Thứ Tư, 3 tháng 4, 2024

MỸ TÍNH KẾ THÁO CHẠY...SỢ PHẢI GIAO TRANH VỚI QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA?

 

 BM

Bốn hàng không mẫu hạm: Hancock, Coral Sea, Midway, và Enterprise đã tập hợp lại thành một hạm đội ở ngoài khơi Việt Nam để sẵn sàng ứng chiến nếu quân đội VNCH quay súng bắn vào những địa điểm di tản của người Mỹ.


BM

BM

BM

BM


Nghe như câu chuyện tiểu thuyết, ấy thế mà nó đã thực sự xảy ra vào lúc người Mỹ rục rịch tháo chạy khỏi Việt Nam.


Nội trong hai tuần cuối tháng Tư, 1975, đang khi đi công tác tại Washington, chúng tôi choáng váng khi đọc những tin tức về khả năng này trên các tạp chí TIME, NEWSWEEK.


Với tựa đề: “Kế hoạch cho việc Di tản Cuối cùng” (Planning for the Last Exodus) tờ TIME (21/4/11975) tiết lộ: “Có một khả năng ác liệt khác là quân đội miền Nam Việt Nam sẽ quay súng bắn vào phi trường Tân sơn Nhất, vào phía Tân cảng (cảng Newport), hay bắn vào chính cả cái bãi đáp trực thăng trên nóc toà Đại sứ Mỹ nữa, nếu những người Mỹ rục rịch di tản… Một đơn vị 2,200 lính TQLC đã được huy động tới trên bốn mẫu hạm này và những tàu hộ tống khác. Nếu cần, quân đội Mỹ có thể được không vận vào Sài Gòn, bắn phá mở đường đến một địa điểm an toàn, rồi chở đoàn người di tản ra bằng trực thăng tới các chiến hạm ngoài khơi.“


Hóa ra, vào lúc cuốn lều trước khi bão tố ập tới, Washington đã hoảng loạn. Không phải lo bị quân đội Bắc Việt tấn công mà là lo vì có thể sẽ phải chạm súng với chính quân đội VNCH!


Ôi chao, sao lại có thể ê chề đến như vậy? Mà cũng chưa thấy cuốn phim nào về Chiến Tranh Việt Nam – kể cả The Vietnam War của Ken Burns và Lynn Novick hay Last Days in Vietnam của Rory Kennedy nói tới biến cố này.


Kế hoạch “Talon Vise”


BM


Mười năm sau Miền Nam Việt Nam sụp đổ, ông Graham Martin, ĐS Mỹ cuối cùng ở Sài Gòn đã kể lại với chúng tôi chi tiết về những gì ông đã chứng kiến và hành động vào lúc bi kịch Miền Nam sắp hạ màn: “Lúc đó đã có biết bao nhiêu kế hoạch điên rồ (crazy plans) được mang ra. Tôi phải cố gắng ngăn chặn lại. Suýt nữa thì hoàn toàn đổ vỡ, chẳng ai đi được mà còn có thể gây ra thảm họa lớn!”


BM

Kế hoạch di tản có mật hiệu là “Talon Vise” được hai tạp chí TIME và NEWSWEEK dành nhiều trang để bình luận. Lựa chọn thứ nhất là di tản 6,000 người Mỹ và một số nhỏ người Việt bằng những máy bay lớn cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất, yểm trợ bằng quân lực Mỹ.


Đúc kết các tin tức liên hệ trong hai tuần cuối tháng 4/1975 thì ta thấy kế hoạch tháo chạy gồm bẩy động thái:


·       Tp hp mt s chiến hm gm 4 hàng không mu hm c ln và mt mu hm ch trc thăng  sát hi phn Vit Nam.

·       Huy đng t 3 ti 6 sư đoàn Thy Quân Lc Chiến (TQLC) M đ thiết lp “mt hành lang di tn.”

·       Trc thăng ch 6,000 người M (và mt s người Vit có “ri ro cao đ”) t trung tâm Sài Gòn ra Tân Sơn Nht.

·       TQLC bay vào bao vây phi trường Tân Sơn Nht đ bo đm an toàn.

·       Máy bay phn lc ca M bao ph vòm tri t Sài Gòn ra Vũng Tu.

·       TQLC M bo v Vũng Tu.

·       T Vũng Tu, máy bay ch người di tn ti Phi cng Clark  Philippine.


Tờ Newsweek ngày 21/4/1975 còn trích dẫn tiết lộ của một một viên chức cao cấp ở Ngũ Giác Đài giải thích tại sao lại cần tới 6 sư đoàn: “”Phải chiếm phi trường Tân Sơn Nhất để máy bay và trực thăng đáp, chỉ việc này không thôi cũng đã cần 3 sư đoàn. Rồi cần giữ an ninh ngoài cảng cho tàu cập bến, nên lại cần thêm ba sư đoàn nữa.”


Mỹ lo sợ phải bắn nhau với quân đội VNCH


BM


Mùa Hè, 1985 chúng tôi và Jerrold Schecter (nguyên chủ bút ngoại giao của tạp chí TIME) lái xe xuống North Carolina để thăm hỏi và nghe ông Martin tâm sự về thảm họa đã có thể xảy ra ở Sài Gòn. Khả năng  6,000 người Mỹ có thể bị kẹt do tình trạng hỗn loạn làm tắc nghẽn giao thông là một tình huống đã làm cho ông lo nghĩ nhiều nhất. Ông đã mất ngủ từ khi trông thấy cảnh rút lui thê thảm khỏi Pleiku, rồi tới tình trạng rối loạn ở phi trường Đà Nẵng, Nha Trang: dân chúng tràn ngập đường phố để tìm lối thoát, rồi tới tình trạng rối ren ở phi trường. Máy bay không đáp xuống được nữa khi các phi đạo bị tắc nghẽn.


Sau sụp đổ, ngày 27/1/1976 trong một buổi điều trần tại Hạ Viện Mỹ về cuộc di tản, ông Martin nói tới sự lo lắng của ông về sự phản bội trắng trợn của Mỹ và hậu quả của nó là số người Mỹ còn lại và một số nhỏ người Việt được chọn không thể rời Sài Gòn. Trong trường hợp đó, quân lực Mỹ sẽ phải bay vào can thiệp, dẫn tới khả năng đụng độ giữa hai quân đội Mỹ – VNCH. Đó là một tình huống ê chề nhất, mà lại vào giờ chót:

“ Tôi cho rằng mang quân đội Mỹ vào là một sai lầm lớn, vì, thưa quý vị, nếu quý vị đứng vào hoàn cảnh của người Việt Nam thì quý vị sẽ phản ứng như thế nào?“


Khi bị chất vấn là tại sao ông không yêu cầu TT Ford cho di tản trước ngày 29/4/1975 (ngày Tân sơn Nhất bị pháo kích), ông Martin trả lời:


“Không, vì theo đánh giá kỹ nhất của tôi, nếu làm sớm hơn sẽ có nguy cơ là xảy ra một tình trạng hỗn loạn với kết quả là một số rất đông người Mỹ sẽ chết. Nó sẽ đưa tới một sự khủng khiếp nặng nề nhất, đó là nhu cầu phải đưa quá nhiều quân lực Mỹ vào, và chúng ta sẽ phải chiến đấu với quân đội Miền Nam để mở đường tháo chạy.”


