Thứ Tư, 10 tháng 4, 2024

NHÀ NƯỚC NGẦM CÓ THỰC SỰ TUYỆT VỜI

 

 BM

Ồ thật sao? Đúng vậy, đó là những gì họ đã nói. Và khi cựu Tổng thống Donald Trump nói rằng ông ấy sẽ tát cạn đầm lầy, cũng chính những người đó lại nói rằng chẳng có đầm lầy nào cả và do đó chẳng có gì để mà tát. Chúng ta chỉ toàn là đang tưởng tượng ra điều này mà thôi.


image


Nhiều năm đã trôi qua, cũng thật khó tin khi không thừa nhận sự tồn tại của nhà nước ngầm. Điều này đặc biệt đúng sau các đợt phong tỏa. Không ai bỏ phiếu phong tỏa nhà thờ hoặc cơ sở kinh doanh của quý vị. Không có quyết định dựa trên cơ sở dân chủ nào để buộc quý vị phải chích ngừa. Không một ai hỏi nhà lập pháp của quý vị rằng liệu chính phủ có nên hợp tác với mạng xã hội để kiểm duyệt bài đăng của quý vị hay không.


Toàn bộ những điều xảy ra đều có lý do của nó. Chúng tôi hiện đang có hàng chục ngàn trang bằng chứng, gồm các liên lạc qua thư điện tử, các báo cáo về các cuộc họp và các cuộc điện thoại, trong đó, tất cả những điều này đều được phối hợp mà không có sự chú ý của công chúng. Giới quan chức đã chịu trách nhiệm theo những cách khiến việc phủ nhận sự tồn tại của họ trở nên không thể.


Phải làm gì trong trường hợp này?


BM

Ai đó ở tờ The New York Times quyết định thẳng thắn thừa nhận sự thật. Tuy nhiên, phương pháp mà họ sử dụng để làm điều này là một thứ làm rối não. Thay vì nói, ồ vâng, có một chuyện như vậy, họ đã tiến thêm bước nữa. Trong một nhan đề đáng nhớ, tờ NY Times đã loan báo: “Hóa ra ‘nhà nước ngầm’ thực sự là một thứ tuyệt vời.”


Tiếp theo đó là một video khác, tuyên bố rằng nhà nước ngầm đang làm cho nước Mỹ trở nên vĩ đại. Chắc chắn rằng, sự lãng phí và lạm dụng nào đó vẫn tồn tại đâu đó, nhưng nhìn chung, tất cả chúng ta nên cúi đầu và biết ơn những quan chức tuyệt vời này đang giữ cho nguồn nước của chúng ta sạch sẽ, khám phá không gian vũ trụ, và duy trì nền kinh tế.


BM


Điều đó khá buồn cười. Còn không thì cũng xấu xa. Đoạn video mô tả hàng loạt quan chức làm việc trong các cơ quan dường như tẻ nhạt như EPA, NASA, hoặc Bộ Lao động. Tất cả họ đều nói rằng công việc của họ tuyệt vời như thế nào. Nhưng có một vấn đề. Cựu Tổng thống Trump cho rằng họ thật tệ hại và cần phải ra đi. Điều đó thực sự làm nản lòng.

Chúng ta hãy phân tích những lời lẽ này ở một mức độ căn bản.


Trong Hiến Pháp Hoa Kỳ, có ba nhánh chính phủ: hành pháp, do tổng thống đứng đầu; Quốc hội, ban đầu theo chế độ lưỡng viện nhưng đã được sửa đổi vào năm 1913; và hệ thống tòa án với một Tối cao Pháp viện. Chỉ có vậy thôi.


BM


Trong hàng trăm năm qua, Hoa Kỳ đã trở nên hỗn loạn vì một điều gì đó không phù hợp với bất kỳ vị trí nào trong số này. Số lượng nhân viên khu vực công quyền trong các cơ quan vốn đã gia tăng về số lượng, bành trướng trong cơn khủng hoảng và sau đó không trở lại như ban đầu nữa. Có hàng trăm cơ quan như vậy và hàng triệu nhân viên trong đó. Nhờ vào các quy định của nghiệp đoàn được củng cố qua nhiều thập niên, họ không thể bị tổng thống sa thải. Tổng thống cũng không thể kiểm soát họ, như những năm trong nhiệm kỳ của tổng thống Trump đã minh chứng.


