Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2023

TRUNG CỘNG ĐANG CHUẨN BỊ CHO CHIẾN TRANH, CÒN HOA KỲ ĐÃ SẴN SÀNG CHƯA?

 

 http://baomai.blogspot.com/

Mt chiến đu cơ tàng hình Lockheed Martin F-22 Raptor ca Không quân Hoa K

BM

Đạn dược sắp cạn kiệt, thương vong vô cùng lớn, không có thuốc men và các nguồn cung cấp quan trọng khác trong nhiều tuần, và một cuộc tấn công hạt nhân vào quê hương Hoa Kỳ sắp xảy ra.


Đó là một cảnh thảm khốc, gần giống với một bộ phim truyền hình Hollywood hơn bất kỳ cuộc chiến nào mà Hoa Kỳ đã thực sự tham gia trong nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, đó là điều mà nhiều người dự đoán về một cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung cộng cộng sản có thể diễn ra trong thập niên này.


Cả Hoa Kỳ và Trung cộng đều đang đầu tư những khoản tiền kỷ lục vào việc xây dựng năng lực quân sự của mình. Dường như, giới lãnh đạo của cả hai bên ngày càng xem một cuộc xung đột như vậy là không thể tránh khỏi, bất kể những luận điệu về điều trái ngược.


https://baomai.blogspot.com/


Nguyên nhân của sự thù địch lẫn nhau đó là do Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCS_TC) tuyên bố rằng Đài Loan dân chủ thuộc về đại lục, và mong muốn của nhà lãnh đạo ĐCS_TC Tập Cận Bình là buộc phải thống nhất trong vòng vài năm tới.


Ông Tập đã ra lệnh cho cánh quân sự của chính quyền này chuẩn bị cho chiến tranh, và sẵn sàng tiến hành một cuộc xâm lược Đài Loan vào năm 2027.


Việc chuẩn bị cho cuộc tấn công đổ bộ tham vọng nhất trong lịch sử không giống như khi khai triển trong thực tế. Tuy nhiên, nếu điều xấu nhất xảy ra, thì chính phủ Tổng thống Biden hoặc chính phủ kế nhiệm sẽ phải quyết định hoặc tham chiến, hoặc là để cho Đài Loan tự lực và chiến đấu vì sự tự do của họ.


baomai.blogspot.com

Tuy nhiên, trước khi lãnh đạo Hoa Kỳ quyết định về câu hỏi đó, họ phải trả lời một câu hỏi khác, căn bản hơn: Hoa Kỳ có thể chiến thắng trong cuộc chiến với Trung cộng không?


‘Thời kỳ nguy hiểm cực độ’


BM


Dân biểu Mike Gallagher (Cộng Hòa-Wisconsin) dành nhiều nỗ lực vào cuộc chiến tranh lạnh mới này giữa Hoa Kỳ và Trung cộng hơn hầu hết mọi người.


Được giao nhiệm vụ lãnh đạo Ủy ban Đặc biệt Hạ viện mới của Quốc hội về Cạnh tranh Chiến lược với ĐCS_TC, ông là một trong số ít những người có quyền lực và ảnh hưởng trong nhánh lập pháp trực tiếp tham gia xây dựng một kế hoạch hành động để bảo vệ người dân Mỹ, nền kinh tế, và các giá trị của quốc gia này khỏi sự xâm lược của ĐCS_TC.


Đối với ông, cuộc chinh phục Ukraine đang diễn ra của Nga, và sự thất bại của Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn cuộc xâm lược này, chứa đựng tất cả các bài học cần thiết để chuẩn bị cho những gì xảy ra tiếp theo ở Đài Loan.


BM


“Nếu chúng ta không học được những bài học đúng đắn từ sự thất bại trong việc ngăn chặn cuộc chiến ở Ukraine, thì sự gây hấn độc đoán và ảnh hưởng xấu của ĐCS_TC sẽ lan sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và cuộc Chiến tranh Lạnh mới của chúng ta với Đảng Cộng sản Trung cộng có thể nhanh chóng trở nên nảy lửa,” ông Gallagher nói.


“Để ngăn chặn điều này, chúng ta phải hành động với một tinh thần khẩn cấp và làm mọi thứ có thể để ngăn chặn ĐCS_TC xâm lược Đài Loan.”


Kế hoạch đó cũng tương tự kế hoạch đã được thực hiện kể từ năm 1979, khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan và đồng ý cung cấp cho hòn đảo này những khí tài quân sự cần thiết để duy trì khả năng tự vệ của mình.


BM


Tuy nhiên, bối cảnh chiến lược 44 năm trước là một điều gì đó hoàn toàn khác, và số lượng khí tài quân sự và hệ thống mà hiện Đài Loan cần để ngăn chặn ĐCS_TC trước mối đe dọa là vô cùng lớn.


Theo sự nhìn nhận của ông Gallagher, cả Đài Loan và Hoa Kỳ đều chưa chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh với Trung cộng.


Tháng 11/2021, ông Gallagher nhắc lại cảnh báo rằng, “nếu chúng ta tham chiến ở Eo biển Đài Loan vào ngày mai, chúng ta có thể sẽ thua trận.”


BM


Hiện ông Gallagher đang rất cẩn trọng để tránh những phát ngôn đen tối tương tự, nhưng khi được hỏi liệu ông vẫn đồng tình với nhận định đó hay không, thì sự lạc quan của ông trước hiệu suất (chiến đấu) của Hoa Kỳ trong cuộc chiến với Trung cộng xem ra rõ ràng là có chừng mực.


Ông Gallagher nói: “Nếu Đảng Cộng sản Trung cộng xâm lược Đài Loan ngay hôm nay, chúng ta lại không ở trong vị thế đủ tốt để bảo vệ bằng hữu, để bảo vệ lợi ích của chúng ta hay các giá trị của Mỹ quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.


Ông tin rằng Hoa Kỳ phải trang bị đầy đủ vũ khí cho Đài Loan ngay từ bây giờ, bằng không sau này sẽ phải viện trợ cho Đài Loan với cái chi phí đắt hơn nhiều.


Ông nói, dù bằng cách nào đi chăng nữa, những lựa chọn mà Hoa Kỳ đưa ra ở hiện tại sẽ quyết định phần lớn các điều kiện chiến thắng và thất bại sau này. Do đó, Quốc hội phải đồng thuận về vũ trang cho Đài Loan cũng như chống lại ảnh hưởng xấu của ĐCS_TC một cách có hệ thống trong từng cơ hội.


BM


Ông Gallagher cho biết: “Chúng ta đang trong thời kỳ nguy hiểm cực độ và nếu chúng ta muốn bảo đảm rằng chính Hoa Kỳ chứ không phải ĐCS_TC viết ra các quy tắc của thế kỷ 21, thì chúng ta cần hợp nhất theo hướng lưỡng đảng một cách mạnh mẽ để chống lại ĐCS_TC hiếu chiến.”


Ngăn chn ht nhân ‘Armageddon’ (ngày tn thế)


BM


Mặc dù cụm từ “nguy hiểm cực độ” là ở mức tuyệt đối, nhưng cụm từ này vẫn có thể không gây được ấn tượng về mức độ nghiêm trọng của kho vũ khí hạt nhân ngày càng gia tăng của ĐCS_TC và vai trò mà họ sẽ đảm nhận trong bất kỳ cuộc xung đột nào.