Ngày nay ta mới hiểu hết được tâm tư của ông Đại sứ. Ta thử tưởng tượng: nếu Mỹ đem từ 3 tới 6 sư đoàn vào để chỉ di tản người Mỹ và bà con, trước hết là TQLC chiếm đóng phi trường Tân Sơn Nhất, rồi Toà Đại Sứ Mỹ; sau đó, trực thăng và từng đoàn xe Mỹ chở người tới phi trường. Và cũng như vậy, di tản từ các địa điểm khác như Biên Hoà, Cần Thơ. Khi thấy sự phản bội quá lộ liễu như thế, liệu các đơn vị quân đội, cảnh sát, nghĩa quân, địa phương quân, dân chúng VNCH có để yên hay không?


Trong cuốn phim LAST DAYS IN VIETNAM, ông Martin bị chỉ trích rất nặng nề là đã không cho phép nhân viên tòa Đại sứ, CIA, v.v. tổ chức di tản người Mỹ sớm hết sức và cứ kéo dài thời gian di tản. Bây giờ thì ta mới hiểu được là tại sao như vậy. Nếu ông Martin cuốn gói ra đi theo lệnh ngày 17/4/1975 của Ngoại trưởng Henry Kissinger thì tình hình đã như thế nào? Và bao nhiêu người Việt được di tản?


Trong mật điện rất dài trả lời Kissinger ngay đêm hôm ấy (17/4/1975) ông Martin đã cố gắng thuyết phục:


“Lệnh di tản người Mỹ đột ngột có thể gây bạo động ở Sàigòn. Nếu không giữ bình tĩnh mà lại đưa thuỷ quân lục chiến vào đây thì có thể gây sự nổi giận không thể lường được….”


Rồi ông nhấn mạnh thêm:

“Tôi nhắc lại một lần nữa là sẽ có náo động lớn nếu gửi quân đội Mỹ vào Sàigòn, ngoại trừ một số ít và không quá lộ liễu.“


“Tất cả những tin tức lặt vặt nhận được về phản ứng (của phía Miền Nam) đều xác định đây là điều ta không nên làm…“


Ông Martin đã nhận được những tin tức như thế nào?


Trong cùng một mật điện, ông báo động :

“Người Việt Nam sẽ cho rằng Hoa Kỳ mang TQLC vào để di tản người Mỹ và mặc kệ số phận người Việt ở đây. Đó là một hành động phản bội trắng trợn của Hoa Kỳ. Họ sẽ tin rằng Mỹ chẳng còn cần để ý tới những gì sẽ xảy ra cho họ nữa. Và từ cái cảm nhận sâu đậm đó, nếu chỉ có một việc gì bất ngờ xảy ra, dù là nhỏ nhoi tới đâu, cũng có thể gây ra tình trạng vô cùng hỗn loạn. Cứ để như tình trạng hiện tại, chúng tôi sẽ gây được cảm tình với người Việt Nam vì họ cho rằng người Mỹ còn ở lại đây để cùng chịu chung số phận với họ…“


BM

Rồi như không còn chế ngự được mình nữa ông Martin đã đi tới chỗ gần như chửi thề cả các xếp:

“Thế nhưng tất cả những điều này đều có thể thay đổi đột ngột nếu như có một tên điên rồ khốn kiếp nào đó (some god-damned fool) lại thuyết phục được một trong các quý ông ở địa vị lãnh đạo cao cấp, mang TQLC vào trước khi tôi yêu cầu.“


Để cho tăng phần quan trọng, ông thêm:

“Đây là công điện tôi tự đánh máy lấy, không có bản sao, ngoại trừ hồ sơ tại Washington.”


Chưa xong, trước khi chấm dứt bức công điện, ông đã bỏ hết mọi ràng buộc về ngoại giao và còn dứt khoát với cấp trên:

 “Có một điều tôi đoan chắc tuyệt đối (deadly certain) là nếu đưa quân đội Hoa Kỳ ào ạt vào đây trong điều kiện hiện nay thì họ sẽ phải chiến đấu với quân đội miền Nam để tìm đường tháo chạy.“


“Nếu ta hành động một cách bình tĩnh thì ta có thể rút khỏi một cách êm đẹp – tôi xin nhắc lại -và ta sẽ không làm một lỗi lầm ghê gớm nữa trong trăm ngàn lỗi lầm người Mỹ đã làm ở Việt Nam và về vấn đề Việt Nam .“


Cho nên, dù bị Kissinger hối thúc liên tục, tại tư thất cũng như văn phòng làm việc, ông Martin nhất định không chịu đóng gói. Đồ đạc, sách vở, hồ sơ, hình ảnh trên tường vẫn được để nguyên vẹn, không xê dịch.


Ngày 18/4/1975, ông còn cho Giám Đốc Thông Tin Hoa Kỳ, ông Alan Carter lên TV Sàigòn để tham dự một cuộc phỏng vấn. Những câu hỏi và trả lời được soạn kỹ lưỡng trước, nhằm làm giảm nhẹ những lo âu là Mỹ đang bỏ Việt Nam. Việc đầu tiên Carter phải làm là trấn an: “Nếu quý vị ghé thăm tư thất của Đại sứ và Bà Martin, quý vị sẽ thấy hoàn toàn không có đóng gói gì hết. Và ở nhà riêng của tôi cũng vậy.”


Những ai đã cảnh cáo Mỹ


BM

Sở dĩ phải trấn an như vậy một phần cũng bởi vì ông Martin đã nhận được nhiều lời cảnh cáo về thảm họa sẽ xảy ra nếu Mỹ bỏ rơi đồng minh một cách tàn nhẫn.


Những lời cảnh cáo đã được gửi đến cho ĐS Martin từ phía VNCH gồm Trung Tướng Đặng Văn Quang, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, Trung tướng Nguyễn Cao Kỳ – như đã được đề cập chi tiết trong cuốn sách (đã xuất bản) ‘Tâm Tư Tổng Thống Thiệu.’


