Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

MƯA ĐÁ Ở NGHỆ AN CHIỀU 01/05/2024

 

 BM

Khoảng 16 giờ 15 phút hôm 01/05, một trận mưa đá đã trút xuống các mái nhà ở 2 xã Yên Thắng, Yên Hòa (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An).


Mưa đá với kích thước 3-4 cm tạo ra tiếng động lớn, một số chỗ đá phủ dày 2-3 cm trên mặt đất.


BM


Tại xã Yên Thắng, mưa đá kéo dài hơn 10 phút kèm giông lốc trong 2 tiếng quét qua 7 bản, khiến hơn 200 ngôi nhà bị vỡ ngói, thủng mái tôn.


Cũng tại Nghệ An trong chiều cùng ngày, các huyện Kỳ Sơn, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương cũng có mưa giông sau nhiều ngày nắng nóng, oi bức. Người dân huyện Đô Lương ví đây như “cơn mưa vàng giải nhiệt.”


Một tháng vừa qua, các huyện biên giới phía tây Nghệ An thường có mưa đá kèm lốc xoáy. Trong đó, huyện Kỳ Sơn địa hình núi cao, rừng đan xen, là điều kiện lý tưởng hình thành mây vũ tích, gây mưa đá.


BMBM


Theo các chuyên gia khí tượng, mưa đá thường xuất hiện ở miền Bắc và miền Trung vào thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh (tháng 9-11) và từ lạnh sang nóng (tháng 3-5).


Mưa đá xuất hiện khắp nơi, từ vùng núi đến đồng bằng


BM


Tại Việt Nam, chưa năm nào xuất hiện nhiều mưa đá như năm nay. Mưa đá được ghi nhận trên khắp các vùng miền, từ vùng núi đến đồng bằng, và vùng vịnh.


Ở miền Bắc, mưa đá xảy ra tại Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, và Hòa Bình khiến hàng ngàn căn nhà bị hư hỏng, thủng mái, nhiều diện tích hoa màu bị ảnh hưởng.


Tại miền Trung, mưa đá xảy ra ở nhiều tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, và Quảng Ngãi gây nhiều thiệt hại cho người dân và nông sản.


Một người bị sét đánh, hơn 600 nhà hư hại sau mưa dông


BM


Tại miền Bắc, sáng sớm 01/05, các tỉnh miền núi xảy ra mưa dông lớn khiến một người tử vong do bị sét đánh, hơn 600 nhà bị bị tốc mái, hư hại, tập trung chủ yếu ở Bắc Kạn và Lào Cai.


Mưa dông cũng khiến hơn 100 hecta lúa, hoa màu bị đổ, một trường học và 2 nhà văn hóa bị hư hại. Mưa dông cũng được ghi nhận tại các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên.


Miền Bắc mưa dông nhiều ngày


BM


Hôm 01/05, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh, thành phố Đông Bắc Bộ, cùng một số nơi ở Tây Bắc Bộ và Thanh Hóa.


Cơ quan khí tượng dự báo, trong những giờ tới, không khí lạnh này tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ và Thanh Hóa – Nghệ An gây mưa rào kèm dông rải rác. Cục bộ có mưa lớn, có nơi trên 50mm.


Mưa rào và dông có thể kéo dài đến hết ngày 03/05, sau đó miền Bắc tăng nhiệt trở lại và nắng nóng tái diễn vào cuối tuần ở Tây Bắc Bộ.


Miền Trung tiếp diễn nắng nóng, miền Nam thời tiết vẫn gay gắt


BM


Trong khi đó tại miền Trung, các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt trong ngày 02/05. Nhiệt độ có xu hướng giảm nhẹ, dao động 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C.


Đến ngày 03/05, nắng nóng giảm từ vùng núi phía tây Nghệ An đến Đà Nẵng, nhiệt độ xuống 35-37 độ C. Mức nhiệt tại các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên duy trì trong khoảng 35-38 độ C.


