Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2023

TỪ HÀ NỘI ĐẾN SÀI GÒN 1954 - 1975

 

image
Tháng 6 năm 1954 đúng 50 năm về trước, là lúc mọi người trong vùng kiểm soát của chính phủ Quốc Gia ở Bắc Việt cô cùng lo lắng và hoang mang sau khi cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7 tháng 5 năm 1954. Nhiều tin đồn trái ngược càng làm cho mọi người thêm sợ hãi. Khoảng 20 tháng 6, tại Nam Định và các tỉnh phụ cận, có tin đồn được lan truyền nhanh chóng nói rằng quân đội Pháp và quân đội Quốc Gia sẽ rút khỏi Nam Định và các tỉnh phía Nam Hà Nội. Từ hôm ấy, hàng loạt doanh trại được tháo gỡ vội vàng, xe vận tải quân sự chở vật liệu nặng bắt đầu theo nhau từ Bùi Chu, Ninh Bình, Thái Bình đổ về Nam Định cùng các xe cộ từ Nam Định nối nhau đi Hà Nội. Kho đạn Nam Định cho phá hàng loạt đạn súng cối và đạn pháo binh ở vùng đất hoang phía tây thành phố.

Bộ Tư Lệnh Pháp và chính quyền Bảo Đại không hề lên tiếng về tình hình tại Bắc Việt. Bộ Chỉ Huy Pháp tại Nam Định vẫn tiếp tục công việc chuẩn bị cuộc diễn binh hùng hậu vào ngày quốc khánh Pháp, 14 tháng 7 năm 1954 mà họ đã loan báo trước. Vào lúc này, đã có tin đồn ông Ngô Đình Diệm sẽ về nước làm thủ tướng. Những truyền đơn đầu tiên ký tên Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia ủng hộ ông Diệm xuất hiện lác đác ở Nam Định.

image
Ba ngày cuối cùng phi cơ quân sự lên xuống liên tiếp. Khi đã chuyên chở gần hết vật dụng và người, trạm hàng không quân sự Nam Định bắt đầu cho mọi người tự do lên phi cơ C-47 còn trống nhiều chỗ để đi Hà Nội.

Nam Định bắt đầu hoảng hốt thực sự từ ngày 28 tháng 6 khi điện bị cắt. Thành phố tối mù. Nhiều người chen chúc mua vé xe hoặc thuê xe di tản về Hà Nội. Nam Định là nơi số doanh trại và binh lính dầy đặc nhất Việt Nam. Trước đó từ 9 giờ khuya là giờ giới nghiêm, thành phố vắng vẻ không một bóng người trên phố xá. Nay đột nhiên tất cả chìm trong không gian đen thui, nhưng lại cựa mình mạnh hơn trong bóng tối. Trên đường phố người ta đi lại đông đúc khác thường quá cả giờ giới nghiêm.


image
Đường phố Hà Nội, hình chụp vào tháng 7 năm 1954.
Gia đình tôi lúc ấy đang ở một căn cư xá công chức nơi mẹ tôi làm việc. Lúc 7 giờ sáng, một anh lính tống thư viên người Pháp vào sở đưa một giấy báo di chuyển, ghi đúng số người thuộc quyền sở này và gia đình nhân viên kể cả 4 gia đình ở cư xá. Tất cả mau lẹ tập trung đợi xe. Sau đó chừng 15 phút, một tiểu đội Bảo Chính Đoàn dẫn 4 xe vận tải trưng dụng của tư nhân đến nơi và cho biết đúng 8 giờ kém 15 mọi người phải có mặt đầy đủ trên xe.

Việc di tản có vẻ đã được chuẩn bị nhiều tuần lễ trước đó. Số người ngồi trên xe thoải mái rộng rãi vì không ai mang theo đồ đạc gì nhiều ngoài một vài chiếc valise và túi xách tay gọn nhẹ.
Lệnh di chuyển cho biết đoàn xe này phải qua trạm kiểm soát phía bắc hướng đi Phủ Lý-Hà Nội vào khoảng giờ nhất định mà tôi nhớ là sau 8 giờ và trước 8 giờ 10 phút. Lệnh này cũng cảnh cáo nếu xe nào đến sớm quá hay muộn quá theo giờ ấn định sẽ bị ủi ra khỏi mặt đường để tránh nhiễu loạn giao thông.

image
Hồi đó tôi còn là học trò. Vội vàng xếp quần áo, hình ảnh, giấy tờ cần thiết, cuống cuồng không biết phải mang theo gì và phải bỏ lại món nào. Lúc còn chừng 25 phút, tôi xin phép mẹ tôi chạy ra phố nói là để chào mấy thằng bạn. Cô ruột tôi , người nuôi nấng tôi từ nhỏ không chịu vì sợ tôi chậm trễ e sẽ kẹt lại. Nhưng mẹ tôi hiểu ý, mỉm cười can thiệp nói, “Chị cứ cho nó đi, nó không dám về muộn đâu.”

Mẹ tôi thừa biết tôi đi đâu. Tôi đạp xe với tốc độ không thua các tay đua vòng quanh Đông Dương, xẹt qua trước nhà cô bạn mà tôi thương vụng nhớ thầm từ năm 17 tuổi và chưa hề mở lời yêu đương.
Nàng đang ngồi chải tóc ở cửa sổ trên lầu. Không rõ nàng có nhìn thấy tôi hay không, nhưng tôi vội vàng đánh bạo thu hết can đảm hôn gió trên bàn tay phải ném về phía cửa sổ rồi lao xe như gió về nhà, trước giờ xe chạy khoảng 10 phút. Ở miền Bắc hồi ấy trai gái còn nhút nhát, phải can đảm lắm mới dám làm như thế vì tôi linh cảm chuyến đi này sẽ lâu lắm., có thể là cả đời. Sau này trong đời lính chưa bao giờ tôi phải vận dụng can đảm cao độ như vậy dù gặp nhiều tình thế rất khó khăn nguy hiểm.

image
Quân cảnh Pháp thi hành đúng giờ giấc như quy định. Tại trạm kiểm soát Cổng Hậu, từng đoàn xe gồm năm mười chiếc có lính hộ tống được cho khởi hành. Một vài xe đến muộn phải đậu một bên đường chờ giải quyết sau. Trên đường đi, tại mỗi cây cầu đều có một toán Công Binh đặt sẵn chất nổ. Một trung sĩ Công Binh Việt Nam cho biết họ phải phá nổ các cầu này khi đơn vị cuối cùng đi qua.
Buổi trưa đoàn xe chúng tôi đi đến Hà Nội. Gia đình tôi về ở nhà người thân. Đêm hôm ấy thị xã Phủ Lý bị một sư đoàn Việt Minh tấn công. Thành phố đã hư hại sẵn nay lại chịu tàn phá gần hết những gì còn lại.

Cuộc rút lui này tuy tiêu biểu cho việc Pháp thua trận nhưng lại là cuộc rút lui thành công. Dựa vào tài liệu của Pháp và thực tế quan sát thấy tại chỗ, cho thấy Đại Tá Vanuxem chỉ huy trưởng Phân Khu Nam đã điều động cuộc rút lui mau lẹ, có trật tự với tổn thất nhẹ không đáng kể. Đoàn quân rút lui vượt qua nút Phủ Lý trước khi bị địch đánh chận.

image
Kế hoạch tỉ mỉ do bộ tham mưu Pháp bí mật soạn thảo, trong đó chỉ có các sĩ quan từ đại úy mới được cho tham dự. Mọi việc đánh máy, chuyển nhận công điện, văn thư tài liệu đều do các cấp sĩ quan từ đại úy trở lên đích thân thi hành. Bí mật được giữ đến phút chót. Chỉ có một điều đáng tiếc là nhiều đội dân quân tự vệ ở nhiều làng mạc các tỉnh vùng này kể cả quanh những trung tâm chiến lược như Phát Diệm, Bùi Chu bị Pháp bỏ rơi. Nhiều dân quân chạy không kịp bị Việt Minh bắt và giết hại.

Hà Nội vốn yên tĩnh, lúc đó đang sống thanh bình không nghe tiếng súng. Những vũ trường, hàng quán sang trọng và độc đáo với những thắng cảnh nổi tiếng đầy bóng dáng người đẹp thướt tha. Cuộc di tản 4 tỉnh phía Nam làm cho đường phố Hà Nội đông người thêm nhưng vẫn không mất vẻ mỹ lệ của đất Thăng Long ngàn năm văn vật.

Lúc ấy hội nghị Geneve bắt đầu họp. Ai cũng thấy phe Cộng Sản đang nắm ưu thế. Những người có quan tâm đều lo ngại không biết sẽ đình chiến kiểu nào. Có thể là hai bên ngưng bắn xen kẽ mà sau này năm 1972-73 người ta gọi là “giải pháp da beo.” Cũng có thể là chia đôi đất nước thành hai miền Nam và Bắc. Người ta cũng bàn tán gay go về ranh giới đình chiến sẽ nằm ở vĩ tuyến nào? Vĩ tuyến 13, 16 hay 19?

image
Đầu tháng 7, ông Diệm ra Hà Nội. Một số đông đảo dân chúng chào đón ông, và nhiều người hy vọng vị nhân sĩ này sẽ cứu vãn tình hình. Sau đó ngày 7 tháng 7 năm 1954 ông Diệm chính thức nhậm chức thủ tướng. Ông thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Bắc Việt. Các đoàn thể, đảng phái chống Cộng đều ủng hộ đường lối này. Nhiều sĩ quan, binh sĩ cũng sẵn sàng tham gia việc phòng thủ lãnh thổ phe quốc gia đang nắm giữ. Một số đông đảo đặt niềm hy vọng lớn lao vào sự trợ giúp của Hoa Kỳ thay thế người Pháp.

Nhóm chúng tôi là đảng viên Đại Việt và Quốc Dân Đảng đều hăng hái tham gia tuyên truyền vận động ủng hộ chủ trương giữ Bắc Việt. Đêm đêm, chúng tôi đi ném truyền đơn ở khu Hồ Tây, Cổ Ngư, Ngọc Sơn và nhiều nơi khác kể cả những nơi có lính Pháp lui tới. Hà Nội bắt đầu có không khí căng thẳng và phảng phất mùi chiến tranh.

Đường phố Hà Nội về khuya lần đầu tiên có những bóng dáng cảnh sát võ trang súng trận Mas-36 và quân phục tác chiến đi tuần tiễu. Nhưng các cơ sở dân sự cơ yếu và doanh trại quan trọng của Quân Đội Quốc Gia đều thấy có lính Maroc hoặc da đen canh gác, rõ ràng là Pháp đang phòng ngừa chính biến chống lại họ.

Ngày 14 tháng 7, quân đội Pháp tổ chức diễn binh ờ Bờ Hồ phía Tòa Thị Chính. Thông cáo và bích chương của Pháp vẽ hình nắm đấm được thấy khắp nơi. Pháp giải thích rằng rút 4 tỉnh phía Nam là bàn tay trước kia xòe ra nay nắm lại để đánh mạnh hơn. Tất nhiên ít ai tin vào luận điệu này.
Đám học sinh chúng tôi từ Nam Định chạy về nhiều đứa tình nguyện vào Khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị và lục tục lên đường khoảng trước ngày 15 tháng 7 năm 1954. Phần còn lại thường tìm gặp nhau trao đổi tin tức và bàn luận về tình hình đất nước.

image
Chiều 21 tháng 7 năm 1954 khi bọn tôi đang tụ họp thì có tin trên đài Con Nhạn (Hirondelle) của quân đội Pháp vang lên lời loan báo “Hiệp Định Đình Chiến đã được ký kết.” Tờ báo của quân đội Pháp cũng đăng câu ấy trên trang nhất bằng chữ lớn. Mọi người bàng hoàng dù biết trước thế nào việc này cũng sẽ đến. Báo này cho hay đất nước phân chia ở sông Bến Hải, Vĩ Tuyến 17.

Tân Thủ Tướng Pháp Mendès-France nhậm chức ngày 17/6/54, đã tuyên bố rằng ông ta sẽ từ chức nếu không đạt được thỏa hiệp trước ngày 20 tháng 7 năm 1954. Vì thế hiệp định Geneve về Đông Dương được ký lúc sáng sớm ngày 21 nhưng nhà cầm quyền Pháp đã cho đồng hồ ngưng chạy từ đêm trước để làm như lúc ấy vẫn còn là ngày 20. Tại Việt Nam thời điểm này là trưa ngày 21.

Hà Nội liền thay đổi rõ rệt. Niềm hy vọng giữ Bắc Việt lịm tắt dần và dân chúng nóng lòng về tin tức sẽ có cuộc di cư. Một số bài trên báo chí đang từ thái độ chống cộng quay dần sang ủng hộ Việt Minh. Người các tỉnh đổ về Hà Nội đông đảo. Cán bộ Việt Minh cấp thấp ra vào Hà Nội dễ dàng. Đồ chơi trẻ em bày bán trước dịp Trung Thu có những chiếc máy bay, xe thiết giáp, xe chở lính, tàu thủy được sơn cờ đỏ sao vàng. Các cơ quan an ninh chẳng ai thèm để ý.

image
Một số cán bộ Việt Minh quen biết gia đình tôi đến thăm và khuyên gia đình tôi nên ở lại nhưng mẹ tôi và tôi đã dứt khoát ra đi. Sau đó 4 tháng, chúng tôi gặp lại vài người trong số cán bộ này ở Sài Gòn. Chính họ cũng đã mau chóng nhận rõ thực chất của Cộng Sản và kịp thời ra đi trước khi cảng Hải Phòng đóng cửa tháng 3 năm 1955.

Những gia đình chuẩn bị di cư đem đồ đạc bày bán dọc bờ hồ Thiền Quang làm thành một thứ chợ trời. Một buổi sáng sớm khi những người đầu tiên đang lục tục khuân đồ đạc đến chợ thì thấy có một lá cờ đỏ sao vàng treo trên tàng cây cao chừng ba bốn mét. Một thanh niên nổi nóng trèo lên giật lá cờ ném xuống đất.

image
Một trung tá người Pháp đi bộ ngang qua hung hăng can thiệp, lớn tiếng đại ý nói đó là quốc kỳ của một nhà nước, không được xúc phạm. Ông ta không ngờ những người bán chợ trời đều không ưa lá cờ máu ấy. Thế là xô xát xẩy ra, kết quả viên trung tá bị trọng thương vì gạch đá gậy gộc cho đến lúc xe quân cảnh Pháp cấp cứu.


Tin tức về di cư được loan báo chính thức vào đầu tháng 8. Nhiều nhà giầu đã đi vào Nam bằng phương tiện riêng. Đại đa số còn lại đợi ghi danh di cư bằng phi cơ và tàu biển. Trong nhóm chúng tôi từ Nam Định lên, phần đi Khóa 5 Thủ Đức, số còn lại một phần tham gia đoàn cán bộ xã hội được gửi vào Nam để phụ trách các trại tiếp cư do Bộ Xã Hội thiết lập. Tôi ở trong số này. Buổi chiều ngày 11 tháng 8 năm 1954 bốn đứa bọn tôi đi bộ thăm tất cả các di tích và thắng cảnh quanh Hà Nội lần cuối.

image
Hình chụp vào tháng 9 năm 1954 với một số người Bắc di cư trên tàu USS Bayfield khi tàu vừa cặp bến Saigon. Sau Hiệp Định Geneve, tàu USS Bayfield là một trong những vận-chuyển hạm của Hải Quân Hoa Kỳ được giao phó nhiệm vụ chở người tị nạn từ Bắc vào Nam.

Sáng sớm 12 tháng 8 khi qua cửa kiểm soát phi trường Gia Lâm, một trung úy Nhảy Dù người Pháp hỏi chuyện chúng tôi vì thấy 25 đứa trong đoàn cán bộ xã hội toàn là thanh niên còn trẻ. Sau khi nghe chúng tôi nói rõ lập trường và mục đích ra đi, ông ta nắm tay chúng tôi giọng xúc động nói rằng, “Nước Pháp đã liên tiếp sai lầm để các bạn chịu hậu quả đau đớn hôm nay.” Nói xong không ai ngờ viên trung úy trẻ dưới 30 này bật khóc, nước mắt chảy dài trên má.

Chúng tôi cũng cảm động tuy nhiên vẫn còn cầm được nước mắt. Nhưng khi phi cơ lượn một vòng lấy cao độ, tất cả đều ngó xuống. Giữa tấm thảm mây mưa xám xịt che kín bên dưới phi cơ có một khoảng trống vuông vắn hiện ra Hồ Gươm và 36 phố phường. Cảnh tượng tuy tầm thường nhưng lại gây xúc động mạnh, khiến đứa nào cũng rưng rưng nước mắt. Đây là lần chúng tôi vĩnh biệt Hà Nội. Vĩnh biệt miền Bắc.

image
Sau những giờ bay dài phi cơ đến Tân Sơn Nhất, cảnh những con rạch đỏ ngầu giữa hai hàng dừa xanh làm chúng tôi tươi vui hơn. Được đưa về nhận việc tại trại Bệnh Viện Bình Dân dưới quyền Bộ Xã Hội, ngày hôm sau chúng tôi được phân phối đi các trại tiếp cư khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định. Đợt đầu tiên đồng bào di cư bằng cầu vận chuyển của chính phủ và các nước trợ giúp đã vào Sài Gòn từ đầu tháng 8 năm 1954.

Nhờ vào dịp hè, các trường học vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định được trưng dụng để đón nhận người di cư đến bằng phi cơ quân và dân sự, các quân vận hạm Mỹ như Marine Serpent và Marine Addler, các mẫu hạm Anh và Pháp. Trại tiếp cư lớn nhất vùng Sài Gòn là trại Phú Thọ Lều (sát trường đua Phú Thọ, gồm hàng trăm lều vải lớn mỗi lều chứa bốn năm gia đình do quân đội Mỹ dựng. Gọi là Phú Thọ Lều để phân biệt với trại Học Sinh Di Cư Phú Thọ ở gần kế đó. Trại Phú Thọ Lều chứa trên 10 ngàn người.

image
Trợ cấp tiền mặt một ngày cho mỗi người lớn 12 đồng, trẻ em 6 đồng, dư để ăn ba bữa tươm tất. Lúc ấy một bát phở hay một tô hủ tiếu giá 3 đồng, một bữa cơm ở quán ăn xã hội hai món canh và mặn giá 5 đồng. Chai bia 3 đồng kể cả nước đá, một gói thuốc lá Ruby 8 đồng. Lương giáo viên tiểu học khoảng hơn 4,000 đồng, lương trung sĩ 2,200 đồng, lương cán bộ ngang lương thấp là 1,500 đồng. Một căn nhà gỗ lợp tôn 4×20 mét ở mặt đường khoảng chợ Hòa Hưng giá chừng 30,000 đồng.

Đời sống trong các trại tiếp cư rất đa dạng. Sống chật chội chung đụng và ồn ào, làm nảy sinh nhiều vui buồn, đụng chạm, kết bạn, rã bạn, tạo ra những mối tình ái lăng nhăng xấu tốt đủ cỡ đủ kiểu. Những cảnh âu yếm giao tình nặng nhẹ bên bờ bụi gần trại trong đêm khuya vắng vẻ của trai gái, vợ chồng đủ lứa tuổi, là những nét sinh hoạt rất sống động có đủ vui, buồn, yêu, giận, phát khóc và nực cười.

Từ tháng 8 năm 1954, mỗi ngày có trung bình hàng ngàn người từ Hà Nội và Hải Phòng vào Sài Gòn bằng đường hàng không và nhiều ngàn người mỗi tuần bằng tàu chiến. Công việc định cư được tiến hành song song và khẩn thiết. Phủ Tổng Ủy Di Cư lúc ấy đã thay thế bộ Xã Hội trong nhiệm vụ chuyên biệt này.

image
Thời gian tạm cư kéo dài đến cuối năm 1954 và các trường học được trả lại cho học sinh. Trại Phú Thọ Lều giải tán. Người di cư theo nhau đi định cư khắp nơi, ở nhà tư hoặc ở các trại định cư khắp các tỉnh. Tính đến chuyến tàu sau cùng tháng 3 năm 1955 có khoảng 950,000 người từ bắc Vĩ Tuyến 17 di cư vào Nam.

Nếu tính theo giấy tờ, con số này có thể lên tới hơn 1 triệu vì có sự gian lận sổ sách của một số viên chức cán bộ lợi dụng thủ tục khai và lãnh tiền trợ cấp dễ dàng. Và không phải 90% người di cư là tín đồ Công Giáo như nhiều người nhận định. Số đồng bào Công Giáo di cư có lẽ chỉ chiếm khoảng 70% tổng số.

Một điểm đáng ghi nhận là đáng lẽ số người di cư còn cao hơn nữa nhưng vì vụ tướng Nguyễn Văn Hinh chống ông Diệm và những cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và lực lượng Bình Xuyên đầu năm 1955 ở Sài Gòn nên nhiều người Bắc không dám vào Nam. Tin tức về vụ này làm một số rất nhiều người đã định ra đi nhưng vì e ngại loạn lạc mà đổi ý.

image
Nói chung, sự xuất hiện của ông Ngô Đình Diệm và thái độ can dự của người Mỹ đã gây được tin tưởng trong một số đông đảo người miền Bắc khiến họ yên tâm vào Nam. Đại đa số thành phần trí thức, chuyên viên cao cấp như kỹ sư, bác sĩ, chuyên viên trung cấp, thợ giỏi, đã rời bỏ đất Bắc khiến chính quyền ông Hồ Chí Minh gặp khó khăn lớn trong mục tiêu xây dựng một đội ngũ chuyên viên kỹ thuật mà họ cho là xương sống của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật Xã Hội Chủ Nghĩa.

Cuộc di cư năm 1954 tạo ra những thay đổi sâu rộng trong lịch sử Việt Nam. Xin ghi lại một vài sự kiện nổi bật xảy ra và những nét đặc biệt của cuộc di cư sau Hiệp Định Geneve 1954 điển hình tại vùng thủ đô Sài Gòn.

Trước hết phải nhìn nhận cuộc di cư đã giúp hàn gắn những chia cách đáng buồn giữa hai miền trong nước. Tình trạng chia rẽ do hậu quả của những năm dài dưới chế độ thuộc địa Pháp đã tiêu tan mau chóng. Những dị biệt về phong tục, ngôn ngữ vì ngăn cách, lâu ngày được san bằng gần hết. Những ngăn cách và hiểu lầm còn lại không gây hậu quả nào nghiêm trọng. Về mặt chính trị và xã hội, sau nhiều biến chuyển và chiến tranh, cuộc di cư vĩ đại năm 1954 đã góp phần thay đổi bộ mặt bề ngoài cũng như nếp sống của dân chúng đến chỗ tốt đẹp, phong phú hơn.

image
Trước tháng 10 năm 1954, chính quyền địa phương còn gần y nguyên như thời Pháp Thuộc. Văn thư, giấy tờ, tên công sở, phố xá còn dùng tiếng Pháp. Từ khi chính phủ Ngô Đình Diệm nắm toàn quyền sau những âm mưu đảo chánh bất thành, luật lệ được thi hành nghiêm chỉnh. Nhiều cải cách hành chánh đã làm giảm hẳn nạn giấy tờ nhiêu khê. Văn thư, giấy tờ đều bắt đầu dùng tiếng Việt. Xin Tư Pháp Lý Lịch bây giờ chỉ mất một tuần thay vì đợi 3 tháng. Xin chứng nhận bản sao đợi lấy ngay hay sau vài giờ thay vì một tuần lễ. Các cuộc cải tổ mạnh mẽ được tiến hành có kết quả tốt nhờ phần nào ở sự ủng hộ tích cực của đồng bào di cư đối với chính phủ.

Cuộc đổi tiền Đông Dương thành tiền Việt Nam năm 1955 trong 3 ngày không giới hạn số lượng là một đòn bất ngờ vô hiệu hóa hàng tỷ bạc Đông Dương mà chính quyền Hồ Chí Minh thu gom được ở miền Bắc vì họ không kịp chuyển vào Nam để đổi lấy tiền miền Nam mới. Đợt đổi tiền này cũng chấm dứt luôn thói quen tiêu dùng coi nửa tờ giấy bạc 1 đồng như 5 cắc (hào). Khi cần xài hay trả lại 5 cắc, chỉ cần xé đôi tờ giấy bạc một đồng. Đành rằng tập tục này không áp dụng cho những giấy bạc mệnh giá trên một đồng.

image
Lúc ấy ảnh hưởng tuyên truyền của Cộng Sản rất mạnh ở nam phần ngay tại Sài Gòn. Nhiều người mở đài Hà Nội công khai mà không ai bắt bớ. Nhiều người miền Nam ít hiểu biết về thực tế Cộng Sản đã thật thà hỏi mấy đồng bào di cư mới gặp gỡ rằng “Ngoài Bắc đã độc lập rồi, mấy thầy cô dô đây làm chi?” Do đó đã xẩy ra một số đụng chạm nhỏ trong tháng đầu. Dần dần đồng bào miền Nam mới nhìn đồng bào di cư một cách có thiện cảm hơn.

Trong bối cảnh ấy, lực lượng học sinh di cư đã dẫn đầu cuộc biểu tình vào dịp 20 tháng 7 năm 1955 đòi tống xuất các đoàn đại biểu của quân đội Cộng Sản từ Hà Nội trú đóng tại hai khách sạn Majestic và Galliéni (đường Trần Hưng Đạo). Khi bị khiêu khích, cuộc biểu tình biến thành bạo động, gây thiệt hại nặng cho hai khách sạn nhưng không có thương vong quan trọng. Những hành vi cương quyết của quần chúng khiến bọn thân Cộng Sản không còn nhởn nhơ tuyên truyền bán công khai như trước.

Người di cư tiếp xúc, trao đổi với dân chúng địa phương mau chóng tạo ra những hiểu biết và thông cảm. Về kinh tế thương mại, người Bắc vào Nam đã mở mang thương trường, ra các cửa hàng nhất là hàng ăn. Năm 1954 hầu hết cửa tiệm ăn do người Hoa kinh doanh, và họ dành độc quyền ngành lúa gạo cũng như các sạp thịt ở mọi chợ. Đời sống dễ dàng ở miền Nam khiến người Việt ít muốn cạnh tranh, ngay như ngành công chức cũng không hấp dẫn nhiều người. Bà con lao động xích lô kiếm đủ tiền tiêu trong ngày nhiều khi đẩy xe lên lề dưới bóng cây làm một giấc, khách gọi mấy cũng từ chối. Cách biệt giầu nghèo ở Nam Việt lúc ấy rất ít.

Các tầng lớp dân di cư cần cù chịu đựng tham gia thị trường lao động đã làm cho đời sống kinh tế miền Nam lên cao nhưng lại buộc mọi người phải làm ăn chăm chỉ hơn. Một số người địa phương không hài lòng vì nếp sống thong thả lè phè cũ đã mất đi không còn trở lại.

image
Hình chụp tại Saigon vào tháng 10 năm 1954 trong một trại định cư với hàng trăm căn lều. Lúc đó, một trong những trại định cư lớn nhất ở Saigon là trại Phú Thọ Lều được thiết lập tại Quận 10 sát bên trường đưa Phú Thọ. Trại này có lúc đã chứa đến 10,000 người di cư.
Trang phục phụ nữ hai miền khác nhau, nổi rõ nhất là giới nữ sinh trung học tuổi đôi tám. Nữ sinh Hà Nội làm dáng sớm hơn, quần hẹp, áo dài nở vòng số một. Nữ sinh Sài Gòn vận quần trắng rộng, áo bà ba trắng nhiều hơn áo dài được may vòng số 1 tương đối phẳng phiu có lẽ vì đó là cách tỏ ra là con nhà nghiêm túc. Sau hơn một năm các cô hai miền tự nhiên hòa hợp cách ăn mặc, bọn thanh niên sinh viên học sinh chúng tôi không còn phân biệt được gốc gác các cô qua y phục nữa. Điều quan trọng và dễ thương hơn hết là những câu chuyện tình Bắc duyên Nam đã nhiều khi hóa giải rất nhiều cho những mâu thuẫn văn hóa chính trị.

Các trường phía Bắc di chuyển vào Sài Gòn giữ gần y nguyên ban giám hiệu và tổ chức riêng. Từ Hà Nội vào, Chu Văn An tiếp tục tại cơ sở cạnh Petrus Ký. Trưng Vương học chung cơ sở nhưng khác giờ với Gia Long… sau hai ba năm mới ra học ở các cơ sở riêng trước Thảo Cầm Viên. Mấy năm sau nữa thì học sinh gốc hai miền dần dần pha trộn.
Chuyện đáng nhớ là năm 1955 học sinh Bắc vào Nam và các bạn gốc miền Nam mở chiến dịch phá bỏ tên đường tiếng Pháp. Nhờ đó mà việc đặt tên đường mới, vốn là việc mất nhiều công sức, đã được Tòa Đô Chánh Sài Gòn thực hiện trong vòng khoảng một tháng.

image
Về mặt văn hóa và báo chí, các nhà văn, nhà thơ, nhà báo từ Bắc vào Nam đã hòa hợp với đồng nghiệp miền Nam tạo ra sinh khí mới, lối viết và văn phong, sắc thái trong sáng, có sức truyền đạt hơn. Sau một thời gian ngắn người đọc chỉ có thể nhận thấy một số khác biệt ít ỏi giữa bài vở sách báo do các tác giả gốc từ các miền khác nhau viết ra.

Đặc biệt là về tân nhạc, lớp nhạc sĩ và ca sĩ cũng như những người yêu nhạc từ miền Bắc vào Nam đã lôi cuốn được phong trào âm nhạc mới phát triển mạnh để tiến đến tới cao điểm nghệ thuật ca nhạc trong các thập niên sau. Và ngược lại số người Bắc di cư hâm mộ ca nhạc kịch cải lương cũng gia tăng nhiều.

Về mặt ăn chơi, sự thay đổi rõ rệt hơn. Sòng bạc Kim Chung, Đại Thế Giới, khu mại dâm Bình Khang bị đóng cửa đầu năm 1955. Giữa năm 1954 cả Sài Gòn hình như chỉ có 2 hay 3 tiệm phở Bắc. Chỉ sau vài tháng số tiệm phở tăng đến hàng chục. Các quán cà phê cũng lục tục ra đời cùng với các ngành buôn bán khác. Các xuất gọi là phụ diễn tân nhạc trước khi chiếu phim chính ra đời dần dần tiến đến những buổi trình diễn âm nhạc chuyên nghiệp gọi là “nhạc hội” giúp vào việc phổ biến âm nhạc sâu rộng hơn. Trước đó hoạt động âm nhạc chỉ được biết qua các chương trình ca nhạc và các cuộc thi hát, tuyển lựa ca sĩ của các đài phát thanh quốc gia, đài quân đội và đài Pháp Á cùng hai đài Huế và Hà Nội.

Ngôn ngữ hai miền sau cuộc di cư cũng thay đổi và pha trộn về từ ngữ tuy vẫn giữ những nét độc đáo của từng vùng mà không lai giọng. Điểm đáng lưu ý là sau nhiều năm gia đình gốc gác miền Bắc di cư có con cái đứa thì nói giọng địa phương (Nam hay Trung), đứa thì nói giọng Bắc, đứa thì nói cả hai ba giọng tùy theo môi trưởng xóm giềng và trường học. Nhưng không mấy ai nói lẫn lộn cùng một lúc các giọng khác nhau.

image
Về mặt đời sống xã hội, người di cư dần dần và chậm chạp chịu ảnh hưởng bởi lối sống phóng khoáng, chân thật, thẳng thắn của dân miền Nam. Sau một thế hệ, tính nết người Bắc di cư khác hẳn tính nết của đồng hương của họ còn ở lại quê nhà. Đến sau 30 tháng 4 năm 1975 người ta càng thấy điều này rõ rệt hơn khi gặp đợt Bắc Kỳ mới vào Nam.

Trong đời sống tinh thần, có hai sự kiện đáng nhớ trong thời gian ấy. Một là trước ngày Việt Minh tiếp thu Hà Nội thì chùa Một Cột, di tích quý báu nhất của Việt Nam bị kẻ vô danh phá bằng chất nổ. Rất may chùa chỉ hư hại một góc. Nghe tin ấy chúng tôi đều hết sức buồn phiền. Hai là giữa lúc nhịp độ di cư đang lên cao thì Hoàng Dương, em nhạc sĩ Hoàng Trọng cho ra đời ca khúc Hướng Về Hà Nội với lời ca tha thiết “Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi… mái trường phượng vĩ dâng hoa, dáng chiều ủ bóng tiên nga… biết đâu ngày ấy anh về.” Ca khúc này khiến lứa tuổi 18, 19 chúng tôi cảm thấy rõ điều mà các văn thi nhạc sĩ gọi là “tan nát cõi lòng.”

image
Dĩ nhiên trong ngót một triệu người Bắc di cư có đủ mọi thành phần tốt xấu kể cả đầu trộm đuôi cướp, quan lại tham nhũng, trọc phú bất lương, tay sai thực dân và nội tuyến Cộng Sản. Nhưng so với số các phần tử tinh hoa của xã hội, số người yêu nước, chuyên viên giỏi các loại, các nhân sĩ, trí thức, chiến sĩ quốc gia chân chính, thì những phần tử xấu xa nói trên chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ bé.

Một số người cho rằng người miền Bắc di cư đã là chứng nhân lịch sử khiến đồng bào miền Nam hiểu rõ bản chất của chế độ Cộng Sản. Điều đó có thể đúng một phần nhỏ. Phần quan trọng hơn là chính vì thực tế những đường lối mà Cộng Sản thi hành tại miền Nam tại nông thôn từ khoảng năm 1961 trở đi. Từ đó họ đã thấy rằng chế độ Cộng Sản đi ngược lại quyền lợi và sự an hòa của nhân dân ta nhất là giai cấp nghèo khổ ở nông thôn.

image
Tôi và các bạn cùng lứa tuổi di cư vào ở miền Nam gần 40 năm tính đến năm 1990 qua di trú sang Hoa Kỳ. Tuy sinh ra trên đất Bắc nhưng chỉ ở Bắc dưới 20 năm trong đó mới biết chuyện đời được dăm ba năm. Vì thế chúng tôi có hai miền quê quán. Quê quán thứ nhất ở miền Bắc còn ở trong tim nhiều hơn. Quê quán thứ hai ở miền Nam sau ngày di cư năm 1954 mới thực sự chứa đựng nhiều vui buồn, yêu thương, giận dỗi, vinh quang và tủi nhục vì trải qua quãng đường đời dài 40 năm với biết bao nhiêu là kỷ niệm.


Lữ Tuấn

ĐỪNG BAO GIỜ LẤY GÁI BẮC LÀM VỢ

 

image
Cái chuyện đi nhậu với bạn bè, cả tháng một lần cũng bị lên án, quy vào tội.
Có thể tất cả những ai khi đọc những dòng tâm sự dưới đây cũng sẽ chửi rủa tôi là kẻ ngu đần, chối bỏ nơi chôn rau cắt rốn. Nhưng dù có bị dư luận lên án đến cỡ nào, tôi vẫn không thể thay đổi những định kiến xấu về gái Bắc.

Vợ tôi là gái gốc Hà Thành chính hiệu. 3 đời nhà cô ấy đều sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Đó cũng là niềm tự hào nhất mà mỗi khi cô ấy đay nghiến chồng, nhà chồng thì đều đưa ra để đặt lên bàn cân so sánh.

Mới đây, trong một buổi chiều lang thang trên diễn đàn mạng, tôi đọc được một bài thơ rất tâm đắc tả về "Tính tình con gái 3 miền". Phải công nhận những gì tác giả viết cực đúng về con gái Bắc:

Em nh gi tính tình con gái Bc
Nh điêu ngoa nhưng gi b ngoan hin
Nh du dàng nhưng thâm ý khoe khoang
Nh duyên dáng, ngây thơ... mà xo quyt..".

Tôi sinh ra tại một vùng miền núi Trung Du phía Bắc và xuống Hà Nội học, lập nghiệp rồi kết hôn với một cô vợ Bắc. Nhưng thú thật sau 5 năm chịu đựng tôi mới thấy thấm thía với những gì mà tác giả những câu thơ trên đã viết.
image
Note: Những hình trong bài này là hình minh họa

Cho đến thời điểm này, khi tôi và vợ đã có với nhau 2 đứa con và cũng có của ăn của để nhưng tôi vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Tôi vẫn ước gì được làm lại từ đầu. Nếu được lựa chọn lại, tôi sẽ không bao giờ lấy một cô vợ Bắc làm vợ, nhất là những cô gái gốc 3 đời Hà Nội.
Đừng bảo tôi phiến diện khi thốt lên nhưng câu khó nghe, bảo thủ về con gái Bắc như thế. Có ai sống trong hoàn cảnh của tôi mới hiểu vì sao tôi có định kiến như vậy.

Làm dâu 5 năm, thời gian vợ tôi về thăm nhà chồng, về làm dâu chỉ tính được bằng ngày. Trừ thời gian bầu bí, sinh nở 2 đứa con tính ra cô ấy chỉ mới đặt chân về nhà chồng đúng 4 lần (2 lần vào dịp Tết và 2 lần vào dịp giỗ bố tôi). Về phương tiện đi lại thì nhà tôi có xe riêng và khoảng cách từ Hà Nội về nhà tôi cũng chỉ tầm 150km.

Mẹ tôi, anh em họ hàng ở quê rất quý dâu, quý cháu thế nhưng vợ tôi rất ghét về quê chồng. Nhà ở quê, anh em tôi góp nhau sửa sang nên khá khang trang, sạch đẹp và còn lắp điều hòa hai chiều. Xét về mặt tiện nghi sinh hoạt thì cũng chẳng thua kém gì ở thành phố. Thế nhưng mỗi lần tính chuyện về quê là vợ tôi chối đây đẩy, viện đủ lí do. Nào là ốm đau, con nhỏ, say xe, ăn uống không hợp, sinh hoạt mất vệ sinh rồi phải tiếp chuyện nhiều người....
image
Nhiều khi nhìn cảnh nhà hàng xóm cứ dịp lễ, tết, cuối tuần lại rồng rắn kéo nhau về thăm bố mẹ dù quê họ ở tít miền Trung xa xôi mà tôi thấy chạnh lòng.

Không những ghét về quê chồng mà vợ tôi còn ghét cay ghét đắng khách quê. Mỗi lần mẹ tôi hay anh em họ hàng lên thăm là cô ấy cũng lên kế hoạch để trốn. Hoặc cô ấy sẽ đi du lịch đâu đó vài ngày, hoặc viện cớ mệt nên về nhà ngoại nghỉ ngơi. Nếu phải ở nhà tiếp khách thì cô ấy sẽ mặt nặng mày nhẹ, đá thúng đụng nia để đuổi khách về sớm.

Có lần mẹ tôi mang cho các cháu con gà quê để tẩm bổ. Vừa đi làm về, cô ấy nhìn thấy 2 con gà đặt ở ngoài sân thì gào toáng lên và bắt tôi phải xách ngay ra chợ bán rẻ hoặc muốn cho ai đó thì cho. Cô ấy còn bảo với mẹ chồng: "Ăn gà quê không được kiểm dịch nguy hiểm lắm, nhà con chỉ ăn gà siêu thị thôi".

image
Tất cả nhưng người anh em, bạn bè của tôi ở quê hay có gốc ở quê là cô ấy đều nhìn với ánh mắt miệt thị. Cứ mở miệng là cô ấy bảo tôi là "Đồ nhà quê".

Tôi rất xấu hổ với người thân và thấy mình thật hèn nhát, chẳng đáng mặt đàn ông vì không biết cách dạy vợ. Nói thật, với một người vợ ghê gớm, thủ đoạn như cô ấy tôi cũng đành bó tay.

Trong tất cả các cuộc cãi vã tôi luôn luôn là người phải xuống nước vì sự đanh đá của cô ấy. Cô ấy chửi con, chửi chồng như hát hay. Đụng vào đâu không vừa ý là vợ tôi lại lên "cơn điên", văng đủ thứ ngôn từ tục tĩu.

Về nhà đã thế, ra ngoài đường vợ tôi cũng khiến các bà hàng tôm hàng cá sợ chết khiếp. Chẳng có ai dám cân sai cho cô ấy dù chỉ một li. Đơn giản nếu biết mình bị cân điêu, cô ấy sẽ làm ầm ĩ ngay giữa chợ. Đi đường có ai đó vô tình đụng xe và dù họ biết sai và xin lỗi thì cô ấy vẫn chửi chẳng ra gì. Hàng xóm, láng giềng ai cũng phải kiêng dè, sợ đụng chạm đến vợ tôi. Nói thật, tuy là chồng nhưng tôi không bao giờ muốn sánh bước cùng vợ ra chốn đông người.

image
Người ta thường bảo con gái Hà thành thì khéo léo, đảm đang nhưng tôi thấy sai hoàn toàn. Vợ tôi được chiều chuộng từ nhỏ nên cô ấy chẳng biết làm gì ngoài việc tô vẽ, làm đẹp cho cơ thể. Cô ấy bảo tôi: "Anh có phúc lớn lắm mới lấy được gái Hà Nội như em vì thế lo mà phục tùng cho tử tế không là em "đá" đấy. Anh mà nhả em ra thì hàng tá đàn ông lao vào ngay".

Sống với vợ, mỗi ngày trôi qua đối với tôi không khác gì địa ngục. Có lẽ thời gian sung sướng nhất là 8g vàng nơi sở làm. Về nhà, tôi như một o sin chính hiệu. Từ việc chăm sóc, dạy dỗ con cái, cơm nước, lau dọn nhà cửa vợ khoán trắng cho tôi. Đơn giản vì cô ấy không thích làm việc nhà. Vì rửa bát sợ hỏng móng tay, cho con bú sợ hỏng ngực, đi ra nắng sợ đen da....

Tôi tuy không phải đại gia nhưng mỗi tháng cũng kiếm được 30 triệu đưa về nộp cho vợ. Thế nhưng cứ đầu tháng đưa tiền thì giữa tháng cần việc hỏi thì ví cô ấy không còn một xu nào. Tôi góp ý và bảo cô ấy nên chi tiêu tiết kiệm và vun vén cho gia đình thì vợ tôi khóc lu loa lên bảo tôi là thằng đàn ông tồi, mỗi việc kiếm tiền nuôi vợ mà cũng không xong. Thậm chí cô ấy còn hét vào mặt tôi: "Anh không lo nổi cho con này thì để cho thằng khác nó lo. Anh không sợ đầu bị cắm sừng à...".

Tôi ngán vợ đến tận cổ nhưng vì con, vì cái sĩ diện của một thằng đàn ông nên đánh nín nhịn cho qua ngày.

image
Tính giả dối, thực dụng của vợ khiến tôi thấy sợ. Tuy là chồng, nhưng nhiều khi tôi không nắm bắt được con người thật của cô ấy, cũng không biết trong lòng cô ấy suy nghĩ thật sự như thế nào. Vừa thấy cô ấy buôn chuyện nói xấu một cô bạn thân nhưng khi gặp cô bạn kia thì vợ tôi ngọt nhạt, khen cô ấy hết lời, tâng lên tận mây xanh.

Tôi chỉ ngồi đó với nụ cười mỉa mai, cay đắng và hơn trên hết thấy sợ bộ mặt thật của người mà tôi gọi là vợ. Tôi chợt thầm nghĩ không hiểu đối với tôi cô ấy có diễn hay không? Với cô ấy, ai có lợi và giàu có thì cô ấy xun xoe, xu nịnh. Những người nghèo hèn thì vợ tôi nhìn bằng nửa con mắt.

Chả hiểu sắp đặt thế nào mà hàng xóm nhà tôi mấy anh chồng Bắc lại toàn lấy vợ miền Trung, miền Nam. Nhìn cảnh nhà họ ấm êm, vợ khi nào cũng răm rắp tuân lệnh chồng, cơm bưng nước rót cho chồng mà tôi thấy thèm, thấy ghen tị với hạnh phúc của họ.

image
Tôi thèm được như anh hàng xóm, chiều chiều được vợ chào đón với nụ cươi tươi rói. Sáng nào cũng thấy cô vợ xách làn thức ăn đủ món ngon là tôi biết anh chồng kia sung sướng đến cỡ nào. Không như tôi thèm bát canh cua với cà muối cũng phải ra quán ngồi ăn.

Hỏi những thằng bạn thân, đứa nào cũng bảo rằng chỉ ao ước được lấy vợ miền Trung, miền Nam làm vợ. Vì họ cũng như tôi, thấy sợ con gái Bắc, sợ sự ghê gớm, chua ngoa của các bà vợ gốc Bắc.

Tôi chưa bao giờ thấy cô vợ to tiếng hay lời qua, tiếng lại với bất cứ ai. Đi đâu gặp ai cô ấy cũng chào hỏi niềm nở. Tết nhất cô ấy còn sang chúc mừng và lì xì cho mấy đứa trẻ nhà tôi. Về quê có món gì đặc sản là cô ấy cũng mang sang cho nhà tôi một ít. Nhìn lại vợ tôi, cô ấy không biết hàng xóm của mình tên gì, quê ở đâu. Gặp ngoài đường thì mặt vợ tôi vênh váo, chẳng thèm chào hỏi bất cứ ai. Vì với cô ấy thì chẳng việc gì rỗi hơi để tiếp chuyện với mấy đứa nhà quê lên phố.

image
Xét về nhan sắc đúng là vợ tôi xứng đáng là "hoa hậu" của cả khu phố này. Nhưng xét về đức hạnh, phẩm chất của một người phụ nữ, một người vợ, người mẹ thì cô ấy chẳng được điểm gì. Vậy mà cứ mở mồm ra là cô ấy tự đắc mình là gái Hà Nội.

Tôi còn muốn kể lể rất nhiều nhưng có lẽ chừng đấy thôi cũng đã đủ để mọi người có cái nhìn nhận đúng nhất về con gái Bắc. Đời tôi coi như bỏ đi rồi, chỉ mong cánh đàn ông chưa vợ hãy sáng suốt, tỉnh táo và tránh xa gái Bắc. Họ đanh đá, ghê gớm, thủ đoạn và sống giả dối lắm. Đừng bao giờ tin vào miệng lưỡi của họ nếu không bạn sẽ cũng như tôi và thậm chí còn bi đát hơn đấy.



(Phụ nữ)

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023

Viêm tuyến tiền liệt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách hỗ trợ điều trị tại nhà


Nam giới ở mọi lứa tuổi dễ bị viêm tuyến tiền liệt, trong đó 25% là nam giới trẻ và trung niên.

Có ba loại viêm tuyến tiền liệt chính: viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn, viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn và viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi khuẩn. Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra viêm nhiễm thường không phổ biến nhưng có các triệu chứng nghiêm trọng. Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn xảy ra do nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát xâm nhập vào tuyến tiền liệt. Các triệu chứng có thể tương tự như viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn nhưng ít nghiêm trọng hơn và thay đổi. Cuối cùng, viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi khuẩn là dạng viêm tuyến tiền liệt phổ biến nhất với biểu hiện đau vùng chậu và tiết niệu trong ít nhất từ ​​ba đến sáu tháng.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt có thể do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến tiền liệt từ đường tiết niệu hoặc từ một bệnh lây truyền qua đường tình dục, cụ thể là bệnh lậu, chlamydia hoặc HIV.

Các yếu tố nguy cơ của viêm tuyến tiền liệt bao gồm tiền sử viêm tuyến tiền liệt trước đó, phát triển nhiễm trùng tiểu, sử dụng ống thông tiểu hoặc các thủ thuật tiết niệu khác, tuyến tiền liệt mở rộng, có bất thường về cấu trúc hoặc chức năng đường tiết niệu, mất nước và chấn thương vùng chậu cục bộ.

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm tuyến tiền liệt

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt có thể thay đổi mức độ nghiêm trọng và sự hiện diện. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm khó chịu, đau hoặc nhức ở tinh hoàn hoặc vùng giữa tinh hoàn, khó chịu hoặc đau ở bụng dưới, tiểu gấp hoặc tiểu lắt nhắt, cảm giác đau hoặc châm chích khi đi tiểu, cảm giác như thể bạn đang ngồi chơi gôn bi, thiếu ham muốn tình dục và khó đạt được hoặc duy trì sự cương cứng.

Các thể lâm sàng của bệnh viêm tuyến tiền liệt

  • Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính: Loại ít phổ biến nhất và do nhiễm trùng. Loại này có thể trở nên khá nghiêm trọng, vì nó có khả năng lây lan vào máu hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Các triệu chứng có thể biểu hiện mạnh mẽ và đột ngột. Loại này được coi là dễ chẩn đoán.
  • Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn mãn tính: Khởi phát từ từ hơn, với các triệu chứng biểu hiện ở mức độ ít nghiêm trọng hơn so với dạng cấp tính. Tình trạng này có thể kéo dài trong thời gian dài hoặc có thể tái phát sau khi điều trị.
  • Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn mãn tính: Còn được gọi là hội chứng đau vùng chậu mãn tính và viêm tuyến tiền liệt mà không có nguyên nhân rõ ràng cho sự xuất hiện của nó. Dạng này được coi là loại viêm tuyến tiền liệt phổ biến nhất, với các triệu chứng có thể không đổi hoặc thỉnh thoảng bùng phát. Các xét nghiệm chẩn đoán có thể cho thấy các tế bào miễn dịch trong nước tiểu hoặc tinh dịch, nhưng không tìm thấy vi khuẩn.
  • Viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng: Biểu hiện không có triệu chứng, nhưng trên các xét nghiệm chẩn đoán mô tuyến tiền liệt, có các tế bào chống nhiễm trùng. Chẩn đoán này thường được phát hiện khi khám định kỳ và được phát hiện tình cờ khi điều trị một vấn đề khác.
Sữa là yếu tố nguy cơ của ung thư tiền liệt tuyến
Nam giới có thể cân nhắc việc hạn chế sử dụng sữa để giảm nguy cơ mắc bệnh tuyến tiền liệt. (Ảnh: Shutterstock)

Chẩn đoán và điều trị viêm tuyến tiền liệt

Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của viêm tuyến tiền liệt hoặc bác sĩ nghi ngờ bạn mắc bệnh này, bạn sẽ được giới thiệu đến bác sĩ tiết niệu để xác định chẩn đoán. Bạn sẽ được khám sức khỏe tổng thể để loại trừ các nguyên nhân khác khiến tuyến tiền liệt bị viêm. Ngoài ra, bạn cần xét nghiệm nước tiểu. Sau đây là các xét nghiệm chẩn đoán có thể được sử dụng:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Tìm dấu hiệu nhiễm trùng
  • Xét nghiệm máu: Tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng và các vấn đề khác về tuyến tiền liệt
  • Sờ chẩn: bác sĩ sẽ sờ chẩn tuyến tiền liệt
  • Các xét nghiệm hình ảnh học: Có thể bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT) đường tiết niệu và tuyến tiền liệt hoặc siêu âm.

Có nhiều lựa chọn điều trị viêm tuyến tiền liệt khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, nếu nguyên nhân của viêm tuyến tiền liệt là do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Các lựa chọn điều trị khác bao gồm thuốc chẹn alpha, chất chống viêm, xoa bóp tuyến tiền liệt và các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, chẳng hạn như liệu pháp nhiệt hoặc thuốc có thành phần thực vật cụ thể.

Hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt tại nhà

Có những cách hỗ trợ điều trị tại nhà mà bạn có thể sử dụng trong bệnh viêm tuyến tiền liệt:

  • Uống hỗn hợp thảo mộc goldenseal: Chứa các đặc tính kháng khuẩn và kháng sinh mạnh giúp giảm viêm
  • Tiêu thụ cà chua thường xuyên: Cà chua chứa chất chống oxy hóa giúp chống lại nhiễm trùng; đồng thời cũng chứa bioflavonoid lycopene, giúp giảm số lần đi tiểu
  • Uống nhiều nước: Giúp cơ thể loại bỏ chất thải độc hại và chất độc
  • Hạt mè ngâm qua đêm và nhai vào buổi sáng: Có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt
  • Uống nước ép rau có cần tây, cà rốt và rau bina hai lần một ngày có thể giúp làm giảm các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt
  • Uống bổ sung thảo mộc cỏ đuôi ngựa trong thời gian ngắn: Được coi là phương pháp chữa bệnh tự nhiên cho bệnh viêm tuyến tiền liệt nhưng có thể gây thiếu hụt thiamine và kali nếu dùng lâu dài
  • Ăn nho đỏ và các loại trái cây khác thường xuyên: thành phần lycopene trong các loại trái cây này có thể giúp giảm bớt kích ứng tuyến tiền liệt
  • Ăn hạt dưa hấu nguyên hoặc ở dạng bột: Hạt dưa hấu chứa các acid béo không bão hòa giúp cân bằng độ pH trong bàng quang và đường tiết niệu
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn: Có thể giúp điều trị cơn đau liên quan đến viêm tuyến tiền liệt
  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Có thể hỗ trợ chống lại nhiễm trùng
  • Chủ động hoạt động thể chất, tránh ngồi ngồi trong thời gian dài: Giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm làm trầm trọng thêm các triệu chứng
  • Tránh rượu, caffein và thức ăn cay vì có thể gây kích ứng tuyến tiền liệt và bàng quang, làm các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn
  • Kiểm soát căng thẳng và lo lắng của bạn vì trạng thái này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn
  • Hạt bí ngô: Giàu acid béo không bão hòa, rất cần thiết để duy trì tuyến tiền liệt khỏe mạnh
  • Nước ép cà rốt: Một phương thuốc tuyệt vời được thực hiện hai lần một ngày cho bệnh viêm tuyến tiền liệt và các bệnh tuyến tiền liệt khác
  • Quả nam việt quất: Giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất tự nhiên khác có tác dụng điều trị rối loạn đường tiết niệu

Bằng cách tuân thủ kế hoạch mà bác sĩ đã đưa ra, cùng với các biện pháp khắc phục tại nhà này, bạn có thể đạt được nhiều thành công trong việc điều trị viêm tuyến tiền liệt.

Bài báo này được xuất bản lần đầu tại BelMarraHealth.com

Thu Anh biên dịch

 Thế Giới Đó Đây

Ngày Mai, Cả nước Anh và Hàng Triệu Triệu Người Trên Thế Giới Theo Dõi Lễ Tấn Phong Vua Charles III! (Đừng bỏ qua, nhiều người cả đời, mới nhìn thấy hình ảnh này)

*Những Nét Chính Về Lễ Đăng Quang của Vua Anh Charles Vào Ngày 6/5

Thực Tập Diễn Hành Cho Buổi Lễ

https://www.youtube.com/watch?v=NQcUoeNa734&ab_channel=5AS5BS

 

iopjkokp[pklp[lpl[.jpg

(Hình: Nước Anh chuẩn bị cho lễ đăng quang của Vua Charles.)

-Vua Charles sẽ đăng quang tại Tu viện Westminster trong một buổi lễ tráng lệ, lộng lẫy và cũng uy nghiêm về mặt tôn giáo vào thứ Bảy (6/5/2023), sau khi ông trở thành Quân vương của Vương quốc Anh và 14 nước khác sau khi thân mẫu là Nữ hoàng Elizabeth qua đời hồi vào tháng 9/2022.

Dưới đây là những nét chính về lễ đăng quang của ông.

LỊCH SỬ LỄ ĐĂNG QUANG

Trong suốt một ngàn năm qua, các nhà vua và nữ hoàng của nước Anh và Vương quốc Anh đã đăng quang tại Tu viện Westminster ở Luân Đôn trong một buổi lễ không thay đổi mấy trong nhiều thế kỷ.

Đã có 38 vị quân vương làm lễ nhận vương miện tại tu viện - Edward Đệ Ngũ, một trong hai Hoàng tử trẻ được cho là đã bị sát hại trong Tháp Luân Đôn hồi thế kỷ 15, và Edward Đệ Bát, người đã thoái vị để kết hôn với người phụ nữ Mỹ đã ly hôn tên là Wallis Simpson, đã không được phong vương.

VÌ SAO CÓ LỄ ĐĂNG QUANG?

Không nhất thiết phải có lễ đăng quang và không có chế độ Quân chủ nào khác trên thế giới thực hiện nghi lễ theo phong cách tương tự như Vương quốc Anh. Nhưng nhà sử học về hoàng gia Alice Hunt nói rằng nghi lễ này vẫn tồn tại với tư cách là một tiến trình về hợp pháp hóa vị quân vương trước công chúng.

Bà nói: “Nghi lễ này cũng luôn lưu giữ được điều cốt lõi, đó là thời khắc chuyển đổi mang tính tôn giáo. Mặc dù vị quân vương trở thành quân vương ngay từ thời điểm người tiền nhiệm qua đời, những gì toát lên trong lễ đăng quang - kể từ khi quy trình của buổi lễ được xác lập cụ thể vào Thế kỷ 14 - vẫn thể hiện rằng nhà vua hoặc nữ hoàng có sự biến đổi nhất định trong buổi lễ đó”.

THỜI GIAN

Lễ đăng quang sẽ bắt đầu lúc 10h00, giờ chuẩn quốc tế GMT, sau lễ rước từ Cung điện Buckingham. Năm nay, buổi lễ của Vua Charles sẽ ngắn hơn so với buổi lễ của thân mẫu cách đây 70 năm, là khoảng 2 tiếng so với gần 4 tiếng.

Một lễ rước với quy mô lớn hơn nhiều sẽ rời Tu viện, bao gồm các lực lượng vũ trang của Anh và các thành viên Khối thịnh vượng chung. Nhà vua và hoàng hậu sẽ đi trên chiếc xe ngựa vàng đã chính thức phục vụ từ hồi năm 1760.

DIỄN BIẾN TẠI LỄ ĐĂNG QUANG

Ông Charles sẽ tuyên thệ bảo vệ luật pháp và Giáo hội Anh.

Ngồi trên Ghế Đăng quang cổ, còn có tên là ghế của Thánh Edward và có gắn Đá Định mệnh, ông sẽ được Tổng Giám mục Canterbury xức dầu thánh. Vị Tổng Giám mục là nhà lãnh đạo tôn giáo của Giáo hội Anh trên toàn thế giới. Loại dầu được xức đã được thánh hiến tại Jerusalem.

Đây là tâm điểm của buổi lễ và báo hiệu rằng Thiên Chúa ban ân sủng cho nhà vua. Sẽ có rèm che để bảo đảm “không gian riêng tư tuyệt đối” trong thời điểm đó.

Ông Charles cũng sẽ được trao một số quả cầu vàng, vương trượng, kiếm và một chiếc nhẫn, chúng được trang trí công phu, tất cả đều thuộc bộ bảo vật của vương quyền và tượng trưng cho sức mạnh, thẩm quyền và nghĩa vụ của vị quân vương cũng như sức mạnh của Thiên Chúa.

Sau đó, Tổng Giám mục sẽ đặt Vương miện Thánh Edward khá nặng, đã được sử dụng trong các lễ đăng quang trong 350 năm qua, lên đầu ông Charles. Ông sẽ rời Tu viện với một chiếc vương miện khác, Vương miện Đế chế Anh.

Công chúng sẽ được mời đọc lời tuyên thệ trung thành với quân vương cũng như với những người thừa kế và kế vị ông.

Ông Charles sẽ mặc áo choàng nhung lụa màu đỏ thẫm và tím trong lễ đăng quang ngày 6/5, áo choàng này từng được ông nội của ông là Vua George Đệ Lục mặc trong lễ đăng quang hồi năm 1937.

CAMILLA

Người vợ thứ hai của ông Charles, bà Camilla, người mà ông kết hôn năm 2005, cũng sẽ được trao vương miện riêng trong buổi lễ, và giống như chồng, bà sẽ được Đức Tổng Giám mục Canterbury xức dầu thánh.

Bà sẽ được trao vương miện của Nữ hoàng Mary. Vương miện này được hoàng hậu của Vua George Đệ Ngũ duyệt và đội trong lễ đăng quang năm 1911. Vương miện này hiện đang được trang trí lại bằng những viên kim cương trong bộ sưu tập trang sức cá nhân của Nữ hoàng Elizabeth để tri ân bà.

CÁC KHÁCH MỜI

Sẽ có 2.200 vị khách ở trong Tu viện Westminster, ít hơn nhiều so với 8.000 người đã dự lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth năm 1953.

Trong số họ sẽ có hoàng gia Anh, bao gồm cả con trai út của ông Charles, Hoàng tử Harry - nhưng vợ của Hoàng tử là Meghan sẽ không có mặt, hai con của ông cũng vậy, buổi lễ diễn ra trùng với sinh nhật lần thứ tư của con trai ông Harry là Hoàng tử Archie.

Cũng sẽ có các hoàng gia, viên chức và nguyên thủ quốc gia ngoại quốc khác, trong đó, đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Jill Biden đại diện cho Hoa Kỳ và Phó Chủ tịch Trung Quốc Han Zheng dự kiến sẽ thay mặt Bắc Kinh tham dự.

Cũng sẽ có những người bạn của ông Charles và bà Camilla, đại diện của các tổ chức từ thiện và những người nổi tiếng, bao gồm cả Lionel Richie.

 

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2023

 Ryvid, mô tô điện của 3 thanh niên gốc Việt ‘ra lò’ tại Irvine




IRVINE, California (NV) – Ryvid Anthem là một hiệu xe mô tô điện sản xuất tại Irvine vừa được ba thanh niên gốc Việt tại Orange County giới thiệu vào thị trường Mỹ.
Ba sáng lập viên công ty Ryvid Anthem, từ trái, Trần Lập Đồng, Vincent Nguyễn Khánh-Vũ và Trần Thanh Vinh. (Hình: Vincent Nguyễn Khánh-Vũ cung cấp)
 

Chưa ồn ào xuất hiện trên đường mà Ryvid đã gây xôn xao trong giới “chơi xe” rồi.

Ba sáng lập viên trẻ tuổi của hãng Ryvid Anthem cùng hãnh diện vì đứa con đầu lòng của họ có “trái tim của một xe điện và linh hồn của một chiếc mô tô.”

Ryvid là hiện thân của thiết kế thế kỷ 21, tối giản tinh tế với sườn xe đặc chế bằng thép nhẹ mà cứng cáp và kỹ thuật tốc độ tối ưu.

An toàn trên hết

Ryvid đạt đủ mọi điều kiện của Nha Lộ Vận Mỹ (DMV), có số VIN và cần bằng lái cũng như thuế lưu hành để sử dụng.

Ryvid được chế tạo cho tốc độ nhưng không phải loại tốc độ “tự sát” mà là tốc độ an toàn.

“Với 250 phân khối, với kỹ thuật cơ giới độc quyền và với kiểu dáng ‘lướt gió,’ Ryvid sẵn sàng ‘xé gió’ nhưng không quá tốc độ 75 dặm một giờ là tốc độ tối đa cho phép ở California,” anh Vincent Nguyễn Khánh-Vũ, sáng lập viên kiêm giám đốc điều hành, nói. “Phải lái thử mới cảm nhận được sự khác biệt của Ryvid.”

“Tên Ryvid nói lên một sự cân bình hoàn hảo cho người lái xe,” anh thêm.

Ryvid, theo anh Vincent, được ghép từ “rhytm” là nhịp điệu và “avid” là sự hăng say, cuồng nhiệt.

“Hai yếu tố trên của sự chuyển động (motion) và cảm xúc (emotion) là tâm trạng chúng tôi muốn dành cho tài xế Ryvid,” anh Vincent tiếp. “Ryvid mang lại cảm giác thú vị và vui thích.”

Ryvid là một tổng hợp những phát minh độc quyền về tốc độ và an toàn của xe mô tô.

“Kiểu dáng Ryvid trẻ trung, khỏe mạnh cộng với những thiết kế sáng tạo và nguyên liệu thường thấy trong kỹ thuật không gian, chúng tôi tin chắc là mọi người sẽ vô cùng hài lòng với Ryvid ngay từ đợt sản xuất đầu tiên,” anh Vincent Nguyễn Khánh-Vũ khẳng định.

Mô tô điện Ryvid trẻ trung, sáng tạo, dễ nhìn và dễ điều khiển. (Hình: Vincent Nguyễn Khánh-Vũ cung cấp)

Ngôn ngữ không thể diễn tả được cảm giác khi ngồi lên Ryvid. “Chưa lái, khách đã thấy sự khác biệt về thiết kế cũng như trang bị của Ryvid rồi. Màn hình tinh thể lỏng lớn, rõ ràng kể cả khi nắng chói chang,” anh Vincent tự tin nói.

Ryvid cho phép thay đổi độ cao của ghế từ 30 đến 34 inch.

Anh Vincent nói: “Việc này rất thoải mái cho mọi người, từ người dáng vóc nhỏ đến người to cao.”

Ngoài ra, nếu muốn, người ta có thể tháo bình điện ra một cách dễ dàng để “charge.”

Ryvid, theo anh Vincent, rất “lanh lẹ” vì có khung xe nhẹ (dưới 5.4 kg) và trọng lượng rất thấp này làm cho xe còn “nhạy bén” với sự điều khiển hơn.

Trong đợt “launch edition,” công ty Ryvid sản xuất đúng 1,000 mô tô có màu trắng (rapid white), vàng (atomic gold) và xám (carbon grey), khung xe có số “serial” và một số ưu tiên khác.

“Từ khi công ty nhận đơn đặt hàng ngày 14 Tháng Tám, 2022, chúng tôi thu vô hơn $700,000,” anh Vincent nói. “Đến cuối năm 2023, theo dự kiến công ty sẽ bán được 6,000 xe.”

Nhẹ nhàng, thanh cảnh nhưng Ryvid là xe mô tô. (Hình: Vincent Nguyễn Khánh-Vũ cung cấp)

Ryvid có thể “charge” bằng diện 110 V hay 220 V.

Anh Vincent nói: “‘Charge’ bằng điện 110 V thì tốn sáu tiếng, còn điện 220 V chỉ ba tiếng. Một bình điện đầy chạy được 75 dặm, nhưng còn tùy theo trọng lượng và cách lái xe của tài xế nữa.”

Tự hào là người Việt

Ba sáng lập viên hãng Ryvid Anthem đều là cư dân Little Saigon, Orange County, Nam California, và cả ba cùng hãnh diện về nguồn gốc Việt Nam cũng như gia đình mình.

Anh Trần Lập Đồng, tổng giám đốc, sinh ra tại Đà Lạt và di cư đến New York năm 10 tuổi.
Tốt nghiệp đại học, anh làm việc tại Los Angeles, California, và hiện sống tại Huntington Beach.

Anh Đồng có kiến thức vững chắc về kỹ thuật và thiết kế giao thông vận tải, từng là thiết kế hàng đầu cho một số công ty mô tô và hàng không vũ trụ nhiều sáng tạo nhất, trong đó có cả công ty thiết kế của riêng anh.

Ngoài ra, anh còn là một doanh nhân thiên về máy móc. Điều này thấm nhuần trong huyết quản của anh vì cha anh là phi công trực thăng và một người đam mê mô tô, còn mẹ anh thì luôn cải thiện bản thân và sự nghiệp của mình ở Mỹ.

Anh Vincent Nguyễn Khánh-Vũ là giám đốc điều hành, sinh ra và lớn lên tại Santa Ana nhưng nguyên quán của anh là Sài Gòn.

Anh Vincent có nhiều kinh nghiệm đáng kể về quản lý và hậu cần trong công nghiệp hàng không và quốc phòng.

Niềm đam mê hoạt động ngoài trời của anh bắt đầu từ khi còn nhỏ theo cha là ông Nguyễn Khanh, đồng sáng lập viên Liên Đoàn Hướng Đạo Bạch Đằng năm 1979.

Điều này kết hợp với tinh thần kinh doanh mạnh mẽ của mẹ anh là bà Nguyễn Kim Nga đã dẫn dắt anh đồng sáng lập công ty Ryvid Anthem.

Ryvid như sắp đi “đóng phim” khoa học giả tưởng. (Hình: Vincent Nguyễn Khánh-Vũ cung cấp)

Sáng lập viên thứ ba là anh Trần Thanh Vinh (chỉ cùng họ với anh Đồng), giám đốc kỹ thuật, sinh ra tại Sài Gòn nhưng di cư sang Hawaii năm 14 tuổi và hiện sống ở Garden Grove.

Anh Vinh có nền tảng về kỹ thuật cơ khí hàng không và đã quản lý các nhóm có chức năng đa dạng trong các ngành bán dẫn (semiconductors), hàng không vũ trụ và thiết bị chẩn đoán y tế.

Là con ông Trần Cẩm Tựu nguyên chánh án Tối Cao Pháp Viện trước 1975, anh cố trở thành người con xứng đáng.

Anh Vinh đã thành công trong việc này khi nhận bằng đồng sáng chế chất kháng thể SARS-CoV-2 IgG II đầu tiên được Cơ Quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận.

Ryvid sẽ lớn mạnh

Anh Vincent Khánh-Vũ nhận xét rằng tuy mô tô điện đang phổ biến hơn bao giờ hết nhưng hầu hết các phương tiện giao thông trên thế giới vẫn là xe hai bánh chạy bằng xăng.

Công ty Ryvid tin tưởng sẽ chiếm một phần thị trường tại Mỹ rồi mới lan ra thế giới.

“Ít nhất là 80% gia đình ở Đông Nam Á sở hữu xe hai bánh. Riêng ở Mỹ, chúng ta bắt đầu thấy sự gia tăng của các loại xe điện, đặc biệt là xe đạp,” anh Vincent nói.

Ryvid không xả khói nhưng dư sức “đốt lốp.” (Hình: Vincent Nguyễn Khánh-Vũ cung cấp)

Xe Ryvid giá $7,800.

“Vì khách đặt hàng quá đông, thời gian chờ đợi kéo dài thêm chút. Đặt cọc $500 bây giờ thì Hè 2023 sẽ được giao xe tại nhà,” anh Vincent cho biết.

Muốn coi xe hay lái thử, liên lạc hello@ryvid.com.

Muốn biết thêm thông tin, vào ryvid.com.


Ryvid là một công ty sản xuất công cụ “thể thao di động” chạy hoàn toàn bằng điện với sản phẩm ra mắt là chiếc Ryvid có nhiều phát minh sáng tạo mới lạ độc đáo và độc quyền.

“Mô tô Ryvid là thành quả của bao nhiêu năm kinh nghiệm cũng như kiến thức, sáng tạo và tim óc của ba anh em chúng tôi,” anh Vincent hãnh diện tuyên bố.