Về lời nhắn của ông Kỳ thì ngày 16/4/1975 ông Martin báo cáo rất rõ về Tòa Bạch Ốc:

“Ông ta e ngại cho mạng sống của những người Mỹ. Ông nói rằng việc TT Ford tuyên bố là sẽ cho những gia đình người Việt làm việc cho Mỹ được di tản đã làm cho những sĩ quan tác chiến của quân lực VNCH phẫn nộ; những người này là những người đã trung thành phục vụ, và đặc biệt là do họ mà ông Kỳ lo lắng cho sự an toàn của người Mỹ.


Tờ NEWSWEEK (28/4/1975) còn thuật lại câu chuyện là một buổi sáng nọ, khi quan sát nhóm người Mỹ và thân nhân Việt của họ kéo đến trước tòa Đại sứ, một viên chức cảnh sát Sài Gòn bỗng nhiên chận lại và quát lên: ‘Các anh không thể bỏ nơi đây để ra đi, tôi sẽ nhốt hết các anh lại.’ Lính gác vội vàng đưa đoàn người này lọt vào qua cổng toà Đại sứ.


Rồi những tin tức khác khác còn làm dấy lên những lời đồn đoán về việc bắt giữ con tin.


Bắt Mỹ Làm con Tin?


Theo Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình (Tư lệnh Cảnh sát QG kiêm Tổng Giám đốc Trung ương Tình báo VNCH) – hiện nay cư ngụ tại San Jose, CA kể lại thì chính ông Thomas Polgar, trùm CIA ở Việt Nam đã đến gặp ông và gạ hỏi:


* “Thưa Thiếu tướng, chúng tôi nghe thông tin là có những nhóm người võ trang định bắt người Mỹ làm con tin?”


* “Tôi nghĩ rng có, nhưng chưa có gì là c th, hay t chc thành kế hach,” ông Bình tr li.


* “Chúng tôi biết đã có một tiền lệ ở đây về việc bắt cóc.”

* “Tin l nào?”


* “Chắc Thiếu tướng còn nhớ vụ ‘Cité René Hérault?’


* “Tôi nh, nhưng ông đng lo. Tuy nhiên tôi cũng phi cho ông hay là c th đô đang đt vn đ là ti sao M ch cho mt s nh người Vit được di tn?”


* “Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức về việc này (giúp di tản nhiều hơn).”


Hỏi về biến cố ‘Cité René Hérault’ thì ông Bình kể lại là nó xảy ra vào năm 1945. Cư xá này nằm ở Tân Định, phía tay phải trên đường từ Tân Sơn Nhất vào Sài Gòn. Phần đông là nơi người Pháp và lai Pháp cư ngụ. Tình hình tại Sài Gòn vào mùa hè năm ấy hết sức sôi động. Bao nhiêu tranh chấp giữa các phe phái: Nhật, Pháp, Việt Minh, lực lượng Đồng Minh do Tướng D.D. Gracy (người Anh) chỉ huy. Ngoài Việt Minh, lại còn các phe phái Việt Nam khác. ‘Mờ sáng ngày 25 tháng 9, lực lượng Bình Xuyên tấn công cư xá.’ Nhiều người Pháp và lai Pháp đã bị hạ sát, và bị bắt bắt làm con tin.


“S không mt người Vit nào lên máy bay hay tàu M nếu…”


Sau ông Polgar thì đến lượt ĐS Martin cảnh cáo Tướng Bình: “Này Thiếu tướng, chúng ta là đồng minh đã mấy chục năm, chết sống với nhau trên chiến trường. Bây giờ đến lúc kết thúc, ta phải làm sao cho êm đẹp, ‘terminer en beauté’.”

 

Rồi với một giọng nói nhỏ nhẹ và chân thành, ông nói tiếp:


* “Tôi sẽ cố gắng tranh đấu hết sức của tôi để di tản một số người Việt đông nhất có thể, nhưng tôi cần ông giúp một việc quan trọng nhất lúc này.”

* “Việc gì, thưa Đại sứ?”

* “Ông phải làm sao giữ được an ninh tại Sài Gòn cho tới giờ phút chót. Và quan trọng nhất là chớ có để xảy ra vụ bắt cóc người Mỹ, dù quân sự hay dân sự.”


* “Thưa Đại sứ, an ninh thủ đô là mối quan tâm lớn nhất của tôi. Và giờ phút này, theo lệnh của TT Thiệu, lực lượng Cảnh sát Dã Chiến đóng ở Vườn Tao Đàn và ở một số các địa điểm chiến lược tại thủ đô dưới quyền điều khiển trực tiếp của tôi đang làm việc ngày đêm cho công tác này.”


Đại sứ Martin nhìn thẳng mắt Tướng Bình, rồi dằn từng tiếng:

“Cám ơn Thiếu tướng, vì nếu có xảy ra dù chỉ một vụ bắt cóc hay lộn xộn, tôi bảo đảm với ông là sẽ không một người Việt Nam nào bước lên máy bay hay tàu Mỹ.”

 Sau một vài trao đổi, ông Martin tạm biệt ông Bình:


 “Tôi cam kết với ông rằng nếu mọi chuyện tốt đẹp, tôi sẽ là người cuối cùng bước lên máy bay.”


Đúc kết lại thì ngoài việc ngăn chặn Washington gửi TQLC vào Sài Gòn, ông Martin còn có ba hành động để giữ cho tình hình yên ổn: một là sinh hoạt hết sức bình tĩnh để không đổ thêm dầu vào lửa, không làm xôn xao thêm dư luận là Mỹ đang bỏ chạy; hai là cố kéo dài cuộc di tản người Mỹ để giúp một số người Việt ra đi; và ba là cho di tản sớm một số phi công VNCH để tránh bắn rơi máy bay Mỹ.


Trấn an dư luận


BM

“Điều lo ngại nhất của chúng tôi lúc đó là tránh khỏi cảnh hoảng hốt, hỗn loạn. Sự lo nghĩ này nó ảnh hưởng đến tất cả những hành động khác…Nếu chúng ta không cư xử cho đúng mức thì đồng minh của chúng ta (phía VNCH) sẽ cảm thấy mình đang bị bỏ rơi, và trở mặt với Mỹ trong những ngày cuối cùng!“


“Bởi vậy phải hết sức bình tĩnh nếu muốn di tản được người Mỹ, những người Việt có liên hệ gia đình với Mỹ, và càng nhiều nếu có thể được, số người Việt mà Mỹ có trách nhiệm đối với họ.”


Tại tư thất cũng như văn phòng làm việc, ông Martin nhất định không chịu đóng gói. Đồ đạc, sách vở, hồ sơ, hình ảnh trên tường vẫn được để nguyên vẹn, không xê dịch.


