Thứ Hai, 18 tháng 12, 2023

VIỆT NAM " CỘNG ĐỒNG CHIA SẺ TƯƠNG LAI" TRUNG CỘNG " CỘNG ĐỒNG" CHIA SẺ VA65NH MỆNH"

 

 BM

Hôm thứ Năm (14/12), Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh thuật ngữ “cộng đồng chia sẻ,” mà không phải là “cộng đồng chung vận mệnh” của Bắc Kinh. Các nhà phân tích cho rằng quan điểm khác nhau của Trung cộng và Việt Nam bộc lộ sự khác biệt sâu sắc giữa hai bên. Việt Nam theo đuổi mối bang giao cân bằng giữa các cường quốc, mục tiêu và cốt lõi của quốc gia này là giữ khoảng cách với Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCS_TC) và hội nhập với phương Tây trên nhiều phương diện.


Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh “cộng đồng chia sẻ”


BM


Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ Năm (14/12), phát ngôn viên Phạm Thu Hằng đã nhiều lần nhấn mạnh cụm từ “cộng đồng chia sẻ tương lai” mà ĐCS_TC nói là “cộng đồng chung vận mệnh Trung cộng-Việt Nam,” đồng thời cho biết ý nghĩa liên quan đã được đề cập trong tuyên bố chung “cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung cộng.”


Khi trả lời phóng viên truyền thông ngoại quốc, bà Phạm Thu Hằng cho biết hai bên đã đồng thuận trong tuyên bố chung rằng sẽ xây dựng “cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung cộng.”


Trước đó, hôm 12/12, Tân Hoa Xã của ĐCS_TC đã đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo Tập Cận Bình. Hãng thông tấn này nói rằng trong cuộc hội đàm, ông Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS_VN) Nguyễn Phú Trọng đã cùng tuyên bố sẽ “làm việc cùng nhau để xây dựng một ‘cộng đồng chung vận mệnh Trung cộng-Việt Nam’ có ý nghĩa chiến lược.”


BM


Tuy nhiên, theo Thông tấn xã Việt Nam, mỗi khi phía Trung cộng nhắc tới năm từ Hoa ngữ “cộng đồng chung vận mệnh,” thì trong Việt ngữ luôn gọi là “cộng đồng chia sẻ tương lai,” kể cả Anh ngữ (Vietnam-China Community with a Shared Future), chứ không phải là “cộng đồng chung vận mệnh.”


Một học giả Việt Nam am hiểu tình hình đã nói với Thông tấn xã Trung ương (CNA) rằng trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã hơn một lần hy vọng thuyết phục Việt Nam chấp nhận một “cộng đồng chung vận mệnh.” Tuy nhiên, Việt Nam nhất quyết sử dụng nhóm từ “chia sẻ tương lai” chứ không dùng “chung vận mệnh.” Cuối cùng, mỗi bên Trung cộng và Việt Nam đều nhượng bộ, giữa Trung cộng và Việt Nam có sự khác biệt trong cách dịch, mỗi bên đều có cách nói của riêng mình.


Về cái gọi là “cộng đồng chung vận mệnh Trung cộng-Việt Nam,” hôm 14/12, ông Lý Hằng Thanh (Li Hengqing), một nhà kinh tế học hiện đang sống ở Hoa Kỳ, nói rằng: "ĐCS_TC muốn Việt Nam trở thành một cộng đồng có chung vận mệnh với Bắc Kinh như Campuchia, Lào, và Myanmar, hợp tác nhiều hơn về kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự, sau đó kết hợp chặt chẽ vận mệnh của hai nước. Nhưng thực tế, Việt Nam không hề diễn giải như vậy."


Ông cho rằng “cộng đồng chia sẻ tương lai” này không khác gì “quan hệ đối tác chiến lược” ban đầu. Hơn nữa, việc đàm phán giữa hai bên về tranh chấp ở Biển Đông vẫn chưa có tiến triển. Việt Nam thực hiện phong cách ngoại giao “cây tre” (cứng rắn ở bên dưới, linh hoạt ở bên trên), để đạt được lợi ích trong quá trình Trung cộng và Hoa Kỳ đối đầu.


Việt Nam không nói “cộng đồng chung vận mệnh,” các nhà phân tích cho rằng Trung-Việt mâu thuẫn


BM


Hôm 14/12, ông Vương Hách (Wang He), chuyên gia về các vấn đề Trung cộng, cũng phân tích với ấn bản Hoa ngữ rằng: Sau khi Liên Xô tan rã, Việt Nam đã nhanh chóng điều chỉnh lập trường, “So với ĐCS_TC, Việt Nam linh hoạt hơn, thực dụng hơn, chủ động hơn. Hiện tại, vị thế quốc tế của Việt Nam đang ở thời kỳ tốt nhất.” “Trong hoàn cảnh như vậy, Việt Nam khó lòng có thể cùng ĐCS_TC xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh.”