Hàng triệu quan chức này sở hữu kiến thức thể chế để vận hành hệ thống. Để làm gì? Để bản thân họ tồn tại mãi. Đó không phải là để phục vụ công chúng. Đó là việc củng cố quyền lực của tổ chức và những người mà họ phục vụ, thường là những nhóm lợi ích đầy quyền lực trong khu vực tư nhân.


Bộ máy kếch xù này được gọi là nhà nước hành chính. Thay vì bổ sung vào Hiến Pháp bằng cách gắn bó với một nhánh chính phủ mới, con quái vật này đã được thêm vào sơ đồ tổ chức của chính phủ Hoa Kỳ dưới danh mục nhánh hành pháp.

BM

Sợi dây liên kết mỏng manh kết nối văn phòng tổng thống với phần còn lại hầu hết chỉ là một ảo ảnh. Chắc chắn là có những người đứng đầu cơ quan, nhưng nếu họ nói hoặc làm bất cứ điều gì đe dọa đến bộ máy quan liêu này, thì họ sẽ ngay lập tức bị săn lùng, bị ghét bỏ, bị xem là đồ bỏ đi, và bị hất cẳng. Họ là những bù nhìn và không xứng với danh hiệu. Mọi người đều biết điều này. Họ sẽ rời đi sau một vài năm, trong khi những nhân viên thực sự của các cơ quan đều ở những chức vị cố định mà không ai có thể tước bỏ.


Quý vị sẽ không tìm thấy bất cứ điều gì về chính phủ hành chính trong Hiến Pháp Hoa Kỳ. Chính phủ này hoàn toàn không phải là do các Tổ phụ Lập quốc thiết kế ra. Thậm chí chính phủ này còn không tồn tại cho đến năm 1883 ngay cả ở quy mô nhỏ nhất. Trước đó, mỗi tổng thống mới đều loại bỏ hoàn toàn những thứ cũ kỹ và bắt đầu lại mới. Điều đó giữ cho chính phủ không có sự tiếp cận quá mức vĩnh viễn và bảo đảm cho cử tri có quyền kiểm soát chính phủ của họ.


Một khi điều đó bị tước bỏ, và hoàn toàn kết thúc vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến, toàn bộ ý tưởng về dân chủ đã bị tổn hại nghiêm trọng. Chắc chắn là chúng ta bầu ra một tổng thống, nhưng ông ấy cần nhanh chóng phát hiện ra rằng quyền lực của mình đối với bộ máy quan liêu là nhỏ xíu và có thể bị tước bỏ nếu có bất kỳ bước đi sai lầm nào. Ông ấy bị giam hãm, ông ấy là nô lệ cho nhà nước mà ông được cho là đứng đầu.


Chưa có cuốn tự truyện của tổng thống nào thực sự trung thực. Tất cả họ đều khoe khoang về những hành động và thành tựu đáng kinh ngạc của mình. Không ai thừa nhận một sự thật rằng vai trò chính của họ là phê chuẩn các quyết định của người khác. Họ ở đó để cung cấp chiếc vỏ bọc cho chính phủ hành chính. Bất cứ ai quyết định khác đi sẽ bị nghiền nát và phỉ nhổ. Đừng tìm đâu xa ngoài cựu Tổng thống Richard Nixon hay cựu Tổng thống Donald Trump để có được bằng chứng.


BM


Vì vậy, một cuốn tự truyện trung thực của tổng thống sẽ viết rằng: Tôi đã nghĩ rằng tôi trở thành tổng thống trong chính phủ chỉ để nhận ra rằng tôi bị buộc phải phục vụ chính phủ hành chính. Tại sao họ sẽ không nói như vậy? Có lẽ vì quá xấu hổ. Hoặc có thể chính phủ này hoạt động tương tự như bất kỳ tổ chức lớn và tham nhũng nghiêm trọng nào: Không đời nào một người được phép ngồi vào ghế lãnh đạo mà không có những thế lực thực sự đằng sau áp đặt điều gì đó lên họ. Chẳng hạn như, đây là cách hoạt động trong Bộ Chính trị.


Được rồi, giờ thì chúng ta đã hiểu về chính phủ hành chính, thứ được gọi là chính nhà nước ngầm này là gì? Đó là một tầng phụ trong guồng máy quan liêu. Trong đó chủ yếu gồm các cơ quan hoạt động ngầm, trong phạm vi được gọi là “cơ mật” hoặc nói cách khác được coi là quá quan trọng và bí mật để có thể tiết lộ công khai. Toàn bộ nhà nước ngầm tồn tại bằng cách xóa tên trong các tài liệu.


