Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2024

TỪ HIỆN TƯỢNG SƯ THÍCH MINH TUỆ: THẾ NÀO MỚI LÀ TU?

 

 BM

Sư Thích Minh Tuệ, người thực hiện cuộc đi bộ khất thực khắp Việt Nam, đang trở thành một hiện tượng thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận.


Hình ảnh sư Thích Minh Tuệ chân đất, trên người khoác một bộ y làm từ các mảnh vải vụn chắp vá, tay cắp lõi một chiếc nồi cơm điện, lang thang trên các nẻo đường để "tu học" khiến nhiều người xúc động, gọi ông là "bậc chân tu".


Nhận định về sư Thích Minh Tụê, sư Thích Đồng Long thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói rằng: "đây là một trường hợp hiếm có".


"Trong lịch sử, kể từ thời đức Phật hơn hai ngàn năm trăm năm trước đến nay, tôi nghĩ cũng có nhiều vị đã từng thực hành những hạnh như thế.


"Nhưng trong thời kỳ 4.0 này thì trường hợp của thầy Minh Tuệ là rất hiếm."


Trong nhiều video trên mạng xã hội, có thể thấy hàng trăm người dân đã đổ ra đường để được tận mắt chứng kiến "hiện tượng" sư Minh Tuệ.


Trong một video được quay tại TP Thanh Hóa mới đây, nhiều người dân đã tổ chức quét đường để chờ sư đi qua.


Một video khác quay cảnh hàng chục YouTuber, TikToker quây quanh sư Tuệ để quay phim, chụp ảnh nhất cử nhất động của ông.


Rất nhanh chóng, tiểu sử của sư Minh Tuệ cùng con đường tu học của ông tràn ngập trên mạng xã hội.


Theo các mô tả được phổ biến đến nay, sư Minh Tuệ từng là lớp trưởng thời phổ thông. Ông bắt đầu con đường tu hành từ năm 2015. Thoạt tiên ông tu tại gia, sau đó xuất gia. Đến năm 2018, ông rời chùa, khởi sự tu 13 hạnh đầu đà và bộ hành khất thực từ nam chí bắc.


Trong các video trên mạng xã hội, sư Minh Tuệ luôn xuất hiện với nụ cười hiền lành và dáng vẻ, cách nói chuyện khiêm nhường.


Ông nói ông không phải là sư, không tu ở bất cứ chùa nào, ông đi bộ để rèn luyện sức khỏe và làm theo lời Phật dạy.


“Con là người Việt Nam đi tập học theo lời Phật dạy, không nhận tiền bạc của ai dưới bất kỳ hình thức nào, họ cho ngày một bữa vào buổi sớm rồi thì con không nhận nữa.


"Con không phải là sư hay thầy gì cả, không thuộc giáo hội gì, không Nam tông hay Bắc tông…,” ông Thích Minh Tuệ nói trong một video do người dân ghi lại, đăng trên TikTok.


Khi có người hỏi tại sao ông không tu ở một chùa nhất định nào đó, ông Minh Tuệ trả lời: “Có người đang ở nhà yên lành thì bỏ nhà đi vào chùa. Có người vào chùa rồi thì lại bỏ chùa mà đi, không còn mê đắm gì nữa…"


Không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam


BM

Sự cuốn hút của sư Thích Minh Tuệ đã khiến các hội đoàn Phật giáo do nhà nước quản lý lên tiếng.


Ngày 16/5, thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã gửi công văn đến ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở các tỉnh, thành phố.


Công văn viết: “Trong những ngày vừa qua, trên mạng xã hội TikTok, Facebook, YouTube, Instagram, Twitter xuất hiện nhiều hình ảnh, clip về người đàn ông mang hình dáng nhà sư đi bộ hành dọc tuyến đường từ Khánh Hòa ra Hà Giang và ngược lại.


“Qua tìm hiểu xác minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định người đàn ông này không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.”


Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam cũng ra thông báo: “Ông Thích Minh Tuệ không phải là tu sĩ Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.”


Đây là hai phản ứng chính thức của một giáo hội Phật giáo do nhà nước quản lý và một cơ quan nhà nước phụ trách tôn giáo về trường hợp nhà sư Thích Minh Tuệ.


Công văn của thượng tọa Thích Đức Thiện đã vấp phải sự phê phán của nhiều người.


Một trong số những câu hỏi được đặt ra là: Liệu Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quyền và có tư cách để công nhận một ai đó là tu sĩ Phật giáo hay không?


Thế nào mới là tu?


Từ Sài Gòn, tu sĩ Thích Đồng Long, một thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và không được nhà nước Việt Nam công nhận, chia sẻ: "Quan niệm không theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì không phải tu là một cách nhìn rất sai lầm, thể hiện sự thiếu tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.


"Vì người tu thật sự thì không nhất thiết phải theo một tổ chức nào cho dù tổ chức đó có chính danh hay không."


"Thời Đức Phật hoàn toàn không có giáo hội nào cả. Chỉ có tinh thần chánh pháp và những lời dạy của Phật.


"Bất cứ người nào hành trì theo những lời Phật dạy thì đều là người tu thật.”


"Còn nếu người đó có tham gia bất kỳ một tổ chức nào, hay là với vai trò gì, nhưng đi ngược lại lời Phật thì đó là người giả tu, người không tu hành chân chính."


Việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành văn bản nói trên, sư Thích Đồng Long nhận định rằng "có phần không thiện cảm và hơi ác ý đối với vị sư Minh Tuệ".


Theo sư Thích Đồng Long, sư Minh Tuệ chỉ đang tự tu học chứ hoàn toàn không xâm phạm đến những lợi ích của giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng không tự đề cao mình, không tư lợi gì.


"Giáo hội Phật giáo Việt Nam không biết vì những cái lý do gì mà lại có công văn như vậy," sư Thích Đồng Long.


Phật giáo Việt Nam đang ở đâu?


Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, chính phủ Việt Nam đã cho thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là tổ chức Phật giáo duy nhất được coi là đại diện hợp pháp cho Phật giáo tại Việt Nam, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.


Tổ chức này hiện có gần 5 triệu thành viên Phật tử, theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ.


Nhiều nhà sư thuộc tổ chức này có "chân" trong chính quyền Việt Nam, là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Chẳng hạn, sư Thích Quảng Phục ở chùa Long Khánh (Phú Yên) được mô tả là người có "47 tuổi đời, 25 tuổi đạo" và là "một đảng viên gương mẫu".


Sư Quảng Phục được báo chí của chính quyền Việt Nam ca ngợi là đã "nỗ lực tích cực tuyên truyền phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước đến các tín đồ, góp phần đấu tranh ngăn chặn những âm mưu diễn biến hòa bình, lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xuyên tạc, kích động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc", theo báo Công an Nhân dân vào tháng 2/2024.


BM

Báo chí cũng nhiều lần đưa tin các nhà sư được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, tích cực trong hoạt động tuyên truyền đường lối của Đảng, chẳng hạn trường hợp hòa thượng Thạch Huôn 64 tuổi vào năm 2009. Hòa thượng Thích Thanh Sam khi viên tịch vào năm 2018 được chứng nhận có "50 năm tuổi đảng".


Phật Giáo "chính thống", tức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong những năm qua, kể từ sau thống nhất đất nước năm 1975, đã phát triển mạnh về hình thức và quy mô.


Chùa chiền đồ sộ được xây dựng tại nhiều tỉnh thành. Nhiều chùa có doanh thu khổng lồ, như chùa Ba Vàng của sư Thích Trúc Thái Minh thu tới 4,1 tỷ đồng/tháng tiền công đức.


Với sự phát triển của mạng xã hội, nhiều chùa và sư có các kênh truyền thông riêng, quảng bá hình ảnh rất chuyên nghiệp.


Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng Phật giáo Việt Nam đang khủng hoảng, thậm chí suy thoái.


Trong một bài viết trên Thư viện Hoa sen tháng 4/2022, TS Nguyễn Hữu Liêm viết:

"Tăng sĩ thì rất đông, chùa chiền lớn và nhiều, nhưng đời sống tinh thần theo giáo lý thì nông cạn và thoái hóa.


"Đối với thể loại Ngã thức của đại đa số dân tộc Việt Nam rất non yếu ngày nay thì dòng đạo lý ngoại thân - tức là sự cứu độ đến từ bên ngoài - như Thiên Chúa giáo với hệ Công giáo, Hồi giáo, hay Phật Giáo Tịnh độ tông, sẽ thích hợp và đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và giúp họ trưởng thành hơn.


"Khi Ngã thức còn non nớt, thiếu bản lãnh nội tại, thì cá nhân không thể là ngọn đuốc để có thể thắp sáng chính mình..."


TS Nguyễn Hữu Liêm nhận định: "Hiện trạng mở cửa tu hành quá rộng, quá dễ, để cho hầu như bất cứ ai cũng có thể trở nên tăng sĩ Phật giáo, là cả một thảm họa."


Một số nhà nghiên cứu tôn giáo cho rằng thời hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam là từ trước 1975, khi Phật giáo luôn có một tầm ảnh hưởng chính trị nhất định.


Tác giả Nguyễn Khoa cho rằng "Sự hồi phục của Phật giáo Việt Nam chấm dứt với chiến thắng của những người cộng sản vào ngày 30/4/1975", theo một bài viết của ông trên Việt Studies vào tháng 8/2022


"Thiền sư Trí Quang bị giam lỏng, các vị Huyền Quang, Quảng Độ bị vào tù ra khám, nặng nề nhất là thiền sư Tuệ Sỹ suýt bị chế độ cộng sản xử tử hình..," ông nêu ví dụ.


"Với quan điểm tự nhận mình là vô thần, và mô hình toàn trị, những người cộng sản không bao giờ muốn những loại triết học, tư tưởng, tâm linh,… ngoài cộng sản, cùng tồn tại với mình."


Đứng bên ngoài giáo hội chính thống


BM

Là thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất - một tổ chức tôn giáo thành lập năm 1964 và được chính phủ Việt Nam Cộng hòa công nhận nhưng không được nhà nước Việt Nam hiện nay công nhận - sư Thích Đồng Long chia sẻ rằng: Tổ chức của ông gặp rất nhiều rắc rối với chính quyền.


Ông nói: "Thực ra thì chính sách tôn giáo của Việt Nam rất là khắt khe và độc tài."


"Đối với những người, những tổ chức, những cá nhân không sinh hoạt với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chẳng hạn như giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất của chúng tôi đây, thì sau năm 1975, bị đàn áp, bị kiềm tỏa hay bị khống chế cô lập cho đến bây giờ."


"Chúng tôi sinh hoạt với một hoàn cảnh rất khó khăn."


"Những tổ chức tôn giáo độc lập khác cũng đồng với số phận như vậy."


"Ví dụ như họ không cho chúng tôi tổ chức các buổi lễ để tu học. Nếu chúng tôi tổ chức thì họ đến đàn áp, gây rối. Hoặc họ vận động các quần chúng Phật tử để tạo sự chia rẽ, ác cảm đối với những nhà chùa hoặc với những cá nhân, tổ chức không theo giáo Hội Phật giáo Việt Nam. Họ nói đây là giả tu, là chống đối chính quyền, v.v.. Họ quy chụp rất nhiều những cái vô căn cứ."


"Họ cô lập để cho quần chúng Phật tử không đến sinh hoạt, tu học tại các chùa độc lập, không thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam, để cho các chùa bị khó khăn không thể sinh hoạt được."


