Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

QUÊN ĐI NỖI NHỤC

DUY VĂN - HÀ ĐÌNH HUY


Việt kiều về nước xôn xao
Quên đi nỗi nhục năm nào vượt biên
Trốn chui trong những khoang thuyền
Tiền, vàng mất hết chuốt phiền vào thân
Qua tay những kẻ bất nhân
Đầu nậu bãi bến đến dần Công An
Cùng bọn hải tặc nghinh ngang
Hãm hiếp phụ nữ bỏ càng xuống sâu
Mặc cho chồng con thảm sầu
Gia đình ly tán biết đâu mà lường 
Kêu trời kêu đất thảm thương
Nhưng nay vinh hiển xem thường nhục xưa
Rủng rỉnh vài đồng đô thừa
Ào ào về lại nơi vừa ra đi
Mặt mày vênh váo phương phi
Ăn chơi trác táng mỗi khi đêm về
Thói đời nhìn thấy ủ ê
Nhiều tên ở Mỹ làm nghề lượm lon
Khi về đến tận Sàigòn
Nổ như cái pháo chẳng còn ngại chi
Rằng là giám đốc Realty
Kỹ sư điện toán Huê Kỳ chính tông
Giáo sư dạy học trường công
Tiến sĩ hóa học làm trong Giác Đài ( 1) 
Mục đích “ nổ” để thị oai
Việt kiều thứ thiệt chẳng sai chút nào
“Nổ “ để mong kiếm ít “đào”
Gái tơ, mơn mởn ra vào hô tel
Mua tình với ít tiền cheo
Khi trở lại Mỹ hiểm nghèo bệnh mang
Si đa đáng kiếp cho chàng
Suốt đời làm khổ họ hàng, vợ con
Nhiều ông sống, nhưng chẳng còn
Tâm hồn và chút lòng son với đời
Đi đâu thiên hạ cũng cười
“ Cha đó” mang bệnh giết người bây ơi! (2)
Tránh xa cái thứ rác rơi
Thật là tủi phận một đời kiếp sinh
Ở đời chẳng biết phân minh
Giữa cái ô nhục - hiển vinh con người
Xưa bị Việt Cộng trêu ngươi
Bỏ tù hành hạ ba đời tổ tông
Nổi nhục chưa giải quyết xong
Nay lại đèo bồng trở lại mua vui
Nhiều tên chơi trò hên xui
Đem tiền về “ cúng” tìm mùi “ đầu tư”
Nghe lời kêu gọi giả hư
Rằng yêu tổ quốc, bấy chừ Việt Nam
Ngày xưa chinh chiến cho cam
Anh em huynh đệ tương tàn với nhau
Ngày nay “ thống nhất” một màu
Cùng nhau xây dựng làm giàu nước non
Nghe lời dụ dổ ngọt ngon
Nhiều tên mất hết chẳng còn đồng ten
Bỏ của chạy thoát thân hèn
Khi về đến Mỹ lại khen nước nhà
Nào là phát triển xa hoa
Ngày nay sang trọng hơn là ngày xưa
Ăn chơi “ bốn vách” dư thừa
Việt Cộng nay lại thích ưa Việt kiều
Về đi nhà nước  đón chiều
Queo côm ( Welcom) chất xám đủ điều lời ru
Nhiều tên trí thức còn ngu
Bon chen tìm gặp chóp bu Cộng thù
Chúng qua nước Mỹ công du
Để mà xin được ấp - ru  việc làm (Approve)
Cho đời sống được vinh sang
Mà quên nỗi khổ gian nan năm nào
Múi mặt xa rời đồng bào
Tị nạn hải ngọai kêu gào đấu tranh
Nhiều tên Hát Ô rỡm ranh
Chạy trốn cộng sản lại quanh trở về
Ăn chơi trác táng phủ phê 
Nhiều tay già lại còn rê gái làng
Góp phần phá vở tan hoang 
Thuần phong mỹ tục hàng ngàn năm qua
Người Việt truyền thống ông cha
Nghìn năm văn hiến, xót xa vô cùng
Vậy mà có kẻ ung dung
Biết mình sai trái vẫn chung đầu vào
Còn nói “ ăn chơi cấp cao”
Việt kiều phải biết “ mận” “ đào” khác nhau
Thôi thôi thành thật xin chào
Mấy tên tị nạn đổi màu kỳ nhông.



Duy Văn - Hà Đình Huy





Tuyển Chọn Những Bài Hát Tiếng Anh Hay Nhất Thế Giới 2013


Nhạc phẩm : Luyến Tiếc , sáng tác Duy Văn - Trình bày Duy Văn
Chỉ đạo ca sĩ Chế Linh - Ban nhạc Sky one



Nhạc Phẩm : Bóng Tối , sáng tác Duy Văn -  Duy Văn trình bày
MC Nam Lộc giới thiệu.


10 Bài nhạc vàng hay nhất từ trước đến nay

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015


                                 
                           Nhạc Phẩm : Nỗi Lòng Cho Em , sáng tác Duy Văn - Trình bày: Duy Văn
                                                           




Tây Ninh Quê Me Nhạc Duy Văn & Đoàn Thi - Trình bày: ca sĩ Thùy Nga





Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015



                         Nhạc phẩm Phiền Muộn của nhạc sĩ Duy Văn -   Ca sĩ Tuyết Nga

                                 Ca sĩ Thùy Nga với nhạc phẩm : Trăng Thu của Duy Văn.
                                                                  Ban nhạc Cao Trầm

                                            Ca sĩ Thùy Nga với nhạc Phẩm " Em và Mơ "
                                                    Nhạc : Duy Văn , Thơ: Thái Hằng

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Vọng Cổ : TÌM LẠI CỐ NHÂN



Nói lối.

Tôi đến quê em một chiều nắng đẹp
Hàng bãi thưa xào xạt đón gió xuân
Sông Tiền Giang, đò đưa khách reo mừng
Bến Lộ Mới trời xuân vui kỷ niệm.

Câu số 1.
Tôi đến quê em một chiều nắng vàng rực rỡ, trời nước bao la, mờ xanh ruộng lúa, sâu thẳm ngàn khơi chan chứa ân…tình. Oâi,đẹp biết bao là Đồng Tháp quê mình. Khi chiều xuống con đò nghèo đưa khách; khách sang đò mang cả một niềm tin.Mong tìm gặp lại người em gái nhỏ xinh xinh, bao năm tháng dãi dầu thân sương gió. Em gái ơi,cho dù mười năm dài đời anh gian khó,nhưng lòng vẫn thương hoài tình em trong thương nhớ.

