, Huế, Đà Nẵng - đều có nguồn gốc từ hai yếu tố chính: khuyết điểm của Việt Nam hóa và Quốc hội Mỹ cắt viện trợ.

 

Sụp đổ quá nhanh vì tinh thần đã bắt đầu suy sụp từ tháng 8 năm 1974 khi tác giả của Việt Nam hóa, TT Richard Nixon sụp đổ (8/8/1974) và chỉ ba ngày sau (11/8/1974) Quốc hội Hoa Kỳ cắt quân viện cho VNCH: từ 2.1 tỷ (1972/1973) xuống 700 triệu USD, mà trên thực tế chỉ còn khoảng 500 triệu. Điều chỉnh theo lạm phát phi mã thì con số này thành ra vô nghĩa.

 

Bài học nào từ Việt Nam hóa cho ngày nay?


image


Ngày nay nhìn lại, trong bối cảnh địa chính trị mới ở Đông Nam Á, trong giới hạn của bài này, chúng tôi chỉ đề cập tới một bài học thực tế nhất cho bất cứ nước nào muốn chơi với Mỹ: đó là "tính cách bền vững" trong sự hỗ trợ từ Washington.

 

Đó là, từ các khí cụ, khí tài và quân trang quân dụng khi được Mỹ chuyển giao (tặng hoặc bán) cho tới tàu tuần dương, chiến hạm, máy bay vận tải, khu trục, tên lửa, radar tối tân, bên nhận cần có tầm nhìn xa về vấn đề phụ tùng và bảo trì.

 

Nhắc lại giai đoạn VNCH trên đà tan rã, chỉ riêng về phụ tùng, TT Thiệu đã ví von: "Tặng tôi một cái xe Cadillac mà khi cần lại không có được một cái 'bougie' để thay thế thì chiếc Cadillac chỉ là một đống sắt, lại còn phải canh giữ cho khỏi bị mất trộm."


image


Vì hư hỏng và thiếu phụ tùng, Không quân VNCH chỉ có thể sử dụng được từ 4 tới 8 chiếc trong tổng số 32 phi cơ C-130 có sẵn. Hải quân thì phải giải tán 600 tàu tuần giang.

 

Bên cạnh đó, dựa vào Hoa Kỳ về vũ khí, phụ tùng quân sự cần tính là làm sao phải có sẵn khi cần: thời gian của thủ tục đặt hàng từ Mỹ và chuyên chở tới Việt Nam là 45 ngày: quá lâu khi khẩn cấp.


image


Còn về bảo trì, thứ nhất, nếu quân cụ, quân trang là cũ thì vấn đề sửa chữa, bảo trì luôn đặt ra, như trong chương trình Enhance Plus với VNCH; thứ hai, khí giới càng tối tân thì càng phức tạp: cần đào tạo lâu để sử dụng và khung thời gian bảo trì lại càng lâu.

 

Đây là những vấn đề mà nước đồng minh hay đối tác với Hoa Kỳ cần quan tâm và trao đổi với chính giới Mỹ ngay từ đầu.

 

Nếu chờ đến khi lâm trận mới gọi Mỹ thì quá muộn.

 

image

 

 

TS Nguyễn Tiến Hưng


image


BIDEN _ 100 NGÀY ĐẦU
Hơn 90 người nhồi nhét trong nhà ở Houston _ nghi là buôn người
Tại sao ở Ấn Độ lại thiếu oxy?
ASIA _ Dưới lăng kính của Thế Hệ tiếp nối
30/4 _ ‘Đỏ’, ‘Vàng’ và sự phân cực giữa giới trẻ Việt Nam
TT Biden “đã đề ra một nghị trình xã hội chủ nghĩa, cấp tiến”
Ấn Độ vượt mức 208,000 ca tử vong
Những cam kết của Joe Biden trong Thông Điệp đầu tiên
Mặt trăng và cơ thể người
Tâm địa bất lương _ Biden cầu nguyện Chauvin bị kết án!
Người Mỹ gốc Việt cần thoát quá khứ để không bị bỏ lại
Bốn loại đường bổ dưỡng _ lành mạnh
Đi bầu bất chấp Covid-19 lây nhiễm ở mức kỷ lục
TT Biden công bố kế hoạch tăng thuế đối với người giàu
Ấn Độ tăng hơn 360.000 ca COVID-19 trong 24 giờ
Những nguyên tắc làm giàu thông minh của người Do Thái
Viên thuốc kỳ diệu có tên là “thuốc tập thể dục”
30/4 dấu mốc không thể quên
Vì sao chính quyền Việt Nam e ngại các biểu tượng VNCH?
Hoa Kỳ của hai nước Mỹ

Thursday, April 25, 2019

Việt Nam hóa chiến tranh và bài học chơi với người Mỹ

BM
Một trong những cuộc họp Mỹ - Việt cuối cùng trong Dinh Độc Lập. Tác giả Nguyễn Tiến Hưng (bìa phải), ngồi cạnh Đại tướng Cao Văn Viên

Trời đã về khuya, tôi nóng lòng ngồi chờ Eric von Marbod, Đệ nhất Phó Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, thành viên của phái đoàn Tướng Fred Weyand do Tổng thống Gerald Ford gửi sang Sàigòn để thẩm định tình hình.