Cánh quân sự của ĐCS_TC, Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), đã làm việc không mệt mỏi để mở rộng và tăng cường kho vũ khí hạt nhân của chế độ này và khiến cho quê hương Hoa Kỳ đối mặt với sự đe dọa.


Chế độ này dự kiến sẽ trang bị 1,000 vũ khí hạt nhân vào năm 2030, rất nhiều trong số đó có khả năng mang nhiều đầu đạn. Và họ đang làm việc để khai triển các hệ thống bắn phá siêu thanh dường như được thiết kế để sử dụng làm vũ khí tấn công phủ đầu.


BM


Những khả năng như vậy sẽ đặt Hoa Kỳ vào nguy cơ nghiêm trọng trong một cuộc chiến tranh và sẽ tạo ra động lực ra quyết định chưa từng có giữa quân đội cả hai nước kể từ Chiến tranh Lạnh.


Sự nghiệp của ông đã nhiều lần đưa ông đến Trung cộng, trong đó có một thời gian làm tùy viên quốc phòng ở Bắc Kinh, nơi mà ông đã đàm phán với các sĩ quan PLA về các sự kiện quan trọng và thiết lập những đường hướng giải quyết cạnh tranh chiến lược.


Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Trung cộng vì tương lai của Đài Loan hay không, ông Spalding trả lời một cách rõ ràng và dứt khoát.


“Không,” ông Spalding nói. “Phía Trung cộng có quá nhiều vũ khí và họ ở quá gần nhà.”


“Hoa Kỳ không thể tập hợp đủ sức mạnh chiến đấu để ngăn chặn Trung cộng.”


Ông cho rằng khả năng điều động và duy trì sức mạnh của Hoa Kỳ qua 3,000 dặm ở Thái Bình Dương là vô cùng yếu.


BM


Việc duy trì một lực lượng chiến đấu toàn diện trong khu vực này trong khi bị các lực lượng phi đạn và hỏa tiễn của PLA đe dọa, chưa nói gì đến hải quân của họ, sẽ có nguy cơ leo thang hạt nhân mọi lúc.


Nói một cách đơn giản, Hoa Kỳ sẽ bị Trung cộng áp đảo trong bất kỳ cuộc xung đột nào ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Vũ khí hạt nhân chiến lược trong một tình huống như vậy trở thành lợi thế rõ ràng nhất của Hoa Kỳ, và là mối đe dọa rõ ràng nhất của thế giới.


Có thể hiểu được rằng ông Spalding xem việc sử dụng vũ khí hạt nhân là một tình huống thất bại. Tuy nhiên, ông vẫn xem việc Hoa Kỳ tăng cường khả năng ngăn chặn hạt nhân là một yếu tố thiết yếu để ngăn chặn Trung cộng bành trướng hành vi gây hấn ra tới Đài Loan.


“Loại vũ khí duy nhất có thể giúp chúng ta cân bằng với sức mạnh quân sự thông thường của Trung cộng là vũ khí hạt nhân,” ông Spalding nhận định. “Loại vũ khí này sẽ mang lại cho Hoa Kỳ cơ hội chiến đấu, nhưng sẽ hủy diệt Hoa Kỳ, Trung cộng, và thế giới.”


“Tuy nhiên, con đường chắc chắn nhất đi đến chiến tranh là thể hiện sự yếu đuối. Đây là lý do tại sao Hoa Kỳ bắt buộc phải điều động và duy trì sức mạnh. Ngày nay, cách duy nhất là bằng vũ khí hạt nhân. Chúng ta không có thời gian cho bất cứ điều gì khác nữa.”


BM

Để đạt được mục tiêu đó, ông Spalding cho rằng Hoa Kỳ sẽ cần ngay lập tức bắt đầu chuyển các chuỗi cung ứng quan trọng, trong đó có ngành dược phẩm và tài nguyên công nghệ, ra khỏi Trung cộng. Việc để cho Trung cộng cung ứng những mặt hàng như vậy là một cách chắc chắn đi đến chiến bại.


Ông Spalding nói: “Tuy không có thời gian nữa, nhưng Hoa Kỳ cần xây dựng lại cơ sở công nghiệp của mình ngay bây giờ trong khi chúng ta vẫn còn nắm giữ sự kiểm soát ở một mức độ nào đó.”


Ông nhấn mạnh rằng, bởi vì Hoa Kỳ sẽ gặp bế tắc trong việc cố gắng tạo ra các chuỗi cung ứng mới cho các nguồn tài nguyên quan trọng trong khi các chuỗi cung ứng hiện tại thông qua Trung cộng bị phá hủy, nên thương vong trong nước và ngoài tiền tuyến đều có thể xảy ra.


BM


Quan điểm của ông Spalding mang tính hai mặt mà nhiều người ngày nay chia sẻ. Một mặt, ông tin rằng một cuộc xâm lược của ĐCS_TC là không thể tránh khỏi. Mặt khác, ông tin rằng viện trợ của Hoa Kỳ cho Đài Loan trong một cuộc chiến như vậy không nên là một sự can thiệp quân sự, điều mà ông tin rằng sẽ có nguy cơ gây ra một thảm họa hạt nhân.


“Họ (ĐCS_TC) sẽ xâm lược vào một thời điểm họ chọn,” ông Spalding nói. “Chúng ta phải chuẩn bị cho sự trợ giúp không thể tránh khỏi mà người dân Đài Loan sẽ cần.”


“Nếu bị tấn công, nước Mỹ sẽ chiến đấu. Điều đó nói rằng, tôi tin rằng Trung cộng sẽ không tấn công trực tiếp vào Hoa Kỳ vì e sợ một cuộc chiến rộng lớn hơn sẽ tiêu diệt ĐCS_TC. Lý do này cùng với vũ khí hạt nhân của Mỹ sẽ ngăn chặn trận chiến hủy diệt Armageddon nếu chúng ta thể hiện sức mạnh.”


Cơ sở công nghiệp quốc phòng ‘chưa được chuẩn bị đầy đủ’ cho cuộc chiến với Trung cộng


Tuy nhiên, với điều kiện Hoa Kỳ bước ra bảo vệ Đài Loan, và với điều kiện nước này có thể ngăn chặn hoàn toàn PLA phóng phi đạn hạt nhân, thì một chiến thắng vẫn còn là xa vời.


Ngoài vấn đề tiếp vận cung cấp cho tiền tuyến đó là vấn đề thực sự cung cấp đạn cho súng trường và đạn dược cho các khẩu súng trên khắp Thái Bình Dương. Hoa Kỳ hoàn toàn không có kho dự trữ cần thiết để tiến hành bất cứ điều gì khác ngoài một chiến dịch ngắn, có lẽ sẽ kéo dài nhiều tuần ở Thái Bình Dương.


baomai.blogspot.com

Bộ trưởng Lục quân Christine Wormuth đã nói như vậy trong một phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện hôm 30/03, trong đó bà giải thích rằng sự ủng hộ của quốc gia này dành cho Ukraine đang nhanh chóng làm cạn kiệt kho dự trữ đạn dược của mình và phải mất nhiều năm nữa mới có thể thay thế.