Câu số 2.
Em ơi, làm sao anh quên được hình bóng thân yêu của em tự thuở năm nào.Khi quê hương, vừa dậy sóng ba đào.Anh phải ra đi để làm tròn nghĩa cả,của một người trai làng yêu tổ quốc quê hương. Còn em ở lại nhà lắm cảnh đau thương, bao năm tháng dặm trường thân gió bụi.Em hãy vui lên đi bây giờ anh đã ngỏ, đã đến đây rồi em chớ vội sầu lo.
Trăng Thu Dạ Khúc
Sóng xa đưa lẹ,con đò ta qua bến sông.
Cho ta gặp người, yêu năm nào, 
Mười năm xa cách nhớ thương ơi!
Sóng xa đưa lẹ, ta về qua mau với cố nhân.
Dòng sông xanh êm,dịu mát con đò,
Chở bao ước hẹn,cho đời thêm thắm tươi…

Câu số 5.
Cố nhân ơi, có hiểu cho ta thời gian qua vượt đường xa vạn dặm, trở về đây tìm lại chút hương…nồng.
Dù mười mấy năm qua anh vẫn biết em đã theo chồng. Nhưng anh không bao giờ quên kỷ niệm, thuở ban đầu hai đứa yêu nhau. Chuyện tình mình là cả một giấc chiêm bao, tan rồi họp, họp rồi tan như mây gió. Trong tình yêu của chúng ta có quá nhiều oan trái, nên cuộc đời ta phải mang nặng nổi thương sầu.

Câu số 6.
Em cứ vui lên đi, đừng bao giờ buồn nữa! Đã có anh rồi sưởi ấm nguồn yêu.Chúng ta sẽ cùng nhau xây lại chuyện lương duyên, cho sóng nước sông Tiền vui họp xướng và khu vườn nhỏ ngày xưa có đầy hoa bướm, cùng đua nhau trổi lên nhạc khúc đón ta về.
Anh đi ngàn dặm sơn khê, 
Trùng dương sóng nước nảo nề biển khơi.
Xanh xanh, mây nước , chân trời,
Ta đưa nhau đến cuộc đời vinh quang.

   Duy Văn - Hà Đình Huy                             

Vọng Cổ : XIN MỘT LẦN YÊU NHAU



Thơ:

Như Thủy bây giờ em ở đâu ?
Có thường nhắc đến mối tình đầu
Ngày xưa hai đứa cùng chung bóng
Dưới mái  hiên chùa giữa canh thâu.
TRĂNG THU DẠ KHÚC

Nhớ chăng kỷ niệm, ngày xưa của chúng ta
Bên mái hiên chùa, những năm nào 
Giờ đây đôi ngã đã cách xa, 
Nhớ thương – óan hận cũng là niềm đau thế nhân
Giờ em sang sông, hạnh phúc bên chồng
Anh đang chết lặng, giữa trời hoang gió giông.


Câu số 1.

Như Thủy ơi, nhớ thương làm chi, khi không còn chung bóng, buồn nào hơn nỗi buồn xa vắng lạnh nào hơn khi vò võ ………cô phòng. Nàng hãy quên ta mà vui vẽ bên chồng; Ta ở đây với mối tình vô vọng, năm tháng về buồn nghĩ  chuyện ngày xưa. Bởi vì nàng ta sống kiếp lang thang, thân cô đơn như thú nọ xa đàn. Nỗi riêng này biết chia xẽ cùng ai, ngày tháng đong đầy sầu lên khóe mắt.

LÝ CON SÁO

Em sang ngang, có nhớ đến người yêu xưa,
Giờ vẫn còn trong mưa,
Đang lang thang cô lẽ một mình,
Luôn nghĩ đến ân tình,
Thủa ban đầu cùng nhau dấu yêu,
Bao nhớ thương thêm khổ đau triền miên.
Lòng ưu sầu nhìn theo bóng em,
Em hởi em có thấu cho lòng ta…..

Câu số 2.
Tình cảm của chúng ta, hiện giờ là hai lối rẽ thì Như Thủy ơi, làm sao ta được sống chung….. cùng. Bài hát năm xưa không hòa điệu tương phùng, Ta với em là hai giòng đời xuôi ngược , chẳng bao giờ cùng gặp một thời gian, đã biết rằng hai lối mộng ly tan, nhưng sao ta vẫn bẻ bàng tìm ảo ảnh, để rồi thực tế hiện về bao cay đắng, kẻ theo chồng và ta buồn khổ mình ta.

NHẠC: 

Ta đưa tiễn ai, bước lên xe hoa về đâu
Trông theo bước ai, bao giòng lệ máu tuôn rơi
Tình đôi nơi, mình đôi nơi
Người ơi tình ta giờ đôi nơi, tiễn đưa người nghe sầu giăng mi..

Câu số 5:

Nàng cứ vui lên đi với cuộc đời hoa mộng, đừng nghĩ chi chuyện ngày xưa mà sầu khổ …..ưu phiền. Hãy để cho mình ta lãnh trọn đau buồn. Là kiếm khách giang hồ đa cảm , ta yêu nàng nên chấp nhận oan khiên. Nhớ về nàng lòng ta bổng đảo điên, muốn làm kẻ cướp cô dâu kiệu cưới, để được chết trên tay người yêu dấu, và cho tình chúng ta mãi mãi miên trường .