Tại Nam Bộ, thời tiết vẫn chưa được cải thiện. Nhiệt độ cao nhất duy trì ở mức 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C. Sau ngày 04-05/05, nắng nóng tại đây mới có thể suy giảm.




Băng Băng


Thứ Tư, 1 tháng 5, 2024

VIDEO AN NINHCHO THẤY NHỮNG TÌNH TIẾT TRONG VỤ VIỆC 06/01 (BẠO LOẠN VÀO TÒA NHÀ QUỐC HỘI MỸ)

 

 image

Hơn 20,000 giờ thước phim an ninh về Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ngày 06/01 được một ủy ban Hạ viện do Đảng Cộng Hòa kiểm soát công bố kể từ tháng 11/2023 đã bắt đầu hé lộ các chi tiết mà Ủy ban Đặc biệt Ngày 06/01 hiện đã giải tán vẫn giấu kín từ lâu.


Bắt đầu từ tháng Mười Một năm ngoái (2023), Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson (Cộng Hòa-Louisiana) đã ra lệnh tải cảnh quay an ninh lên các máy chủ có thể truy cập công khai. Cuối cùng, nhân viên của Tiểu ban Giám sát thuộc Ủy ban Hành chính Hạ viện đã thành lập một kênh trên nền tảng video Rumble để lưu trữ những cảnh quay này.


“Những thước phim được phát hành ngày hôm nay đánh dấu nửa chặng đường của khoảng 40,000 giờ cảnh quay an ninh mà chúng tôi dự định công bố,” Dân biểu Barry Loudermilk (Cộng Hòa-Georgia), Chủ tịch Tiểu ban Giám sát, cho biết hôm 15/04.


“Nhân viên của tôi đã và đang làm việc không mệt mỏi để công bố tất cả những thước phim này và bảo đảm người dân Mỹ nhận được sự thật đầy đủ, không sửa đổi về các sự kiện xung quanh ngày 06/01/2021.”


BM


Trong một tuyên bố, ông Loudermilk cho biết: “Chúng tôi không chỉ đang công bố tất cả các cảnh quay, mà chúng tôi còn tiếp tục công bố tất cả các phát hiện, các thước phim, và tài liệu cho đến khi mọi thứ được sẵn sàng để công chúng có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về các sự kiện xung quanh ngày hôm đó.”


Ông Johnson nói thêm: “Mỗi đoạn phim được phát hành về ngày 06/01 cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh hơn về ngày hôm đó và giúp người dân Mỹ hiểu rõ hơn về sự kiện này.”


“Tôi khen ngợi Chủ tịch Loudermilk và toàn bộ Ủy ban Hành chính Hạ viện vì đã nỗ lực cung cấp cho công chúng toàn bộ sự thật chứ không phải những trường hợp được chọn lọc kỹ càng để thúc đẩy một nghị trình chính trị.”


Cô Ashli Babbitt


BM


Vụ việc cô Babbitt, 35 tuổi, bị bắn tử vong đã không nhận được sự quan tâm từ Ủy ban Ngày 06/01.


Trong khi bản thân vụ nổ súng chỉ được ghi lại trên video bởi những người xung quanh ở hành lang bên ngoài Sảnh Chủ tịch Hạ viện (Speaker’s Lobby), thì thước phim an ninh cho thấy những nỗ lực của các nhân viên y tế thuộc FBI, các cảnh sát chiến thuật của lực lượng Cảnh sát Quốc hội, và nhân viên cấp cứu nhằm cứu mạng cô Babbitt.


Khi bạo loạn bùng phát ở hành lang Sảnh Chủ tịch Hạ viện ngay sau 2 giờ 40 phút chiều, có vẻ hầu như không ai nhận thấy Trung úy Michael Byrd rời khỏi vị trí ẩn nấp với khẩu súng lục Glock nhắm vào hàng chục người chỉ cách ông vài bước chân.


