Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2025
Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2025
Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2025
Thứ Năm, 9 tháng 1, 2025
VĨNH BIỆT CỐ TỔNG THỐNG JIMMY CARTER
Vĩnh Biệt Cố Tổng Thống Jimmy Carter

Nguyet Nguyen <nguyet_minhnguyen@yahoo.com>
Bài viết Tưởng niệm vị ân nhân vĩ đại của các thuyền nhân người Việt Tị Nãn Cộng Sản. Minh Nguyệt chia sẻ tâm tình đến mọi người. Xin một lời hiệp thông cầu nguyện Linh Hồn cố Tổng Thống Jimmy Carter sớm về yên nghỉ nơi nước Thiên Đàng. – NMN
Vĩnh Biệt Cố Tổng Thống Jimmy Carter
Vị Tổng Thống thứ 39 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ , James Earl Cater Jr, được gọi là Jimmy Carter, sinh ngày 1 tháng 10, 1924 tại Plains, Georgia, Hoa Kỳ. Tạ thế ngày 29 tháng 12 năm 2024 tại tư gia, tiểu bang Georgia. Hưởng thọ 100 tuổi
1. Cuộc Đời và Sự Nghiệp
Sanh trưởng trong một gia đình, cha của ông là Earl Carter, chủ một trang trại trồng cây đậu phọng; bà mẹ Lillian Gordy Carter là một y tá. Carter học tại Georgia Southwestern College , rồi vào Hoc Viện Hải Quân Hoa Kỳ tại Annapolis, Maryland, tốt nghiệp năm 1946. Sau khi tốt nghiệp Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ, ông được bổ nhiệm chức vụ kỹ sư điện làm việc trên Tiềm Thủy Đĩnh nguyên tử đầu tiên của Hải Quân Hoa Kỳ. Năm 1953, khi thân phụ qua đời, ông xin giải ngũ (cấp bậc Trung Úy Hải Quân), trở về Plains, quản lý trang trại đậu phộng của gia đình.

Sự nghiệp chính trị bắt đầu:
– Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Georgia, từ năm 1963-1967
– Thống Đốc tiểu bang Georgia từ 1971-1975
– Trở thành Tổng Thống thứ 39 của HK vào ngày 2/11/1976 qua một cuộc bầu cử căng thẳng giữa TT đương nhiệm Gerald Ford và ứng cử viên Jimmy Carter
Trong nhiệm kỳ Tổng Thống từ 1977 đến 1981, Carter đã đối mặt với nhiều vấn đề lớn lao, bao gồm khủng khoảng năng lượng, các vấn đề kinh tế trong nước., khủng khoảng con tin Iran.
Vào ngày 4/11/1979 , trên 5000 quân khủng bố Hồi giáo cực đoan cùng với nhóm sinh viên cực đoan người Iran chiếm tòa Đại Sứ Quán HK tại Tehran và bắt giữ 52 con tin, họ yêu cầu dẫn độ Shah Mohammad Reza Pahlavi, người đã bị truất phế đang được điều trị tại HK. Cuộc khủng khoảng kéo dài 444 ngày, mặc dù Tổng Thống Carter đã ra lệnh trừng phạt kinh tế Iran, cố gắng giải cứu con tin nhưng mọi nỗ lực của HK đều thất bại. Cuối cùng các con tin được thả ra 2 ngày trước khi TT Ronald Reagan nhậm chức. Cuộc khủng khoảng này đã ảnh hửơng rất lớn đến cuộc bầu cử năm 1980 và là một trong những lý do khiến Carter thất bại trước Reagan.
Tuy nhiên một thành quả đi vào lịch sử Hoa Kỳ, Tổng thống Jimmy Carter đã hòa giải bất hòa sâu đậm kéo dài cả trên 100 năm giữa Ai Cập và Do Thái, Tổng Thống Cater đã mời Tổng Thống Ai Cập Anwar Sadat và Thủ Tướng Do Thái Menachem Begin đến Camp David thuộc tiểu bang Maryland để hòa giải. Sau nhiều tuần đàm phán cùng với nỗ lực phi thường của Tổng Thống Carter, chính phủ hai bên đạt tới mục đích Hòa Bình trong danh dự, được ghi lại Camp David Accord.