PHỤNG HOÀNG (12)

Sớm mai này… em về ….Dinh
Cùng chồng vui duyên mới
Nổi buồn này trời cao có thấu
Vui vẽ bên chồng, lòng có nghĩ về đến người xưa

Như Thủy em ơi! Lần gặp hôm nay, sao ta thấy như vĩnh viễn chia lìa.
Lời hát  của nàng sao nghe cay đắng
Như rót mật vào hồn để giết chết đời ta
Kim Vũ anh ơi, xuất giá vu quy là để cho thân phụ được vui lòng
Dù không thương cũng tình nghĩa vợ chồng
Khoát  áo cô dâu để yên lòng cha mẹ
Làm kẻ bạc tình em sầu khổ anh nào hay?
Thôi hãy quên đi những gì đôi ta ước hẹn
Vương vấn mà chi cho bận bịu trong lòng
Có đáng gì đâu một cánh hoa đã héo nhầu
Nhớ nhau nhiều, ta giữ lời …Thề hẹn ước mai sau
Nỗi khổ chia xa , ai chẳng đau thương
Em tan nát gan lòng, đành phải lìa xa anh 
Còn đau đớn  nào hơn hởi Kim Vũ ơi 
Đôi ta đành vĩnh biệt nhau rồi
Đây là số tiền xin người hãy nhận lấy 
Với tất cả tấm lòng của Như Thủy là ở nơi đây

Câu số 6:

Đời vẫn đẹp khi tình còn dang dở, xa cách nhau rồi cứ vẫn tưởng bên nhau, kỷ niệm ngày nào ngồi ngắm trăng sao, em đã gởi trọn cho anh tình nồng ấm, nhưng số kiếp con người bất hạnh, em với chàng đành đau khổ chia xa,
Đời em như một cánh diều
Bị cơn gió lọan, xoáy nhiều rách tơi
Anh như thuyền nhỏ ngàn khơi
Gặp cơn biển động nổi trôi bềnh bồng
Xa nhau rồi đừng trách chi nhau, nên cố gượng mà cùng nhau xây duyên mới,
Lên xe hoa đến nhà chồng
Nhớ anh lặng lẽ cõi lòng ưu tư.


Bản vọng cổ này riêng dành tặng cho nghệ sĩ  Chí Văn 



        San Jose ngày 22 tháng 5 năm 2010
                      
                     Duy Văn - Hà Đình Huy

Tân Cổ Giao Duyên: MƯA TRÊN PHỐ VẮNG



Nhạc

Mưa hắt hiu mưa buồn qua phố vắng
Chiều mưa tuôn cho giá buốt tâm hồn
Niềm cô đơn theo nhung nhớ dài thêm
Mưa kỷ niệm mưa tìm về dĩ vãng

Anh đã yêu em mười mùa mưa trước
Một mùa mưa hai đứa bước song hành
Tình yêu đương khi thương vẫn còn thương
Em đã vội bỏ trường xa phố….phường.


Vọng cổ:

Câu số 1.

Nhìn những hạt mưa chiều bay bay qua phố nhỏ, mà tâm hồn của tôi bổng dưng se lạnh, kỷ niệm yêu thương ngày xưa lại bổng quay…….về. Mười năm trước đây, anh em đã hẹn thề. Nguyền chung đôi, đến đời đời suốt kiếp, tận hưởng an lành, những phút đam mê. Nhưng bây giờ, dĩ vãng đã đi qua, biết nói làm sao, về chuyện chúng mình, khi mưa chiều làm, lạnh buốt con tim, và hắt hiu buồn, trôi qua phố vắng.

Câu số 2.

Anh đã yêu em, mười mùa mưa trước, nhớ những mùa mưa, ta chung bước song hành. Kể cho nhau nghe, về sự tích Cau Trầu. Chuyện truyền thuyết, nhưng thật là huyền diệu, nên người sau này, đã viết lại thành thơ. 
Nghìn xưa cho đến ngàn sau
Trầu Cau đầu chuyện hảo giao ân tình
Vôi kia đỏ thắm thêm xinh 
Ba vị họp lại chúng mình thành thân

Vọng cổ:

Lý Tình Tang

Nơi phố  nhà  mình thường yêu đương
Bao kỷ niệm giờ còn vấn vương
Hởi em còn nhớ ngày xưa
Nhìn em qua  khung cửa 
Tình yêu anh dâng tràn
Tang tình tang tính tình tang

Tang tính tình là tình tính tang
Nhớ em anh nhớ đêm ngày
Vắng nhau thì thấy nhớ
Ta còn , ta còn, thương nhau?
Tang tình tang tính tính tang



Câu số 5

Rồi em bỏ trường bỏ phố phường, lên đường theo chồng về nơi xứ lạ, em có biết không , anh dõi mắt nhìn theo xe hoa mà hồn như  cơn bão trong ….lòng.  Chợt thấy em hân hoan vui vẻ bên chồng. Tim anh dường như chết lặng, lầm lũi trở về nơi kỷ niệm xưa. Nơi đó có em, trong những buổi chiều mưa, mà hai đứa cùng nhau chung bước. Giờ chỉ còn đây niềm thương nỗi nhớ, xin hãy vì nhau gát chuyện đau lòng.


Câu số 6.

Nhạc:

Tình nồng tình mau chóng phai
Tình buồn tình mang đắng cay
Cô đơn cuộc đời ngồi bên song cửa
Trông bóng ai ngoài hiên mà nhớ nhiều

Thương ai mưa chiều giăng lối
Người yêu xưa nay đã khuất rồi
Còn trong tôi bao nhung nhớ tả tơi
Mưa kỷ niệm mưa thầm rơi trong đời.

Anh vẫn yêu em, người em gái nhỏ, cho dù giờ đây em đã khuất xa rồi. Em ơi! Tâm hồn anh như rách nát tả tơi, tình đơn lẽ sầu vương qua song cửa. 
Thương em cuối nẻo chân trời
Chúc em hạnh phúc với người em thương

Duy Văn - Hà Đình Huy


Vọng Cổ : NỖI HOÀI HƯƠNG & NIỀM HY VỌNG



Nói lối:
Khi chiều xuống đem màn đêm về thành phố
Bước người đi trong gió lạnh dưới hoàng hôn
Tình quê hương như trổi dậy, dấy tâm hồn
Bao thương nhớ của kẻ ly hương, viễn xứ.