Bà Wormuth nói, “Một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta học được từ Ukraine là cần có một cơ sở công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ hơn.”


Hiện tại, chúng ta đang mua năng lực công nghiệp quốc phòng ở mức tuyệt đối.”


Vì thế, bà Wormuth nói rằng Lục quân đang chi 1.5 tỷ USD để tăng cường sản xuất các loại vũ khí và các kho chứa mới nhằm tạo ra một “cơ sở cung cấp căn bản.”


Tuy nhiên, do sự phức tạp của các chuỗi cung ứng liên quan và đặc trưng của thiết bị này, nên việc duy trì các nỗ lực sản xuất và mua sắm như vậy sẽ mất nhiều năm. Ít ra thì từ năm 2025 đến năm 2027 sẽ bắt đầu thời kỳ mà nhiều quan chức quân sự tin rằng một tình huống xâm lược Đài Loan có thể trở thành hiện thực.


Bà Wormuth cho biết: “Một số công cụ gia công cần thiết để mở các dây chuyền sản xuất mới chính là những cỗ máy rất lớn, phức tạp, cần có thời gian để chế tạo và lắp đặt.”


Chắc chắn rằng, không phải tất cả các loại vũ khí mà Hoa Kỳ hiện đang sử dụng ở Ukraine đều tất yếu sẽ hữu ích trong cuộc chiến bảo vệ Đài Loan.


BM


Chẳng hạn, đạn 155mm được nhiều hệ thống pháo binh ở Ukraine sử dụng sẽ mất ưu thế trước hỏa tiễn chống hạm tầm xa, hay còn được gọi là LRASM.


Thế nhưng, cần nhắc lại rằng Hoa Kỳ hoàn toàn chưa sẵn sàng cho chiến tranh.


Bà Wargames chứng minh rằng Hoa Kỳ có thể cạn kiệt toàn bộ kho vũ khí LRASM của mình trong vòng một tuần chiến đấu với Trung cộng, theo một báo cáo hồi tháng Một của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.


“Trong một cuộc xung đột lớn trong khu vực — chẳng hạn như một cuộc chiến với Trung cộng ở Eo biển Đài Loan — thì Hoa Kỳ có thể sẽ sử dụng đạn dược vượt quá kho dự trữ hiện tại của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD), dẫn đến vấn đề ‘kho trống rỗng.”


“Vấn đề là Hoa Kỳ có các kho dự trữ hỏa tiễn chống hạm tầm xa ít đến mức trong các cuộc tập trận của chúng ta, trong nhiều lần lặp lại của cuộc tập trận, hầu như lần nào chúng ta cũng hết [LRASM] trong vòng chưa đầy một tuần,” ông Seth Jones, tác giả báo cáo nói trên cho biết trong một video liên quan.


BM


“Trong trường hợp đó, chúng ta không thể chiến đấu trong một cuộc chiến kéo dài vì chúng ta không có đủ nguồn cung cấp đạn dược.”


Về vấn đề này, các chương trình mua sắm quân sự cho đến nay vẫn tỏ ra ít giá trị. Mặc dù các nhà lãnh đạo Lục quân như bà Wormuth có thể cho thấy các khoản đầu tư mới vào pháo binh, và nói về việc tăng kho dự trữ quốc gia, nhưng vẫn còn một sự thật quan trọng và bất tiện.


Hầu như toàn bộ vũ khí chính xác của quân đội Hoa Kỳ là do khu vực tư nhân chế tạo.


Trợ lý Bộ trưởng Lục quân Douglas Bush đã trình bày về vấn đề này trong buổi nói chuyện hôm 03/03 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.


Ông Bush cho hay: “Tất nhiên, rất nhiều người có cùng quan điểm là một cuộc chiến với Trung cộng sẽ rất giống một cuộc chiến bằng vũ khí chính xác.”


Ông cho biết thêm, để khắc phục khoảng cách về khả năng sản xuất đó, Quân đội Hoa Kỳ đang chuyển tiền cho các tập đoàn tư nhân để trợ cấp hiệu quả cho việc sản xuất vũ khí chính xác. Tuy nhiên, các chuỗi cung ứng là không kém phần phức tạp đối với các tổ chức đó, và dự kiến cũng sẽ mất nhiều năm để đi vào hoạt động.


Một thế giới trong chiến tranh


BM


Các nguy cơ của một cuộc chiến tranh giành Đài Loan biến thành một cuộc xung đột hạt nhân thảm khốc hoặc nói cách khác là làm cạn kiệt kho vũ khí quan trọng của Hoa Kỳ và khiến nước này bị suy yếu ở phía tây Thái Bình Dương dường như rất cao.


Tuy vậy, nếu những nguy cơ này có thể tránh được thì sao?


BM


Ông Sam Kessler là một nhà phân tích rủi ro địa chính trị và an ninh quốc gia của North Star Support Group, một công ty tư vấn rủi ro quốc tế. Ông tin rằng chiến thắng là khả dĩ trong một tình huống như vậy, nhưng đó là một chiến thắng khó khăn.


Theo ông Kessler, Hoa Kỳ sẽ cần phải tham gia cuộc chiến tranh này và giành chiến thắng nhanh chóng để ngăn chặn sự leo thang hạt nhân, duy trì kho dự trữ của quốc gia, và bảo đảm nền kinh tế toàn cầu không rơi vào vòng xoáy vô nghĩa khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới giao chiến.


Ông nói, để làm được điều đó, Hoa Kỳ cần sự ủng hộ của các đồng minh để ngăn chặn dòng chảy nhân lực và khí tài ra bên ngoài.


Ông Kessler cho hay: “Mặc dù Hoa Kỳ có những năng lực đáng kể và hùng mạnh trong tầm tay, nhưng sẽ cần tham gia một cuộc chiến tranh tiềm tàng để bảo vệ Đài Loan và giành chiến thắng sau một khoảng thời gian ngắn.”


“Nếu xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, thì Hoa Kỳ cần đưa các đồng minh lâu đời của mình tham gia và cam kết dưới một quan điểm đồng nhất.”


Để đạt được điều đó, ông Kessler cho biết các đồng minh sẽ được cần đến nhất trong việc bảo đảm các chuỗi cung ứng toàn cầu, củng cố nền kinh tế Hoa Kỳ, và cung cấp sự trợ giúp về an ninh và quốc phòng phi quân sự thiết yếu trong các lĩnh vực như không gian và mạng.


“Nguy cơ này là một cuộc xung đột kéo dài làm cạn kiệt cả nhân lực và tài nguyên trong một giai đoạn vốn sẽ không dễ dàng thay thế trong một thế giới mà các chuỗi cung ứng, quản trị vận hành hàng hóa, và các cơ sở sản xuất đang được tái đánh giá và tái cấu trúc để đáp ứng những thực tế đang thay đổi,” ông Kessler cho hay.


“Xét cho cùng, một cuộc chiến tranh tiềm tàng sẽ không chỉ là giao tranh trực tiếp trên biển Đài Loan mà còn trong các lĩnh vực chiến tranh khác vốn có tác động lớn đến vị thế và sự điều động và duy trì sức mạnh của Hoa Kỳ ở nội địa và hải ngoại, vốn cũng có thể tác động đến các đối tác và đồng minh toàn cầu của Hoa Kỳ.”