BM

Nhóm các tổ chức tạo thành nhà nước ngầm gồm CIA, nhưng không chỉ giới hạn ở CIA. Nhà nước ngầm còn có Cơ quan An ninh Quốc gia và nhiều chi nhánh của cơ quan này trong Bộ An ninh Nội địa, cộng với FBI và Hội đồng An ninh Quốc gia. Theo nghĩa này, bài báo và video của NY Times không gì khác hơn là một tiết lộ hạn chế. Bài báo ghi lại hoạt động của các cơ quan dân sự khác nhau, và cũng ổn thôi, nhưng bài báo không đề cập gì đến những thứ được định nghĩa chính xác là nhà nước ngầm.


Trong những năm gần đây, chúng ta đã phát hiện ra rằng nhà nước ngầm thực sự có những quyền lực khủng khiếp. Đó là về việc họ chủ yếu dính líu đến mối liên hệ của Hoa Kỳ với các quốc gia khác. Nhưng sau khi cựu Tổng thống Trump đắc cử, họ đã truy lùng người dân Mỹ, những người mà nhà nước ngầm đổ lỗi đã bầu chọn sai tổng thống. Tiếp theo đó là một loạt trò lừa bịp và can thiệp, từ lời tuyên bố rằng Nga đã bầu ra vị tổng thống này cho đến một đại dịch được phóng đại một cách điên cuồng.


Nằm trong sự việc này, chúng ta đã chứng kiến sự truy lùng của những kẻ thù chính trị cũng như sự kiểm duyệt, giám sát, và quấy rối quy trên mô lớn, chưa kể đến một chiến dịch thù ghét đáng kinh ngạc và không ngừng chống lại cựu tổng thống. Thông điệp cơ bản của tất cả những điều này là nhà nước ngầm, chứ không phải người dân Mỹ, điều hành Hoa Kỳ. Họ muốn điều này được thực hiện một cách hoàn toàn rõ ràng.


Như bài báo của NY Times đã nêu lên, cựu Tổng thống Trump có mọi ý định khôi phục sắc lệnh Lịch trình F của mình, có thể là vào ngày đầu tiên [nhậm chức]. Điều này sẽ cho phép tổng thống Hoa Kỳ kiểm soát chính phủ hành chính tối thiểu ở một mức độ nào đó.


BM


Đây chính là lý do thực sự khiến họ ghét ông ấy. Mọi thứ khác chỉ là một màn kịch ngớ ngẩn. Toàn bộ cuộc chiến ở Hoa Kỳ ngày nay là về việc liệu chúng ta có tiếp tục cho phép nhà nước ngầm lật đổ ý chí của người dân và lạm dụng người dân, hay sẽ bước trên con đường dài để lấy lại tự do và một chính phủ dưới sự kiểm soát của người dân. Tất cả những thứ còn lại chỉ là một ảo ảnh.


Nhà nước ngầm chẳng tuyệt vời. Họ là kẻ thù của tự do và nhân quyền, và cũng là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tiến bộ mà chúng ta hướng đến.




Jeffrey A. Tucker  _  Doanh Doanh

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024

GIẢI PHÓNG CÁI GÌ VÀ CHO AI?

 

 BM

Chợt nhận được đoạn kết của Quyển “A reporter's love for a wounded people” của tác giả Uwe Siemon-Netto, người Đức, thấu đáo tình hình Việt Nam còn hơn chính cả nhiều người Việt.


BM

Tác giả đặt các câu hỏi rất chí lý mà csVn muôn đời cũng không trả lời được.


- Dân Vit Nam có mong mun mt chế đ Cng sn hay không?

- Ti sao các anh thm sát tt c nhng người vô ti mà các anh rêu rao là đi chiến đu đ gii phóng h?


Tác giả vạch trần khuyết điểm trong chính sách Mỹ đối ngoại, rất thấm thía và cho đến bây giờ, ở Afghanistan hay ở Ukraine, vẫn không thay đổi: nền dân chủ Hoa Kỳ đúng là không được trang bị về chính trị và tâm lý để theo đuổi một cuộc chiến trường kỳ.