Kéo dài cuộc di tản người Mỹ để cứu vớt người Việt


BM

Ông Martin giải thích cho Quốc Hội Hoa Kỳ đầu năm 1976:

Chính Kissinger đã bình luận về việc ông Martin cứ chần chừ không chịu đi:

“Nhiệt tình gắn bó với những người mà ông sắp bị bắt buộc phải bỏ lại, ông Martin đã coi như bổn phận của mình là phải kéo dài cuộc rút lui của Mỹ ra trong một thời gian dài nhất để giữ lại sự có mặt của Mỹ (tại Việt Nam), làm sao cho còn đủ để biện hộ cho việc cứu người Việt Nam.”


“Ông ta tin rằng, ngay trước mắt, sự hoảng hốt ở Sàigòn còn đáng lo ngại hơn những kế họach tấn công của Hà Nội, ông đã phấn đấu để cho cuộc di tản quá chậm…”


Đưa phi công VNCH tới Thái Lan


BM


Ông Martin đã sắp xếp để đưa một số khá nhiều phi công VNCH và gia đình được ưu tiên ra đi. Tất cả khoảng 2,000 người di tản trước hết là tới phi cảng Utapao ở Thái lan. Mục đích của việc này là để giảm thiểu khả năng trả thù và đụng độ với lực lượng Mỹ. Cũng trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Mỹ về di tản, ông Martin cho rằng nếu cảm thấy bị bỏ rơi quá tàn nhẫn, phía Việt Nam sẽ trút sự giận dữ trên đầu những người Mỹ còn lại:


“Tình báo của chúng tôi đã có rất nhiều những báo cáo chính xác là nếu chúng ta mang số đông TQLC vào để di tản người Mỹ, chúng ta sẽ phải chiến đấu để mở đường tháo chạy;


“Không Quân Việt Nam sẽ bắn rơi các máy bay vận tải của Mỹ, khi chúng ta bỏ rơi chiến hữu, phó mặc họ cho Bắc Việt.”


Ông Martin cho rằng phi công là những phần tử trong quân đội VNCH bị uất hận nhiều nhất nên có thể phản ứng:


“Tôi có một sự lo nghĩ trong lòng nhưng nó đã được giải quyết trước ngày cuối cùng của cuộc di tản, đó là một phần đông không quân Miền Nam đã được bay sang căn cứ Utapao ở Thái Lan. Như vậy là đã di chuyển được khả năng (chiến đấu) của một số phi công chống đối trên bầu trời, họ có lẽ là phần tử uất hận nhất trong các quân chủng. Và để trả thù, họ sẽ ngăn chặn cuộc di tản cuối cùng của chúng ta.”


Nếu phi công VNCH bắn rơi ba bốn chiếc máy bay vận tải Mỹ, chắc chắn là sẽ có nhiều trong số 6,000 người Mỹ phải chết. Thêm vào đó là số thương vong không thể lường của quân đội hai bên. Dĩ nhiên là không lực từ Đệ Thất Hạm Đội sẽ vào uy hiếp, dẹp tan hết mọi cuộc tấn công. Nhưng Sàigòn sẽ đổ vỡ tan nát, và bao nhiêu người dân sẽ là nạn nhân?


Huỷ bỏ “kế hoạch điên rồ”


BM

Trước sự phản đối liên tục và mạnh mẽ của Đại sứ Martin, sau cùng thì TT Ford đã được thuyết phục và hủy bỏ kế hoạch Talon Wise.


Vào lúc 4:05 sáng Thứ Ba, ngày 29/4/1975 (4:05 chiều 28/4 giờ Washington), những hoả tiễn đầu tiên của Bắc Việt rơi trúng phi trường Tân Sơn Nhất, TT Ford ra lệnh khởi động kế hoạch Frequent Wind (Hành quân gió nhanh) – di tản bằng trực thăng.


Ông Martin vẫn xin phép được ở lại Sài Gòn cùng với một số nhân viên.  Sau cùng ông đã miễn cưỡng đồng ý thi hành lệnh Tổng thống, nhưng cứ tiếp tục gửi điện văn từng giờ để xin thêm trực thăng cho đến lúc 4:45 mờ sáng ngày 30/4/1975 khi  lệnh chót là ông phải bước lên chiếc trực thăng cuối cùng mang bảng số Lady Ace 09. Nếu trái lệnh thì sẽ bị áp giải như chúng tôi đã ghi lại chi tiết cề câu chuyện “Con hổ với trái tim đầy tình người” trong cuốn sách ‘BỨC TỬ VNCH – KISSINGER VÀ 8 THỦ ĐOẠN NHAM HIỂM’ sẽ được xuất bản nay mai.                       

                                                                      ***

Xem như vậy, Trời vẫn còn ban phát một ân huệ cuối cùng cho nhân dân Miền Nam để tránh được một thảm họa khôn lường vào những giờ phút cuối cùng. Vì nếu không thì  lịch sử đã phải  ghi nhận về “Ngày Cuối Cùng” lại là “ngày đẫm máu nhất của cuốc chiến Việt Nam.”


Sau hai mươi năm chung vai sát cánh trong một cuộc chiến tàn ác, lúc hạ màn hai bên Mỹ  – VNCH lại có thể bắn nhau tan nát được chăng?



TS Nguyễn Tiến Hưng


BM

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2024

Joe Biden đã vi phạm một cách thô bạo tới Niềm Tin Tôn Giáo

 

BM

Trong khi hàng tỷ người Thiên Chúa Giáo khắp nơi đang hân hoan mừng lễ Phục Sinh tôn vinh Thiên Chúa thì Joe Biden lại tuyên bố: “Tôi có thông điệp gởi tới mọi người: Hôm nay là ngày vinh danh người chuyển giới.” Joe Biden còn cấm trẻ em tham dự cuộc thi vẽ trứng không được vẽ những hình ảnh tượng trưng tôn giáo. Thật là điên rồ, Joe Biden đã có hành động khiêu khích, đã tấn công vào tôn giáo. Cựu TT Trump kêu gọi Biden hãy đưa ra một lời xin lỗi tới hàng triệu người Công Giáo và Thiên Chúa Giáo. Chủ Tịch Hạ Viện Mike Johnson chỉ trích: “Biden đã xâm phạm tới niềm tin thiêng liêng của tôn giáo. Tuyên bố Chủ Nhật Phục Sinh là ngày vinh danh người chuyển giới là một việc làm quá tàn nhẫn, không thể chấp nhận được. Người dân Hoa Kỳ sẽ không tha thứ sự việc này.”