Hôm ấy là ngày 28 tháng 3/1975.

BM
  
Sang ngày 31/3/1975 một buổi họp với phái đoàn Weyand dưới sự chủ tọa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại Phòng Tình hình Dinh Độc Lập vào lúc 5 giờ chiều. Ngoại trưởng Vương Văn Bắc và chúng tôi cùng tham dự. Đây là buổi họp Việt - Mỹ cuối cùng sau 25 năm người Mỹ dính líu vào Việt Nam.

Mọi người cố tỏ ra bình tĩnh để cho đài truyền hình quay phim. Tôi ngồi cạnh Đại tướng Cao Văn Viên cũng cố gắng có một nụ cười.

Nhưng khi truyền thông vừa ra khỏi thì bầu không khí nặng nề đã bao trùm căn phòng: Đà Nẵng vừa bị bỏ ngỏ ngày hôm trước.

BM
  
Nhiều vấn đề được đề cập nhưng quan trọng nhất là làm sao có được tiếp liệu cho lực lượng quân đội còn lại.

Tướng Weyand kết luận:
"Chúng tôi sẽ viện trợ theo nhu cầu của VNCH và sẽ trình bày những nhu cầu này trước Quốc Hội."

Ông Marbod thêm:
"Nếu có lệnh thì việc tiếp liệu sẽ khởi sự ngay vì đã có sẵn ở Okinawa và Đại Hàn."

Ngày hôm sau, 1/4/1975 Tổng thống Thiệu chủ tọa một cuộc họp nữa để bàn việc tái tổ chức một số đơn vị quân đội bị tan rã nếu có được tiếp liệu như Tướng Weyand hứa. Về phía dân sự, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc và chúng tôi cùng tham dự.

Qua hai cuộc họp này và sau những diễn biến và những buổi họp tại Dinh Độc Lập trong ba tháng đầu 1975, chúng tôi thấy những khó khăn về vật chất cũng như tinh thần không thể vượt qua được của Miền Nam đã bộc lộ ra thật rõ ràng.

Hầu hết nó phản ảnh những khuyết điểm của chiến lược "Việt Nam Hóa" và việc Quốc Hội Mỹ cắt quân viện.

Mỹ hóa chiến tranh

BM
  
Trước hết, tại sao phải Việt Nam hóa? Vì trước đó cuộc chiến đã bị Mỹ hóa.

Trong cuốn 'Việt Nam 1945-1995' (trang 329) GS Lê Xuân Khoa trích dẫn một bài phỏng vấn của TT Thiệu với tạp chí The New Republic như sau:

"Lý do chính mà Việt Cộng cố thủ mạnh mẽ được như vậy là vì dân chúng vẫn tin rằng chẳng có gì khác giữa người Pháp mà họ gọi là thực dân và người Mỹ mà họ gọi là đế quốc." Ngoài ra.

Chương trình "Mỹ hóa" chiến tranh còn phạm phải ít nhất hai sai lầm quan trọng khác:

BM
Hoa Kỳ rút quân khỏi Nam Việt Nam năm 1975

"Vì quá tin tưởng ở sức mạnh của mình và coi thường khả năng của quân lực VNCH, Hoa Kỳ không trang bị cho họ vũ khí hiện đại. Quân Mỹ vào Nam Việt Nam từ tháng 3/1965 nhưng VNCH chỉ có súng Garrands từ Thế Chiến II. Mãi tới tháng 6/1968 sau Tết Mậu Thân, Hoa Kỳ mới cung cấp súng M-16 cho binh sĩ VNCH trong khi bộ đội cộng sản miền Bắc đã sử dụng AK-47 từ mấy năm trước. Hầu hết máy bay trực thăng rất cần thiết trong các cuộc hành quân đều do phi công Hoa Kỳ lái và chỉ chịu mệnh lệnh của cấp chỉ huy người Mỹ."

BM
  
Quân đội Hoa Kỳ chỉ quen với chiến tranh qui ước không thích hợp với những điều kiện chiến đấu chống du kích trong núi rừng nhiệt đới. Nhưng Hoa Kỳ vẫn tin rằng sẽ thắng bất cứ loại chiến tranh nào bằng cách sử dụng hỏa lực thật mạnh và thật nhiều.
...