“Tôi cùng chung vận mệnh với ông ư? ĐCS_TC của ông hiện đang ở trong tình thế vô cùng hỗn loạn, tứ bề thọ địch, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, đúng vậy không?” ông Vương nói.


15 năm trước, vào năm 2008, Trung cộng và Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện. Nhưng hiện nay Việt Nam đề cao “nguyên tắc cân bằng giữa các nước lớn.” Tháng 12/2022, Việt Nam cùng Nam Hàn trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện; tháng Chín năm nay, Việt Nam trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ; tháng Mười Một năm nay, Nhật Bản cũng gia nhập hàng ngũ này.


BM


Tổng Bí thư ĐCS_VN cho biết, Việt Nam theo đuổi “chính sách đối ngoại đa dạng, nhiều mặt,” “chủ động hội nhập toàn diện vào cộng đồng quốc tế,” “sẵn sàng trở thành bằng hữu tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.”


Ông Vương Hách cho rằng, “ĐCS_TC muốn chứng tỏ mối bang giao Trung cộng-Việt Nam đi xa hơn mối bang giao giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam. ĐCS_TC nhất định muốn khiến Việt Nam nói về cộng đồng cùng chung vận mệnh.” Sáng kiến ‘Cộng đồng chung vận mệnh của nhân loại’ là khái niệm được lãnh đạo ĐCS_TC Tập Cận Bình đề nghị hồi năm 2013.


“ĐCS_TC đã gây áp lực này với Việt Nam từ lâu. Các nước láng giềng như Campuchia v.v. đã đồng ý thỏa thuận này với ĐCS_TC, cái gọi là ‘cộng đồng chung vận mệnh,’ nhưng Việt Nam kiên quyết phản đối,” ông Vương nói.


“Vậy nên lần này, để ông Tập Cận Bình có chút thể diện, Việt Nam liền nói về ‘cộng đồng chia sẻ tương lai’ chứ không nói ‘cộng đồng chung vận mệnh.’ Cả hai bên cũng đều biết họ đang chơi chữ. Điều này cho thấy ĐCS_VN và ĐCS_TC kỳ thực là đang đi theo hai con đường.”


BM

Theo thông tin từ truyền thông nhà nước Trung cộng, ĐCS_TC đã tổ chức Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương tại Bắc Kinh vào ngày 11/12-12/12. Khi hội nghị tiến hành đến ngày thứ hai, thì lãnh đạo ĐCS_TC Tập Cận Bình đã dẫn một nhóm quan chức kinh tế đáp chuyến bay tới Hà Nội, Việt Nam, vào hôm 12/12.


Vì sao Bắc Kinh quay sang mềm mỏng với Việt Nam? “Có hai mục đích chính. Thứ nhất, tình hình Biển Đông hiện nay rất căng thẳng, mối bang giao giữa ĐCS_TC và Philippines đã trở nên bế tắc. Philippines và Việt Nam nằm ở phía nam và phía bắc Biển Đông. Nếu hai quốc gia này liên kết với nhau, ĐCS_TC sẽ không thể đi qua toàn bộ Biển Đông,” ông Vương Hách phân tích. “Những ngày ở Biển Đông sẽ rất khó khăn, tình hình cũng vô cùng tồi tệ”.


“Thứ hai, Việt Nam nằm trên Bán đảo Đông Dương, vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong cuộc đối đầu hiện nay giữa Trung cộng và Hoa Kỳ, Việt Nam thiên về ĐCS_TC hay thiên về Hoa Kỳ, đó là chuyện không thể xem thường.”


Gần đây, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện ở cấp cao nhất của Việt Nam. Ông Vương cho biết: “Hoa Kỳ và Nhật Bản đang hợp lực để lôi kéo Việt Nam, ít nhất là sẽ không phụ thuộc vào ĐCS_TC. Bằng cách này, ĐCS_TC sẽ bị kiềm chế rất nhiều ở Đông Nam Á và ASEAN.”


Trung-Việt ký thỏa thuận hợp tác kinh tế, nhưng có khác biệt lớn không thể che giấu


BM


Trong chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo ĐCS_TC, Trung cộng và Việt Nam đã ký 36 văn bản thỏa thuận hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, ông Vương Hách phân tích rằng nếu không có sự tin cậy chiến lược cơ bản giữa Trung cộng và Việt Nam, thì sẽ rất khó để những thỏa thuận này khởi tác dụng. Mặc dù đã ký 36 thỏa thuận, hai bên còn đưa ra tuyên bố chung, nhưng không thể che giấu được những khác biệt rất lớn giữa Trung cộng và Việt Nam.


Ông Vương nói rằng, thứ nhất, hai bên chưa giải quyết được vấn đề Biển Đông và tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam cũng không chấp nhận lập trường cứng rắn của ĐCS_TC trong vấn đề này. Vì vậy, điều này về cơ bản là bế tắc.