- Kết luận rút ra từ kinh nghiệm về Việt Nam là:


Khi một nền văn hóa bê tha hủ hóa đã mệt mỏi về lòng hy sinh, nó ( Mỹ?) sẽ có khả năng vứt bỏ tất cả. Nó đã chín mùi để bỏ rơi một dân tộc mà đáng lẽ nó phải bảo vệ.


Nó còn thậm chí sẵn sàng xóa đi những mạng sống, sức khoẻ về thể chất và tinh thần, nhân phẩm, trí nhớ và danh thơm của những thanh niên đã được đưa ra mặt trận.

Đối với csVN, tác giả nêu rõ:


·       Không có ai sinh ra là biết hn thù c

·       S thù hn ch có th có được do dy d.


Nuôi dưỡng tính giết người trong lòng thanh niên là một khuôn phép huấn luyện chỉ có trường phái chủ nghĩa cộng sản toàn trị là giỏi nhất.


- Ðã có khoảng 3,8 triệu người Việt Nam đã bị giết giữa các năm 1954 và 1975. Khoảng 164.000 thường dân miền Nam đã bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi Cộng sản trong cùng thời kỳ, theo nhà học giả chính trị Rudolf Joseph Rummel của trường Đại học Hawaii.


Ngũ Giác Ðài ước tính khoảng 950.000 lính Bắc Việt và hơn 200.000 lính VNCH đã ngã xuống ngoài trận mạc, cộng thêm 58.000 quân Hoa Kỳ nữa. Đây không thể là một cuộc chiến tranh của nhân dân mà chính là chiến tranh chống nhân dân.


BM

Đoạn kết:


Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng sản và nhiều người sẽ gọi đó là ngày “giải phóng”.


Hiển nhiên là tôi rất vui khi chiến tranh kết thúc và Việt Nam được thống nhất và phát triển, .


Nước Đức hoàn thành sự thống nhất, một phần nhờ người dân tại Đông Đức đã lật đổ chế độ độc tài toàn trị bằng những cuộc biểu tình và phản kháng ôn hòa, một phần nhờ vào sự khôn ngoan của các nguyên thủ quốc tế như các vị Tổng thống Ronald Reagan và George G.W. Bush, của Thủ tướng Helmut Kohl, của lãnh tụ Xô Viết Mikhail Gorbachev, và cũng phần khác vì sự sụp đổ có thể đoán trước được của hệ thống xã hội chủ nghĩa sai lầm trong khối Xô Viết. Không có ai bị thiệt mạng trong tiến trình này, không một ai bị tra tấn, chẳng có ai phải vào trại tù và cũng không có ai bị buộc phải trốn chạy.


Có một khuynh hướng khó hiểu, ngay cả trong số các vị học giả đáng kính của phương Tây đã diễn tả sự kiện Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam như là một cuộc “giải phóng”. 


Điều này đặt ra một câu hỏi: Gii phóng cái gì và cho ai?


Có phải miền Nam đã được “giải phóng” khỏi sự áp đặt một nhà nước độc đảng toàn trị được xếp hạng chung với những chế độ vi phạm tồi tệ nhất thế giới về các nguyên tắc tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do báo chí?


Một cái thứ giải phóng gì đã làm chết 3,8 triệu người dân Việt từ 1954 đến 1975 và đã buộc hơn một triệu người khác phải trốn ra khỏi đất nước, không những từ miền Nam bại cuộc mà cả từ những bến cảng miền Bắc và làm từ 200.000 đến 400.000 người gọi là thuyền nhân bị chết đuối? 


Có phải là hành động giải phóng không (?) khi xử tử 100.000 người lính miền Nam và viên chức chính phủ sau ngày Sài Gòn thất thủ? Phải chăng chỉ là một màn trình diễn nhân đạo của bên thắng cuộc bằng cách lùa từ một triệu đến 2 triệu rưỡi người miền Nam vào các trại tù cải tạo, trong đó có khoảng 165.000 người mất mạng và hàng ngàn người khác đã bị tổn thương sọ não lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn, theo một cuộc nghiên cứu của một nhóm học giả quốc tế do Bác sĩ tâm thần Richard F. Molina của đại học Harvard dẫn đầu?