"Họ cũng vận động, tuyên truyền, lôi kéo để mong sao các chùa có thể đăng ký gia nhập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, để họ quốc doanh hóa Phật giáo."


Các vụ việc thành viên các tổ chức tôn giáo độc lập bị chính quyền gây khó dễ, thập chí bắt bớ.


Chẳng hạn các thành viên Đạo Tràng Út Trung (thuộc Phật giáo Hòa Hảo) từng bị bắt và bị tù nhiều năm.


Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức, ông Martin Patzelt, nay đã nghỉ hưu, từng bảo trợ và giúp đỡ trường hợp của cha con ông Bùi Văn Trung của Đạo Tràng Út Trung khi cả hai còn ngồi tù, nói rằng "có một sự sợ hãi lớn của những nhà cầm quyền độc tài đối với những người có suy nghĩ khác biệt, trong trường hợp này là những người theo đạo Phật".


"Tất cả những người không tuân theo học thuyết của nhà nước cộng sản dường như bị xem là một mối đe dọa đối với những người cầm quyền," ông Martin Patzelt nói.


Một nhà sư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam – một người từng đăng video trên YouTube chia sẻ suy nghĩ của ông về hiện tượng sư Thích Minh Tuệ - để hỏi ý kiến của ông về tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay.


Tuy nhiên vị sư này từ chối trả lời với lý do ông không muốn gây căng thẳng trong nội bộ giáo hội – nơi vừa có văn bản về ông Tuệ.


13 hạnh đầu đà là gì?


BM

Trong hàng đệ tử Phật, tôn giả Đại Ca Diếp đã trọn đời giữ hạnh đầu đà.


Theo tài liệu đạo Phật, pháp hạnh đầu đà là một trong những phương pháp tu khổ hạnh để tôi luyện thân tâm, trừ bỏ phiền não, với 13 hạnh đầu đà bao gồm:


·       Hnh mc y phn to: nghĩa là vi may y nh l đường, nghĩđa, đng rác...

·       Hnh ba y: nghĩa là s dng nhng miếng vi chp vá li thành y. Ch dùng ba y không nhn thêm y th tư.

·       Hnh kht thc: nghĩa là dùng thăn bng cách đi xin. Xin ngày nào ăn ngàđó không đ dành.

·       Hnh kht thc tng nhà: nghĩa là đi kht thc theo th t, không phân bit giàu nghèo.

·       Hnh nht ta thc: nghĩa là ngăn ch mt ln, khi đã đng lên ri thì không ngi xung ăn li. Hoc không ăn nhiu ln trong ngày.

·       Hnh ăn bng bát: Ch ăn nhng thăn xin được trong bình bát, không nhn bát th hai.

·       Hnh không đ dành đ ăn: không nhn đ ăn sau khi đã ăn xong.

·       Hnh  rng: nghĩa là ch  rng không  làng xóm.

·       Hnh sng bên gc cây: nghĩa là ch  gc cây, không sng  nhà.

·       Hnh  gia tri: nghĩa là ch  ngoài tri không sng trong nhà, dưới tán cây.

·       Hnh  nghĩđa: nghĩa là ch sng  nghĩđa.

·       Hnh ngh ch nào cũng được.

·       Hnh ngi không nm: nghĩa là ch ngi không nm, khi ng cũng trong tư thế ngi.

  

 

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

TU LÀ CỘI PHÚC- TÌNH LÀ DÂY OAN

 

 BM

Mới đây có một nữ độc giả Vũ Thị Ngân Hà gọi điện thoại cho tôi biết là chị đã đọc nhiều những câu chuyện Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng của tôi viết trên những tờ báo Việt Nam ở Hoa Kỳ và ở Canada trong nhiều năm qua, như tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong, Tự Do, Ngày Mai, Thế Giới Ngày Nay, Việt Nam Thời Báo, Việt Báo, Người Việt Illinois, BaoMai v.v... và chị cũng thường xuyên theo dõi các buổi thuyết trình trực tiếp về pháp luật Hoa Kỳ Thực Dụng do tôi đã nói chuyện trên các đài truyền hình Việt Nam tại Dallas Texas, Orange County California, Houston Texas trong những ngày vừa qua và đặc biệt nhất để tài nói về "Nghiện Ngập Xì Ke Ma Túy" do cô Phiến Đan trực tiếp phỏng vấn tôi trên Đài Truyền Hình Little Saigon TV tại Orange County cách đây gần 2 tháng.


Nữ độc giả Ngân Hà nhận xét đề tài này rất thực tế và thật hữu ích cho Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Hoa Kỳ cần phải nên biết và chị cho đây là một đề tài nóng bỏng nhất (Hottest Topic) và mới đây chị lại có dịp đọc đề tài "Nước Mắt Làm Ướt Áo Thầy Tu" do nhạc sĩ Phạm Vĩnh sơn gửi tới chị mà có nhiều tờ báo đã cho đăng những năm trước kia; nhưng chị chưa có dịp đọc và chị thấy nội dung của câu chuyện này cũng có nội dung tương tự như câu chuyện tình cảm riêng tư của chị, nên chị xin gửi đến tôi câu chuyện này để tôi tùy nghi phổ biến trên báo chí cho đồng bào chúng ta cùng nhau đọc làm bài học kinh nghiệm sống ở đời. 


Để tiếp theo cho câu chuyện của vị nữ độc giả này vừa kể trên, mà chị đã nhắc cho tôi biết là nhiều năm qua, chị thường theo dõi đọc những bài pháp luật Hoa Kỳ thực dụng do tôi viết được đăng trên các báo chí đã nêu tên ở phần trên đây. Do đó, ngày hôm nay chị mới được biết số điện thoại của tôi qua nhạc sĩ Phạm Vĩnh Sơn cho nghe 2 bản nhạc:


Một Đời Phục Vụ và bài Tình Yêu do ông sáng tác tặng riêng Thầy PT. Nguyễn Mạnh San. Vậy trước tiên là chị xin được mạn phép trực tiếp nói chuyện riêng với tôi, dưới hình thức như muốn được xưng tội với tôi, mặc dầu chị biết rõ tôi không phải là một Linh Mục có quyền giải tội để thay mặt Chúa tha tội cho giáo dân xưng tội. Nhưng chị mong được tâm sự nỗi lòng của chị cho tôi nghe, hầu mong tôi hãy viết lại câu chuyện tình cảm riêng tư này mà chị có mặc cảm lỗi phạm trước mặt Chúa, là thiếu gì người khác để lấy làm chồng mà lại vô tình dụ dỗ vị Linh Mục là Mục Tử của Chúa hãy bỏ lời thề hứa trung thành với Ngài đời đời, để theo chân chị về làm chồng chị. Nhưng cuối cùng chị phải cảm tạ ơn Chúa là ý định của chị không thành tựu như 2 nhân vật chính trong câu chuyện "Nước Mắt Làm Ướt Áo Thầy Tu.


BM

Chồng chị Ngân Hà đã vĩnh biệt chị trên cõi đời này cách đây hơn 10 năm, để một mình chị phải nuôi dưỡng con gái chị lúc chưa đầy 1 tuổi và cho đến nay con gái của chị đã được 8 tuổi, trong khi chị còn trẻ tuổi, thuộc hạng gái một con trông mòn con mắt. Từ ngày chồng chị qua đời đến nay, trong lòng chị lúc nào cũng mong ước sẽ sống độc thân suốt đời để nuôi đứa con gái cho đến khi con khôn lớn trưởng thành lập gia đình và rồi sau đó chị sẽ xin đi tu muộn vào một Nhà Dòng Nữ Tu khấn trọn đời với Chúa.


Nhưng than ơi! bất chợt tình yêu đưa đẩy tới chị không ai có thể ngờ được, chẳng khác nào như một bông hoa cần tưới nước cho tươi tốt, cho dù chị vẫn biết yêu là chết ở trong lòng một ít nhưng có mấy khi đã được yêu.


Thế rồi trong một dịp tình cờ đầu tiên chị gặp một Linh Mục VN ở tuổi trung niên sang du học tại Hoa Kỳ. Chắc hẳn như chúng ta ai cũng đều biết rõ đi tu ở VN trước năm 1975, là do Cha Mẹ gửi con cái còn nhỏ tuổi vào trong tu viện để được tiếp tục ăn học, để có trình độ học vấn cao trong tương lai và sẽ được người đời trọng dụng kính nể và biết đâu có thể trở thành những Linh Mục tốt lành trong Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.


BM

Do đó chị Ngân Hà đã tình cờ gặp gỡ một vị Linh Mục tính tình hiền hòa, nho phong dễ mến và chị đã yêu thầm kín vị Linh Mục một cách say đắm, rồi trong những đêm trăng thanh gió mát, chỉ có hai người ngồi bên nhau thôi, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, chị Ngân Hà hoàn toàn không thể làm chủ lòng mình được, ngọn lửa tình yêu lòng bốc cháy trong lòng cô góa phụ. Kết cuộc chị đã hăng say tìm cách thuyết phục vị Linh Mục này là hãy cởi chiếc áo chùng thâm ra, để bằng lòng sánh đôi với nhau thành cặp vợ chồng.


Nhưng khổ một nỗi câu nói quá chí lý "Tu là cõi phúc tình là dây oan" đang còn vang dội trong hai tai chị và đồng thời bên Cha Mẹ của Linh Mục một mực quyết liệt phản đối, ngăn cản không bằng lòng cho con mình từ bỏ chức Linh Mục để lấy, nên chị làm vợ và cuối cùng vị Linh Mục đều vâng lời Cha Mẹ dạy bảo để sẵn lòng chia tay với chị, hầu chấm dứt mối tình không thích hợp này để hai người quay trở về mái nhà xưa, không có gì phải luyến tiếc hết, một bên trở về với Chúa, còn một bên trở về với đứa con gái yêu dấu, là do kết quả của mối tình đầu thơ mộng thắm thiết với người chồng quá cố mà đã có với nhau một cô con gái đầu lòng xinh đẹp, đến nay cháu đã 8 tuổi để sống mãi trong trái tim chị và sẽ không bao giờ nhạt phai. Tới lúc này chị Ngân Hà mới hiểu thấu tình yêu chân thật giữa Cha Mẹ, vợ chồng, con cái, anh em với nhau thật đáng quý vô cùng, cho dù có tiền rừng bạc biển đến đâu cũng không bao giờ có thể mua được tình yêu cao quý này.

BM

Ngay sau khi vừa chấm dứt nói chuyện trong điện thoại với chị Ngân Hà, thì người con trai cả trong câu chuyện "Nước Mắt Làm Ướt Áo Thầy Tu" điện thoại báo cho tôi biết là ông Bố Dượng của cháu, trước kia từng là vị Linh Mục lấy Mẹ cháu làm vợ và ít lâu sau khi Mẹ cháu qua đời, ông đã trở thành vị Mục Sư truyền đạo cho Giáo Phái Tin Lành tại Phi Châu. Còn chị Ngân Hà cũng cho tôi biết đứa con gái của chị đã được một gia đình bác sĩ y khoa Hoa Kỳ giàu có, đã ký giấy tờ chính thức với chính quyền sở tại chấp nhận con gái của chị làm con nuôi, đã đem cháu về nhà sống chung trong gia đình của họ và chỉ còn 1 tháng nữa chị Ngân Hà sẽ được đón tiếp vào tu trong một Dòng Nữ Tu Hoa Kỳ tại tiểu bang Kentucky. Thế là mọi sự tốt lành do Chúa an bài theo đúng như câu nói của người đời: Tu là cõi phúc tình là giây oan.




PT. Nguyễn Mạnh San