Thứ hai, ĐCS_TC muốn thiết lập quyền bá chủ toàn cầu, sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” là lộ trình cho tham vọng toàn cầu của đảng này. Còn Việt Nam thì muốn hội nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu của châu Âu và Hoa Kỳ, cùng quốc tế nối đường ray. Vì vậy, về toàn bộ định hướng chính sách kinh tế quốc tế, Việt Nam rất đối lập với ĐCS_TC.


Ông Vương cho biết Việt Nam đã nhìn thấy ĐCS_TC đang tự mình đi xuống dốc, hơn nữa nền kinh tế Trung cộng đang rất tồi tệ. Trong tình huống này, cân nhắc đến lợi ích thực tế của Việt Nam, thì các thỏa thuận này về cơ bản là thật ít giả nhiều.


Ông đưa ra ví dụ, đất hiếm là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất. Trung cộng hiện là quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ hai. ĐCS_TC muốn hợp tác với Việt Nam để kiểm soát tài nguyên đất hiếm, nhưng lần này hai bên không đạt được thỏa thuận nào về đất hiếm. Ngược lại, khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến thăm Việt Nam hồi tháng Chín năm nay, Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận hợp tác về đất hiếm.


BM


“Việt Nam cũng chưa bao giờ tham gia ‘Một vành đai, Một con đường’ của ĐCS_TC, và có sự cảnh giác sâu sắc đối với ĐCS_TC,” ông Vương nói. “Hãy nhìn xem, rất nhiều quốc gia, hơn 100 quốc gia đã ký sáng kiến ‘Một vành đai, Một con đường’ cùng ĐCS_TC, nhưng Việt Nam ở bên cạnh lại chưa ký. Ấn Độ cũng phản đối, họ đều muốn duy trì tính độc lập kinh tế của mình.”


Việt Nam theo đuổi mối bang giao cân bằng giữa các cường quốc


BM


Ông Vương Hách cho rằng “Việt Nam theo đuổi mối bang giao cân bằng giữa các cường quốc, mục tiêu và cốt lõi chính là duy trì một khoảng cách nhất định với ĐCS_TC.”


“Nếu ĐCS_TC không thể mang lại chỗ tốt hay lợi ích kinh tế tương ứng cho Việt Nam, thì Việt Nam sẽ nghiêng về Hoa Kỳ và Nhật Bản hơn.”


Ông cho biết, Việt Nam hiện đang tận dụng hoàn cảnh quốc tế tương đối có lợi để tạo thế cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, muốn tận dụng tối đa lợi thế này. “Mối bang giao với ĐCS_TC khó có thể trở nên lớn mạnh.”




Trình Tĩnh & Lạc Á  _  Toàn Phong


BM

HAI MÙA NOEL. NHẠC: ĐÀI PHƯƠNG TRANG. TRÌNH BÀY: DUY VĂN

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2023

HÀNG TRIỆU NGƯỜI MỸ ĐANG SA BẪY DO TRUNG CỘNG TẠO RA


 BM

Báo cáo lưu ý, “Điều này trái ngược với nhiều trang truyền thông xã hội khác, nơi mà lượng tiếp nhận tin tức đã giảm hoặc không thay đổi trong những năm gần đây.”


Điều này sẽ khiến tất cả độc giả nào quan tâm đến Hoa Kỳ đều phải lo lắng. Như báo cáo này chứng minh rõ ràng, TikTok là một ứng dụng nguy hiểm đến mức không thể ngờ được, và rất có thể đang bị Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCS_TC) vũ khí hóa. Cụ thể hơn, ứng dụng này đang được ĐCS_TC sử dụng để gây chia rẽ thêm cho một đất nước vốn đã bị chia rẽ một cách nguy hiểm rồi.


BM

Báo cáo của Pew nêu rõ, kể từ năm 2020, tỷ lệ người trưởng thành ở Hoa Kỳ thường xuyên nhận tin tức từ TikTok “đã tăng hơn gấp bốn lần,” từ 3% trong ba năm trước lên 14% vào năm 2023. Các tác giả của báo cáo đáng suy ngẫm này cho biết thêm, hiện nay “43% người dùng TikTok cho hay họ thường xuyên nhận được tin tức trên trang này, tăng từ 33% trong năm 2022.”


Không hiếm khi các ký giả ở cả hai phe chính trị đồng ý về một vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, với TikTok từ New York Post đến New York Times, Washington Post đến Washington Examiner mọi người dường như đều đồng ý rằng TikTok là một ứng dụng đầy phá hoại.


Điều này giải thích tại sao Nepal mới đây đã chọn cấm TikTok, cho rằng nền tảng này lan truyền nội dung ảnh hưởng tiêu cực đến “sự hòa hợp xã hội.” Ấn Độ, một nước láng giềng của Nepal, cũng đã cấm TikTok vì lý do chính đáng.


Đầu năm nay, The Guardian đã xuất bản một bài viết, cho thấy một cách tỉ mỉ cách mà TikTok dường như là một phần trong “chiến dịch chiến tranh nhận thức” của ĐCS_TC.


BM


TikTok là sự bổ sung mới nhất cho lĩnh vực nhận thức trong chiến dịch quân sự của ĐCS_TC. Nói tóm lại, tâm thức, trí óc con người là một chiến trường mới, và còn cách nào tốt hơn để chinh phục nó so với việc vũ khí hóa một ứng dụng hiện được 150 triệu người Mỹ sử dụng chứ?


Ông James Giordano, một chuyên gia về vũ khí hóa công nghệ, đồng ý với quan điểm trên. Là đồng giám đốc Chương trình Trung tâm Pellegrino-Viện O’Neill về Khoa học Não bộ và Luật và Chính sách Y tế Toàn cầu tại Đại học Georgetown, ông Giordano nói với tôi rằng ĐCS_TC xem TikTok là bánh răng then chốt trong tiến trình phát triển các Chiến dịch Tâm lý (PSYOP.)


Là người có nghiên cứu xoay quanh việc lạm dụng các kỹ thuật và công nghệ khoa học thần kinh trong y học, đời sống xã hội, và các ứng dụng quân sự, ông Giordano tin rằng “cả TikTok và các hình thức phức tạp hơn về trí tuệ/đánh giá và giao tiếp tâm lý chung sẽ ngày càng được sử dụng để thúc đẩy ảnh hưởng trong lối truyền đạt, ý nghĩa hình ảnh, và diễn giải theo ngữ cảnh.”


Theo ông Giordano, tác động của ứng dụng này đối với “truyền thông cá nhân và đại chúng” có thể sẽ tăng lên, đặc biệt là với cuộc bầu cử tổng thống được cho là cuộc bầu cử quan trọng nhất nước Mỹ trong thế kỷ 21 sẽ chỉ còn một năm nữa thôi.


BM


Theo chuyên gia này, các chiến dịch tâm lý “tạo thành một lĩnh vực xác định trong ‘ba cuộc chiến [không bom đạn] của Trung cộng.’” Lĩnh vực đầu tiên liên quan đến việc đánh giá tâm lý về niềm tin và mô hình nhận thức chung của đối thủ. Đây là một trong những lý do khiến TikTok trở nên nguy hiểm như vậy. Ứng dụng này có thể được sử dụng để đo “nhiệt độ” của chính trường Hoa Kỳ. Sau khi nhiệt độ đo được rồi, thì giai đoạn thứ hai liên quan đến việc kiểm soát các hãng truyền thông khác nhau, thông qua việc truyền thông điệp tâm lý cụ thể. Bước cuối cùng liên quan đến việc đưa ra lối truyền đạt ủng hộ ĐCS_TC hoặc sửa đổi lối truyền đạt có lợi cho Bắc Kinh. Ông Giordano cho rằng mục đích chính ở đây liên quan đến việc tạo ra “các chương trình gây ảnh hưởng và truyền thông điệp mang tính phá hoại nhằm tiếp cận và tác động đến các yếu tố dễ thay đổi về nhận thức, cảm xúc, và hành vi của Hoa Kỳ và phương Tây.”


BM

Suy cho cùng, chúng ta đang nói về Trung cộng cộng sản, một quốc gia đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của 80% người Mỹ trưởng thành. Rất có thể TikTok đang được sử dụng, không chỉ để tác động đến tâm thức người Mỹ, mà còn để đánh cắp dữ liệu cá nhân của họ.


Trong tháng Hai năm nay, Thượng nghị sĩ Michael Bennet (Dân Chủ-Coloro) đã kêu gọi Apple và Google loại bỏ ngay TikTok khỏi các cửa hàng tương ứng của mình, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Là thành viên Đảng Dân Chủ trong Ủy ban Tình báo Thượng viện, ông Bennet đã viết một lá thư có lời lẽ mạnh mẽ, hỏi tại sao “các mệnh lệnh của Đảng Cộng Sản Trung cộng lại có quyền thu thập dữ liệu sâu rộng như vậy về người dân Mỹ hoặc quản lý nội dung cho gần một phần ba dân số của chúng ta.” Câu hỏi này không những không được trả lời, mà TikTok vẫn có sẵn trên App Store của Apple và thông qua Google Play.


Điều này thật không ổn


BM

Hồi tháng Chín, một báo cáo phân tích của Microsoft về mối đe dọa đã phác thảo rõ ràng cách mà các chiến dịch gây ảnh hưởng và thông tin giả của ĐCS_TC, đang nhắm mục tiêu vào cả cử tri Mỹ và các ứng cử viên chính trị ở cả hai phía.


Theo báo cáo, “các hoạt động gây ảnh hưởng bí mật” có liên kết chặt chẽ với Bắc Kinh “hiện đã bắt đầu thu hút thành công khán giả mục tiêu trên mạng xã hội ở mức độ lớn hơn so với quan sát trước đây.”