BM


Cô Babbitt đã dành vài phút ở hành lang để cố gắng giữ cho đám đông không trở nên căng thẳng hơn. Vị cựu cảnh sát quân sự của Lực lượng Không quân này đã nói to với ba nhân viên Cảnh sát Quốc hội để yêu cầu họ hãy “gọi trợ giúp đi” trước khi cô dùng một cú móc trái để gạt kẻ bạo loạn Zachary Alam sang một bên vì đã đập vỡ vài cửa sổ.


Ông Byrd lao về phía trước và bắn một phát duy nhất vào cô Babbitt trong lúc cô cố gắng trèo qua một ô cửa bên hông bị hỏng của lối vào Sảnh Chủ tịch Hạ viện. Vụ nổ súng, vốn chưa bao giờ được thông báo là một vụ việc có liên quan đến cảnh sát trên bộ đàm của Cảnh sát Quốc hội, đã thu hút những người có thể trở thành cứu hộ chạy đến khu vực Cửa Nam của Tòa nhà Quốc hội.


Thước phim đầu tiên cho thấy một phản ứng đối với lời kêu cứu là ở Cửa Nam của Tòa nhà Quốc hội ngay trước 2 giờ 50 phút chiều. Một nhân viên Cảnh sát Quốc hội dẫn đầu một đội SWAT gồm năm nhân viên FBI tiến vào khu vực phía trước Sảnh Cột Trụ (Hall of Columns).

BM
Các đặc vụ FBI đi qua khu vực kiểm tra an ninh và rẽ phải xuống hành lang liền kề. Một lúc sau, Camera 0176 cho thấy, một nhân viên y tế của FBI đã giúp Cảnh sát Quốc hội mang theo cô Babbitt và đặt cô nằm xuống sàn gần nơi đặt từ kế. Cô được đưa đi trong tư thế đầu được hạ thấp và chân được nâng cao vì vết thương ở ngực trên của cô bắt đầu chảy máu rất nhiều.


Lúc 2 giờ 55 phút 40 giây chiều, đội Engine 6 thuộc Sở Cứu hỏa và Dịch vụ Y tế Khẩn cấp Thủ đô băng qua Hàng rào phía Nam, một phút sau là Đơn vị Cứu hộ số 10. Trung úy Cứu thương Tim Bennett hối hả đi bộ qua hàng rào ngay phía trước xe cứu thương, cảnh quay camera an ninh cho thấy.


Camera an ninh 0181 cho thấy lúc 2 giờ 58 phút 37 giây chiều, các nhân viên cấp cứu mang theo cáng đã lao qua Tiền sảnh Cửa Nam. Cô Babbitt được chuyển từ sàn nhà lên cáng lúc 2 giờ 59 phút 33 giây chiều, trong khi một nhân viên y tế tiến hành hồi sức cấp cứu cho cô.


Chiếc cáng được di chuyển vòng quanh từ kế và ra khỏi Cửa Nam. Cảnh quay cho thấy lối vào không được giăng hàng rào hoàn toàn như một hiện trường vụ án cho đến 3 giờ 58 phút chiều, để cho các cảnh sát và người biểu tình đi qua vết máu để lại trên sàn sau khi cô Babbitt được đưa ra ngoài.


Cảnh quay an ninh cho thấy, khi cáng được đưa đến gần Đơn vị Cứu hộ số 10 ở khu vực Hàng rào Phía Nam của Capitol Plaza, một nhóm người biểu tình đã vây quanh phía sau xe cứu thương. Một số la hét với các nhân viên cảnh sát vì đã bắn cô Babbitt.


Cô Babbitt được đưa vào xe cứu thương lao qua Hàng rào Phía Nam lúc 3 giờ 02 phút 03 giây chiều. Cô được tuyên bố tử vong lúc 3 giờ 15 phút chiều tại Trung tâm Bệnh viện MedStar Washington.