Câu số 1.
Nhớ lại buổi xa quê vào một chiều nắng vàng ngã bóng,mà nỗi hoài hương cứ canh cánh bên…lòng.
Việt Nam ơi! Ôi thương nhớ muôn phần. Khi chiều xuống nắng chãy dài trên từng khu phố nhỏ,chợ Bến Thành còn in rõ nét phồn hoa. Mới năm nào đây Việt Nam vẫn còn thể chế Tự Do;mà nay Việt Nam đã đổi sang thành cộng sản. Oâi thù đó, toàn dân uất hận, mãnh đất ông cha giờ đây tan nát.
Câu số 2.
Quê hương đó,thân yêu, niềm nhớ dâng lên nổi dậy từng giờ. Cuộc sống tha hương hoài nỗi mong chờ, ngày quang phục Tự Do, Dân Chủ khắp quê nhà dân Việt được yên vui.
Từ nay,cho đến nghìn sau,
Việt Nam đất nước dạt dào hương yêu
Quê cha đất tổ mỹ-miều
Chung nhau xây dựng sớm chiều yêu thương.
Cao Phi.
Những ngày tháng qua, 
Bọn giặc thù nham hiễm ,vô thần.
Chúng bày mưu gian,
Rồi xâm chiếm,hết cả quê hương.
Người dân đau khổ, ly tán,
Gia đình cùng với thôn xóm,
Nên phải bỏ làng, 
Bỏ đất nước tìm đường vượt biên.
Câu số 5.
Không thể sống dưới ách bạo quyền của bọn người cộng sản, nên tất cả người dân: Trẻ, già, trai, gái tìm cách vượt biên để ra khỏi quê…nhà. Giọt nước mắt ly hương không thể phai nhòa. Hai mươi bảy năm sống trên đất người xa lạ,nhưng lòng vẫn nhớ về nơi đất mẹ,quê cha. Dù lạc loài nhưng vẫn một trái tim, một hơi thở, một niềm kiêu hãnh. Dân tộc Việt sẽ là bất diệt, sẽ mãi mãi vươn lên với trí tuệ tuyệt vời.
Câu số 6.
 Mẹ Việt Nam ơi! Chúng con xin tạ tội, trước linh đài của các đấng tiền nhân, chúng con sẽ nhớ mãi những lời căn dặn và quyết làm tròn bổn phận của người dân. Sẽ trở lại đem thanh bình cho xứ sở,mà bao kẻ ly hương ai cũng mong muốn quay về.
Việt Nam đất nước Tiên -Rồng,
Hiên ngang đứng giữa cộng đồng năm châu.
Thiện, ác qui luật đáo đầu,
Tiêu diệt cộng sản, nước giàu dân no.

   ( SanJose, đêm 11-12-2002)
              
               DUY VĂN -HÀ ĐÌNH HUY

SƯƠNG TRẮNG MIỀN QUÊ NGOẠI



Tân nhạc : Đinh Miên Vũ
Cổ nhạc: Duy Văn Hà Đình Huy


Nhạc

 Lội bùn dơ băng lau lách xuyên đêm 
Sương trắng rơi vai tôi buốt lạnh mềm 
Chim muôn buồn rủ nhau bay về đâu 
Ngẩn ngơ lũ vượn gọi nhau 

Nào những khi ôm thép súng tê tay 
Đắm mắt theo bao hư ảo thở dài 
Nơi chốn xa cuộc đời mẹ quẳng gánh 
Em còn khêu sáng ánh đèn từ sương mai….. 

Câu số 1.

Vì ngày đêm hành quân nơi rừng sâu núi thẳm, nên không thể về thăm được mẹ, con biết nơi quê xưa giờ đây mẹ vẫn mong…. ..chờ.   Một người con yêu , từ dạo xuân về.  Niềm nhung nhớ, thương yêu dài năm tháng, đứa con nghèo hiếu học ngày xưa. Và giờ đây, phải sớm nắng chiều mưa, nơi chiến tuyến, tay tê vì thép súng.Mắt đăm chiêu,  gởi hồn về cố quận, nơi có mẹ già, ngày đêm quẳng gánh.

Câu số 2.

Mẹ có biết, giờ đây con đang ngồi hố nhỏ, nghĩ về quê ngoại xưa, khi con tuổi lên mười.   Mẹ dắt con đi, lầm lũi đến trường. Hàng liễu xanh ru hồn theo gió, như chờ đợi con về, để được nhận lời thăm. Nhưng mẹ ơi, vì bận hành quân, cách trở xa xăm, nên không thể về thăm quê cũ, Ở nơi đó, ngày xưa con thường ấp ủ, một mãnh tình nghèo, hứa hẹn tương lai.

Thơ  sa mạc  (ngâm)

Sương trắng rơi đầy phủ làng quê
Ra đi lòng vẫn  hẹn ngày về
Vì mãi vương hoài hương tóc cũ
Nên đời trai trẻ biệt sơn khê

Câu số 4.

Nhiều lớp bạn bè đã đi vào quân ngũ, mòn mõi chờ tin, nhưng chẳng thấy quay ..về.
Nhận được tin, thì thân xác đã yên.. bề . Có đứa xác nằm sâu, trên vùng cao nguyên đất đỏ, đứa âm thầm, yên nghĩ tận miền cao. Chiến chinh dài, lắm cảnh thương đau, gieo tang tóc, cho đồng bào dân tộc. Nhìn thời gian, trôi vào ký ức, nhớ lại thời học sinh, một thuở thiên đường.

Câu số 5.
Xin có em trong tâm hồn người lính trẻ, cầu nguyện cho anh, trên những bước quân ..hành. Tình yêu em, anh nguyện giữ chân thành. Anh nhớ mãi, những chiều kỷ niệm, hai đứa thường ngồi, dưới gốc mận đầu thôn. Cùng thì thầm, mơ ước chuyện trăm năm, Câu thề hẹn, giờ đi vào quá khứ. Hãy cầu nguyện cho nhau, với những lời chân thiết, cho tình ta, mãi mãi được vuông tròn.

Câu số 6.

Nhạc

Bận hành quân nên khó thăm nhau 
Nhưng có nhau như hơi thở vào đời 
Tóc em còn cỏ thơm hương cỏ may 
Để anh nói chuyện ngày mai 

Bạn bè anh theo lớp tuổi ra đi 
Dăm đứa thân nghe tin chẳng trở về 
Xin có em nguyện cầu cho đời anh 
Đá mềm chân cứng để mẹ còn tương lai ..

Dù cách xa, nhưng tình ta vẫn đẹp, để anh vui, mạnh bước quân hành. Mẹ quê ơi! Con vẫn luôn ước mơ, ngày trở về, thăm làng xưa cũ. 
Nguyện cầu chân cứng đá mềm
Để cho mẹ được thỏa niềm tương lai.