Giám Đốc FBI Christopher Wray điều trần tại Hạ Viện về việc tín hữu Công Giáo bị tấn công


BM


Chính quyền Biden đã tấn công vào tôn giáo. Cuối năm 2022 FBI đã truy lùng một số nhà hoạt động bảo vệ thai nhi và đưa họ ra pháp luật. FBI đã chính trị hóa pháp luật chống lại tín hữu Công Giáo. Đầu tháng 12 năm 2023 vừa qua, sau nhiều cuộc điều trần, lấy lời khai của Giám Đốc FBI Christopher Wray, một số nhân chứng và những người liên hệ, Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã công bố một báo cáo tạm thời về vụ “FBI vi phạm quyền tự do tôn giáo Chính trị hóa việc thi hành pháp luật chống lại tín hữu Công Giáo.” Nội dung của bản ghi nhớ được tóm lược như sau:


BM


- Tháng 2 năm 2023, Ủy Ban Giám Sát Hạ Viện đã bắt đầu điều tra tố cáo của Kyle Seraphin về vụ bản ghi nhớ trong nội bộ FBI phát xuất từ văn phòng FBI Richmond, tiểu bang Virginia. Bản ghi nhớ này cho phép nhân viên FBI được xâm nhập vào các nhà thờ Công Giáo để lùng kiếm những thành phần “khủng bố nội địa” bao gồm cả những người Công Giáo. Mặc dù FBI tuyên bố họ không điều tra dựa trên niềm tin tôn giáo nhưng cuộc điều tra của Ủy Ban Giám Sát Hạ Viện cho thấy FBI đã lạm dụng việc chống khủng bố để nhắm mục tiêu vào người Công Giáo tại Hoa Kỳ. FBI đã phỏng vấn một linh mục và một người trưởng ca đoàn nhà thờ Công Giáo tại Richmond, Virginia.


- Qua trát của Ủy Ban Giám Sát Hạ Viện, ủy ban này đã nhận được tài liệu về việc văn phòng FBI Richmond đã phổ biến một bản ghi nhớ ngày 23 tháng 1 năm 2023. Trong đó liệt kê những người Công Giáo là thành phần cực đoan, theo đuổi việc chống Do Thái, chống di dân, chống đồng tính, chống chuyển giới, bảo vệ quyền sống và chủ nghĩa thượng tôn da trắng. 


BM


- Nếu không có người tố cáo kịp thời thì bản ghi nhớ của văn phòng FBI Richmond về việc cáo buộc người Công Giáo là mối đe dọa, cần theo dõi và trừng phạt sẽ công khai trở thành tài liệu chính thức của FBI. Giới lãnh đạo FBI Richmond xem tài liệu này là cơ hội để đưa cơ quan thực thi pháp luật liên bang xâm nhập vào các nhà thờ trong Giáo Phận Richmond và các giáo xứ Công Giáo khác. 


- Sau khi bị công chúng phản đối, Stanley Meador, một lãnh đạo FBI Richmond, đã có những buổi họp với Đức Giám Mục Barry Knestout, Giám Mục Giáo Phận Richmond, một Hồng Y của địa phận, và một số thành phần giáo dân để hàn gắn lại mối tương quan của FBI với cộng đồng Công Giáo.


BM


Bản báo cáo kết luận: “Tự do tôn giáo được quy định trong Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp. Niềm tin tôn giáo phải được bảo vệ. Dưới chiêu bài chống khủng bố, bản ghi nhớ của FBI Richmond cho rằng “người Công Giáo cần được theo dõi để giảm thiểu mối đe dọa” là không thể chấp nhận được vì đi ngược lại với Hiến Pháp . FBI cần xây dựng lại niềm tin với người dân.”


Trong cuộc điều trần, TNS Josh Hawley đã chỉ trích Giám Đốc FBI Christopher Wray vì FBI đã lên án những người theo đạo Công Giáo là những kẻ bạo lực, FBI đã vi phạm tự do tôn giáo. TNS Hawley nhấn mạnh rằng Giám Đốc FBI phải chịu trách nhiệm về cáo buộc này. TNS Hawley chất vấn Christopher Wray: “Giờ đây chúng tôi được biết, các nhân viên FBI đã phỏng vấn một linh mục và ca trưởng của ca đoàn nhà thờ để lấy tin tức về giáo dân. Ông đã huy động cơ quan thực thi luật pháp mạnh nhất thế giới để chống lại người Công Giáo. Đây là một việc làm tàn bạo. Ông đã nhiều lần nói với chúng tôi rằng ông không nhắm vào mục tiêu nhà thờ nhưng bản ghi nhớ của FBI đã liệt kê những người Công Giáo là những kẻ cực đoan cần được điều tra. Bản ghi nhớ này là bằng chứng cụ thể.”


Tấn công tôn giáo là một sắc thái đặc thù của cộng sản, không thể xảy ra trong một đất nước tự do. Chính quyền Biden cần chấm dứt ngay việc truy lùng những người Công Giáo hoạt động trong việc chống phá thai.


BM


Chủ trương phá thai là ưu tiên trong kế hoạch kiếm phiếu của đảng Dân Chủ 

Real Clear Politics vào sáng Thứ Hai 1/4/2024 cho hay: Cựu TT Trump vẫn tiếp tục dẫn đầu. Thăm dò của Trafalgar: Trump 42.1% - Biden 39.6%. Fox News: Trump 43% - Biden 38%. Forbes/Harris: Trump 42% - Biden 40%. Đảng Dân Chủ đang bối rối về điểm tín nhiệm quá thấp của Biden thì lại xảy ra vụ Biden gây phẫn nộ cho khối cử tri Thiên Chúa Giáo trong ngày Chủ Nhật lễ Phục Sinh vì ông ta tuyên bố “Hôm nay là ngày vinh danh người chuyển giới.”  Tới ngày hôm sau, khi phóng viên hỏi Biden về vụ này thì ông ta lại ngơ ngác trả lời “Tôi không làm điều đó.”  Dù cho Biden đã nói dối hay sự thật là ông ta đã quên thì đây là vấn đề đáng quan ngại.


BM


Dưới sự lãnh đạo của Biden từ hơn 3 năm qua, Hoa Kỳ đã có mức lạm phát cao nhất trong 40 năm. Giới lao động và thành phần cao niên là những người gặp khó khăn nhất để có thể thanh toán chi phí hàng ngày. Thêm vào đó là khủng hoảng biên giới và tội ác gia tăng. Chính sách bỏ ngỏ biên giới của Biden đã cho hàng triệu di dân bất hợp pháp tràn vào Hoa Kỳ, thành phần băng đảng, cướp bóc có cơ hội hoạt động tại các thành phố lớn.