Từ giữa những năm 1960, những tay bịa đặt chuyện huyền thoại về chính trị và lịch sử của phương Tây, hoặc ngây thơ hoặc bất lương, đã chấp nhận lời giải thích của Hà Nội rằng cuộc xung đột là một cuộc “chiến tranh nhân dân.” Cũng đúng thôi nếu chấp nhận định nghĩa của Mao Trạch Đông và Võ Nguyên Giáp về cụm chữ đó. Nhưng theo luật văn phạm về sở hữu tự theo cách Saxon Genitive quy định thì “chiến tranh nhân dân” phải được hiểu là cuộc “chiến tranh của nhân dân”.


BM


Thực tế không phải như vậy. Ðã có khoảng 3,8 triệu người Việt Nam đã bị giết giữa các năm 1954 và 1975. Khoảng 164.000 thường dân miền Nam đã bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi Cộng sản trong cùng thời kỳ, theo nhà học giả chính trị Rudolph Joseph Rummel của trường Đại học Hawaii. Ngũ Giác Ðài ước tính khoảng 950.000 lính Bắc Việt và hơn 200.000 lính VNCH đã ngã xuống ngoài trận mạc, cộng thêm 58.000 quân Hoa Kỳ nữa. Đây không thể là một cuộc chiến tranh của nhân dân mà chính là chiến tranh chống nhân dân.


Nạn nhân chiến tranh do cs Bắc Việt gây ra


BM


Trong tất cả những lập luận đạo đức giả về cuộc chiến Việt Nam ta gặp quá thường trong vòng 40 năm qua, cái câu hỏi quan trọng nhất đã bị mất dấu hay AWOL, nếu dùng một từ ngữ viết tắt quân sự có nghĩa là “vắng mặt không phép,” câu hỏi đó là:


Dân Việt Nam có mong muốn một chế độ Cộng sản hay không?


Nếu có, tại sao gần một triệu người miền Bắc đã di cư vào Nam sau khi đất nước bị chia cắt năm 1954, trong khi chỉ có vào khoảng 130.000 cảm tình viên Việt Minh đi hướng ngược lại?


Ai đã khởi đầu cuộc chiến tranh? 


BM


Có bất kỳ đơn vị miền Nam nào đã hoạt động ở miền Bắc hay không?


Không


Có du kích quân miền Nam nào vượt vĩ tuyến 17 để mổ bụng và treo cổ những người trưởng làng thân cộng, cùng vợ và con cái họ ở đồng quê miền Bắc hay không?


Không


Chế độ miền Nam có tàn sát cả một giai cấp hàng chục ngàn người trên lãnh thổ của họ sau năm 1954 bằng cách tiêu diệt địa chủ và các đối thủ tiềm năng khác theo cách thống trị theo lối Sô Viết của họ hay không?


Không


Miền Nam có thiết lập chế độ độc đảng toàn trị hay không?


Không


BM


Với cương vị một người công dân Đức, tôi không can dự gì đến cuộc chiến này, hay nói theo lối người Mỹ là “I have no dog in this fight” (tôi chẳng có con chó nào trong vụ cắn lộn này cả). Nhưng, nhằm chú giải cho cuốn sách “Lời nguyện của nhà báo”, tương tự như các phóng viên kỳ cựu có lương tâm, lòng tôi đã từng và vẫn còn đứng về phía dân tộc Việt Nam nhiều đau thương. Lòng tôi hướng về những người phụ nữ tuyệt vời với tính tình rất thẳng thắn và vui vẻ; hướng về những người đàn ông Việt Nam khôn ngoan và vô cùng phức tạp đang theo đuổi giấc mơ tuyệt hảo theo phong cách Khổng giáo; hướng về các chiến binh giống như trẻ con đi ra ngoài mặt trận mang theo cái tài sản duy nhất là một lồng chim hoàng yến; hướng về các góa phụ chiến tranh trẻ với cơ thể bị nhào nặn méo mó chỉ vì muốn bắt một tấm chồng lính Mỹ nhằm tạo một ngôi nhà mới cho con cái và có thể cho chính họ, còn hơn là đối mặt với độc tài Cộng sản; hướng về nhóm trẻ em bụi đời trong thành thị cũng như ngoài nông thôn săn sóc lẫn nhau và những con trâu đồng. Với trái tim chai cứng còn lại, lòng tôi thuộc về những người trốn chạy khỏi lò sát sinh và vùng chiến sự, luôn luôn đi về hướng Nam mà không bao giờ về hướng Bắc cho đến tận cùng, khi không còn một tấc đất nào vắng bóng Cộng sản nữa để mà trốn. Tôi đã chứng kiến họ bị thảm sát hay bị chôn sống trong những ngôi mộ tập thể và mũi tôi vẫn còn phảng phất mùi hôi thối của những thi thể đang thối rữa.


BM


Tôi không có mặt vào lúc Sài Gòn thất thủ sau khi toàn bộ các đơn vị Quân Lực VNCH, thường xuyên bị bôi bẩn một cách ác độc bởi truyền thông Hoa Kỳ, giờ đây bị những đồng minh người Mỹ của họ bỏ rơi, đã chiến đấu một cách cao thượng, biết rằng họ không thể thắng hay sống sót khỏi trận đánh cuối cùng này. Tôi đang ở Paris, lòng sầu thảm khi tất cả những chuyện này xảy ra và tôi ước gì có dịp tỏ lòng kính trọng năm vị tướng lãnh VNCH trước khi họ quyên sinh lúc mọi chuyện chấm dứt, một cuộc chiến mà họ đã có thể thắng: Lê Văn Hưng (sinh năm 1933), Lê Nguyên Vỹ (sinh năm 1933), Nguyễn Khoa Nam (sinh năm 1927), Trần Văn Hai (sinh năm 1927) và Phạm Văn Phú (sinh năm 1927).


BM


Khi tôi viết đoạn kết này, một ký giả đồng nghiệp và một học giả sinh năm 1975 khi Sài Gòn bị thất thủ, đã tự tạo cho bản thân một thứ tên tuổi bằng cách bêu xấu tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Vâng, họ thật đáng bị bêu xấu. Đúng, đó là sự thật.


BM


Mỹ Lai có thật. Tôi biết, tôi đã có mặt trong phiên tòa mặt trận khi Trung úy William Calley bị kết án là có tội. Tôi biết cái tiêu chuẩn đếm xác chết được tôn sùng bởi đầu óc méo mó của các cấp chỉ huy quân sự cũng như dân sự thời đại Mc Namara tại Washington và bản doanh Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã làm tổn hại hàng ngàn mạng sống của người dân vô tội.


Nhưng không có hành vi tàn ác nào của các đơn vị rối loạn Hoa Kỳ và VNCH có thể sánh bằng cuộc tàn sát do lệnh nhà nước giáng xuống đầu người miền Nam nhân danh Hồ Chí Minh. Những tội ác mà cho đến ngày nay những kẻ kế thừa thậm chí vẫn không thừa nhận vì không ai có cái dũng cảm hỏi họ: (cs không bao giờ nhận tội)


Tại sao các anh thảm sát tất cả những người vô tội mà các anh rêu rao là đi chiến đấu để giải phóng họ?


BM


Với tư cách một người Đức, tôi xin được thêm một đoạn chú thích như sau: tại sao các anh giết người bạn của tôi là Hasso Rüdt von Collenberg, tại sao lại giết các bác sĩ người Đức ở Huế, và anh Otto Söllner tội nghiệp mà “tội ác” duy nhất là dạy trẻ em Việt Nam cách điều khiển một ban nhạc hòa tấu?


Tại sao các anh bắt cóc những thanh niên thiện nguyện Knights of Malta, làm cho một số bị chết trong rừng rậm và số khác thì bị giam cầm tại Hà Nội?


BM


Tại sao các anh không bao giờ tự xét lương tâm về những hành động đó, theo cách những người Mỹ chính trực trong khi họ đã được xác định một cách đúng đắn là họ thuộc về phía lẽ phải trong cuộc Đại Chiến Thứ Hai, vẫn bị dằn vặt bởi cái di sản khủng khiếp để lại vì đánh bom rải thảm những khu dân cư trong nước Đức và tấn công bằng bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki?


Hồi tưởng lại cuộc thử thách trên con đường mòn Hồ Chí Minh trong tạp chí Der Spiegel, cô y tá Tây Đức Monika Schwinn nhớ lại cuộc gặp gỡ với các đơn vị chiến đấu Bắc Việt trên đường xuống phía Nam như là một trong những kinh nghiệm khủng khiếp nhất. Cô diễn tả cái cường độ của mối hận thù trên khuôn mặt của những tên lính đó và cô viết chính những tên Việt Cộng canh chừng phải khó khăn lắm mới ngăn chặn họ không giết những người Đức ngay tại chỗ.