Duy Văn -

Hà Đình Huy
San Jose ngày 20 tháng 10 năm 2008

CÁI XẢO QUYỆT CỦA VIỆT CỘNG TRONG CỤM TỪ “HỌC TẬP CẢI TẠO



Duy Văn - Hà Đình Huy

Cụm từ “ Học Tập Cải Tạo”, không có mới mẻ gì, bởi tự điển Việt Nam dù nhỏ hay lớn đều có định nghĩa rõ ràng. Theo bộ tự điển của Lê văn Đức và một nhóm thân hữu, được Lê Ngọc Trụ hiệu đính ( quyển thượng) : học tập có nghĩa học và luyện tập, cải tạo nghĩa là bỏ cái cũ, tạo cái mới. Nghe qua cụm từ trên người ta liên tưởng đến sự thay đổi, về mặt xã hội được tốt hơn, và về con người thì có cách suy nghĩ mới văn minh hơn… Cuộc cách mạng cải tạo kỹ thuật ở Nhật Bản  sau đệ nhị thế chiến đã đưa bộ mặt xã hội  từ một nước bị thua trận, lệ thuộc vào nước ngoài trở thành một xã hội văn minh có tầm vóc cao trên trường quốc tế. Người dân Nhật kiên quyết học tập cải tạo và kiên quyết từ bỏ cái suy nghĩ cũ rích, lạc hậu, để đón nhận tư tưởng mới họp thời , họp trào lưu, nên họ đã đưa được đất nước của họ đến cường quốc như ngày nay. Cụm từ “ học tập cải tạo” người Nhật đã định nghĩa đúng và triển khai rất thuần lý về mặt ý nghĩa. Chính phủ Nhật Bản đã  áp dụng ý nghĩa của cụm từ này thật rõ ràng , trong sáng không như những chính thể độc tài, cộng sản thường hay dùng thuật ngữ để đánh lừa người dân của họ.
Trong thế chiến lần thứ hai, chính quyền  Đức tuy là phát xít độc ác, nhưng họ vẫn giữ trong sáng từ ngữ khi đối với tù binh chiến tranh, họ không sử dụng từ “ Trại cải tạo hay “ học tập cải tạo”. Từ “ trại tập trung” hay “ trại tù” thường thấy trên văn kiện hành chánh của chính quyền  phát xít Đức. Họ thực dụng  với từ ngữ  không đánh lừa  với kẻ bại trận. Ngay cả nước cộng sản Campuchia, chính quyền Pôn Pốt khi chiếm lãnh  cai trị toàn nước, tạo ra một cuộc diệt chũng vĩ đại, giết chết hàng triệu người trong đó có cả quân , dân cán chính, của chính quyền Lonol, nhưng họ cũng không lập lững trong danh từ khi họ dùng trường học hay hotel để nhốt những người chống lại họ. Những nơi họ dùng để giam cầm người họ đều dùng một từ duy nhất là “ trại tập trung” hay nhà tù. Họ nói rõ ra, chứ không dùng thuật ngữ xảo quyệt.
Riêng cộng sản Việt Nam, sau khi chiếm được miền Nam họ lùa quân, cán chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào những trại tập trung ( nhà tù)  khổng lồ họ lập ra từ Bắc chí Nam để giết lần giết mòn  những người này qua hình thức khổ sai lao động, bệnh tật, đói khát mà họ không dám gọi là nhà tù . Trên mặt tuyên truyền họ thường gọi nơi giam giữ  những quân cán chính VNCH là “ trại học tập cải tạo”.  Theo cụm từ này “ trại học tập cải tạo”  là, nơi đó tập trung lại những người Việt Nam vi phạm pháp luật  vướng vào tệ đoan xã hội, hoặc các nhân vật bất đồng chính kiến với chính phủ có thể tập trung và cải tạo. Định nghĩa như thế, họ xem ra miền Nam trước đây là một vùng đất thuộc họ cai trị và bị tạm chiếm do một nhóm người “phản động” đứng lên chiếm lấy chống lại chính quyền chính thống mà họ đang lãnh đạo. Nên họ thường tuyên truyền gọi chính quyền miền Nam là “Ngụy quyền”. Cái quan niệm theo kiểu cộng sản của họ là một lối suy nghĩ vô luật lệ, mang tính rừng rú, hoang dã. Vì bản chất ngang ngược lập luận tính hoang dã như vậy, nên họ đã bất chấp hiệp định Genève mà họ đã đặt bút ký vào ngày 27 tháng 10 năm 1954, và theo hiệp định quốc tế  này đã quy định rõ ràng rằng: Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia có chủ quyền được hơn 100 nước trên cộng đồng quốc tế công nhận. Và cũng vì tính rừng rú xảo quyệt đó nên họ đã bất chấp hiệp định Ba Lê xua quân chiếm miền Nam, trong khi đó chính quyền miền Nam hành sử theo luật lệ văn minh không vi phạm hiệp ước nên có phần thiệt thòi, hậu quả là mất nước.
Cũng với trò xảo quyệt về cách dùng từ ngữ hay nói khác hơn là “chơi chữ” theo hạ sách. Cộng sản Việt Nam đã trấn an được tâm lý của người dân từng thời điểm để từ đó thi hành toàn bộ kế sách thống trị của họ, mà ít khi bị chống đối.
Bởi  bản chất của cộng sản  thường hay bịp bợm, xảo quyệt, nói dối, nên họ tránh né , không dám nhận  nơi giam giữ  người là nhà tù. 
Quân  Cán Chính Việt Nam Cộng hòa không phải là công dân  của nước “ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” do một số  lãnh tụ cộng sản là tai sai của Nga Tàu cai trị nên không thể có danh từ “ học tập cải tạo” đối với họ . Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa là những thành phần ưu tú của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tự do, đang bảo vệ tự do chống lại sự xâm lược của cộng sản quốc tế muốn nhuộm đỏ Đông Nam Á mà điển hình là cộng sản Bắc Việt đang thi hành kế sách đó.
Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể pháp nhân hiện hữu, là những quan chức của một chính quyền họp hiến hợp pháp, nên theo quy chế chiến tranh, khi bị sa cơ thất thế phải được hưởng quy chế tù binh. Phải được đối đải theo quy chế tù binh và nơi giam giữ họ phải có danh goi thật minh quang và sáng nghĩa đó là trại tập trung hay trại tù binh, chứ không thể lấp lững là “ trại học tập cải tạo” được.
Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa, đã là những người có tâm hồn nhiệt huyết và lý tưởng cao cả trong suốt thời gian phục vụ cho đất nước Việt Nam Cộng Hòa, bảo vệ tự do cho người dân, họ đã hành sử  theo truyền thống văn hóa ngàn đời của nước nhà, và văn minh của nhân loại, cùng với sự tiến bộ  loài người nên hơn hẳn những con người trong thể chế của nhóm các nước  “ xã hội chủ nghĩa” thời đó đã có. Vì họ đã hơn hẵn nên không cần phải “học tập cải tạo” với những ai thấp kém hơn họ.
Học tập cải tạo là học những gì hay, tốt văn minh hơn cái cũ, mới gọi là cải tạo. Xin đi ngược lại thời điểm 30 tháng 4 năm 1975, nếu đem tỉ sánh toàn diện giữa hai chế độ Việt Nam Cộng Hòa miền Nam và Xã Hội Chũ Nghĩa miền Bắc thì phải công nhận rằng, miền Nam Việt Nam Cộng Hòa văn minh hơn, giàu có hơn .Tuy rằng có chiến tranh nhưng từ thành đến quê vẫn sống đầy đủ sung túc, người dân luôn tự do tiếp cận với các nguồn văn minh của tây phương. Còn chính thể cộng sản miền Bắc, nghèo đói, lạc hậu, người dân bị kềm kẹp, suy nghĩ một chiều, mọi giao tiếp đều bị cấm đoán.
 Nhận xét bối cảnh trên, một nhà xã hội người Pháp nhận định: “Người dân miền Nam nói chung và Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa nói riêng không có gì để học tập dưới sự lạc hậu nghèo đói và độc tài của chủ nghĩa cộng sản miền Bắc cả .Người miền Nam vốn tốt bụng cũng cần chia sẽ cái hay của mình cho một đồng chũng  vốn quá lạc hậu dù hiện tại đang bị kềm kẹp dưới bàn tay sắt của cộng sản.”

Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa không thể là một  “cải tạo viên” theo danh gọi của bọn cai tù . Ông P.MAC một thành viên trong hiệp ước đình chiến Balê nhận định: “ Trái với công ước Genève quy định về cách đối xử  với tù binh chiến tranh, những thành phần Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa bị bắt buộc phải đi lao động, làm việc ở các nông trường, công trường, trong những trại được chính quyền cộng sản lập ra nơi rừng sâu nước độc , trên núi non, cực khổ, hàng chục ngàn người đã bị chết, do không chịu được cuộc sống khắc nghiệt trong các trại giam kém chất lượng hoặc vì ăn uống thiếu thốn. Sau khi chết đa số những người tù này chỉ được chôn bằng những nấm mồ sơ sài, không mộ bia, khiến sau này thân nhân của họ gặp khó khăn trong vấn đề đi tìmtung tích để cải mộ.
Những người sống sót sau thời gian gọi là “ học tập cải tạo” được đưa về địa phương để làm việc và sinh sống trong tình trạng quãn chế tại gia. Vì bị lý lịch xấu nên khi được trả tự do, cuộc sống của nhiều cựu tù nhân  và gia đình gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng phân biệt đối xử.”
Bởi là công dân của nước VNCH, nên những  người làm việc dưới thể chế này  khi bị bắt giam cầm không thể chịu mang danh là “ cải tạo viên”. Họ xứng đáng với danh xưng “ tù binh chiến tranh”. Họ phải hưởng quy chế theo quy chế tcủa một tù binh. Chính sự căn cứ trên  lý lẽ công pháp quốc tế  nên  các nước có liên hệ trong cuộc chiến, phải có trách nhiệm, nhất là Hoa Kỳ đã đưa ra chương trình H.O để những tù binh bị gán đặt danh “cải tạo viên ” này ra khỏi nơi trại tù rộng lớn là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên tinh thần giống như là trao đổi tù binh khi cuộc chiến chấm dứt.
Cũng theo quy chế tù binh , sau khi cuộc chiến kết thúc, hai bên liên hệ chiến tranh phải có nhiệm vụ giải quyết vấn đề  tù binh để những người lính trở về  đồng đội hay đất nước của  họ hoặc ít ra cũng đưa họ về với lý tưởng mà họ từng chiến đấu. Quân Cán chính Việt Nam Cộng Hòa không còn đất nước để họ trở về nên đã được những phe liên hệ chiến tranh thay vào đó bằng nguyện vọng tự do dựa tinh thần quy chế tù binh quốc tế Genève. ( chiến đấu cho lý tưởng nào khi ra trao trả tù binh sẽ về với ý nguyện đó).
Chon nên không có gì phải  ngạc nhiện tại sao có chương trình nhân đạo H.O mà Hoa Kỳ đại diện cho phía tự do cùng với cộng sản Việt Nam thực hiện những cam kết quốc tế về quy ước tù binh trong mấy thập niên qua. Cũng nên nhắc rằng, trong chương trình nhân đạo này, cộng sản Việt Nam bắt buộc phải thực hiện. Người tù nhân chiến tranh Việt Nam hôm nay đã được tròn sở nguyện của mình là chiến đấu dưới lá cờ tự do, cho nền dân chủ tự do và nay đã thật sự có tự do.
Cũng nên bàn rộng thêm về  cụm từ  “ học tập cải tạo”. Cộng sản Việt Nam tuyên truyền với quốc tế rằng Quân Cán Chính của VNCH là “ngụy quân và ngụy quyền” nên phải cải tạo họ. Họ không phải là tù binh chiến tranh. Cái lối lập luận này nhằm cốt để nêu chính quyền của cộng sản là họp pháp và sau đó là để chạy trốn trách nhiệm về quy chế tù binh. Nếu là cải tạo viên , thì Quân cán VNCH không thể hưởng quy chế tù binh theo luật quốc tế, sẽ không được trở về đồng ngũ để tiếp tục chiến đấu và theo sở nguyện và không thể định cư ở một xứ nào có cùng một thể chế mà họ chiến đấu . Theo một tài liệu tin cậy , thì vào khỏang thập niên 80, Cộng sản Việt Nam đã cố  tránh né vấn đề bàn luận sau thời hậu chiến cùng với các nước lâm chiến  về vấn đề tù binh. Họ cứ khư khư cho rằng việc Quân Cán Chính VNCH bị bắt là việc nội bộ của đất nước Việt Nam .Nhưng nhóm liên hệ trong chiến tranh gồm có : Mỹ đứng đầu thế giới tự do và Nga tầu đứng đầu phe cộng sản quốc tế , bác bỏ luận cứ bảo thủ này của cộng sản Việt Nam. Vì trên giấy trắng mực đen nơi Hội Nghị 4 bên ở Ba Lê, Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia họp hiến, họp pháp , có chủ quyền có chính phủ và quân đội. Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu chống lại khối cộng sản quốc tế điển hình là ngăn chặn làn sóng xâm lăng của quân Bắc Cộng. Vì thế việc cộng sản Việt Nam buộc phải công nhận  Quân Cán Chính  VNCH  bị chúng bắt giam là một tù binh chiến tranh. Tuy nhiên trong nước họ vẫn thường gọi những chiến sĩ tự do của VNCH là “ Cải tạo viên”.