Mới đây một sĩ quan cảnh sát New York đã bị một di dân bất hợp pháp bắn chết trong lúc thi hành công vụ. Cựu TT Trump đã tới nhà quàn thăm viếng và an ủi gia đình người quá cố. Trong khi đó thì Joe Biden đã không có một lời chia buồn nào, ông ta còn bận rộn trong việc kiếm tiền cho chiến dịch tranh cử với hai Tổng Thống tiền nhiệm Bill Clinton và Barack Obama.


BM


Trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm nay, Joe Biden và đảng Dân Chủ đã không có một thông điệp mạnh mẽ nào để thu hút quần chúng nên họ phải bám víu vào vấn đề phá thai. Đảng Dân Chủ đã chi hàng trăm triệu Dollars quảng cáo cho phá thai. Từ nhiều thập niên trước, đảng Dân Chủ đã không chính thức vận động cho việc phá thai nhưng năm 2013, Obama lần đầu tiên đã vận động cho tự do phá thai qua một bài phát biểu tại một hội nghị của Planned Parenthood tại Washington D.C. Trong Thông Điệp Liên Bang mới đây, Joe Biden đã đưa vấn đề phá thai lên ưu tiên hàng đầu. Và Kamala Harris được chỉ định đi vận động tại các trung tâm phá thai trên toàn quốc. Kamala đã tránh né những câu hỏi về giới hạn phá thai, bà ta đã không khẳng định cho phép phá thai tới thời kỳ nào. Washington Examiner cho hay đảng Dân Chủ ủng hộ các biện pháp phá thai không giới hạn tại một số tiểu bang.


National Review cho hay trong tuần đầu tiên làm Tổng Thống, Joe Biden đã ký hàng chục sắc lệnh nhằm đảo ngược hoặc hủy bỏ chính sách của chính quyền Trump về các vấn đề từ biến đổi khí hậu, tới di dân và tài trợ cho phá thai.  Ngày 18 tháng Giêng năm 2021, Joe Biden đã ban hành sắc lệnh cho phép tiền viện trợ của Hoa Kỳ được xử dụng trong việc cung cấp, đẩy mạnh hoạt động phá thai trên thế giới. Trước đây TT Reagan đã bảo đảm với người dân rằng tiền thuế của họ không được tài trợ cho việc phá thai tại các quốc gia khác. Tuy nhiên chính sách này đã bị các Tổng Thống Dân Chủ hủy bỏ và sau đó lại được các Tổng Thống Cộng Hòa phục hồi.


BM


Kết quả của nhiều cuộc thăm dò cho thấy đa số người dân Hoa Kỳ không muốn tài trợ cho việc phá thai ở các nước khác trên thế giới. TNS Steve Daines khẳng định “Hoa Kỳ không nên thúc đẩy chương trình phá thai triệt để trên toàn thế giới mà chúng ta nên dẫn đầu cuộc chiến bảo vệ thai nhi, bảo vệ sự sống.”


BM


Nhằm lấy phiếu của cử tri, Joe Biden đã đưa ra chiêu bài tự do phá thai và hủy bỏ tiền nợ đại học của các sinh viên mà Tối Cao Pháp Viện đã khuyến cáo là phải được Quốc Hội chấp thuận. Dân Biểu Steve Scalise đã phê bình: “TT Biden đã không có kế hoạch giải quyết những khủng hoảng do chính ông ta gây ra. Tổng Thống và các chính sách xã hội chủ nghĩa, cực tả của đảng Dân Chủ làm tổn thương người dân, phá hủy nền kinh tế Hoa Kỳ. Người dân đang phải chịu đựng cơ cực trong cuộc sống.”




Kim Nguyễn

Tục ngữ: “Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên”


 BM

Note: Hình trong bài là minh họa


Trên thực tế xưa kia còn ở quê nhà, đã có biết bao nhiêu cặp vợ chồng sống bên nhau, tuy không mấy hạnh phúc nhưng vẫn sống với nhau cho đến đầu bạc răng long, để rồi cùng nhau từ giã cõi đời. Nhưng thời nay với lối sống chỉ biết hưởng thụ vật chất cho thỏa mãn những nhu cầu cá nhân đòi hỏi, nên vấn đề hy sinh vật chất lẫn tinh thần cho nhau trong tình nghĩa vợ chồng như trước kia càng ngày càng hiếm thấy. Chính vì lý do đó mà câu ca dao trên đây làm chúng ta cần nên chú ý đến ý nghĩa sâu xa của nó. Mặc dầu đời sống văn minh tự do của thời nay, có lẽ câu ca dao này không còn thích hợp nữa. Nhưng đôi khi nó vẫn thường xảy ra tại đây vì một trong những lý do có liên quan đến pháp luật Hoa Kỳ, mà cách đây ít lâu, có một trường hợp tương tự như ý nghĩa của câu ca dao đã xảy ra như sau:


BM


Một nữ sinh viên Việt Nam sang du học Hoa Kỳ đã được gần 1 năm. Cô này sang đây với diện bảo trợ vợ chồng. Vì Cha Mẹ cô này ước muốn đầu tư cho cô đi du học lấy mảnh bằng đại học ở Mỹ và sau khi tốt nghiệp về nước, hy vọng cô sẽ được chính quyền trọng dụng. Tình cờ có người giới thiệu với Cha Mẹ của cô một ông Người Mỹ gốc Việt đang về thăm quê hương VN, tuổi còn trung niên, độc thân tại chỗ nhưng trước kia đã có một đời vợ không có con, có quốc tịch Hoa Kỳ.


Cha Mẹ cô thấy đây là một dịp may mắn để có thể gửi con gái mình đi du học Hoa Kỳ theo sự ao ước của ông bà từ bấy lâu nay trong lòng, nên đã thương lượng với ông Người Mỹ gốc Việt này là xin ông hãy làm ơn làm phước giả vờ lấy con gái của ông bà làm vợ trong giá thú, để ông Người Mỹ gốc Việt bảo trợ cho cháu mau chóng được phép sang Hoa Kỳ du học và ngay khi đặt chân tới Hoa Kỳ, cháu sẽ vào nội trú trong trường học cho tới đủ 2 năm sau, cháu sẽ nộp đơn xin ly dị ông theo như Luật Di Trú Hoa Kỳ cho phép . Ông Người Mỹ gốc Việt hoàn toàn đồng ý với những điều kiện của Cha Mẹ cô đưa ra; đồng thời Cha Mẹ cô liền trao tận tay 20 ngàn Mỹ kim tiền mặt cho ông Người Mỹ gốc Việt, tiêu biểu cho số tiền thù lao ngay sau khi cuộc thương lượng chấm dứt, mà hai bên đã ưng thuận với nhau.  