Người chồng góa vợ của cô và gia đình cô đã đệ đơn kiện chính phủ Hoa Kỳ, yêu cầu bồi thường 30 triệu USD cho cái chết oan uổng của cô.


Cảnh sát tràn vào Quốc hội


BM


Video an ninh cho thấy hậu quả ngay tức thời của vụ xả súng gây tử vong là sự hiện diện đông đảo của cảnh sát trong và xung quanh Tòa nhà Quốc hội. Ông Byrd đã nói qua điện đàm sau khi ông bắn cô Babbitt lúc 2 giờ 44 phút chiều, tuyên bố rằng ông đang bị bắn và đang chuẩn bị bắn trả. Điều đó chưa bao giờ là sự thật.


Vụ kiện của chồng cô Babbitt cáo buộc rằng báo cáo điện đàm sai, vốn chưa bao giờ được đính chính hoặc rút lại, đã tạo ra một tình huống nguy hiểm ở Tòa nhà Quốc hội vì các nhân viên cảnh sát đang phản ứng không biết liệu có những kẻ bạo loạn có vũ trang hay không. Trên thực tế, phát súng của ông Byrd là phát súng duy nhất được bắn ra và không có nhân viên cảnh sát nào phải đối mặt với súng hoặc tiếng súng.


Video an ninh đã cho thấy sự lo lắng, sợ hãi trên khuôn mặt của các nhân viên cảnh sát đang di chuyển ngang qua Tòa nhà Quốc hội với vũ khí trên tay.

Vào lúc 2 giờ 47 phút chiều, một chiếc xe bọc thép BearCat của Cục Rượu, Thuốc lá, Súng và Chất nổ (ATF) đã tiến vào khu vực Hàng rào Phía Nam ở Capitol Plaza. Ngay trước 2 giờ 49 phút chiều, một đội SWAT gồm sáu nhân viên ATF đã xông vào Cửa Nam và đi lên cầu thang về phía Phòng họp Hạ viện.

BM
Vài phút sau, hàng chục cảnh sát ở Sở Cảnh sát Thủ đô (MPD) đã chạy ngang qua khu vực Hàng rào Phía Nam ở Capitol Plaza để đi về phía Tòa nhà Quốc hội.


Vào lúc 2 giờ 48 phút chiều, bảy nhân viên Cảnh sát Quốc hội với súng trên tay đã di chuyển lên cầu thang của Phòng trưng bày Hạ viện, được ghi lại trên camera số 7218. Vài phút sau, những người biểu tình với tay giơ trên đầu tràn xuống cầu thang.


Trên tầng ba gần Phòng trưng bày Hạ viện, những người biểu tình ngạc nhiên đã gặp các đội đặc nhiệm SWAT đang cầm súng trường M4 giơ cao. Một người đàn ông lên đến đầu cầu thang đã nằm xuống sàn và giơ tay lên khi phát hiện ra đèn pin trên một khẩu súng trường cảnh sát.


Ở khu vực hành lang này, các dân biểu Hạ viện cùng nhân viên đang ẩn náu trong khu vực chỗ ngồi của phòng trưng bày đã được các cảnh sát cầm súng hộ tống xuống cầu thang gần đó. Cuộc sơ tán đó đã được ghi lại trên camera số 360.

Sử dụng vũ lực


BM
Ngay sau khi cô Babbitt bị bắn ở lối vào Sảnh Chủ tịch Hạ viện, cảnh sát bắt đầu đẩy những người biểu tình ra khỏi Cửa Thượng viện. Theo video từ camera số 267, một số nhân chứng của vụ nổ súng đã ẩu đả với các nhân viên cảnh sát đang cố gắng lùa đám đông ra khỏi hành lang.


Video cho thấy một người biểu tình đã bị cảnh sát đẩy trượt trên sàn nhà và đụng vào máy dò kim loại ở cửa ra vào. Khi cô Babbitt bị bắn, một cuộc ẩu đả dữ dội giữa cảnh sát và những người biểu tình có mặt ở hành lang đã nổ ra. Đoạn video cho thấy cảnh sát đã cưỡng ép họ ra khỏi Cửa Thượng viện ngay trước 3 giờ chiều.


Một trong những video mới, gây choáng váng nhất cho thấy cảnh sát đang ném người biểu tình Daniel Dean Egtvedt ra khỏi Cửa Nam, khiến ông bị đập đầu vào cửa bên ngoài và ngã xuống. Vụ việc xảy ra sau khi ông chửi bới và xô xát với cảnh sát.


Ông Egtvedt, 60 tuổi, ở Oakland, Maryland, đã xuất hiện trên camera gắn trên người và video an ninh, đang mắng mỏ các nhân viên cảnh sát ở nhiều khu vực khác nhau của Tòa nhà Quốc hội.


Rắc rối đã bắt đầu xảy ra ở Sảnh Trụ Cột chỉ sau 3 giờ chiều. Video an ninh cho thấy ông Egtvedt đang đi đến lối ra ở Cửa Nam. Khi ông đổi ý và cố gắng quay lại, cảnh sát đã cản đường ông.


Một cuộc ẩu đả diễn ra sau đó và cảnh sát đã ép ông Egtvedt xuống sàn.


BM


Trong lúc nằm ngửa trên sàn, ông Egtvedt đã la hét, gào thét, và ré lên với cảnh sát.


Video cho thấy sau hơn một phút nằm như vậy, ông Egtvedt đã được cảnh sát giúp đỡ.

Họ đẩy ông tới lối ra, khiến đầu ông đập vào cánh cửa bên ngoài. Ông ngã xuống đất và nằm đó một lúc.


Cảnh sát đã đỡ ông lên và ông cố gắng tìm cách quay lại bên trong. Cuối cùng, ông bỏ đi nhưng vẫn tiếp tục la mắng các nhân viên cảnh sát, đoạn video cho thấy.


Trong phiên tòa xét xử do Thẩm phán Tòa Địa hạt Liên bang Christopher Cooper chủ trì hồi tháng 12/2022, ông Egtvedt bị kết tội bảy tội danh. Đến tháng 03/2023, ông bị kết án 42 tháng tù vì hai cáo buộc hành hung, chống cự, hoặc cản trở một số nhân viên cảnh sát, gây rối dân sự, cảnh trở một thủ tục chính thức, cùng một số khinh tội vì xâm nhập và gây rối trật tự.

BM
Trong một vụ việc khác, cảnh sát bên trong Cửa Xe ngựa Thượng viện đã giải tán hai người biểu tình bất hợp tác ngay sau 3 giờ 05 phút chiều. Video cho thấy một người đàn ông mặc áo khoác màu xanh lam, đội mũ lưỡi trai rằn ri đã xô xát với một nhân viên của Sở Cảnh sát Thủ đô; viên cảnh sát đã nhấc và đẩy người này ra khỏi cửa đôi.


Khoảng nửa phút sau, một số nhân viên cảnh sát đã kéo một người biểu tình là phụ nữ xuống chính hành lang đó. Đoạn phim của Camera 113 cho thấy người phụ nữ này đá cảnh sát vài lần, sau đó họ bế cô lên, kéo cô qua cửa, và đặt cô nằm ngửa.


Trong khi một số người lập luận rằng những người biểu tình tiến vào Tòa nhà Quốc hội đều ôn hòa, thì video an ninh cho thấy không phải như vậy.


Khi các đám đông xâm phạm lối vào Thượng viện gần Phòng S-131 vào khoảng 2 giờ 45 phút chiều, một người đàn ông đội mũ bảo hiểm màu đen đã dùng giá đỡ trên sàn nhà đập vào cửa phòng họp. Khi nỗ lực của ông không thành công, một nhóm năm người đàn ông đã phá cửa bằng một động tác mạnh mẽ.


Vào lúc 3 giờ chiều, video cho thấy cảnh sát xuất hiện để bắn đạn hơi cay vào đám đông, khiến những người biểu tình tràn ra khỏi cửa.


Nhân viên cảnh sát gặp nạn


BM


Các hóa chất dùng để kiểm soát đám đông đã gây ra vô số vấn đề cả bên trong Tòa nhà Quốc hội lẫn khắp các khu vực thoáng gió vào ngày 06/01. Chất hóa học gây kích ứng oleoresincapsicum (OC) và hơi cay gây cháy được phun ra hầu như không có hiệu quả đối với các đám đông ồ ạt đang vây quanh Tòa nhà Quốc hội.


Một số kẻ bạo loạn tràn qua hàng phòng vệ dài của cảnh sát ở phía tây và phía đông của tòa nhà, mang theo chất oleoresincapsicum thường là đậm đặc của họ cùng với một loại chất tương tự nhưng mạnh hơn là thuốc chống gấu (bear repellent).


Các hộp hơi cay bị bắn trật đã khiến hàng trăm người dọc theo West Plaza không đeo mặt nạ phòng độc bị dính hóa chất. Thường thì gió mạnh đã thổi hơi cay tốc độ cao vào mặt các nhân viên cảnh sát.


Video an ninh từ bên trong Tòa nhà Quốc hội ghi lại cảnh khổ sở mà một viên cảnh sát bị khó thở phải đối mặt sau khi tiếp xúc với hóa chất trong không khí. Video từ Camera Cảnh sát Quốc hội 006 cho thấy người cảnh sát này thận trọng bước xuống hành lang tầng hầm lúc 3 giờ chiều.

BM
Một viên cảnh sát đi ngang qua sau đó đã tìm kiếm sự trợ giúp y tế sau khi thấy đồng nghiệp của mình khó thở.


Trong vài phút tiếp theo, nhiều cảnh sát tập trung lại để giúp đỡ. Các nhân viên y tế của một đội chiến thuật đã điều trị cho viên cảnh sát này bằng máy phun khí dung trước khi anh được đặt trên xe lăn và đưa đến đội cứu hộ đang chờ sẵn lúc 3 giờ 59 phút chiều.


Giúp đỡ người bị thương


BM


Ít nhất bảy người biểu tình đã thiệt mạng hoặc bị thương tại Tòa nhà Quốc hội vào ngày 06/01. Video an ninh ghi lại cảnh giải cứu một người đàn ông bị Cảnh sát Tòa nhà Quốc hội đẩy ra khỏi gờ cầu thang.


Anh Derrick Vargo, 34 tuổi, ở Greenbrier, Tennessee, đã bị thương nặng khi bị đẩy ra khỏi mặt ngoài của lan can đá dọc theo Bậc thang Tây Bắc. Hồi năm 2022, anh Vargo nói rằng, trong khi đang cố gắng mở lá cờ Trump để treo trên cầu thang thì anh bị đẩy ra khỏi gờ cầu thang cao 20 feet (khoảng 6 mét).


Video an ninh cho thấy một nhân viên cảnh sát đã xô anh Vargo ngã khỏi gờ cầu thang ngay sau 2 giờ 02 phút chiều. Trong một vụ kiện liên bang được đệ trình hồi tháng 01/2024, anh Vargo đã xác định người nhân viên Cảnh sát Quốc hội đó là ông Bryant Williams. Vào tháng 03/2023, ký giả độc lập Stephen Horn đã tiết lộ rằng ông Williams được cho là người có liên can đến vụ kiện.


Vụ kiện cho rằng ông Williams, “hành động dưới vỏ bọc của pháp luật, đã cố gắng sát hại anh Derrick Vargo.”

BM

Theo hồ sơ tòa án, ông Williams vẫn chưa phúc đáp vụ kiện này kể từ ngày 24/04.

 

Sau khi bị ngã xuống đất, anh Vargo đã bất tỉnh. Những người chứng kiến và cảnh sát đã đỡ anh lên một đoạn giá để xe đạp để khiêng anh đến đội cứu hộ gần đó.


Một số camera an ninh đã ghi lại cảnh giải cứu anh Vargo, bao gồm cảnh nhìn từ mặt đất từ Camera 0608 và cảnh nhìn từ trên không từ Camera 0946. Camera 0603 cho thấy một nhóm bảy người đang khiêng anh Vargo trên chiếc cáng tạm thời này trên Đường đi bộ Tây Bắc lúc 2 giờ 11 phút tối.




Joseph M. Hanneman  _  Cẩm An & Thanh Nhã

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2024

LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC HẬN THÁNG TƯ ĐEN (30 - 04 - 2024) TẠI VƯỜN TRU...

NHÌN LẠI 30 THÁNG 4 | Tổng hợp phim tài liệu về tỵ nạn Việt Nam | www.sb...

VIEM MAI VLOG is live! Biểu tình tổng lãnh sự việc cộng

THÁNG TƯ : THÁNG TANG

 

image
Một người lính Thủy quân Lục chiến VNCH mang xác một đồng đội.

Những người Việt tại Hoa Kỳ từng phục vụ cho chính quyền Sài Gòn rất đau lòng mỗi khi nhắc đến ngày 30/4. Họ gọi đó là ngày Quốc hận, và xem tháng Tư là tháng Tư Đen hay Tháng Tang.

image

Ông Phạm Ngọc Cửu, thành viên của Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ tại Florida, cựu phó tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận, năm nay 76 tuổi, nói với VOA Việt ngữ rằng tháng Tư là tháng Tang:

“Đối với tôi trong 42 năm, tháng Tư là tháng tang. Trừ dịp các đoàn thể có chương trình kỷ niệm gì đó thì tôi tới thôi, còn ngoài ra những gì vui chơi là tôi không bao giờ nghĩ tới, mà tôi nghĩ tới những người anh em, đồng đội, những người cùng chiến đấu đã mất.”

image

Ông Phạm Ngọc Cửu từng phục vụ tại Tòa Hành Chánh Bình Thuận từ 1967, chức vụ cuối cùng là Phó Tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận mà ông đảm nhận từ năm 1971- đến ngày 18/4/1975.

Sau ngày 1-5-1975, ông Phan Ngọc Cửu bị ở tù 13 năm, bị chuyển qua các trại tù từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam, trong đó có 6 tháng bị biệt giam và cùm chân tay trong xà lim ở nhà tù Thanh Hóa. Tháng 2/1988, ông được phóng thích và đến Mỹ vào tháng 6/1991, sau 17 năm mới đoàn tụ gia đình tại thành phố Orlando. Ông còn là Hội Trưởng Hội Tương trợ Cựu Chiến Binh Bình Thuận Hải ngoại và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng tại Florida.

Cũng như ông Cửu, ông Phạm Trần Anh ở California cũng rất đau buồn vì quá nhiều đồng đội đã ngã xuống trong biến cố 30/4/1975.

image

“Nói và nghĩ về ngày 30/4: đó là một sự kiện lịch sử. Cái mà gọi là thống nhất, thực tế là cuộc xâm lăng. Thống nhất mà lòng người phân tán và hàng trăm ngàn người đã hy sinh chính tính mạng của họ để đổi lấy ý tưởng tự do. Đây là cuộc bỏ thân, bỏ phiếu bằng thân vĩ đại nhất trong lịch sử và 5 vị tướng đã tuẫn tiết, và trăm hàng ngàn sĩ quan đã hy sinh vào ngày 30/4.”

Ông Phạm Trần Anh còn gọi ngày 30/4/1975 là “Ngày Quốc hận” tháng Tư là “tháng Tư Đen”, sau khi Bắc Việt “xé bỏ hiệp ước Paris 27-1-1973 đem quân xâm chiếm miền Nam Việt Nam.”