Duy Văn - Hà Đình Huy

PHẠM QUỲNH VÀ NAM PHONG

Duy Văn - Hà Đình Huy

Thời xa xưa nước ta không có báo chí, sau khi Pháp sang các bậc trí giả nước ta mới bắt chước Pháp mà viết báo. Năm 1865 tờ báo đầu tiên do chính phủ thuộc địa chủ trương đó là tờ Gia Định Báo viết bằng chữ quốc ngữ xuất bản ở Saigòn. Năm 1892, ở ngoài Hà nội có tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo viết bằng chữ Nho ( chữ Hán)  do Nha Kinh Lược Pháp chủ trương . Về tư nhân tự sáng lập báo có tờ Nông Cổ Ním Đàm và Nhật Báo Tỉnh xuất bản vào khoảng  thời gian 1900 - 1905. Hai tờ báo này đều viết bằng chữ quốc ngữ và cả hai cũng đều ở trong Nam Kỳ. Cùng thời điểm này ở Bắc Kỳ có những tờ báo viết bằng quốc ngữ và chữ nho là tờ Đại Việt Tân Báo của ông Đào Nguyên Phổ làm chủ bút và ông Babut làm chủ nhiệm. Tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo vào năm 1907 lại được mang thêm một cái tên nữa đó là Đăng Cổ Tùng báo thêm phần chữ quốc ngữ do ông Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút và ông Phan Kế Bính làm trợ bút. Có thể nói nghề làm báo của nước ta vào tiền đầu thế kỷ 20 mục đích chỉ có thông tin lặt vặt trong xứ và phần lớn là làm phương tiện cho chính quyền đô hộ dùng để thông báo hoặc ban bố những mệnh lệnh của họ. Báo chí không thiên về văn chương hay học thuật hoặc truyền tải ý tưởng của người dân. Mãi đến những năm thập niên 1910 –1920, với sự xuất hiện của các tờ báo như : Lục Tỉnh Tân Văn, Trung Bắc Tân Văn , Tiếng Dân…., báo chí mới thực sự là những cơ quan thông tin và đạo đạt ý tưởng của dân chúng, nhưng về phương diện truyền tải văn học thì phải đợi đến những năm sau này, khi một số tờ báo như Đại Việt Tạp Chí , Hữu Thanh Tạp Chí , Đông Dương Tạp Chí và Nam Phong Tạp Chí thì việc truyền bá học thuật Aâu Á mới được phổ biến rộng rải. Các học thuyết Tây âu và kể cả chuyên khảo về sư phạm cũng đã được đề cập một cách tương đối phổ quát hơn.
Song hành với các tờ báo như : Đại Việt Tạp Chí, Đông Dương Tạp Chí…, có khuynh hướng truyền bá học thuật và tư tưởng Tây Aâu. Tạp Chí Nam Phong do Phạm Quỳnh làm chủ nhiệm kiêm chủ bút,là một trong những tờ báo có chất lượng về mặt dịch thuật và có thể nói cả cái nghiệp văn chương của ông đều xuất hiện trên Nam Phong Tạp Chí. Vậy Nam Phong Tạp Chí là một tờ báo như thế nào, chủ trương và mục đích của Phạm Quỳnh ra sao. Hãy thử tìm xem Thượng Thư Bộ Học gởi gắm gì trong đó!?
Nam Phong Tạp Chí xuất bản số đầu vào tháng 7 năm 1917, đến tháng 12 năm 1934 thì đình bản. Trong vòng 17 năm phát hành được 210 số và đây là một tạp chí có sự sống lâu dài so với các báo khác của nước ta trong thời kỳ này.
Mục đích của Tạp Chí Nam Phong. 
Phạm Quỳnh chủ trương Nam Phong Tạp Chí với 2 mục đích chính rõ ràng.
1) Đem tư tưởng học thuật Aâu- Á diễn ra tiếng nước ta để cho những người không biết chữ Pháp hoặc chữ Hán có thể xem và lãnh hội được.
2) Luyện tập quốc văn  cho nền văn học nước nhà và thành lập một hệ thống khảo cứu văn học.
Và để thực thi được 2 mục đích đó Phạm Quỳnh và cả ban biên tập phải bỏ nhiều thời gian nghiên cứu, viết lách các bài khảo cứu về triết lý, khoa học, văn chương, lịch sử Á Đông và của Aâu Tây. Dịch các tác phẩm về Triết học, văn học nguyên ngữ từ chữ Hán hoặc chữ Pháp. Sưu tập các thơ văn cổ của nước nhà bằng tiếng Hán hoặc tiếng Nôm. In các tác phẩm cổ của nước ta (a) 
Aûnh hưởng của Tạp Chí Nam Phong đối với nền văn học nước ta.
Trước khi nói đến ảnh hưởng của Tạp Chí Nam Phong đối với văn học nước nhà,thiết nghĩ cần lược qua tình hình quốc văn của nước ta trong thời kỳ Nam Phong Tạp Chí ra đời. 
Trước Nam Phong Tạp Chí ngoài trừ các bản dịch của các tiểu thuyết Tàu ra tiếng nước ta không có một bản dịch hay sách nào viết bằng chữ quốc ngữ. Trong nước chỉ có một vài tờ báo và thiếu hẳn một cơ quan khảo cứu về dịch thuật tư tưởng để cho độc giả trong nước có thể đọc mở mang kiến thức . Từ khi Nam Phong xuất hiện về đường văn tự  Tạp Chí Nam Phong đã sát nhập vào tiếng nước ta nhiều danh từ triết học, khoa học mới mượn từ chữ Nho hoặc chữ Pháp. Luyện cho tiếng nước ta có thể diễn dịch được các lý thuyết, các tư tưởng về triết học , khoa học mới. Về mặt văn hóa Nam Phong đã phổ thông được những điều yếu lược của học thuật Aâu – Tây. Diễn đạt những điều đại cương trong các học thuyết cũ của Á Đông, các triết thuyết Nhọ học , Phật học…và bảo tồn những điều cốt yếu như lễ nghi, phong tục , thờ cúng …trong văn hóa cũ của nước ta.