BM


Chưa đầy 4 tháng sau, cô con gái ông bà đã đặt chân đến Hoa Kỳ và được ông Người Mỹ gốc Việt đón ở phi trường để đưa cô đến thẳng ký túc xá đại học. Trong lúc cô sinh viên này đang tiếp tục học hành trong trường chưa đầy 1 năm, thì vào một ngày đẹp trời, ông chồng hờ này đến ký túc xá thăm cô, và ngắm nhìn thấy cô quá xinh đẹp, nói năng dịu dàng, thì đột nhiên trong lòng ông nổi cơn gió bụi, ông liền cao hứng bày tỏ nỗi lòng thương yêu cô từ tận đáy lòng ông, ngỏ lời yêu cầu cô hãy dọn về ở chung một nhà với ông làm vợ, theo như trong tờ giá thú đã ghi; chứ ông không muốn cô cứ tiếp tục đóng vai trò người vợ hờ của ông từ bấy lâu nay trên giá thú nữa. Nếu cứ tiếp tục như thế, ông cảm thấy phí của trời đã tặng cho ông một bông hoa quý giá mà ông chẳng được hưởng mùi thơm ngát của một bông hoa tươi thắm biết nói, trong khi chính ông đã phải bỏ ra biết bao nhiêu công lao khó nhọc, để bổ túc hoàn tất hồ sơ bảo trợ vợ chồng của ông cho Sở Di Trú đòi điều kiện như đã kể trên đây. Do đó ngày nay cô mới có mặt tại Hoa KỲ. Vậy giờ đây cô có chấp nhận hay không chấp nhận ý muốn thay đổi lời hứa trước kia của ông với Cha Mẹ cô cũng không đặt thành vấn đề. Vì trong giấy giá thú cô cũng đã là vợ chính thức của ông trên giấy trắng mực đen rồi. Ông cho cô biết là ông sẵn lòng chờ đợi thêm 2 tuần lễ nữa, để cho cô có đủ thời gian thu xếp mọi chuyện riêng tư của cô và xong đâu đấy rồi, ông sẽ đến rước cô về nhà ở với ông.


Ông nhấn mạnh nếu vì lý do gì cô cưỡng lại lời đề nghị này của ông, thì ông sẽ tìm cách trực tiếp hay gián tiếp giết chết cô, rồi ông sẽ tự sát theo cô sang bên kia thế giới. Lẽ dĩ nhiên một người trẻ đẹp, duyên dáng, học hành bậc đại học như cô, thì làm sao cô có thể bằng lòng lấy một người chồng như ông, miệng luôn luôn xổ chữ nho "DM", không những thế trình độ học thức của ông thấp kém, chưa đáng là học trò của cô nữa, thì làm sao ông có thể đòi làm chồng cô được; hơn thế nữa giữa hai người chưa hề bao giờ tỏ tình yêu nhau, thì làm sao hai người có thể trở thành vợ chồng được. Vậy điên khùng gì để chấp nhận lời đe dọa thiếu suy nghĩ, đòi ép buộc cô phải lấy ông làm chồng. Như thế chẳng khác nào ông coi cô như đứa trẻ con nít, cho ăn cứt gà cũng phải ăn sao? Chẳng lẽ ở cái tuổi trung niên như ông lại quên câu nói để đời: "Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên".


BM


Chờ đợi 2 tuần rồi vẫn không thấy cô trả lời, làm ông tức giận liền đến Sở Di Trú tố cáo cô sinh viên du học là vợ ông, mà kể từ khi cô sang Hoa Kỳ cho đến nay, đã không hề sống chung một nhà với ông một ngày nào cả. Mục đích sự tố cáo của ông với Sở Di Trú Hoa Kỳ là mong sao cô sẽ bị trục xuất trả về Việt Nam về tội lừa dối tình yêu với ông, qua sự tuyên thệ gian dối đối với chính quyền Hoa Kỳ, để cho cô được phép vào Hoa Kỳ với mục đích du học sinh.


BM


Khoảng hơn một tháng sau qua những lời tố cáo của ông với Sở Di Trú, cô nhận được lá thư của Sở Di Trú ra lệnh trục xuất cô phải trở về nguyên quán VN trong vòng 3 tháng nữa. Lệnh trục xuất ghi rõ vì lý do tội phạm của cô vừa nêu trên đây. Ngay sau khi cô nhận được thư của Sở Di Trú, cô liền đến gặp một chuyên gia cố vấn về di trú và cô được chỉ dẫn chi tiết cần phải hành động sớm chừng nào tốt chừng ấy như sau: 


1_ Lấy hẹn (Make appointment) với Sở Di Trú để xin được gặp vị Giám Khảo Di Trú (Immigration Examiner). Hãy kể rõ hết sự thật đầu đuôi câu chuyện về cuộc thương lượng với những điều kiện đã được Cha Mẹ cô và ông Người Mỹ gốc Việt này chấp thuận với nhau, hoàn toàn với mục đích chỉ để cho cô có cơ hội đi du học Hoa Kỳ theo diện bảo lãnh vợ chồng. Chứ không phải cô sang đây để lấy ông Người Mỹ gốc Việt này làm chồng như lời ông tố cáo.


2_ Cô nhớ kể rõ lại cho ông Giám Khảo Di Trú nghe một sự việc xảy ra trước mắt cô, làm cho cô muốn đứng tim. Đó là trong thời gian 2 tuần lễ ông chờ đợi cô sẽ trả lời xác nhận với ông là cô sẽ dọn về nhà chung sống với ông như vợ chồng, thì một hôm ông đến gặp cô, ông móc khẩu súng lục trong túi áo choàng của ông ra cho cô xem.


BM

Thực ra khẩu súng này là khẩu súng bắn bi giả cho trẻ nhỏ nhưng trông giống như súng thật, làm cho cô quá hoảng sợ, muốn đứng tim trong giây phút và nghe ông nhắc lại lời ông đe dọa cô trước đây: Nếu còn 1 tuần lễ nữa mà em không đồng ý về ở chung với anh làm vợ, thì khẩu súng này sẽ kết liễu mạng sống của hai chúng ta trên thế gian này. 