Trong một bài viết về chiến tranh Việt Nam, sử gia Phạm Trần Anh cho rằng Chiến tranh Việt Nam không phải là giành độc lập dân tộc như nó từng được rao truyền, mà đã trở thành cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa 2 hệ thống tư tưởng: Chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Tư Bản của thế giới tự do.

Sử gia Phạm Trần Anh từng là Giám đốc Học viện Hành chánh Quốc gia Sài gòn. Ông còn là nhà văn, nhà biên khảo. Sau ngày 30/4/ 1975, ông thành lập Mặt Trận Tự Do Người Việt Diệt Cộng Cứu Quốc.

Ông Phạm Trần Anh, năm nay 72 tuổi, bị bắt năm 1977 và bị xử án tù chung thân vì tội hoạt động lật đổ chính quyền. Ông được trả tự do vào ngày 3/8/1997 nhờ sự can thiệp của Hội Ân xá Quốc tế, sau hơn 20 năm trải qua các nhà tù ở Việt Nam trong đó có 9 năm bị cùm chân tay trong xà lim biệt giam.

Sang Mỹ vào tháng 9/ 2006, ông Phạm Trần Anh dành mọi nỗ lực vào việc viết sách, nhất là truy tìm nguồn gốc dân tộc Việt Nam với các tác phẩm như: Cội nguồn Việt Tộc, Huyền Tích Việt, Quốc Tổ Hùng Vương, Việt Nam Thời Lập Quốc và năm 2016 xuất bản sách Đế Quốc Mới Trung Cộng.

Cũng như ông Phạm Trần Anh, ông Phạm Ngọc Cửu dành hết thời gian của mình để đóng góp cho cộng đồng và hướng về phong trào dân chủ trong nước.

Đầu tháng 4, một hoạt động cụ thể mà ông Cửu đã thực hiện là tổ chức thành công cuộc biểu tình chống Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida, nơi ông Tập hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Ông Cửu cảm nhận đã có một ‘luồng gió mới, một sinh khí mới hiện diện trên quê hương Việt Nam.

image

“Năm nay cảm tưởng riêng của tôi là tôi phấn khởi hơn năm nào hết vì tình hình trong nước có những chỉ dấu, có những sự kiện xảy ra làm cho mình nghĩ rằng con đường đấu tranh có thể đi tới kết quả, đã dám đứng dậy, dám có tiếng nói, đã dám có những hành động như đi vào các cơ quan của chính quyền biểu tình. Mới đây hành động mạnh nhất là ở Đồng Tâm, đã bắt giữ công an, những người đi chiếm đất đai.”

Ngược lại với các cựu quân nhân và công chức chính quyền Sài Gòn, nhà thơ Lãm Thúy ở Maryland không muốn nhắc đến những mất mát, đau buồn ngày 30/4, nhưng khi nhìn lại Việt Nam sau 42 năm, bà chia sẻ với VOA Việt Ngữ rằng:

“Tôi thấy người nào giàu thì rất giàu. Người nào khổ thì cũng rất khổ. Tôi về thì tôi sống ở dưới quê.”

Là vợ của một cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa, nhà thơ Lãm Thúy sinh quán tại Nhơn Ái, Phong Điền, Cần Thơ, định cư tại Mỹ năm 1992.

image

Mong mỏi duy nhất của bà cho ngày 30/4 năm nay là Việt luôn gìn giữ được chủ quyền đất nước và không bị lệ thuộc vào Trung Quốc:

“Mong đất nước mình giữ được chủ quyền và đừng lệ thuộc vào Trung Cộng, không bị mất nước. Đó là điều mong mỏi lớn lao nhất, bất cứ là trong dịp lễ này hay là suốt cuộc đời, chỉ mong đất nước Việt Nam là của người Việt Nam.”