Tiểu sử Phạm Quỳnh 
Phạm Quỳnh bút hiệu là Thượng Chi, Hồng Nhân, Lương Ngọc , Thiếu Hoa Đường, sinh năm 1892 tại Hà Nội. Năm 1908 tốt nghiệp trường Thông Ngôn. Từ 1908 – 1917 làm Thừa phái (Secrétaire) tại trường Viễn Đông Bác Cổ . Năm 1917- 1920 Thừa phái hạng 5 tại Nha Hành Chánh và Quản Trị Bản Xứ ( Directtion de LA’dministration et politique indigènes)
Năm 1917 – 1932 chủ trương Tạp Chí Nam Phong. Năm 1918 làm phụ giảng ( répétiteur) tại trường Sinh Ngữ Đông Phương. Năm 1920 – 1924 Nghị viên Hà Nội. Năm 1922 qua Pháp cùng vua Khải Định và Nguyễn Văn Vĩnh. Năm 1925 -1926 thành lập đảng Jeune Annam. Và cùng nhóm viết thư cho toàn quyền Alexandre Varenne yêu cầu ân xá cho Phan Bội Châu. Năm 1926 thành lập Việt Nam Tiến Bộ Dân Hội và là nghị viên Viện Dân Biểu Bắc Kỳ. Năm 1928 Chủ Tịch Hội Tương Trợ Giáo Dục Bắc Kỳ. Năm 1929 – 1931Phó Chủ Tịch Đại Hội Đồng Đông Dương. Sáng Lập Viên và Tổng Thư Ký Hội Khai Trí Tiến Đức . Năm 1932 Phó Chủ Tịch Hội Địa Lý Hà Nội- Tổng Thư Ký Hội Từ Thiện Bắc Kỳ. Tháng 11/ 1932 Ngự Tiền Tổng Lý của vua Bảo Đại. Năm 1933 Thượng Thư Bộ Học. Năm 1939 qua Pháp cùng vua Bảo Đại. Năm 1942 Thái Tử Thiếu Bảo, Thượng Thư Bộ Lại. 17- 03- 1945 từ chức . Tháng 8 – 1945 bị Việt Minh bắt giữ rồi thủ tiêu cùng với Ngô Đình Khôi.
Phạm Quỳnh với những hiện thực văn học qua Nam Phong.
Với vị trí của một chủ nhiệm kiêm chủ bút, Phạm Quỳnh đã thực hiện một hoài bảo là cải tiến và phát triển chữ quốc ngữ , đã tạo cho nền quốc văn của nước ta mỗi ngày thêm phong phú. Qua Nam Phong Tạp Chí, những tác phẩm của ông ngoài những bài viết nghị luận, luận thuyết,ký sự, đoản văn ghi chép các điều quan sát thực tiễn xã hội, có tính cách nhằm hướng dẫn dư luận, số còn lại phần lớn ông nhắm vào 2 lãnh vực khảo cứu và dịch thuật.
Oâng dịch các đoạn văn và tác phẩm của Tây Aâu. Về triết học có quyển Discours de la méthode (Phương Pháp Luận) của Descartes. Về Tư Tưởng có quyển Manuel (Cách ngôn) của Epictète, Lavie sage ( Đời Đạo Lý) của Paul Carton. Về tiểu thuyết và kịch bản có tuồng Le Cid ( Tuồng Lôi Xích) và Horace ( Hòa Lạc) của Corneille…
Trên lãnh vực khảo cứu với Phạm Quỳnh cho đây là phần quan trọng trong cuộc đời làm báo và làm văn học của ông. Oâng đã bỏ ra một thời gian dài nghiên cứu các sách nước ngoài và rồi viết ra những bài chuyên khảo về học thuật Aâu Tây ra Quốc Văn đưa vào Nam Phong Tạp Chí để chuyển tải  nền văn minh của các nước tiên tiến đến trong dân chúng và các trí giả nước ta ( Văn Minh Luận  NP 42) , Khảo cứu về học thuyết Thái Tây và nền chính trị của nước Pháp ( NP 31) . Nhất là ông nghiên cứu các tư tưởng của các nhà tư tưởng học của Pháp như :Rousseau, Montesquieu và Voltaire,về tư tưởng dân chủ và dân quyền, các triết thuyết Á Đông về quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng. Về văn học, trên Nam Phong ông đã có những bài viết đào sâu về tục ngữ ca dao của nền văn chương truyền khẩu của nước ta. Những bài nghiên cứu về khía cạnh văn chương trong lối hát ả đào của dân tộc.
Tóm lại,chỉ trên lãnh vực văn hóa văn học Phạm Quỳnh là người có công lớn đối với nền văn học cũ nước ta trong thời kỳ truyền bá và phát triển quốc văn. Và nói theo cách nói của học giả Dương Quảng Hàm : “ Đối với nền văn hóa cũ nước ta thì ông Nguyễn Văn Vĩnh hay khảo cứu những phong tục tín ngưỡng của dân chúng, còn Oâng Phạm Quỳnh thường nghiên cứu chế độ, văn chương của tiền nhân. Oâng Nguyễn Văn Vĩnh có công lớn trong việc diễn dịch những tiểu thuyết và kịch bản của Aâu Tây và phát triển cái hay trong tiếng Nam ta, thì ôâng Phạm Quỳnh là người có công lớn trong việc dịch thuật các học thuyết tư tưởng của Thái Tây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn đạt được các tư tưởng mới. Giống như Pétrus Ký ở miền Nam Phạm Quỳnh là một trong những người có công lớn trong việc cải thiện chữ Việt mới tại miền Bắc . Phạm Quỳnh cũng là người có công quảng bá Đoạn Trường Tân Thanh(Truyện Kiều) của Nguyễn Du.”


Duy Văn - Hà Đình Huy 



Sáchtham khảo:
(1) Việt Nam Văn Học Sử Yếu  tác giả Dương Quảng Hàm
(2) L’oeuvre de M . Nguyễn Văn Vĩnh tác giả Nguyễn Văn Tố
(3) Phê Bình và Khảo Luận Văn Học tác giả Thiếu Sơn
(4) Enquête sur la Jeunesse annamite tác giả Đào Đăng Vỹ
(5) Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí tác giả Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu
(a) Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí