Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Chuyện kỳ thị

 



Hàng ngàn người tham gia biểu tình Black Lives Matter trong khu phố thương mại Shibuya ở thủ đô Đông Kinh, Nhật Bản ngày 14 tháng 6, 2020, kêu gọi công lý trong vụ ông George Floyd bị cảnh sát gây thiệt mạng tại Hoa Kỳ. (Getty Images)


Bài TỪ THỨC
(Viết từ Paris, Pháp)

Chuyện xảy ra khi tôi còn trẻ, nghĩa là chuyện cổ tích.

Chạy xe trên xa lộ Paris-Caen. Một chiếc xe từ đằng sau, vượt ẩu, khi mình đã chạy vận tốc tối đa. Rồi ngoằn ngoèo trước mặt, như rắn say rượu. Bực mình, tôi cằn nhằn, “Cái thằng đen này, chơi trò gì vậy?”
Hai đứa con gái ngồi đằng sau. Cô lớn, 12, 13 tuổi gì đó, phản kháng, “Mais ca na rien à voir avec sa couleur de peau!” (Chuyện đó không liên hệ gì tới mầu da của anh ta!)

Con nít sống ở ngoại quốc, khi cần nói cái gì nhanh, hơi phức tạp, đều dùng tiếng địa phương. Câu đối đáp tiếp theo bằng tiếng Pháp, cho lẹ.

Bác tài hơi ngượng, chợt nhớ ở Âu Châu, con nít được dạy từ nhỏ, kỳ thị chủng tộc là một điều cấm kỵ, một thói xấu. Người ta nhìn nhận dễ dàng những tính xấu, trừ thói kỳ thị.

Thay vì nhận lỗi, nhưng một ông bố An Nam không thể xin lỗi, bèn chống chế, “Đùa một chút, không được à?”
Con nhỏ nghiêm trang như một bà cụ, “Có những chuyện không đùa được!”

Ông bố thấm đòn, cô ái nữ thứ hai bồi thêm, “Et cest même pas drôle.” (Và câu đùa cũng chẳng có gì vui).
Nhờ con cái dạy bảo, từ đó ông bố An Nam bớt kỳ thị, bớt ngạo nghễ, và bớt nguỵ biện đôi chút.

Bất đồng văn hóa

Nhớ chuyện cũ, tôi nói với vài người bạn đồng hương: Người ta có quyền phản đối chuyện cảnh sát đè cổ George Floyd tới chết, bởi vì “Lives matter,” cũng như các bạn có quyền phản đối, đả kích những kẻ lợi dụng cơ hội để đập phá, ăn cướp.

Cả hai đều là những chuyện xấu.

Một bên làm mất thanh danh của cảnh sát, một bên làm mất thanh danh của những người biểu tình ôn hoà. Và đe doạ tính mạng, tài sản của người khác.

Ăn cướp là ăn cướp, không thể nhân danh cái gì để bào chữa cho hành động đốt phá, trộm cướp. Càng không thể chấp nhận được, khi những người biểu tình giật đổ tượng đài, muốn viết lại lịch sử.

Nhưng coi chừng.

Lên án bạo hành, bất lương là một chuyện, gọi người khác là “mọi, là bọn đen, nhọ, khỉ,” kèm theo đủ mọi tính từ tục tĩu, khinh miệt, đầy dẫy trên mạng xã hội, là chuyện khác.

Thứ nhất: không ai chịu trách nhiệm về chuyện mình sinh ra đen hay đỏ.

Thứ hai: chúng ta hơn ai để khinh miệt? Người da đen ít nhất cũng đứng hàng đầu về nhạc, thể thao, và… chuyện tranh đấu cho quyền của họ. Nếu người Việt cũng quyết liệt tranh đấu cho quyền làm người của mình, Cộng Sản đã sụp từ lâu rồi.

Thứ ba: đó là kỳ thị chủng tộc, bị luật pháp nơi bạn đang sống nghiêm trị.

Thứ tư: thái độ, ngôn ngữ đó sẽ gây xung đột trong chính gia đình bạn.

Bởi vì trẻ em hay những người trẻ tuổi sinh ra, lớn lên ở nước ngoài, được dạy dỗ để gột rửa óc kỳ thị chủng tộc, đối với thế giới, và con cháu chúng ta, là cái xấu nhất trong những cái xấu.

Ở trường học, họ sống chung, bình đẳng, thân thiện với bạn bè đủ mọi mầu da. Họ sẽ ngỡ ngàng thấy cha mẹ có những ngôn ngữ như vậy, đối với chúng ta không có gì nghiêm trọng.

Thái độ kỳ thị của bạn sẽ làm cho không khí gia đình căng thẳng hơn, cái hố giữa các thế hệ Việt Nam sâu hơn.

Đừng ngạc nhiên khi thấy con cháu không muốn trao đổi gì với chúng ta nữa. Không phải chỉ vì ngôn ngữ bất đồng. Tệ hơn: văn hóa bất đồng.

Cuối cùng, nạn nhân đầu tiên chính là bạn.

Bình an

Với những người làm báo Đảng trong nước, hồ hởi vì Mỹ có biểu tình bạo động, hỗn loạn, khác với xứ “bình an” là VN, Tàu, Bắc Hàn, tôi nhắc lại câu của Churchill: Chế độ dân chủ là chế độ tồi nhất, nếu không kể những chế độ khác (Democracy is the worst form of government, exept for all the others).

Biểu tình hỗn loạn là một trong những yếu điểm của các nước dân chủ. Rất khó có giải pháp, bởi vì tại các nước dân chủ, người ta không thể dàn quân, bắn bỏ người biểu tình như tại những xứ độc tài. Nhưng biểu tình là một hình thức diễn tả tự do tư tưởng. Dân có quyền cho mọi người biết mình nghĩ gì.

Tôi sống ở Pháp, nơi không ngày nào không có biểu tình, đôi khi vì những lý do vớ vẩn. Bực mình thiệt, nhưng giữa một nước biểu tình suốt ngày, và một xứ “bình an,” “tụ tập đông người” là một cái tội, mở miệng là đi tù, việc lựa chọn không khó khăn. Tôi ghê sợ, vắt giò lên cổ, chạy thoát khỏi xứ bình an, dù là quê hương yêu dấu.

(Tháng Sáu 2020, đăng trên Từ Thức Facebook)

*

Chống lại chuyện bạo hành trong những cuộc biểu tình ở Mỹ, phản đối việc phá đổ tượng đài với dụng tâm, vừa ngu dốt vừa tai hại, nhằm viết lại lịch sử, là những thái độ chính đáng, nhưng từ đó miệt thị, chửi bới người khác mầu da, là chuyện không thể chấp nhận được.

Có những câu chửi bới căm thù, chỉ thấy trên mạng xã hội VN.

Ngay cả những sites của Ku Klux Klan, của các nhóm cực hữu, phát xít Tây Phương cũng không dám làm, tìm cách gói tính cách kỳ thị dưới hình thức bóng gió, bởi vì sợ rơi vào lưới pháp luật.

Rất nhiều người Việt sống ở ngoại quốc, nhưng không biết rằng, từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, sau những hậu quả kinh hoàng của phát xít Đức, kỳ thị chủng tộc là một tội nặng, tại những nước văn minh, quy định bởi pháp luật, nếu không ghi trong hiến pháp.

Trước tòa án, không luật sư nào bào chữa nổi chuyện mạ lỵ người khác chỉ vì mầu da.

Người nước ngoài, bất cứ mầu da gì, nếu đọc được tiếng Việt, sẽ ngỡ ngàng khám phá tư duy của một số người Việt, không ngần ngại phơi óc kỳ thị trên giấy trắng mực đen.

Kể cũng lạ, đối với một dân tộc, vì tai nạn lịch sử, phải lang thang sống phiêu bạt bên cạnh mọi sắc tộc, trên khắp thế giới.

Đáng lẽ kinh nghiệm đó phải khiến người ta bao dung hơn. Chưa nói tới ngôn ngữ vô trách nhiệm của một số người có thể gây tai hoạ cho người đồng hương, trong một thế giới của bạo lực.

(Ngày 29 tháng 6, 2020)

Anh nông dân bắt rắn hổ chúa và chuyện chênh lệch địa tô, phân hóa giàu nghèo…

 



Tuy thoát chết, anh Tâm đã trong tình trạng hôn mê tại Bệnh Viện Chợ Rẫy, vì các bộ phận trong cơ thể bị nhiễm chất độc từ con rắn.


Bài ĐOÀN KIÊN GIANG

Chuyện một anh nông dân tên Phan Văn Tâm, 36 tuổi, quê ở Tây Ninh bắt con rắn hổ khổng lồ, bị rắn cắn rồi được đem vào bệnh viện cấp cứu với con rắn quấn chặt cổ tay là một câu chuyện buồn, rất buồn. Và nó đang gây những ý kiến tranh cãi lớn, không dứt.

LUỒNG Ý KIẾN 1: Đây là kiểu tin “xe cán chó” kể lại một tai nạn trong cuộc sống của anh nông dân nghèo. Thấy rắn rồi bắt, rồi bị rắn cắn.

Dân chúng lập tức đổ lỗi cho anh Tâm, rằng ai mượn bắt rắn rồi nó cắn cho; đừng vịn vào cái nghèo rồi tận diệt muông thú, nhất là thú quý hiếm;…

Dân chúng cho rằng anh Tâm này dốt nát, tham, làm bậy.

LUỒNG Ý KIẾN THỨ 2: Anh Tâm quá nghèo đi, quá bạc phước đi, nên thấy rắn to là vội bắt để bán có tiền trang trải ăn uống, thuốc men, học hành cho con.

Dân chúng thấy anh Tâm bạc phận, thương lắm, và cố gắng quyên góp giúp đỡ anh này, dù là đang mùa dịch tứ bề khốn khó.

LUỒNG Ý KIẾN THỨ 3: Tai nạn của anh nông dân với con rắn siêu to siêu khổng lồ trên tay là sự kiện “hút views,” và báo chí trở thành “kền kền.”

Nhưng báo chí kền kền làm gì, định hướng thông tin cái gì, ngoài khả năng nhắc nhớ trắc ẩn trong mỗi người đọc (ông bố được cho là liều mình bắt rắn đóng học phí cho con)?

Tiếp đó, việc báo chí hăng hái đu theo vụ việc “đau thương và nhuốm màu tình phụ tử” bị cho là dẫn tới hai hệ lụy: Biến người nông dân thành kẻ nói láo; Tạo ra lòng thương sai lệch của xã hội cho một hành vi sai trái của người nông dân nghèo.

Nhưng, hàng loạt các câu hỏi: Sao anh Tâm này liều thế? Sao anh nghèo thế? Sao anh dại thế? hay Sao anh dốt thế?… lại chưa được đặt để, thậm chí là bị lảng tránh?

Căn nguyên của cái nghèo, cái dốt, cái liều lĩnh, thậm chí bất chấp để sinh tồn là do giáo dục và luật pháp.

Anh Tâm và những người bị ví von là “ở tầng đáy xã hội” không có điều kiện học kiến thức chuyên môn, cũng không được dạy về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo tồn các loài trong sách đỏ… Thậm chí không chỉ thường dân, mà nhiều doanh nhân, quan chức cũng không được dạy đúng điều này, rất mê món động vật quý hiếm.

Ấy là do giáo dục. Nền giáo dục chưa nhân bản, khai phóng, nặng về học để thi, để lấy bằng cấp, để làm ông nọ bà kia,… sẽ tạo ra những người dốt mà ác tới đáng thương.

Sao anh Tâm lại nghèo, và người nghèo, người bị đội cái mũ “ký sinh” sao lại đông thế?

Thưa, là do đất nước còn nghèo, chiến tranh liên miên, thoát khỏi nền kinh tế kế hoạch chưa lâu, thành quả đổi mới vừa gặt hái thì gặp hàng loạt cú đấm thép tỉ đô (dầu khí, gang thép, đóng tàu,…) thay nhau táng thẳng vào mặt nhân dân. Bên cạnh đó là tham ô, tham nhũng kinh khiếp.

Thêm nữa, cuộc đô thị hóa và sự chênh lệch địa tô cũng gây phân hóa giàu nghèo thần tốc. Tài phiệt, doanh nghiệp thân hữu lấy được đất với giá như rau, bán ra như vàng. Không ít người dân bơ vơ giữa đời với vài đồng bồi thường hỗ trợ bèo bọt. Tư liệu sản xuất mất dần, làm công nhân trông vào tăng ca, gánh áo cơm sữa tã kéo ghì thân phận họ xuống sát đất…

Giáo dục và kinh tế như vậy, bảo sao không lắm người nghèo, người dốt, phải vật lộn mưu sinh, đè lên nhau, bất chấp đạo đức, pháp luật để tồn tại, làm giàu?

Vậy nên, xin đừng trách anh nông dân bạc phước bắt rắn. Cũng đừng trách cộng đồng đa cảm xót xa, hay truyền thông lao vào những thông tin bề nổi…

Cải cách giáo dục vẫn đang diễn ra trong ngành giáo dục, trong mỗi gia đình. Nhiều đứa trẻ được dạy thành người chứ đừng vội mơ thành ông nọ bà kia. Cải cách thể chế mà bắt đầu là cải cách thể chế kinh tế, hướng tới nền kinh tế tri thức cũng đã bắt đầu, vơi không ít điểm sáng, dù đường còn tít tắp.

Lúc này, đồng bào đâu có ngại ngần gì mà không dang tay ôm lấy nhà anh Tâm bắt rắn. Họ có thể biết/hoặc không biết/không để tâm chuyện còn vô vàn anh Tâm nữa ngoài đời kia đang chới với. Họ cũng ít học, đói nghèo, bệnh hoạn, và có thể sẽ trôi tuột vào hố sâu tuyệt vọng, không ai biết, không ai ứng cứu, xót xa.
Lại nhớ câu Kiều của cụ Nguyễn Du: “Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh.”

Hãng tin AP kiểm chứng cáo buộc sai của bà Michelle Obama về chính quyền TT Trump

 


image

Hãng tin AP đã kiểm chứng bài phát biểu tại Hội nghị Quốc gia Đảng Dân chủ của cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama, sau khi bà tuyên bố Tổng thống Donald Trump đang giữ trẻ em trong những chiếc “lồng” dọc biên giới Hoa Kỳ-Mexico, trong nỗ lực chỉ trích chính sách nhập cư của vị đương kim Tổng thống Hoa Kỳ.

 

Báo AP cho biết, trong quá trình kiểm chứng rằng cựu đệ nhất phu nhân “đã tấn công Tổng thống Donald Trump hôm thứ Hai (17/8) vì đã chia tách trẻ em nhập cư khỏi cha mẹ chúng và nhốt chúng vào lồng. Đây là một luận điểm thường xuyên bị bóp méo mà các đảng viên Dân chủ truyền ra rộng rãi”.

 

Tuyên bố kiểm chứng của AP nhận định: “Bà ấy nói đúng về chính sách của ông Trump, vốn không còn được thực hiện  tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico nữa; [chính sách này] đã chia cắt hàng nghìn trẻ em khỏi gia đình của chúng theo những cách chưa từng được thực hiện trước đây.

 

Nhưng những gì bà ấy không nói là, chính những chiếc ‘lồng’ này đã được xây dựng và sử dụng bởi chính quyền của chồng bà ấy (tức cựu Tổng thống Barack Obama), với cùng một mục đích là tạm thời giam giữ những đứa trẻ nhập cư”.


image

image

image

  

AP nói thêm rằng cách dùng từ “lồng” của bà Obama là một từ dễ “gây hiểu lầm” mà các chính trị gia đảng Dân chủ thường đề cập đến.

 

“Ông Trump đã sử dụng các cơ sở được xây dựng dưới thời chính quyền của bộ đôi Obama-Biden để làm nơi ở cho trẻ em ở biên giới. Đó là những vòng vây liên kết dây chuyền bên trong các cơ sở biên giới nơi người di cư tạm trú, được phân biệt theo giới tính và tuổi tác ”, người kiểm chứng của AP cho biết.

 

Bản tuyên bố lưu ý rằng, các quan chức đảng Dân chủ đã tung những bức ảnh trẻ em trong các trung tâm chăm sóc lên mạng hòng chỉ trích ông Trump, nhưng thực sự chúng được chụp vào năm 2014, vốn là năm ông Obama vẫn còn tại vị.

 

Trên thực tế, những bức ảnh này đang “mô tả một số trong số hàng nghìn trẻ em không có người đi kèm bị Tổng thống Barack Obama giữ lại”, hãng tin AP cho biết.

 

Trong bài phát biểu của mình, bà Obama đã giới thiệu thành tích của Joe Biden khi ông còn là Phó Tổng thống, và nói rằng ông ấy “biết những gì cần thiết để giải cứu một nền kinh tế, đánh bại đại dịch và dẫn dắt đất nước của chúng ta”.

 

Tổng thống Trump đã không lãng phí chút thời gian nào mà ngay lập tức đáp trả bài phát biểu của cựu đệ nhất phu nhân trên mạng xã hội. 

image

….My Administration and I built the greatest economy in history, of any country, turned it off, saved millions of lives, and now am building an even greater economy than it was before. Jobs are flowing, NASDAQ is already at a record high, the rest to follow. Sit back & watch! — Donald J. Trump (@realDonaldTrump) August 18, 2020


Cụ thể, ông Trump viết trên Twitter rằng: “Ai đó làm ơn giải thích với @MichelleObama rằng Donald J. Trump sẽ không ở đây, trong Nhà Trắng xinh đẹp, nếu đó không phải vì việc làm của chồng bà, Barack Obama. Chính quyền của tôi và tôi đã xây dựng nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử, của bất kỳ quốc gia nào, rồi cho nó tạm dừng, cứu sống hàng triệu người và bây giờ đang xây dựng một nền kinh tế thậm chí còn vĩ đại hơn trước. Việc làm đang trôi chảy, NASDAQ đã ở mức cao kỷ lục, phần còn lại sẽ theo sau. Hãy ngồi lại và xem cho kỹ!”.

 

Hội nghị ứng cử Tổng thống của Đảng Dân chủ đang được tổ chức từ ngày 17/8 đến ngày 20/8, bao gồm các diễn giả như cựu Tổng thống Barack Obama, cựu Tổng thống Bill Clinton, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, Thượng nghị sĩ Cory Booker, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, Cựu Thống đốc GOP John Kasich, Hạ nghị sĩ Jim Clyburn, cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama, Thống đốc Andrew Cuomo, và những người khác.

 

Biden và ứng cử viên Phó Tổng thống của ông là Thượng nghị sĩ Kamala Harris được cho là sẽ được chính thức đề cử tại hội nghị này. Cả 2 dự kiến sẽ phát biểu tại sự kiện. Đây là sự kiện tổ chức chủ yếu tập trung vào đại dịch COVID-19.

 

Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa dự kiến diễn ra từ ngày 24/8 đến ngày 27/8.

 

 

 

Du Miên

barack obama no GIF

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Joe Biden nổi đóa đòi tưới xăng vào lửa

 



image

Joe Biden nổi đóa đòi tưới xăng vào lửa trong cuộc phỏng vấn của Robin Roberts "Good Morning America"

 

Kamala Harris phải lên tiếng giảm nhiệt...


image

  

Người đồng dẫn chương trình 'Good Morning America' Robin Roberts thực hiện một cuộc phỏng vấn chung với ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden và người đồng cấp đang tranh cử của ông, Thượng nghị sĩ Kamala Harris, ngày 21 tháng 8 năm 2020. (ABC News)

 

Cuộc phỏng vấn chung của Harris và Biden, cuộc phỏng vấn đầu tiên của họ kể từ khi chấp nhận đề cử của đảng Dân chủ, được thực hiện bởi Roberts và người dẫn chương trình "World News Tonight" David Muir cho ấn bản đặc biệt của "20/20" có tên "The Ticket: The First Interview", phát sóng tối nay trên ABC.


image

  

Trả lời Robin Roberts của ABC về bình luận 'bạn không phải là người da đen': 'Tôi không nên nói điều đó' nhưng có một 'sự khác biệt cơ bản' giữa tôi, Trump về cuộc đua.


image

  

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với người đồng dẫn chương trình "Good Morning America" Robin Roberts, cựu Phó Tổng thống Joe Biden lập luận rằng bất chấp những tranh cãi mà một số bình luận của ông về chủng tộc đã gây ra, có một "sự khác biệt cơ bản" giữa ông và Tổng thống Donald Trump về một trong các vấn đề xác định của cuộc bầu cử năm 2020.

 

“Tôi không nên nói điều đó,”


image

  

Biden nói trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện vào thứ Sáu ở Wilmington, Delaware, đề cập đến những nhận xét mà ông ấy đưa ra trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 5 trên chương trình radio “The Breakfast Club”, nơi ông ấy châm biếm rằng: “bạn không Da đen” cho những người Mỹ gốc Phi vẫn đang quyết định bỏ phiếu cho ai giữa ông và Trump. “Nhưng, sự thật là, có một sự khác biệt cơ bản giữa Donald Trump và tôi về vấn đề chạy đua trên bàn cờ.”

 

“Tôi đang cố nói rõ rằng đây là một người đàn ông đã dành cả sự nghiệp của mình để phỉ báng người Mỹ gốc Phi. Làm xấu họ, tiếp tục gièm pha họ. Không làm gì khác ngoài việc chạy theo cuộc đua và thổi phồng nó. Bạn biết đấy, hãy đổ xăng vào lửa,” Biden nói với Roberts.

 

“I was trying to make the point that this is a man who spent his entire career denigrating African Americans. Denigrating them, continuing to denigrate them. To do nothing but go after race and inflame it. Pour, you know, gasoline on the fire,” Biden told Roberts.”


image

  

“Tôi sẽ không ở đây nếu không có cộng đồng người Mỹ gốc Phi,” Biden nói thêm, ám chỉ vào sự hỗ trợ trong cộng đồng Da đen mà ông ta có ở tiểu bang Delaware, quê hương của ông.

 

Bị Roberts nhấn mạnh về những bình luận của cựu phó tổng thống về vấn đề chủng tộc, người đồng cấp của Biden, Thượng nghị sĩ Kamala Harris, nói rằng cô và Biden đã có các cuộc trò chuyện trong suốt chiến dịch năm 2020 về tình hình quan hệ chủng tộc ở Mỹ và với tư cách là tổng thống, Biden sẽ nói những từ “Black Lives Matter.” "Cuộc sống của người da đen là quan trọng."


image

  

“Joe nói những từ và thực sự biết cách nói những từ 'Black Live Matter.' Trái ngược với những gì ... tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ làm, đó là gieo rắc hận thù và chia rẽ triền miên, [ông ta] chưa bao giờ nói những lời đó và sẽ không bao giờ nói những từ 'Black Lives Matter', Harris nói.


image

  

“Ông ấy đã thẳng thắn về những vấn đề đó và tiếp tục nói về sự khác biệt, và tôi biết trái tim ông ấy ở đâu. Tôi biết trái tim ông ấy ở đâu,”  Harris, người đã thách thức Biden nổi tiếng trong cuộc tranh luận sơ bộ của đảng Dân chủ về vấn đề hòa nhập chủng tộc thông qua việc đưa đón trẻ em đến trường công, nói với Roberts.


rising joe biden GIF


Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Đại học Mỹ dạy online _ sinh viên có được giảm học phí?

 



image

Quan niệm rằng học từ xa qua mạng ít tốn kém hơn nên sinh viên cần được giảm học phí là ‘sai lầm’, một vị giáo sư đại học ở Mỹ nói và cho biết đại dịch Covid-19 đã ‘gây thiệt hại lớn’ cho các trường đại học ở Mỹ.

 

Theo ước tính của Chronicle of Higher Education, trang chuyên về giáo dục đại học Mỹ, trong học kỳ mùa thu này có hơn 75% trên tổng số 5.000 trường đại học ở Mỹ sẽ học trực tuyến toàn phần hay bán phần.

 

Mặc dù một số trường chuyển qua học từ xa đã quyết định giảm học phí cho sinh viên như John Hopkins, Georgetown, Princeton… nhưng đại đa số các trường đại học ở Mỹ, trong đó có những trường lớn có tên tuổi như Harvard, Stanford hay Đại học Massachusetts, vẫn giữ nguyên học phí khiến nhiều sinh viên bất bình.

 

Bù đắp cho sinh viên


image

  

“Phải nên giảm học phí cho sinh viên bởi vì các sinh viên đi học trường tư họ không muốn học trực tuyến. Nếu biết phải học trực tuyến hết thì có thể họ đã chọn trường khác,” Giáo sư-Tiến sĩ Charles Cường Nguyễn thuộc Đại học Công giáo Hoa Kỳ nói và thừa nhận việc học trực tuyến khiến sinh viên ‘mất quyền lợi’.

 

Ông cho biết trước tình hình dịch bệnh, trường của ông đã ‘quyết định giảm 10% học phí cho tất cả sinh viên cho dù là học hoàn toàn trực tuyến hay hỗn hợp’ ‘sau khi đã cân nhắc ngân quỹ’ và ‘tính đến khó khăn của sinh viên trong việc học online’.

 

“Cái 10% đó là một số tiền tối thiểu để bù đắp lại sự mất mát của các sinh viên,” Tiến sĩ Cường nói.

 

Tuy nhiên, vị giáo sư này cho biết chi phí các trường bỏ ra để tổ chức học trực tuyến ‘thật ra không hề rẻ hơn’ học trực tiếp trên lớp.

 

“Học online cũng phải trả tiền cho các giáo sư, các nhân viên vậy,” ông giải thích. “Chúng tôi phải bỏ tiền ra thêm để thiết lập hệ thống cho học online.”


image

  

“Điều này có nghĩa là một giáo sư đi vào phòng dạy online thì phòng học đó phải được lắp đặt nhiều camera để sinh viên ở nhà học có cảm tưởng như là đang học trên lớp,” ông giải thích về cách dạy ‘thực tế ảo’ (virtual reality) mà trường ông đang triển khai.

 

“Ngoài ra chúng tôi còn phải thuê các hãng bên ngoài để đi khử trùng tất cả các phòng học, phòng thí nghiệm, ký túc xá,” ông nói thêm.

 

Nguồn thu giảm sút


image

  

Trong bối cảnh chi phí gia tăng mà lại phải giảm học phí cho sinh viên, trường ‘bị thiệt hại rất nhiều về tài chính mà sinh viên không biết,’ Giáo sư Cường cho biết.

 

Theo lời ông, do ký túc xá phải sắp xếp theo nguyên tắc ‘tuyệt đối không cho sinh viên ở gần nhau’ – biến phòng đôi thành phòng đơn và các phòng phải cách nhau một phòng trống – nên số sinh viên sử dụng ký túc xá của trường cũng giảm đi nhiều. Điều này ảnh hưởng đến nguồn thu của trường.


image

  

“Gần 100% sinh viên ngoại quốc năm nhất không thể tới trường học được tại vì họ không muốn tới Mỹ hoặc do vấn đề đi lại rất khó khăn nên họ quyết định ở lại trong nước của họ từ 6 tháng đến 1 năm chờ đến khi hết dịch mới qua Mỹ lại,” ông nói và cho biết sinh viên nước ngoài ‘chiếm khoảng 15% tổng số sinh viên’ trường ông.

 

“Các trường đại học dựa vào nguồn thu từ sinh viên nước ngoài đang rất lo lắng.”

 

“Nếu vấn đề dịch bệnh không giải quyết mau thì tất cả các đại học ở Mỹ sẽ gặp vấn đề tài chính tại vì trường đại học nào cũng dựa vào sinh viên ngoại quốc về nguồn thu,” Giáo sư Charles Cường Nguyễn nói.

 

Ngoài số tiền trợ giúp của chính phủ trong gói cứu trợ giai đoạn 1, các đại học ở Mỹ đang bị khủng hoảng vì dịch bệnh đang cầm cự bằng cách dựa vào số tiền mà họ có được từ sự quyên góp của các cựu sinh viên mà đã được bỏ vào các quỹ đầu tư để sinh lợi.


image

  

“Trong thời gian này phải lấy số tiền đó ra mà xài, nhưng không thể lâu dài được mà chỉ có thể cầm cự được trong 1-2 năm,” Giáo sư Cường cho biết.

 

Đơn cử như Đại học Công giáo Hoa Kỳ, ông nói, dù ‘chưa tính đến việc sa thải’ nhân viên nhưng trường đã ngưng đóng tiền vào quỹ hưu bổng cho các giáo sư và nhân viên giữa những khó khăn hiện nay.


image

  

Tại trường Đại học Rutgers ở bang New Jersey, một nữ sinh viên tên là Shreya Patel đã khởi xướng một thỉnh nguyện thư hồi tháng Bảy thu thập chữ ký của các sinh viên trong trường để yêu cầu nhà trường hoàn lại một phần học phí cho sinh viên học trực tuyến, theo CNN.

 

“Thật vô lý khi phải trả một số tiền nhiều như vậy cho một thứ mà không hề được sử dụng tối đa lợi ích,” cô Patel được CNN dẫn lời.

 

Thỉnh nguyện thư của cô thu thập được 31.000 chữ ký nhưng trường Rutgers chỉ giảm 15% phí sử dụng khuôn viên trường mà không đả động gì đến học phí. Trường này nói rằng ‘chi phí của họ gia tăng trong gần như hầu hết các hoạt động’.


How to Make Smart Choices About Tech for Your Course

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Cựu luật sư FBI đã nhận tội _ Thượng viện đã bạch hóa rửa oan cho ông Trump

 


image

Trong lúc phía Công tố viên đặc biệt John Durham thông báo cựu luật sư FBI đã nhận tội khi cố tình sửa nội dung email để vu cáo Nga can thiệp bầu cử giúp ông Trump thắng bà Hillary Clinton thì Ủy ban Tình báo Thượng viện đã bạch hóa, rửa oan cho ông Trump, một nỗi oan mà kể cả các Thượng nghị sĩ Cộng Hòa không ưa Trump cũng đã tin rằng ông Trump đã thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.

 

Cuối cùng thì hý trường hay dở tam canh giãn, sau hơn 03 năm điều tra và thu thập chứng cứ từ các bên đặc biệt là báo cáo của thợ săn phù thủy Robert Muller và báo cáo bước đầu của Công tố viên đặc biệt John Durham, hôm nay, thứ Ba ngày 18/8/2020, Ủy ban Tình báo Thượng viện đã công bố kết quả điều tra Lưỡng đảng về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Nội dung chính của báo cáo này là:


image

  

1. Đây là báo cáo thứ năm và cũng là cuối cùng của Ủy ban tình báo Thượng viện - nói rằng Putin đã “ra lệnh cho nỗ lực của Nga để hack các mạng máy tính và tài khoản liên kết với đảng Dân chủ” với mục đích gây hại cho chiến dịch tranh cử của bà Clinton, điều mà Tổng thống Nga từ lâu đã phủ nhận.

 

2. Nỗ lực của Nga được hỗ trợ bởi Wikileaks, cũng đã tuyên bố rằng đó không phải là nguồn của thông tin bị tấn công; Wikileaks “có thể biết rằng nó đang hỗ trợ nỗ lực gây ảnh hưởng của tình báo Nga".

 

3 Ủy ban Tình báo Thượng viện “đã tìm thấy bằng chứng quan trọng cho thấy rằng, vào mùa hè năm 2016, WikiLeaks đã cố ý cộng tác với các quan chức chính phủ Nga.

 

4. Mặc dù báo cáo KHÔNG TÌM THẤY "bằng chứng nào về sự thông đồng giữa Tổng thống Trump và người Nga", nhưng báo cáo đã phát hiện ra rằng các nhân viên chiến dịch của ông Trump đã cố gắng thu lợi về mặt chính trị từ vụ rò rỉ.

 

5. Nhân viên chiến dịch của ông Trump “đã tìm kiếm thông báo trước về các bản phát hành của WikiLeaks, tạo ra các chiến lược nhắn tin để quảng bá và chia sẻ các tài liệu trước và sau khi phát hành, đồng thời khuyến khích rò rỉ thêm".

 

6. Báo cáo cũng cho thấy rằng một số thành viên hàng đầu của ban tham gia chiến dịch tranh cử năm 2016 của ông Trump gây ra rủi ro an ninh quốc gia nghiêm trọng cho Hoa Kỳ do mối quan hệ của họ với Nga, bao gồm cả cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử năm 2016 của ông Trump là ông Paul Manafort, người được cho là "mối đe dọa phản gián nghiêm trọng" do các liên hệ của ông này với một sĩ quan tình báo Nga.

 

Trước báo cáo cuối cùng trên của Ủy ban Tình báo Thượng viện, những kẻ lâu nay ôm ấp vọng tưởng với cáo buộc rằng Nga can thiệp bầu cử giúp Donald Trump đánh bại Hillary Clinton đã rơi tự do, kể cả cố Thượng nghị sĩ John McCain cũng cảm thấy xấu hổ dưới tuyền đài vì ông này nhất mực cho rằng Donald Trump thắng Hillary Clinton là nhờ vào sự can thiệp của Nga.

 

image


Rõ ràng, Ủy ban Tình báo Thượng viện đã kết luận: KHÔNG TÌM THẤY "bằng chứng nào về sự thông đồng giữa Tổng thống Trump và người Nga" nhưng đâu đó vẫn còn những tiếng thì thào rằng Nga can thiệp bầu cử giúp Donald Trump thắng Hillary Clinton. Nga là cái quái gì mà lại đề cao lực lượng tình báo của nó như vậy và nâng tình báo Nga lên thì đã cố tình đạp tình báo Mỹ xuống mà không biết nhục hay sao?

 

Dĩ nhiên, trong báo cáo cuối cùng của Ủy ban Tình báo Thượng viện luôn đề cập tới việc Putin chỉ đạo can thiệp vào bầu cử của Nga bới vì chiến lược của Putin luôn xuyên suốt với mục tiêu "làm suy yếu nước Mỹ, làm tan rã Liên Âu" vì vậy không một phút giây nào Putin rời mắt khỏi Mỹ và Liên Âu và ngược lại Mỹ và Liên Âu cũng không rời mắt khỏi Nga. Đây là một cuộc chiến tranh không có hồi kết mà kẻ thắng là kẻ giỏi hơn.


image

  

Vì vậy, Ủy ban Tình báo Thượng viện phải có trách nhiệm cảnh báo, cảnh giác cao độ với Nga, có những bằng chứng về mối quan hệ giữa các cố vấn chiến dịch tranh cử của Donald Trump với người Nga nhưng lại không có bằng chứng cho thấy Ông Trump đã thông đồng với Nga.


Mặc dù Mỹ luôn coi Nga là kẻ thù nhưng không vì thế mà công dân Mỹ, chính trị gia của Mỹ không được thì liên hệ với người Nga nếu như những liên hệ đó không có bằng chứng khẳng định họ đã thông đồng với nhau để làm suy yếu nước Mỹ. Báo cáo của Ủy ban Tình báo Thượng viện chỉ cảnh báo rằng "các nhân viên chiến dịch của ông Trump đã cố gắng thu lợi về mặt chính trị từ vụ rò rỉ" mà chuyện rò rỉ ở đây chủ yếu là các "emails bẩn" của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.

 

Lời khẳng định trên của Ủy ban Tình báo Thượng viện nên được "đọc - hiểu" theo giác độ chính trị. Nghĩa là, nếu bà Hillary Clinton không có những hành vi mờ ám, vi phạm pháp luật thì việc gì phải sợ rò rỉ những email kia?


image

  

Nghĩa là, mặc dù các ông trong ban cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump đã liên lạc với người Nga và các thực thể khác hòng tạo lợi thế cho ứng viên Donald Trump như chuyện ông Roger Stone đã liên lạc với WikiLeaks, chuyện con trai và con rể của ông Trump và ông Manafort đã gặp một luật sư người Nga có "mối liên hệ quan trọng" với Điện Kremlin về thông tin nhưng không vì đó mà kết luận rằng ông Trump đã thông đồng với Nga. Bởi vì nếu có chuyện ông Trump thông đồng với Nga dựa trên những bằng chứng này thì xin thưa thợ săn phù thủy Robert Muller đã mần thịt ông Trump rồi và sẽ không có chuyện báo cáo cuối cùng của Ủy ban Tình báo Thượng viện khẳng định: KHÔNG TÌM THẤY "bằng chứng nào về sự thông đồng giữa Tổng thống Trump và người Nga".

 

Ngược lại với báo cáo trắng án cho ông Trump mà Ủy ban Tình báo Thượng viện đã công bố thì rõ ràng gian đảng Obama - Joe Biden đã có hành vi theo dõi, đánh phá chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump mà bằng chứng là lời thú tội ban đầu của cựu luật sư FBI trong tuyên bố mở đầu kết quả điều tra của Công tố viên đặc biệt John Durham cũng như những lời khai của các quan chức bên Bộ Tư pháp trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện cho thấy chiến dịch theo dõi Donald Trump của gian đảng Obama - Joe Biden có từ tháng 7/2016 và kéo dài tới khi ông Trump đã làm Tổng thống.

 

image


Điều quan trọng hơn nữa là việc ông Roger Stone, Manafort, Flynn... bị thợ săn phù thủy Robert Muller kết tội hoàn thành không có tội danh thông đồng với Nga để giúp cho ông Trump thắng cử mà chỉ là những tội danh khác như trốn thuế, vi phạm về tài chính và đặc biệt là bị FBI phe của gian đảng Obama - Joe Biden gài bẫy để sập bẫy, mang tội oan.

 

Vậy nhưng, sau khi báo cáo cuối cùng của Ủy ban Tình báo Thượng viện được phát hành, vẫn còn không ít kẻ mắc dịch Hội chứng loạn trí Trump lại bóp méo sự thật với luồng thông tin cho rằng "Donald Trump thông đồng với Nga" vì các cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump có liên hệ với người Nga theo khẳng định của Ủy ban Tình báo Thượng viện. Đây là hành vi "ngu mà tỏ ra nguy hiểm", thích ngậm máu phun người mà không nghĩ máu dính tèm lem ở miệng mình.


image


Bởi vì, nếu những kẻ mắc dịch Hội chứng loạn trí Trump vẫn khư khư ôm cái ảo tưởng trộn với những vu cáo ngu ngốc kia để tiếp tục tấn công vào uy tín của Donald Trump thì chính Joe Biden mới là kẻ dính trọn máu phun từ miệng của chúng kể cả Hillary Clinton, John Kerry cũng bị vạ lây. Rõ ràng, chuyện cha con Joe Biden có các áp phe tham nhũng đã và đang bị phơi bày trên truyền thông kể cả bản thân của Joe Biden đã nhiều lần khoe khoang chuyện lão ta gây áp lực lên chính phủ của Ukraine để sa thải tổng công tố viên Shokin khi ông này rờ tới Burisma, nơi Hunter Biden hưởng lợi hàng triệu Mỹ kim dù không có nghề ngỗng chuyên môn.

 

Donald Trump không thông đồng với Nga để chiến thắng Hillary Clinton, đó là kết luận cuối cùng của Ủy ban Tình báo Thượng viện, nơi có sự đồng thuận, cộng tác của Lưỡng đảng. Việc các cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump có liên hệ với người Nga đó là chuyện riêng của họ vì ông Trump không thể kiểm soát họ với cương vị của ông Trump lúc đó chỉ là một ứng viên Tổng thống. Nhưng với Phó Tổng thống Joe Biden thì khác, anh làm cha nhưng lại để con anh trục lợi ở Ukraine, một quốc gia đang nhận viện trợ của Hoa Kỳ mà việc giải ngân lại do anh quyết định. Với Hillary Clinton thì càng nghiêm trọng hơn khi chính miệng bà ta gợi ý rằng "nên nhờ Tàu cộng can thiệp vào bầu cử để ứng viên đảng Dân chủ đánh bại Donald Trump".

 

Nhưng lại ông Trump và chính quyền của ông ta thì luôn đưa ra cảnh báo khả năng các thế lực bên ngoài sẽ can thiệp vào bầu cử năm 2020, cụ thể là Tàu cộng, Nga và Iran, thậm chí khi ông Trump gặp Putin ông cũng nhắn nhủ với Putin rằng "đừng có can thiệp vào bầu cử Hoa Kỳ".


image

  

Báo cáo cuối cùng của Ủy ban Tình báo Thượng viện sẽ là cú hích giúp ông Trump trong sạch hơn trong mắt công chúng Mỹ nhưng ngược lại nó sẽ mở ra phiền toái lớn cho gian đảng Obama - Joe Biden và đảng Dân chủ. Đặc biệt là hiện nay Tổng chưởng lý William Barr đã bác bỏ cái quy tắc bất thành văn là "quy tắc 60 ngày" của lề thoái trong ngành Tư pháp Hoa Kỳ, nghĩa là người ta cho rằng nếu công tố viên đặc biệt John Durham và Tổng chưởng lý William Barr mà tung ra kết quả điều tra có dính tới gian đảng Obama - Joe Biden trong quãng thời gian trước ngày bầu cử sẽ vi phạm quy tắc 60 ngày.


image

  

Bởi vì phía ông William Barr và Đảng Cộng hòa sẽ chỉ tay vào tên phản quốc James Comey, cựu giám đốc FBI đã ra tay cứu mạng cho Hillary Clinton trong trò chơi vương quyền đỉnh cao, lừa dối tất cả người Mỹ vào sát ngày bầu cử năm 2016 khi tên này mở lại lệnh điều tra bê bối emails của Hillary Clinton mà không có biết tới cái quy tắc 60 ngày kia để rồi vài ngày sau lại đóng hồ sơ, ra tuyên bố Hillary Clinton vô tội. Trò chơi vương quyền đỉnh cao này sẽ được viết chi tiết ở bài viết sau vì thời điểm đó tui cũng đã viết về nó rồi.

 

image

 



Tran Hung