Ông cho rằng do sự kết nối kinh tế và công nghệ của thế giới, hầu hết các quốc gia sẽ tham gia vào một cuộc chiến như vậy bằng cách này hay cách khác, bất kể họ có tìm cách giữ trung lập hay không.


Do đó, ông Kessler đề nghị thành lập một liên minh đa phương của những bên thiện chí, không giống như liên minh được khai triển trong Chiến tranh vùng Vịnh.


Về điểm này, có một vấn đề quan trọng. Bởi vì Hoa Kỳ sẽ tự ý tham gia vào một cuộc chiến, nên sẽ không được hưởng các lợi ích từ điều khoản phòng thủ tập thể của NATO.


Do đó, trong khi các đồng minh khu vực như Nhật Bản và Úc có thể tham gia cuộc chiến này, thì các đối tác Âu Châu của Hoa Kỳ có thể sẽ vắng mặt trong cuộc chiến thật sự đó.


BM


Thật vậy, hồi đầu tháng Tư Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gợi ý như vậy, đồng thời tuyên bố rằng châu Âu phải chống lại việc trở thành “những người theo sau Mỹ” trong vấn đề Đài Loan.


Để củng cố vị thế của Hoa Kỳ khi đó, ông Kessler nói rằng quốc gia này cần bắt đầu tăng cường các nỗ lực ngoại giao của mình ngay lúc này, để bảo đảm rằng họ nhận được viện trợ an ninh và các lợi ích khác từ các đối tác trong cuộc chiến này.


“Sớm hay muộn, họ có thể sẽ rơi vào những tình huống buộc phải đưa ra một lập trường về vấn đề này,” ông Kessler nói. “Cho dù chiến tranh có xảy ra hay không, thì Hoa Kỳ vẫn cần sự bảo đảm hoàn toàn từ các đối tác và đồng minh lâu năm của mình rằng họ có sự trợ giúp của những đồng minh đó và ngược lại.”


“Để thực hiện được điều này đòi hỏi phải có chính sách ngoại giao tích cực và chủ động cũng như đưa ra một tình thế mạnh mẽ và hợp lý để tạo ra một liên minh của những bên thiện chí.”


Tuy nhiên, một lần nữa, Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất có những đồng minh.


BM


Mặc dù chế độ ĐCS_TC không chính thức tham gia vào các liên minh kiểu NATO, nhưng họ có một loạt các đối tác trên toàn cầu, những nước sẵn sàng tham gia viện trợ trực tiếp cho nỗ lực chiến tranh của họ hoặc theo đuổi các lợi ích gây bất ổn của riêng họ trong khi Hoa Kỳ xao nhãng.


Ông Kessler nói: “Các liên minh và liên kết đối tác rất quan trọng đối với cả Trung cộng lẫn Hoa Kỳ nhưng mỗi bên thực hiện theo cách khác nhau.”


“ĐCS_TC công nhận các đối tác dưới hình thức các quốc gia phụ thuộc có thể đóng một vai trò giúp làm mất ổn định vai trò lãnh đạo của Mỹ trong hệ thống quốc tế, đồng thời dẫn đầu một hệ thống đa cực mà họ có thể tự lãnh đạo và gây ảnh hưởng.”


Kết quả của việc ĐCS_TC thúc đẩy tính đa cực là các đối tác của riêng họ có thể phát động các cuộc xung đột gây mất ổn định của riêng họ.


Chẳng hạn như một báo cáo của tổ chức nghiên cứu Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) cho rằng Bắc Hàn có thể lợi dụng cuộc xâm lược Đài Loan của ĐCS_TC để tiến hành cuộc tấn công của riêng họ vào Nam Hàn.


Vấn đề này không chỉ hạn cuộc ở Đông Á.


BM

Iran có thể bắt đầu các hành động thù địch hơn nữa nhắm vào các lực lượng Hoa Kỳ ở Syria hoặc thậm chí xâm chiếm nước láng giềng Iraq. Trong khi đó, Nga có thể khuếch trương hành động thù địch từ Ukraine đến Moldova, hoặc cung cấp viện trợ quân sự trực tiếp cho Trung cộng. Brazil, Nicaragua, và Nam Phi đều có thể tận dụng sự kiện này để tăng cường bang giao với Trung cộng và Nga trong khi tránh tham gia vào các hành động thù địch.


Kết quả sẽ là một thế giới có chiến tranh, nếu không muốn nói là một cuộc chiến tranh thế giới toàn diện.


Ông Kessler nói: “Mỗi quốc gia này đều điêu luyện trong trò chơi đánh lạc hướng, và nỗ lực chiến tranh bảo vệ Đài Loan sẽ mang đến cho họ một cơ hội có một không hai nhằm cố gắng khiến Hoa Kỳ mất cảnh giác để giành chiến thắng hoặc phần thưởng từ đó.”


“Khả năng các xung đột khu vực như vậy nổ ra ở những khu vực này là rất cao.”


Ông tin rằng mức độ lợi dụng của mỗi quốc gia trong cuộc chiến Hoa Kỳ-Trung cộng sẽ không chỉ phụ thuộc vào mối quan hệ của họ với Trung cộng, mà còn vào khả năng, mục tiêu, và thực tế kinh tế-chính trị của chính họ.


Ví dụ, mặc dù chiến tranh có thể phù hợp với mong muốn của Nga, nhưng các đối tác kinh tế nhỏ hơn như Nam Phi và Brazil sẽ có nhiều khả năng tham gia vào hoạt động thương mại gia tăng hoặc phá bỏ các biện pháp trừng phạt.


Hậu quả sẽ là sự hỗn loạn chính trị, và một thế giới mà trong đó sự bất ổn và tình trạng chia rẽ là điều bình thường.


Hoa Kỳ nên ‘ngăn chặn trước’ những tổn thất


BM


Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta hiểu sai tất cả: nếu Đài Loan không phải là thảm họa toàn cầu tiếp theo sắp xảy ra, và nếu Hoa Kỳ có thể chiến đấu và giành chiến thắng nhưng thậm chí không cần phải làm vậy.


Đó là quan điểm của cựu quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller.


Đối với ông Miller, bộ máy ra quyết định quân sự có xu hướng chỉ nhìn thấy những gì họ muốn thấy. Người xưa vẫn nói, nếu búa là công cụ duy nhất mà ta có, ta sẽ nhìn nhận mọi vấn đề đều là cái đinh. Câu này có nghĩa là đa phần vấn đề trong cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải tận dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết.


“Tôi biết một điều chúng ta sẽ mắc sai lầm là chúng ta sẽ dự đoán sai về cuộc xung đột lớn tiếp theo,” ông Miller nói trong cuộc hội đàm hôm 04/04 với Viện CATO, một tổ chức tư vấn thiên tả.


“Đó là điều duy nhất tôi biết.”


BM


Về lưu ý đó, ông Miller nói rằng ông lo lắng Hoa Kỳ đang đánh giá quá cao khả năng và chuyên môn của ĐCS_TC tương tự như họ đã làm với Nga trước cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.


Hoàn toàn không phải là một đối thủ quân sự ngang hàng, ông Miller cho rằng ĐCS_TC có thể đang khai triển một chiến lược tương tự như chiến lược mà Hoa Kỳ đã sử dụng để đánh bại Liên Xô mà không cần xung đột công khai trong Chiến tranh Lạnh.


Ông Miller nói: “Bằng cách đánh lừa Hoa Kỳ tin rằng lúc nào chiến tranh cũng sắp xảy ra đến nơi, ĐCS_TC thực sự có thể đang thúc đẩy Hoa Kỳ phá hủy nền kinh tế của chính họ thông qua các khoản đầu tư quá mức vào các nền tảng quân sự lớn.”


Ông Miller cho biết: “Tôi nghĩ họ đang dắt mũi chúng ta và chúng ta đang cứ thế mà chấp nhận điều đó mà không hề suy xét.”


Do đó, ông Miller nói rằng mối đe dọa đối với nền độc lập trên thực tế từ trước tới nay của Đài Loan là có thật, nhưng Hoa Kỳ có thể đang tiếp tay cho các kế hoạch của ĐCS_TC bằng cách đầu tư mạnh vào các hệ thống vô cùng đắt đỏ, và dễ bị nhắm mục tiêu như các chiến đấu cơ và hãng không mẫu hạm.


Thay vào đó, ông Miller chỉ ra bốn yếu tố của sức mạnh quốc gia: ngoại giao, thông tin, quân sự, và kinh tế.


Ông nói, để giành chiến thắng trước Trung cộng và bảo vệ nền tự do lớn hơn trên toàn thế giới, con đường tốt nhất phía trước cho Hoa Kỳ là tận dụng tốt hơn các yếu tố phi quân sự của sức mạnh quốc gia.


BM

“Tôi tin rằng với mối đe dọa từ Trung cộng, cách để tiếp cận điều đó là một cuộc chiến bất quy ước … gián tiếp và rất tinh vi,” ông Miller cho hay.


“Hãy tiếp tục và sử dụng nhiều hơn một chút … hoạt động ngoại giao, thông tin, và kinh tế, và hãy tiếp tục và giảm bớt phát triển quân sự trong một thời gian ngắn, bởi vì chúng ta có thời gian. Nếu chúng ta sai, chúng ta có thể xoay chuyển mọi thứ.”


Khi được hỏi rằng ông có lời khuyên nào để định hướng cho sự phát triển quân sự của quốc gia trong bối cảnh một cuộc chiến trong tương lai với Trung cộng còn chưa đến, Miller nói rằng cách hành động tốt nhất là đi trước đón đầu để ngăn chặn những tổn thất của quốc gia.


“Nếu quý vị là một doanh nhân và quý vị đang ở trong một môi trường kinh doanh không thể đoán trước, quý vị sẽ làm gì? Quý vị sẽ tìm cách ngăn chặn trước các vấn đề.”


“Chúng ta không thể dồn hết nguồn lực vào một điều duy nhất nào đó. Chúng ta cần phải có nhiều khả năng.”


BM


Ông nói, để đồng thời tránh thảm họa chiến tranh ở châu Á và đánh bại chính quyền này, thì vũ khí tốt nhất trong kho vũ khí của Hoa Kỳ là sự thật về ĐCS_TC.


Bằng cách không nao núng trong việc phơi bày những tội ác mà chính quyền này gây ra hàng ngày, và bằng cách bảo đảm rằng những tội ác đó được người dân Trung cộng nhìn thấy và hiểu rõ, nhà cầm quyền này sẽ sụp đổ trước những áp lực nội bộ.


“Tôi tin rằng các chính quyền độc tài, toàn trị sợ một điều: Sự bất mãn của người dân và cuộc nổi dậy của người dân … Điều họ sợ nhất không phải là các hạm đội hàng không mẫu hạm, xe tăng, hay tiếp vận viễn chinh. Họ sợ thông tin. Và đó là một trong những thành phần chính của chiến tranh bất quy ước.”


“Hãy nói sự thật. Việc đó sẽ có hiệu quả.”


Andrew Thornebrooke

***


Thứ Tư, 12 tháng 4, 2023

MELANIA TRUMP TUYÊN BỐ SAU BẢN CÁO TRẠNG TRUY TỐ CỰU TT TRUMP

 

 BM

“Các tổ chức tin tức đã đưa ra các giả định về lập trường của cựu Đệ nhất Phu nhân về các chủ đề liên quan đến cá nhân, nghề nghiệp, và chính trị trong vài tuần qua,” một tuyên bố được tài khoản Twitter của Văn phòng Melania Trump đưa ra hôm thứ Ba (11/3). “Trong những bài báo này, các nguồn tin ẩn danh được trích dẫn để củng cố các tuyên bố của tác giả.”


Sau đó, tuyên bố này nói thêm rằng “chúng tôi yêu cầu quý độc giả thận trọng và đánh giá hợp lý khi xác định xem những câu chuyện liên quan đến cựu Đệ nhất Phu nhân có chính xác hay không, đặc biệt là khi các bài báo này không trích dẫn bà Trump làm một nguồn thông tin.” Bà cựu đệ nhất phu nhân, cũng vừa đăng “Chúc mừng Lễ Phục Sinh” trên Instagram hôm Chủ Nhật (09/04), đã không cung cấp các chi tiết nào khác.


Trong tuần qua, New York Post, Daily Mail, và các tờ báo lá cải khác đã phát hành nhiều bản tin mang tính suy đoán, trong đó có một báo cáo có nhan đề “Bà Melania không xuất hiện tại buổi nói chuyện của ông Trump ở dinh thự Mar-a-Lago sau phiên tòa buộc tội.” Vài ngày sau, tờ NY Post đăng một bài báo khác nói rằng cựu đệ nhất phu nhân “được nhìn thấy lần đầu tiên” tại bữa nửa buổi (brunch) ở Mar-a-Lago với cựu tổng thống Trump kể từ khi ông bị bắt, còn tờ Daily Mail đã đăng các bài báo có nhan đề tương tự trong khoảng tuần vừa qua.


BM


Hồi tuần trước, ông Trump đã có một bài diễn văn sau khi ông bị buộc tội ở Manhattan về các cáo buộc liên quan đến các khoản thanh toán cho bà Stormy Daniels trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Ông Trump không nhận tội nào trong 34 cáo buộc liên quan đến việc làm sai lệch các hồ sơ kinh doanh, đồng thời phủ nhận mọi hành vi sai trái trong bài diễn văn này và trên nền tảng mạng xã hội của mình.


Ông Trump, một ứng cử viên tổng thống năm 2024, đã bay về Florida sau phiên tòa buộc tội đó và trình bày trước một đám đông những người ủng hộ. Buổi diễn thuyết này đã được phát hình trực tiếp. Một phóng viên của NY Post đã tham dự sự kiện này và hỏi Tổng giám đốc MyPillow Mike Lindell về nơi ở của bà Melania. Theo tờ NY Post, ông Lindell đã đáp lại, “Tôi không biết. Tôi sẽ đi tìm hiểu,” khi bước ra khỏi phòng sự kiện.

BM

Ba người con của cựu tổng tư lệnh — ông Donald Trump Jr., bà Tiffany Trump, và ông Eric Trump đã tham dự sự kiện này. Những người ủng hộ khác bao gồm các Dân biểu Matt Gaetz (Cộng Hòa-Florida), Marjorie Taylor Greene (Cộng Hòa-Georgia), ông Lindell, và ứng cử viên Đảng Cộng Hòa Kari Lake thuộc tiểu bang Arizona.

Vụ án

BM

Các công tố viên cho biết ông Trump đã âm mưu phá hoại cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu thông tin vốn có thể gây hại cho việc ứng cử của ông, sau đó che giấu bản chất thực sự của các khoản thanh toán tiền bịt miệng. Theo văn phòng Biện lý Quận Manhattan, các khoản thanh toán này đã được gửi cho bà Daniels, cựu người mẫu Karen McDougal, và một người gác cửa.


Trong phần trình bày của mình, ông Trump một lần nữa tuyên bố rằng cuộc điều tra trên có động cơ chính trị, đồng thời chỉ trích Biện lý Quận Alvin Bragg và thẩm phán trong vụ án ở New York. “Tội duy nhất mà tôi đã phạm phải là cương quyết bảo vệ quốc gia của chúng ta khỏi những kẻ tìm cách phá hủy quốc gia này,” ông Trump nói.


Trên nền tảng Truth Social, ông Trump thường đăng bài về vụ án trên và ông Bragg, biến vụ việc trở thành chủ đề trọng tâm trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 của ông một cách hiệu quả. Một số cuộc thăm dò được thực hiện sau phiên tòa buộc tội này cho thấy ông Trump vượt xa các ứng cử viên Đảng Cộng Hòa đã công bố tranh cử và các thành viên chưa công bố khác.


BM


“Đảng Dân Chủ với THÔNG TIN GIẢ đang làm việc toàn thời gian nói rằng lý do mà ‘cáo buộc’ của Biện lý Quận Bragg thiếu thuyết phục đến mức sẽ giúp tôi giành được Đề cử của Đảng Cộng Hòa, và tôi là người mà họ muốn đối đầu,” ông viết trên nền tảng Truth Social. “Thực ra, cáo buộc đó không thuyết phục là vì họ KHÔNG CÓ GÌ (ngoài GHÉT!), và tôi là người cuối cùng họ muốn đối đầu. Họ đã nói điều tương tự vào năm 2016, và điều đó diễn ra như thế nào? Đảng Dân Chủ Thông tin giả chỉ làm điều đó để hạ bệ tôi, nhưng tôi đã nghe nói về nhiều điều còn tồi tệ hơn thế nữa. MAGA!”


Trong khi đó, các luật sư của ông Trump đã công khai cho biết họ sẽ sớm nộp một kiến nghị yêu cầu bác bỏ vụ án của ông Bragg. Các luật sư này cho rằng các lập luận của họ sẽ tập trung vào cáo buộc truy tố có chọn lọc.


BM


“Tôi không nghĩ rằng vụ án này sẽ được đưa ra trước một bồi thẩm đoàn. Tôi nghĩ rằng vụ án này sẽ biến mất trên giấy tờ. Tôi nghĩ rằng sẽ có một thách thức pháp lý cần được thực hiện và sẽ được thực hiện thành công,” luật sư Joe Tacopina nói với chương trình “Good Morning America” của ABC News hồi tuần trước.




Jack Phillips  _  Nhã Đan

https://baomai.blogspot.com/

 

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn sẽ gặp Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ McCarthy vào ngày 05/04 trước khi có chuyến công du tới Mỹ Latinh. Các quốc gia Âu Châu như Cộng hòa Czech, Lithuania, và Vương quốc Anh cũng đang tiếp tục tăng cường can dự chính trị vào hòn đảo độc lập này.

Đồng thời, chúng ta đang nhận được một tràng phát ngôn đậm chất hù dọa khác từ các hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc và người đại diện phát ngôn của bộ ngoại giao đe dọa những người nào dám nói chuyện hoặc gặp mặt Tổng thống Thái.

Quân đội Trung Quốc đang tăng cường đe dọa quân sự xung quanh Đài Loan. Và trong vũ khúc thay đổi công nhận ngoại giao này, Bắc Kinh đã thuyết phục được Honduras thay đổi, trong khi Tổng thống sắp mãn nhiệm của Micronesia David Panuelo lại đưa ra triển vọng quay trở lại công nhận Đài Loan.

Ngoài tất cả những chuyện này, điều quan trọng đối với việc tranh luận công khai của Úc là hiểu được rủi ro sẽ là gì nếu Bắc Kinh thành công trong việc cô lập Đài Loan, sử dụng sự kết hợp tuyên truyền và đe dọa quân sự để tạo điều kiện cho họ hành động mà không vướng phải sự phản kháng.

Một hậu quả dễ hiểu của sự cô lập tất nhiên sẽ khiến cho việc xâm lược Đài Loan có nhiều khả năng xảy ra hơn, với một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn là một hậu quả chắc chắn đáng lo ngại.

Điều này trở nên thực tế hơn vì động lực này mà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đã nỗ lực kiểm soát Đài Loan.

Và với ông Tập thì ở đây có một yếu tố cá nhân: việc đạt được mục tiêu lịch sử này của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong thời gian ông nắm quyền sẽ đưa ông vượt xa ông Mao Trạch Đông trong đền thờ các danh nhân của Đảng.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và Thống đốc tiểu bang New Jersey Phil Murphy tham dự một sự kiện với các thành viên của cộng đồng Đài Loan ở New York trong một bức ảnh thông cáo báo chí được phát hành hôm 30/03/2023. (Ảnh: Văn phòng Tổng thống Đài Loan/Tư liệu báo chí qua Reuters)
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và Thống đốc tiểu bang New Jersey Phil Murphy tham dự một sự kiện với các thành viên của cộng đồng Đài Loan ở New York trong một bức ảnh thông cáo báo chí được phát hành hôm 30/03/2023. (Ảnh: Văn phòng Tổng thống Đài Loan/Tư liệu báo chí qua Reuters)

Một số nhà quan sát nói rằng Hoa Kỳ có ít lợi ích cốt lõi ở Đài Loan hơn Bắc Kinh, và vì vậy họ sẽ không tranh chấp hòn đảo này — họ cũng nói với chúng tôi rằng nếu Hoa Kỳ không có lợi ích cốt lõi ở đó, thì Úc và các đồng minh khác của Hoa Kỳ còn có ít hơn.

Thật không may, niềm tin này rất phù hợp với hai luận điểm chính trong luận điệu mà Bắc Kinh tìm cách thúc đẩy: quyết tâm không ngừng của họ nhằm “hợp nhất” hòn đảo này với đại lục, bằng vũ lực nếu cần thiết, và việc họ miêu tả sức mạnh của Hoa Kỳ là không đáng tin cậy hoặc yếu ớt.

Bốn lý do tại sao chúng ta phải bảo vệ Đài Loan

Vậy, tại sao Đài Loan là vấn đề an ninh và chính trị cốt lõi đối với Úc, cũng như đối với Hoa Kỳ và các đối tác như Nam Hàn và Nhật Bản?

Có bốn lý do chính: địa lý, số phận của 24 triệu người đang sinh sống trong một nền dân chủ, quyền kiểm soát các yếu tố nền tảng của thế giới kỹ thuật số của chúng ta, và cuối cùng là tác động chiến lược của việc Trung Quốc thắng cuộc xâm lược.

Về địa lý, bằng cách duy trì nằm ngoài sự kiểm soát của Bắc Kinh, vị trí chiến lược và quy mô của Đài Loan có ý nghĩa quan trọng. Điều này làm cho khả năng khai triển sức mạnh của quân đội Trung Quốc trở nên phức tạp và mang lại lợi thế cho các đối thủ tiềm năng của Bắc Kinh trong một cuộc xung đột.

Việc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiểm soát và sử dụng Đài Loan làm căn cứ sẽ làm suy yếu an ninh của Nhật Bản và Nam Hàn và giúp quân đội Trung Quốc chống lại sự tiếp cận và hợp tác của Hoa Kỳ với các đồng minh của nước này.

Điều này sẽ gây bất lợi cho các lợi ích an ninh của Úc và sự ổn định của Đông Bắc Á.

Nói một cách đơn giản về con người, thì Đài Loan là một hòn đảo có khoảng 23 triệu dân ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đóng vai trò là một hình mẫu cho 1.4 tỷ người dân Trung Quốc đại lục rằng một hệ thống chính phủ dân chủ là khả thi đối với họ.

Nếu một nền dân chủ trên đảo với 23 triệu dân không đủ quan trọng để Hoa Kỳ, Úc, và các đối tác khác giúp bảo vệ, thì tại sao Úc lại có sự tin tưởng rằng các đồng minh và đối tác sẽ giúp bảo vệ Úc?

Nếu Bắc Kinh xâm lược Đài Loan thành công, thì việc không hành động của Hoa Kỳ sẽ làm suy yếu sâu sắc quyền lực của Hoa Kỳ và cho thấy Hoa Kỳ cùng các đồng minh và đối tác của họ — bao gồm cả Úc — không thể hành động cùng nhau để bảo vệ các lợi ích chung quan trọng khi đối diện với hành động của ĐCSTQ.

Đài Loan cũng là một nguồn cung cấp công nghệ cao quan trọng, bao gồm phần lớn năng lực sản xuất chất bán dẫn toàn cầu.

Một kỹ sư cầm một vi mạch bán dẫn tại Viện Nghiên cứu Chất bán dẫn Đài Loan ở Tân Trúc, Đài Loan, vào ngày 11/02/2022. (Ảnh: Ann Wang/Reuters)
Một kỹ sư cầm một vi mạch bán dẫn tại Viện Nghiên cứu Chất bán dẫn Đài Loan ở Tân Trúc, Đài Loan, vào ngày 11/02/2022. (Ảnh: Ann Wang/Reuters)

Nếu bị Bắc Kinh kiểm soát, thì các lợi thế của Đài Loan sẽ nghiêng cán cân sức mạnh quân sự, công nghệ, và kinh tế theo hướng có lợi cho ĐCSTQ và thu hẹp các khoảng trống trải dài trong nền kinh tế Trung Quốc và năng lực công nghệ của nhà nước.

“Việc tách rời kỹ thuật số” sẽ tăng tốc, nhưng theo những cách không có lợi cho Úc hoặc các nền dân chủ tự do khác.

Ngoài ra, các nhà phân tích khẳng định rằng về mặt chiến lược thì Đài Loan không quan trọng đối với Hoa Kỳ cùng chiến lược và sức mạnh đồng minh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, gợi nhớ một cách kỳ lạ đến những người mà hồi đầu những năm 2010 đã gạt bỏ tầm quan trọng của việc xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông “chỉ là một đống đá” hoặc là “các cọc tín hiệu.”

Tác động chiến lược của việc xây dựng đảo của Trung Quốc và phát triển các năng lực quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, kết hợp với phản ứng không hiệu quả từ các quốc gia khiếu nại, Úc, Hoa Kỳ, và các đối tác cùng chí hướng khác, đã làm gia tăng sức mạnh của Trung Quốc ở Bắc và Đông Nam Á. Đài Loan là một vùng thổ nhưỡng quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ loại đá nào trong số này.

Đã đến lúc ngừng bị phân tâm

Khi chúng ta chứng kiến Đài Loan thực hiện các hành động mới để tiếp cận tới các đối tác trong khu vực của chúng ta và châu Âu, kèm theo là các mối đe dọa từ Bắc Kinh, sẽ hợp lý khi nghĩ về những gì mà các chính trị gia và quan chức Úc có thể làm để giúp ngăn chặn ĐCSTQ cô lập chính trị và làm mất tinh thần của Đài Loan và người dân của hòn đảo này.

Điều quan trọng là phải đưa ra tín hiệu về mối quan tâm rõ ràng của Úc đối với tình trạng của Đài Loan rằng [hiện trạng đó] sẽ không bị thay đổi bởi vũ lực — như chính phủ của chúng ta đã làm.

Nhưng điều quan trọng không kém là vận dụng các chiến lược và kế hoạch răn đe cùng với các đối tác của mình, trong khi tăng cường sự tham gia về chính trị, kinh tế, và giao tiếp giữa người với người với nền dân chủ sôi động, có cùng chí hướng của Đài Loan và người dân của nước này.

Cuộc tranh luận công khai của Úc lặp đi lặp lại một cách thiếu óc phê phán các giọng điệu của Bắc Kinh hoặc là đi chệch sang hướng liệu tiếng nói trong nước có đơn giản là đang tạo ra sự lo lắng hay không đã chiếm thời gian để Úc tìm hiểu những gì đang thực sự bị đe dọa — và những gì có thể làm để ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng vũ lực đối với người dân Đài Loan.

Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Cẩm An biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

TÂM SỰ CỦA MỘT BÁC SĨ MIỀN BẮC

 

https://baomai.blogspot.com/

“ Tính không trả lời câu hỏi này vì không có thời gian, bởi tuần này đổi thời khóa biểu nên suốt từ 7g tối qua đến 12g trưa nay tôi làm việc liên tục. Về nhà ngủ được một giấc rồi lại phải đi làm, đến giờ mới vừa ăn cơm xong. Nhưng thôi, trả lời cho thỏa lòng người hỏi ".
Nếu như có người hỏi là “ Tại sao Nhàn Lê sinh ra lớn lên, học hành ở miền Bắc nhưng bây giờ lại nói người Bắc chúng tôi làm hỏng hết, rồi lại thích miền Nam, lại thích luôn cái chế độ miền Nam trước 1975 nữa… Nhàn Lê đã ăn cháo, đá bát ”… nói chung là phụ bạc nơi nuôi mình khôn lớn.

– Vậy Nhàn Lê trả lời sao ? 

***

https://baomai.blogspot.com/

Thưa các anh chị!
Thưa các bạn và các em!
Chính vì tôi đã nhìn quá rõ, tôi hiểu quá thấu nên tôi biết nó hỏng, và tôi nói ra sự thật là nó hỏng.

1. Tại sao tôi làm bác sĩ? 

Mẹ tôi nói “ Con ạ, bây giờ đi bệnh viện mà không có tiền thì họ không chữa cho mình đâu ”.
Tôi đã nói “ Mẹ cố gắng mẹ nhé, lớn lên con sẽ làm bác sĩ, con chữa bệnh cho mẹ khi ấy mẹ sẽ không phải mất tiền nữa, còn bây giờ mẹ phải tìm mọi cách để giữ lấy mạng sống của mình ”.

Vì lời hứa của đứa trẻ 8 tuổi khi ấy đã thôi thúc tôi vượt qua rất nhiều khó khăn mà không thể kể hết của một đứa con nhà nghèo, đến ăn còn không đủ no, ăn 2 bữa cơm độn khoai cho no đã là quá sức của cha mẹ nó, bữa sáng là một điều xa xỉ.

https://baomai.blogspot.com/

Tôi hỏi ngược lại, nếu một xã hội tốt đẹp thì một đứa bé 8 tuổi nó có phải nghĩ tới vấn đề nhức nhối đó không? Hay nó được lớn lên với một tuổi thơ trong sáng, êm đềm và mơ mộng? 

Cha mẹ tôi đã phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để có được hạt gạo mà nuôi chị em tôi trong khốn khó, vậy TÔI PHẢI BIẾT ƠN AI?

– Vì đất nước phải bước vào thời kỳ quá độ để đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, cho nên đảng và chính phủ đã tập trung xây dựng nên những con người mới XHCN.

Ở nông thôn, ông bà cha mẹ chúng tôi bị ép buộc vào hợp tác xã, nhưng hậu quả của nó như thế nào thì ai cũng thấy rõ, một ngày lao động (một công) được tính bằng 800 g thóc, toàn dân đói rã họng nhưng không ai được đi ngược lại chủ trương của đảng và nhà nước.
Không ai được trồng thêm củ sắn, củ khoai để cứu đói cho đàn con đang tuổi ăn, tuổi lớn của mình. 

Chị em chúng tôi phải đi vớt bèo dưới cái lạnh cắt da, cắt thịt để nuôi lợn, con lợn ấy lớn lên phải bán nghĩa vụ cho hợp tác xã, nhìn họ cướp đi công sức của mình mà nước mắt lưng tròng, chúng tôi thèm nhỏ dãi miếng thịt nhưng không có ăn, đến tết thì hợp tác mới chia cho được mấy lạng… Để hậu quả kéo dài cho tới tận bây giờ cứ có mùi nhang là tôi lại thèm ăn thịt luộc ( bởi hồi đó Tết thắp nhang cúng ông bà thì mới có thịt ăn một bữa liếm mép ).
Ai đã nuôi tôi khôn lớn? Cha mẹ tôi hay đảng và chính phủ?

Ai đã cướp con lợn, ai đã cướp miếng thịt của chị em chúng tôi để giờ đây nói tôi đái bát?
Dưới cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông, chúng tôi sống hoang dã như những đứa trẻ mà Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã nhìn thấy và mô tả. Có ai cho tôi manh áo ấm không?

Chúng tôi đi chân trần trên băng giá, có ai cho tôi đôi dép không hay chỉ biết đến cướp đi thành quả lao động của chúng tôi?

Và nếu hồi đó không có cái chủ trương vào hợp tác xã chết tiệt ấy thì chiều cao của tôi có lẽ hơn bây giờ ít nhất là 5 cm, khi đi ra quốc tế tôi có thể nhìn ngang chứ không phải như bây giờ là phải ngước lên và tự hỏi rằng “ cao như thế có mát hơn không ”.

Thời ấy muốn thịt con gà cũng phải giấu giếm đừng để nó kêu, bởi ăn thịt là có tội, mình nuôi nó lớn nhưng không được phép ăn mà phải bán cho nhà nước … để làm gì?

“ Mỗi người làm việc bằng hai để cho cán bộ mua đài mua xe. Mỗi người làm việc bằng ba để cho cán bộ xây nhà xây sân ” 
Như vậy phải hỏi tôi có hận hay không chứ? Tại sao tôi phải biết ơn, ơn ai? Ơn cái đứa chết tiệt nào nó đẻ ra cái chính sách vận hành ngu xuẩn và dốt nát thể? Để một thế hệ người Việt thấp còn và đần độn vì thiếu dinh dưỡng? Ai nuôi tôi lớn kiểu điên rồ như thế để bắt tôi phải biết ơn?

2. Tại sao tôi yêu miền Nam? 

Khi tôi nửa ăn, nửa nhịn để cố gắng lê lết cho hết 6 năm đại học, có những hôm đi phụ mổ bị té xỉu … nói lời hay ý đẹp là kiệt sức, nhưng thực ra là ĐÓI ĂN.

Tôi đói ăn suốt 6 năm đại học, chất dinh dưỡng nào để cho tuổi này cạnh tranh tầm vóc với thế giới? Có ai cho tôi xu nào để tôi ăn cho đỡ đói không hay chính mẹ tôi, đến cái bánh cũng không dám ăn mà phải để dành tiền cho tôi, cho dù chỉ là 500 đồng?

https://baomai.blogspot.com/

Và sau khi ra trường, tôi long đong lận đận đến 3 năm, cầm tấm bằng mà bao nhiêu lần bật khóc.

Bố tôi đã nói:

“ Con ạ, mình không có chức, không có quyền cũng không có tiền nên xin việc khó lắm, có lẽ bố mẹ đã bất lực, con hãy tự tìm đường đi cho mình. Xã hội này không có chỗ nào công bằng để đấu sức bằng trí tuệ của mình đâu con.

Tất cả đều được đo đếm bằng tiền cho dù tiền đó là tiền tham nhũng, cho dù tiền đó là tiền hối lộ. Cho dù đó là tiền tham ô mồ hôi và nước mắt của người dân để họ đút vào túi riêng, cái túi tham vô độ làm cho cuộc sống của người dân trở nên khốn cùng.

Cha mẹ nuôi 6 năm ăn học đã kiệt sức lắm rồi con ”. 

Nhắc lại lần thứ ba là đã có lúc tôi tính đến việc đi vận chuyển ma túy thuê để có tiền xin việc, nhưng may thay chợt nhớ tới câu của nhà Phật rằng “Phàm làm việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả của nó” và tôi đã giật mình tỉnh thức. Nếu không thì có lẽ thân xác này đã trở về với cát bụi hoặc giờ này tôi đang cải tạo với cái án chung thân trong một nhà tù nào đó.

Có ai và có bao giờ rơi vào tình cảnh tuyệt vọng như thế không? 

Chỉ vì không có tiền xin việc, cho nên tôi hỏi lại đứa nào ăn cháo, đứa nào đái vào bát?

Nếu không có mảnh đất Sài Gòn cho tôi lưu lạc thì giờ này có tôi đang ngồi gõ phím không?

https://baomai.blogspot.com/

Nếu không có con người Miền nam hiền hòa thì tôi có sống được?
Nếu họ lưu manh lừa lọc khi tôi mới chân ướt chân ráo đến đây thì cuộc đời tôi sẽ khốn nạn ra sao?

Vì sao họ lại hiền hòa như vậy? 

Đó là vì cha ông của họ sống có nhân, có nghĩa và chính lớp người đi trước đã dạy con cháu họ như vậy, chứ không phải cái thứ lưu manh, lừa đảo.Và tôi biết qua những người bạn thì Sài Gòn cũng không còn được như xưa nữa, vì sao? 
Ai đã làm nó trở nên hoang tàn như thế? Ai đã làm cho nó mất tình người như thế?
“ HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI. HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI! ”
Lê Nhàn


https://baomai.blogspot.com/