Xét thấy TikTok thuộc sở hữu của Trung cộng là ứng dụng truyền thông xã hội được sử dụng nhiều nhất ở Hoa Kỳ, có thể chắc chắn kết luận rằng ĐCS_TC đang tập trung vào việc gây ảnh hưởng đến nền tảng này nhiều hơn so với Instagram và Facebook.


Một dấu hiệu không mấy hay ho sắp xảy ra. Vì lý do nào đó, quá nhiều người trong chúng ta, từ chối hiểu. Điều này đã xảy ra trong nhiều năm.


Vào năm 2013, một chuyên gia về Trung cộng tên là Dean Cheng, khi đó đang liên kết với Quỹ Di sản, đã cảnh báo độc giả rằng “Thời đại Thông tin mang đến khả năng chưa từng có là tác động đến cả các nhà lãnh đạo và người dân của một quốc gia.”


Giống như ông Giordano, ông Cheng nhấn mạnh rằng “cốt lõi của khái niệm tâm lý chiến của Trung cộng là thao túng những khán giả đó, bằng cách tác động đến tiến trình suy nghĩ và khuôn khổ nhận thức của họ. Khi làm như vậy, Bắc Kinh hy vọng có thể giành chiến thắng trong các cuộc xung đột về sau mà không cần nổ súng chiến thắng được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa việc làm suy yếu ý chí của đối thủ và gây ra sự rối loạn tối đa.”


Hãy nhớ rằng cảnh báo này được đưa ra nhiều năm trước khi TikTok được tạo ra, một ứng dụng từng bước phá hủy cơ cấu xã hội Mỹ quốc.




John Mac Ghlionn  _  Yến Nhi

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2023

MỘT CUỘC CHIẾN OÁI OĂM


 BM

Khắp các thành phố và khuôn viên trường học ở châu Âu và châu Mỹ, hàng chục ngàn sinh viên và người nhập cư Trung Đông, cũng như những người cánh tả cực đoan, không ngừng hô vang “Trả tự do cho Palestine từ sông ra biển.”


Dạo gần đây, họ còn hét lớn câu: “Israel, các người không thể trốn tránh, chúng tôi thấy rõ các người phạm tội diệt chủng.”


Hãy xem xét góc độ đạo đức giả trong thông điệp kép đó.


BM


Hamas và những người ủng hộ tổ chức này đang kêu gọi một cách công khai và nồng nhiệt cho cái gọi là chấm dứt nạn diệt chủng của Israel bằng cách xóa sổ nước này từ sông Jordan đến Biển Địa Trung Hải.


Tuy nhiên đồng thời, họ cũng cáo buộc rằng chính Israel đang phạm tội diệt chủng một âm mưu tự xưng rất phổ biến của Hamas và cộng đồng những người sùng đạo ở ngoại quốc của tổ chức này.


Thậm chí, cuộc chiến này ngày càng trở nên điên cuồng hơn.


BMBM


Hamas và những chiếc loa tuyên truyền của tổ chức này ở hải ngoại cũng chỉ trích Israel hàng ngày vì đã đáp trả vụ tàn sát khoảng 1,400 người Israel, trong đó có trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ, và người già vào ngày 07/10.


Họ còn yêu cầu Israel phải hành động có chọn lọc trong việc nhắm mục tiêu không kích vào những kẻ sát nhân Hamas, những kẻ ẩn náu bên dưới các bệnh viện và nhà thờ Hồi Giáo trong khi sử dụng dân thường làm lá chắn.


Hamas cứ mặc nhiên tưởng rằng một Israel được cho là vô tâm ấy dù sao thì cũng sẽ chần chừ không tấn công những kẻ khủng bố Hamas nếu như thường dân vây quanh nhóm này.


BM

Nhưng trên thực tế, Hamas đã gây ra nhiều nguy hiểm cho người dân ở Dải Gaza hơn là Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF).


Tuy nhiên, thế giới công nhận rằng bản thân Israel sẽ không bao giờ viện đến kế sách như vậy, đó là sử dụng dân thường để bảo vệ các thành phố của mình khỏi các phi đạn được phóng đi mà không cần phân biệt mục tiêu từ phía Hamas.


Thế giới còn biết thêm rằng nếu Israel từng sử dụng chiến thuật man rợ như vậy, các lá chắn dân sự của Israel sẽ thu hút chứ không ngăn chặn được hỏa tiễn của Hamas.


Những người biện hộ cho Hamas quả quyết rằng Israel phải cảnh báo trước cho dân thường tránh xa bom đạn của Israel.


BM


Nhưng cùng lúc đó, mỗi ngày Hamas đều phóng hỏa tiễn vào Israel. Và không một ai trong cộng đồng quốc tế giáo huấn cho Hamas về việc trước tiên phải thả truyền đơn hoặc nhắn tin cho dân thường Israel, rằng hỏa tiễn của Hamas đang phóng tới khu vực gần nơi họ đang sinh sống.


Thay vào đó, mục đích duy nhất của hỏa tiễn Hamas là tấn công bừa bãi và sát hại dân thường Israel.


BM


Vì vậy, nếu căn cứ vào việc Israel bị chê trách khi họ cố gắng tránh sát hại những người không tham chiến, còn Hamas lại được khích lệ tinh thần khi cố tình nhắm vào những người dân vô tội đó, thì vấn đề thực sự ở đây về căn bản không phải là sự tử thương của dân thường.


Thay vào đó, sự bất đối xứng này được giải thích bởi hành động đáp trả hiệu quả của Israel và sự kém cỏi của hỏa tiễn Hamas.


Nói cách khác, Hamas không thể ngăn IDF bắn trúng mục tiêu của mình, trong khi Israel có thể bắn hạ nhiều hỏa tiễn của Hamas hơn.


Và vì thế, Israel đang bị lên án vì nã bom quá hiệu quả, còn Hamas được tán thưởng vì phóng hỏa tiễn quá kém hiệu quả, đó chính là cái mà họ gọi là “không cân xứng.”


BM


Có những nghịch lý oái oăm khác trong cuộc chiến này.


Hamas bắt đầu chiến sự bằng cách điều đội hành quyết gồm 2,000 sát thủ đến Israel vào thời điểm hòa bình, để bất ngờ sát hại hơn 1,000 thường dân Israel.


Không có hành vi tàn ác cổ xưa nào, không thể diễn tả được mà những tên đồ tể đã không phạm phải tra tấn, chặt đầu, cưỡng gian, cắt xẻo, và loạn dâm với tử thi.


Theo sau bước chân của những kẻ khủng bố là vô số thường dân Gaza thừa cơ trục lợi. Những người này cũng vào Israel, rồi thay phiên nhau tham gia vào bạo lực và cướp bóc.


Trở lại Gaza, những đám đông lăng mạ và cố gắng làm hại những người Israel bị bắt làm con tin, để đổi lấy những kẻ khủng bố đang bị cầm tù ở Israel.


BM


Tóm lại, người dân từng bầu Hamas lên nắm quyền, và cổ vũ hành động tàn sát của tổ chức này miễn là Israel vẫn chưa đáp trả giờ đây tuyên bố rằng họ không hề có mối liên hệ nào với Hamas. Tuy nhiên, thế giới đã thừa nhận một cách chính xác rằng người dân Israel không thể tách rời khỏi quân đội của mình.


Những nghịch lý kỳ quái của cuộc chiến này vẫn chưa dừng lại ở đó.


Trong vụ thảm sát hàng loạt vào ngày 07/10, Hamas đã tàn sát hơn 30 công dân Mỹ, và có lẽ 13 người khác vẫn chưa được tìm thấy rất có thể là những con tin đang bị nhốt bên trong các đường hầm của Hamas ở Gaza.


BM


Tuy nhiên, chính phủ ông Biden đã không buộc Hamas phải trả lại những người Mỹ bị bắt cóc, càng không phản ứng với việc tổ chức này sát hại những công dân Hoa Kỳ.


Tại sao sau đó, bất chấp mọi lời lẽ đoàn kết, Hoa Kỳ vẫn liên tục gây áp lực buộc Israel phải thận trọng trong hành động đáp trả của mình đối với những kẻ khủng bố Hamas ở Gaza, một loại áp lực mà sẽ chỉ khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn đối với Hamas?


BM


Tại sao chúng ta lại tìm cách kiềm chế những người đang cố gắng tiêu diệt những kẻ sát hại công dân Mỹ, và gián tiếp viện trợ cho những kẻ đã sát hại họ?


Và tại sao cộng đồng tinh anh toàn cầu lại đứng về phía những kẻ hiếu chiến sát nhân chứ không phải đứng về phía những người đi tìm kiếm công lý cho những người dân bị sát hại?


Có rất nhiều lý do


BM


Có 500 triệu người Ả Rập trên thế giới và gần 2 tỷ người Hồi Giáo nhưng chỉ có khoảng 9 triệu người Israel.


Gần 50% trữ lượng dầu mỏ của thế giới nằm ở khu vực Trung Đông theo đạo Hồi.

Giống như Israel nhỏ bé, người phương Tây được nhìn nhận là quá giàu có và quyền lực, trong khi những người không phải phương Tây, lại được lý tưởng hóa thành những nạn nhân yếu thế và vô tội.


Tuy nhiên, cách tốt nhất để lý giải cuộc chiến oái oăm này đó là người Israel là người Do Thái, và tai họa cổ xưa của chủ nghĩa bài Do Thái một lần nữa đang càn quét toàn cầu.




Victor Davis Hanson  _  Yến Nhi


https://baomai.blogspot.com/

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2023

CUỘC CHIẾN ISRAEL- HAMAS SẼ RA SAO?

 

 

 BM

Tới nay mới có hai công dân Hoa Kỳ được trả tự do. Một nhà lãnh đạo được coi như là thánh sống của Hamas, đã thoát chết sau một vụ bị Israel tổ chức ám sát khoảng 30 năm trước đây là Khaled Meshaal, đã tuyên bố trên truyền hình Sky News rằng “Các con tin sẽ được trả tự do nếu Israel ngừng tấn công vào Gaza. Chúng tôi muốn Israel chấm dứt sự hủy hoại và diệt chủng để quân Qassam có thể đưa con tin ra khỏi nơi trú ẩn và giao họ cho Hồng Thập Tự Quốc Tế.” Trong khi đó thì Thủ Tướng Do Thái Netanyahu lại cương quyết khẳng định Do Thái sẽ tiếp tục không kích Gaza cho tới khi tất cả con tin được trả tự do. 


BM


Giáo Sư Chính Trị Học Danielle Gilbert của Đại Học Northwestern nói tới việc bắt giữ con tin là một tội ác chiến tranh, bị cấm theo Công Ước Quốc Tế Geneva. Phiến quân Hamas và Palestine vẫn thường tổ chức khủng bố bắt giữ con tin, trong quá khứ họ đã nhiều lần giành được chiến thắng.


GS Danielle Gilbert đề cập tới hai trường hợp vào năm 1972 và năm 1976:


BM


Tại Thế Vận Hội Mùa Hè 1972 ở Munich, nhóm phiến quân Palestine đã xâm nhập làng Thế Vận Hội, giết chết 2 thành viên trong phái đoàn Thế Vận Hội của Israsel và bắt 9 thành viên khác làm con tin, phiến quân yêu cầu Do Thái thả 236 tù nhân. Quân Đội Đức đã cố gắng giải cứu nhưng thất bại, tất cả 9 con tin Israel đều bị thiệt mạng.


BM


Bốn năm sau, ngày 27/6/1976, phiến quân Palestine đã cướp chuyến bay của Air France từ Tel Aviv tới Paris, máy bay bị chuyển hướng tới Entebbe, Uganda. Sau khi máy bay hạ cánh, phiến quân đã trả tự do cho những hành khác không phải người Israel, giữ lại 94 hành khách Israel và phi hành đoàn. Phiến quân yêu cầu Israel thả 40 tù nhân Palestine bị giam tại Do Thái và 13 tù nhân nữa bị giam tại các nước khác.


Trong vụ khủng bố này, chính phủ Israel đã phát động chiến dịch giải cứu, lực lượng Sayeret Matkal của Israel đã giải cứu được 102 con tin và tiêu diệt tất cả 7 tên không tặc. Anh trai của Thủ Tướng Benjamin Netanyahu là Yonatan Netanyahu, một trong những người chỉ huy chiến dịch giải cứu, là quân nhân duy nhất đã bị thiệt mạng trong vụ giải cứu này. 


BM


Những con tin bị bắt giữ trong cuộc tấn công kỳ này thì khác với những cuộc khủng bố trước đây vì con tin không được giữ tại một địa điểm, và có thể không được giữ dưới thẩm quyền của một phe phái nào, điều này khiến cho cuộc giải cứu phức tạp hơn, vì không biết phải móc nối với ai để thúc đẩy tiến trình thương lượng. Số phận những con tin rồi sẽ ra sao?


Nhằm đem lại hòa bình cho Trung Đông, Thứ Tư ngày 18/10/2023, Biden dự định sẽ có buổi họp với Tổng Thống Palestine Mahmoud Abbas, Quốc Vương Jordan Addullah và Tổng Thống Ai Cập Adbel Fattah Al Sisi tại Jordan, sau đó sẽ gặp Thủ Tướng Benjamin Netanyahu. Tuy nhiên trước khi Biden tới Jordan thì xảy ra vụ bệnh viện Gaza bị pháo kích, Palestine và Ai Cập đã hủy bỏ cuộc họp với Biden. Tới nay thì có nhiều tin tức cho biết chính Palestine là phe chịu trách nhiệm về vụ pháo kích bệnh viện Gaza gây tử vong cho gần 500 người và bị thương hơn 300 người.

BM

Căn cứ vào video thu nhận được của tình báo Israel, Mỹ, Pháp, Canada và Anh đã kết luận vụ nổ tại bệnh viện Gaza rất có thể là do tên lửa được bắn từ bên trong Gaza chứ không phải được phóng đi từ Israel.


Thủ Tướng Netanyahu cho biết ưu tiên của Israel là hủy diệt sức mạnh quân sự của Hamas, để bảo đảm rằng nhóm này không có khả năng tấn công Israel trong tương lai.


Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng “Thương vong có thể xảy ra cho con tin trong cuộc giao tranh giữa Israel và Hamas. Việc tấn công và giải cứu con tin được tiến hành cùng một lúc sẽ khó bảo đảm được an toàn cho con tin. Và cơ hội giải cứu tất cả các con tin là rất thấp, đây là một sự thật đau lòng.” Phiến quân Hamas thông báo đã có 22 con tin bị chết vì những cuộc không kích của Israel. Nhà phân tích Robert Mnookin đã nói với Newsweek rằng “Hoa Kỳ không có nhiều tiếng nói trong sự lựa chọn của Israel. Rõ ràng tánh mạng của các con tin sẽ gặp nguy hiểm hơn khi có những cuộc giao tranh xảy ra.”


BM


Khi họp với Thủ Tướng Netanyahu, Biden luôn nhấn mạnh là Hoa Kỳ sẽ tích cực ủng hộ Israel nhưng Biden không có một lời công kích Iran, là quốc gia đã yểm trợ và huấn luyện cho Hamas và nhiều tổ chức khủng bố khác. Kể từ khi Hamas phát động cuộc khủng bố tấn công vào Gaza, phiến quân Hezbollah, một tổ chức khủng bố có trụ sở tại Lebanon, có kho vũ khí với hàng ngàn tên lửa và nhiều loại máy bay không người lái do Iran yểm trợ, đã bắn tên lửa vào các thị trấn gần biên giới phía bắc của Israel. Thủ Tướng Netanyahu tuyên bố “Nếu Hezbollah tiếp tục tấn công Israel, chúng tôi sẽ tiêu diệt họ bằng một sức mạnh mà họ không thể tưởng tượng được và hậu quả sẽ rất tàn khốc cho Hezbollah và nước Lebanon.”


Israel đã sẵn sàng đổ quân vào việc chống lại Hamas ở Gaza nhưng phải tự kềm chế vì bị áp lực của Hoa Kỳ. Trước đây khi Israel bị Hamas tấn công, Biden đã nói rằng “Israel không những có quyền tự vệ mà còn có nhiệm vụ chống lại phiến quân Hamas.” Hai tuần sau, Thứ Sáu vừa qua, Biden lại nói với phóng viên rằng “Ngưng chiến là một chọn lựa để tất cả con tin được trả tự do.” Người dân Do Thái bắt đầu nghi ngờ lời hứa của Biden, họ tự hỏi TT Biden điều động hai hàng không mẫu hạm tới phía đông Địa Trung Hải là nhằm ngăn chặn phiến quân khủng bố Hezbollah – hay ngăn cản Israel. Times of Israel cho rằng “Lời nói của TT Biden cho thấy Hoa Kỳ không ủng hộ Israel trong việc tiêu diệt Hamas. Lập trường “Ngưng Bắn” đơn phương là cho phép Hezbollah có cơ hội tăng cường lực lượng, tồn tại và giành được chiến thắng. Một điều mà Israel không thể chấp nhận.”


BM


Hoa Kỳ đã không tôn trọng đồng minh Israel, đã điều đình, đã thương lượng riêng với phe khủng bố và đồng minh của họ. Chính việc làm không minh bạch của Hoa Kỳ là yếu tố khiến cho cuộc chiến có thể kéo dài và lan rộng trong vùng Vịnh.


Một số nhà nghiên cứu cho rằng cuộc chiến tại Ukraine đã xảy ra vì những quyết định chậm chạp và không rõ ràng của Biden. Trước đây khi Putin cho hàng trăm ngàn binh lính dàn quân tại biên giới trong cả một năm trời mà không gặp một phản ứng nào của Hoa Kỳ cũng như của NATO. Khi cuộc chiến xảy ra, và sau khi có sự cam kết yểm trợ Ukraine của Thủ Tướng Anh trước đây là Boris Johnson và khối NATO nên cuối cùng Biden đã chấp nhận nhập cuộc.

BM


Thứ Hai ngày 23/10/2023, Breitbart News đưa tin về một một cuộc phỏng vấn của cựu Thủ Tướng Đức Gerhard Schroder trên báo Berliner Zeitung tại Berlin. Cựu Thủ Tướng Gerhard Schroder cho biết rằng “Hàng trăm ngàn sinh mạng đã có thể được cứu nếu không có áp lực từ Washington. Trong những ngày đầu cuộc chiến, một cuộc thương lượng tại Istanbul với đại diện của Ukraine là Rustam Umarov (hiện nay là Bộ Trưởng Quốc Phòng Ukraine) đã xảy ra vào tháng 3 năm 2022, Ukraine đã đồng ý thỏa thuận hòa bình với Nga, đã cam kết không gia nhập khối NATO và đưa ra những đề nghị trao nhiều quyền tự trị hơn cho khu vực Donbass nhưng đã không đạt được kết quả gì vì không có sự đồng ý của chính quyền Biden.”


BM


Chính sự yếu kém, bất nhất của Biden đã khiến cho kẻ thù đánh giá sai về sức mạnh và tiềm năng của Hoa Kỳ. Đây có thể là nguyên nhân dẫn tới chiến tranh, và Hoa Kỳ có thể phải đối phó với nhiều cuộc chiến lớn trong cùng một lúc.




Kim Nguyễn


https://baomai.blogspot.com/

GIÓ VỀ MIỀN XUÔI. NHẠC ANH VIỆT THU. TRÌNH BÀY: NGUYỆT NGA & DUY VĂN