Sau khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng Thống, trên 4 thập niên Jimmy Carter và Đệ Nhất Phu Nhân Rosalynn Smith tiếp tục cống hiến cho Cộng Đồng Quốc Tế một di sản vĩ đại trong lãnh vực đấu tranh Nhân Quyền và Dân Chủ cho các nước nhược tiểu, và nỗ lực tìm hòa bình cho những xung đột đẫm máu tại Phi Châu như tại Sudan, Phi Châu và chiến tranh tại vùng Balkans tại Đông Âu. Tổng Thống bành trướng hội Habitat for Humanity, đã thiết kế trên 4,000 căn nhà cho người nghèo tại Hoa Kỳ và tại Phi Châu.
Ông được nhóm tài phiệt mồi chài hưởng lợi, mỗi bản phúc trình trả cho ông cả triệu dollars nhưng ông từ chối. Ông được mời làm quan sát viên tại các cuộc bầu cử trên 100 quốc gia, điều đình tranh chấp quyền lợi tại các nước nhược tiểu, có khi đi đến những nơi vô cùng nguy hiểm cho tính mạng. Năm 2002, TT Jimmy Carter nhận được giải Nobel Hòa Bình.
2. Vị ân nhân vĩ đại của đồng bào Việt vượt biển cả
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, hàng trăm ngàn người Việt chạy trốn khỏi chế độ Cộng Sản . Năm 1979 báo Time lên tiếng đã ghi nhận có đến 300 ngàn người chết trên đường vượt biển, trên 400 người đến Hongkong, Macao bị cảnh sát kéo ra biển, gặp trân bão Hope chết không còn người nào….. Mặc dù dư luận nhân dân HK không muốn tiếp tục cưu mang , Tổng Thống Carter đã lên tiếng kêu gọi các tàu Mỹ dân sự cũng như quân sự đang có mặt trên đại dương phài cứu vớt các thuyền nhân.
Theo tin tức ghi nhận, và cả nhân chứng , vào ngày 19/7/1979, đáp ứng một cuộc biểu tình trước Tòa Bạch Ốc để vận động chính phủ Hoa Kỳ giúp thuyền nhân tị nạn do ca sĩ Joan Baez và Refugees International tổ chức. Tổng Thống Jimmy Carter đã ra hàng rào bắt tay đồng bào Việt Nam tị nạn, chào đón đám đông và thông báo ông đã ra lệnh Hạm Đội 7 cứu vớt những thuyền nhân..
Ngày 23 tháng 8, 1979 Tổng Thống Carter đã đưa ra lời kêu gọi đầy cảm xúc về thuyền nhân Đông Nam Á trong dịp nói chuyện với công chúng Hoa Kỳ: “ Hãy để tôi nhắc các bạn rằng Hoa Kỳ là đất nước của những người nhập cư. Chúng ta là đất nước của những người tị nạn hiện đang rời Đông Nam Á, từng là đồng minh của chúng ta trong cuộc chiến tranh Việt Nam gần đây. Họ đang rời khỏi một đất nước đã lấy đi các quyền căn bản của họ. Họ tin vào giá trị cá nhân, sáng kiến cá nhân và tự do cá nhân, Họ hòa hợp về triết lý sống với chúng ta hơn là chế độ Cộng Sản” Trích Washington Post “President makes appeal for Asian Boat People” ,August 23, 1979.
Tên tuổi của Tổng Thống Carter gắn liền với Đạo Luật Tị Nạn 1980 (Refugee Act of 1980) được Quốc Hội thông qua vào cuối năm 1979, Tổng Thống Carter ký ban
hành vào đầu năm 1980, đó là đạo luật Refugee Act 1980 (Public Law 96-212 Mars 17 , 1980). Đạo luật này cho phép Hoa Kỳ được tiếp tục nhận thêm 50,000 người tị nạn. Những chương trình tị nạn dành cho nười Việt như Orderly Departure Program (ODP) bao gồm HO, UII và VII. Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees (ROVR). Humanitarian Resettlement (HR) và Amerasian Homecoming (AH) đều dựa theo đạo luật này
Tang lễ của cố Tổng Thống Jimmy Cater sẽ diễn ra từ ngày 07/1/2025 đến ngày 09/1/2025 trình tự Quốc Táng. Ngày 7 thi hài cố Tổng Thống được di chuyển từ Atlanta đến Joint Base , Maryland, sau đó đoàn xe tang đi đến US Navy Memorial, DC để Hải Quân vinh danh cố Tổng Thống. Tai đây thi hài của cố TổngThống dược long trọng chuyển qua cỗ xe kéo pháo binh do 6 ngựa kéo đến điện U.S Capital Hill
Đưa quan tài vào chánh điện Rotunda cử hành lễ nhập niệm,chào đón các chính sách Hoa Kỳ đền phân ưu.
Chiều ngày hôm qua, ngày 07/1/2025, chúng tôi theo rõi tang lễ của vị cố Tổng Thống khả ái, đạo đức trên màn hình MSNBC, những bài phát biểu ca tụng, vinh danh danh dự của một vị Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã làm chúng tôi vô cùng xúc động, trong lúc này, chẳng lẽ thân phận của một người Việt di tản chính trị không dấy lên niềm tiếc thương cảm ta tri ân một vị Tổng Thống đáng kính ?
Cố Tổng Thống Jimmy Carter chỉ còn một ngày ở lại với chúng ta, người Việt tị nạn và nhân dân Hoa Kỳ. Ngày mai 09/1/2025, chính phủ Hoa Kỳ cử hành Quốc Táng đưa ông đưa về lòng đất mẹ Plains, Georgia, Ông đã để lại hậu thế một di sản lớn lao, một con tim biết nói, biết nghe mổi nhịp đập, để lại vòng tay rộng mở chan chứa tình người.
Xin mọi người Việt tị nạn trên đất nước Hoa Kỳ, chúng ta thắp một nén hương, cùng một niệm, thương tiếc và tri ân cố Tổng Thống Jimmy Carter, Chúng ta kính cẩn nghiêng mình trước ân tình vĩ đại, ông đã lắng nghe tiếng gọi của chúng ta.
Vô cùng xúc cảm,
Nguyễn Minh Nguyệt
California
Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2024
ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ SAIGON TRƯỚC 1975
Dù đã hơn 50 năm trôi qua, nhưng khi ký ức về những gánh hàng rong, về tiệm phá lấu, hủ tíu dạo, hay gánh mía ghim của tuổi thơ chợt ùa về, chắc hẳn trong lòng những người con Sài Gòn không tránh khỏi xao xuyến, nhớ thương.
Sài Gòn vốn được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Nơi đây có sự giao thoa, chắt lọc, tiếp thu của nhiều nền văn hóa từ Đông sang Tây, để rồi tích tụ thành một nét đặc trưng rất riêng của mình. Đi ngược thời gian về giai đoạn những năm trước 1975, nhìn vào nét văn hóa tuy nhỏ bé nhưng không kém phần quan trọng: văn hóa ẩm thực đường phố, ta như được thấy lại một phần cuộc sống rất thú vị của Sài Gòn năm xưa.
Hủ tíu, phá lấu
Hủ tíu vốn có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa. Từ năm 1778, ngay từ khi mới xuất hiện, hủ tíu đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong đời sống người Sài Gòn.