Sau khi cô sinh viên này đến Sở Di Trú được gặp vị Giám Khảo để trình bày mọi sự thật diễn tiến trong cuộc thương lượng tại Việt Nam trước kia, giữa Cha Mẹ cô với ông chồng hờ này, theo như lời chỉ dẫn của vị cố vấn, mà đáng lý cô ta phải trả 2 ngàn đồng cho một vị luật sư chuyên về di trú để xin cho cô tạm thời được phép gia hạn lệnh trục xuất thêm 3 tháng ở lại Hoa Kỳ và rồi trước khi hết thời gian 6 tháng phải về nước, vị luật sư đó sẽ lập thủ tục pháp lý để đưa cô trình diện trước vị Quan Tòa Di Trú, xin cho cô được tiếp tục ở lại Hoa Kỳ  học xong lấy bằng cử nhân BA hay BS thì khi đó mới phải trả tiền thêm cho luật sư bênh vực cho cô trước Tòa Án Di Trú( Immigration Court). Câu chuyện trên đây quả đúng như câu nói: "Gậy ông đập lưng ông" vì ông chồng hờ này đi tố cáo cô với Sở Di Trú như đã trình bày trên đây. Nhưng sau cuộc điều tra của Sở Di Trú xem có thật là Cha Mẹ cô sinh viên này đã trao cho ông số tiền 20 ngàn Mỹ kim, để ông bằng lòng ký giá thú giả vờ lấy cô làm vợ, rồi bảo trợ cho cô sang Hoa Kỳ du học hay không thì đúng 100% là như thế. Do đó ông này đang bị Sở Di Trú truy tố ra tòa án về tội phạm hình sự vì đã tuyên thệ man trá (Perjury) trước giới chức chính quyền của Sở Di Trú Hoa Kỳ. 


BM


Tiếp theo sau câu chuyện trên đây, có một bà góa phụ nhan sắc, nhưng lại nổi tiếng là người đàn bà dâm đãng siêu đẳng, đêm bảy ngày 3 ra vào chưa kể, tại một tiểu bang Hoa  Kỳ có đông người Việt cư ngụ. Nên chẳng có ai dám rước bà về làm vợ vì e sợ không chịu đựng nổi sức dẻo dai sinh lý mãnh liệt của bà. Nhân một dịp bà trở về thăm quê hương VN và bà lấy một ông chồng là cựu Sĩ Quan Pháo Binh QLVNCH. Ông này trước kia đã từng nổi danh là cấp chỉ huy tài ba, ra lệnh cho anh em binh sĩ pháo kích vào các tọa độ của các hầm trú ẩn địch quân rất chính xác, pháo đâu trúng đó. Bà bảo trợ cho ông sang Hoa Kỳ sống với nhau đã được gần 1 năm, ban ngày ông phải đi làm 8 tiếng cho một hãng chế tạo máy lạnh và cuối tuần ông đi sửa máy giặt máy sấy tại tư gia, để kiếm thêm chút tiền gửi về cho 2 đứa con có gia đình còn kẹt lại ở VN.


Thế rồi như đã kể trên đây, đêm bảy ngày ba ra vào chưa kể, làm sao ông chồng pháo binh tài ba này chịu nổi sự đòi hỏi tình dục của  mỗi ngày mỗi đêm, làm cho ông càng ngày càng gầy yếu xanh xao, nhiều lúc ông đi đứng không vững, có những ngày ông phải gọi điện thoại vào hãng xin nghỉ nằm nhà vì không dạy nổi.


Đã thế còn bị bà thường xuyên đe dọa là sẽ ly dị ông vì lý do này lý do khác, để ông sẽ bị Sở Di Trú trục xuất trả ông về Việt Nam vì ông chưa đủ 2 năm thường trú ở Hoa Kỳ theo luật di trú ấn định. Thế rồi cuộc tình của đôi trai tài gái sắc trên nửa chừng xuân này cũng đến chỗ phải tan vỡ, kẻ thì đòi hỏi tình dục nhiều quá, người thì không đủ sức khỏe để cung phụng.  Mặc dầu vài tháng sau này ông chồng biết rõ vợ mình ngoại tình ăn nằm với một chàng trai khỏe mạnh như voi nhưng ông đành phải biết thân biết phận mình như con cá nằm trên cái thớt, nhắm mắt âm thầm chịu đựng, ngậm bồ hòn làm ngọt để cho mọi chuyện éo le trôi qua, ráng chờ đợi cho đủ 2 năm rồi sẽ chia tay bà đâu có muộn màng gì, để tránh khỏi bị ôm khăn gói quả mướp đắng trở về quê xưa, làm xấu mặt con cái, họ hàng, bà con láng giềng nơi quê nhà. Bà cũng đoán ra được ý định của ông như vậy thì cũng vui vẻ cho cả đôi bên và bà sẽ không bị cắn rứt trong lương tâm là nếu bà phải ly dị chồng mình ngay bây giờ, để đến nỗi chồng mình phải bị trục xuất trả về nguyên quán theo luật di trú như vừa giải thích trên đây.


BM


Nhưng sự suy đoán như thế của bà cứ tưởng là mình khôn nhưng không ngoan. Thế rồi tình cờ một hôm, trong lúc ông đang nằm lắng nghe tiếng hát " Biết ra sao ngày sau? what will be will be? thì tình cờ có người bạn gọi điện thoại giới thiệu ông đến gặp vị cố vấn về luật di trú cho cô sinh viên vừa kể trên. Ông được khuyên nhủ tốt hơn hết là ông nên nhờ luật sư nộp đơn ra tòa xin ly dị vợ với những bằng chứng cụ thể là vợ ông phạm tội ngoại tình (Adultery). Hơn thế nữa bà cũng không phản đối ông ly dị bà đâu mà có lẽ bà còn mừng là đàng khác vì sống với chồng mà không được thỏa mãn về tình dục đòi hỏi mỗi ngày, thì thà ly dị quách đi cho xong. Nhưng khổ một nỗi lương tâm bà không nỡ làm như thế, nên  đành phải chờ đợi cho đủ 2 năm mới dám ly dị ông, để ông không bị Sở Di Trú trục xuất trả về nguyên quán. Đấy là bà nghĩ như thế; chứ vị cố vấn di trú kể lại cho ông chồng này nghe, cách đây hơn 10 năm cũng có một trường hợp tương tự giống như trường hợp của ông xảy ra và ông này không cần chờ đợi cho tới lúc vợ ông ly dị ông dưới 2 năm, mà ông đến ngay Sở Di Trú khai báo mọi sự việc xảy ra giữa vợ chồng ông, nên sau khi vợ ông ly dị ông dưới 2 năm, Sở Di Trú không những không trục xuất ông mà còn cấp thẻ thường trú vĩnh viễn 10 năm cho ông.


BM


Nói tóm lại ở đời muôn sự tại nhân, thành sự tại thiên. Con người chỉ có thể che mắt thế gian được nhưng không thể che mắt Thánh được.




PT. Nguyễn Mạnh San


https://baomai.blogspot.com/