BM


Không có ai sinh ra là biết hận thù cả. Sự thù hận chỉ có thể có được do dạy dỗ. Nuôi dưỡng tính giết người trong lòng thanh niên là một khuôn phép huấn luyện chỉ có trường phái chủ nghĩa toàn trị là giỏi nhất. Trong cuốn tiểu sử rất hay nói về tay chỉ huy SS Heinrich Himmler, sử gia Peter Longerich diễn tả là ngay cả gã sáng lập viên cái lực lượng tàn độc gồm những tên côn đồ mặc đồ đen cũng khó lòng buộc thuộc hạ vượt qua sự kiềm chế tự nhiên để thi hành lệnh thảm sát Holocaust (Longerich. Heinrich Himmler. Oxford: 2012).


Chính cái ánh mắt thù hận của những tên sát nhân Bắc Việt tại Huế làm ám ảnh những người tôi phỏng vấn hơn cả. Nhưng dĩ nhiên phải dành nhiều thời gian với họ, chịu sự đau khổ cùng họ, tạo niềm tin và trò chuyện với họ thì mới khám phá ra cái cốt lõi của một phần nhân tính con người, một hiểm họa về mặt chính trị và quân sự vẫn còn quanh quẩn bên chúng ta từ bốn thập niên qua. Chỉ phán ý kiến về nó từ trên tháp ngà đài truyền hình New York hay các trường đại học Ivy League thì không bao giờ đủ cả.


BM


Sự thật, hay chính xác hơn: là các nền dân chủ như Hoa Kỳ đúng là không được trang bị về chính trị và tâm lý để theo đuổi một cuộc chiến trường kỳ. Sự nhận thức này, cùng với cách sử dụng các phương tiện khủng bố đã trở thành trụ cột trong chiến lược của Võ Nguyên Giáp. Hắn đã đúng và hắn đã thắng. 


BM


Cho đến tận ngày hôm nay tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cái kết luận tôi bắt buộc phải rút ra từ kinh nghiệm về Việt Nam là:


Khi một nền văn hóa bê tha hủ hóa đã mệt mỏi về lòng hy sinh, nó ( Mỹ?) sẽ có khả năng vứt bỏ tất cả. Nó đã chín mùi để bỏ rơi một dân tộc mà đáng lẽ nó phải bảo vệ. Nó còn thậm chí sẵn sàng xóa đi những mạng sống, sức khoẻ về thể chất và tinh thần, nhân phẩm, trí nhớ và danh thơm của những thanh niên đã được đưa ra mặt trận. 


Tác động của sự khiếm khuyết đã ăn sâu trong các nền dân chủ tự do này rất đáng sợ vì cuối cùng nó sẽ phá hỏng chính nghĩa và tiêu diệt một xã hội tự do.


Tuy nhiên tôi không thể kết thúc câu chuyện ở đây bằng điều tăm tối này được. Là một người quan sát về lịch sử, tôi biết là lịch sử, mặc dù được khép kín trong quá khứ, vẫn luôn luôn mở rộng ra tương lai. 


Chiến thắng của Cộng sản dựa vào những căn bản độc ác:


BM


Khủng bố, tàn sát và phản bội. Hiển nhiên tôi không biện minh cho chuyện tiếp tục đổ máu nhằm chỉnh lại kết quả, cho dù có khả thi đi chăng nữa. Nhưng là một người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc Việt Nam, tôi tin là họ sẽ cuối cùng tìm ra phương cách ôn hòa và các lãnh tụ chân chính để họ có thể thoát khỏi những tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó sẽ xảy ra.


Tôi còn lại gì nữa ngoài niềm hy vọng?


Cám ơn Tác Giả, hiểu thấu niềm đau " Mất Nước của Dân Miền Nam " , sự tàn ác của cs miền Bắc.


Chiến thắng của Cộng sản dựa vào những căn bản độc ác: khủng bố, tàn sát và phản bội.


BM

BM


Chính sách "lợi ích cho mình" của Mỹ, và niềm hy vọng của Tác giả mong VN thoát khỏi cs bạo tàn:


Tôi còn lại gì nữa ngoài niềm hy vọng?


BM


Chỉ có giải thể chế độ cộng sản VN hiện tại mới mong thoát được ách Nô Lệ Tàu, đem lại thanh bình thịnh vượng cho Việt Nam.


BM




Lưu-Vĩnh-Lữ