Hủ tíu được chế biến khá công phu. Món ăn này vừa có cái ngọt thanh của nước dùng, cái đậm vị của các thứ gia vị trộn lẫn và sự phong phú của nhiều nguyên liệu cùng hòa quyện. Có khá nhiều “phiên bản” khác nhau của hủ tíu, từ hủ tíu Nam Vang đến hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu Triều Châu.
Ngày nay, hầu hết hủ tíu đều được bày bán ở các nhà hàng, quán ăn lịch sự. Nhưng đâu đó trên đường phố, người ta vẫn thấy xuất hiện những chiếc xe nhỏ với mái che thân thuộc, mang theo hương vị hủ tíu gia truyền đi khắp các ngõ ngách Sài Gòn.
Nhiều người vẫn lưu giữ truyền thống của gia đình bằng cách sử dụng những chiếc xe đẩy có “tuổi đời” hơn 50 năm.
Phá lấu cũng là món ăn phổ biến ở đất Sài Thành. Trước 1975, những chiếc xe chở đầy phá lấu là ký ức thân thuộc của người Sài Gòn.
Phở Tàu Bay
Trong các quán phở nổi tiếng lâu đời nhất Sài Gòn, có một tên tuổi lừng danh là phở Tàu Bay. Đối với nhiều người Sài Gòn, đó không chỉ đơn giản là một quán phở mà là một phần của văn hóa ẩm thực nơi đây, gắn liền với rất nhiều giai thoại, kỷ niệm.
Có mặt ở Sài Gòn năm 1954, phở Tàu Bay mang đậm hương vị miền Bắc và nhanh chóng trở thành tiệm phở được yêu thích nhất nhì Sài Gòn.
Bát phở Tàu Bay ngày xưa đặc biệt bởi hương vị độc đáo, bát lại nhiều thịt, nhiều bánh và đặc biệt là không có rau. Thậm chí, những người sành ăn còn cho rằng “sẽ là sự hạ thấp phở Tàu Bay nếu cho rau vào”.
Ngày nay, phở Tàu Bay vẫn được nhiều người ưa thích. Nhiều người xa quê hương, khi về đến Sài Gòn nhất định phải ghé phở Tàu Bay để ăn hết một “tô xe lửa” - tô to đùng đặc biệt của tiệm phở danh tiếng này.
Hàng mía ghim
Nhắc đến Sài Gòn là nhắc đến một "thiên đường nhiệt đới", nơi có nắng vàng trải khắp các con đường, những cơn gió oi nồng và sắc màu rực rỡ từ những trái cây xứ nóng.
Xưa ka, hàng mía ghim là điểm hò hẹn của tất cả mọi người, không kể lứa tuổi, tầng lớp. Tuy bình dị, nhỏ bé nhưng hoa quả ghim đã trở thành một phần ký ức tuổi thơ của người Sài Gòn, và cho đến tận bây giờ, chúng vẫn chưa bao giờ bị coi là "lỗi thời".
Ngày nay, những hàng trái cây này thường đa dạng hơn với nhiều loại hoa quả: cóc, ổi, mía, đến cả xoài hay quả me chua ứa cả nước miếng đều được bán đầy rẫy trên khắp các con đường.
Xe bán mực nướng
Những hàng mực nướng thế này xuất hiện khá nhiều ở các bến tàu, bến cảng của Sài Gòn xưa. Mực nướng thường được bán cùng ruột vịt cán mỏng. Và chúng sẽ trở thành “bộ đôi hoàn hảo”, nếu có thêm sự song hành của… bia Con cọp.
Những gánh hàng rong
Đủ các loại đồ ăn được bán trên khắp thành phố. Qua những khung ảnh xưa, chúng ta có thể cảm nhận nhiều sắc thái văn hóa khác nhau tại Sài Gòn. Tất cả tạo nên một bản sắc thú vị của ẩm thực Sài Gòn mà không nơi nào có được
Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2024
NGƯỜI MẸ VIỆT VÀ ĐỨA CON LAI