Thứ Tư, 21 tháng 12, 2022

SAIGON CỦA TÔI THỂ XÁC KHÔNG CÒN MÀ LINH HỒN THÌ Ở ĐÂU?

 


BM
'Sài Gòn của tôi không còn nữa'

Anh công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất sau khi xem hộ chiếu của tôi hỏi: 'Anh là Nguyễn…'

Tôi hồi hộp đón nghe chữ Hòa bút danh của tôi, nhưng không phải, anh ta xướng tên cha sinh mẹ đẻ của tôi trên hộ chiếu.

Vậy là điều lo lắng nho nhỏ khi vào Việt Nam đã không xảy ra. Quan sát anh công an từ đầu, không thấy dấu hiệu nào là tôi bị một cái gì đó trong màn hình máy tính của họ.

Cách đây độ vài năm, báo Nhân Dân, Quân đội Nhân Dân… những tờ báo bảo vệ "quan điểm đường lối" cứng rắn nhất, có lần hài bút danh tôi trên những bài báo của họ, cho là tôi đã xuyên tạc thế này thế kia.

BM
  
Vào Việt Nam lần này tôi chuẩn bị tinh thần là họ sẽ không cho tôi vào, hay tệ hơn là sẽ giữ tôi vài giờ để thẩm vấn gì đó rồi đuổi ra.

Nhưng không có gì xảy ra cả.

Họ chưa biết thân phận tôi?

Họ biết nhưng chẳng thấy tôi là cái gì quan trọng?

Họ không quan tâm tới nữa?

Thời điểm này không có sự kiện gì quan trọng nên họ cho tôi vào?

Hay đơn giản như một nhà bất đồng chính kiến sau đó nói với tôi, là họ hết tiền, không có người làm?

Mà thôi chuyện đấy là chuyện của họ, còn chuyện của tôi là háo hức xem thành phố Sài Gòn của tôi đổi thay như thế nào trong hơn chục năm qua.

Một sự đổi thay kinh hoàng!

Cao ốc và nhà đất

BM
  
Tôi hoàn toàn không nhận ra những con đường từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố.

Kế tiếp khi vào đến trung tâm tôi cũng không nhận ra nốt.

Con đường Lê Duẩn (trước đó là 30/4, trước nữa là Thống Nhất), trong tâm khảm tôi là một đại lộ rộng lớn, nay trở thành một con đường hẹp với hai hàng cao ốc sừng sững hai bên.

Đường Nguyễn Thi Minh Khai (trước kia là Xô Viết Nghệ Tĩnh, trước nữa là Hồng Thập Tự) biến mất, chỉ còn những tòa tháp bằng kính và bê tông sắt thép cao ngút mắt.

Con đường Lê Quý Đôn thơ mộng nhường chỗ cho một làng nướng vĩ đại với các kiểu quán ăn san sát.

Tôi tìm tới một con hẻm trên đường Phạm Ngọc Thạch (trước kia là Duy Tân) vẫn còn một dãy ghế thấp của một hàng cà phê cóc, ngồi đấy mà nhớ cái yên tĩnh trước kia, vì bây giờ thì 24/7 không ngớt xe cộ, lúc nào cũng kẹt.

BM
Các quán kem và cà phê buổi tối trung tâm quận nhất Sài Gòn

Lên chút nữa là Hồ Con rùa, bây giờ nghìn nghịt xe gắn máy, các tòa nhà hẹp cao chất ngất như đè bẹp các hàng cây sao trăm tuổi.

Quận 1 và Quận 3, một thời vang bóng với những biệt thự sơn màu vàng nhạt, màu trắng, với những giàn hoa giấy từ thời thuộc địa, đã mất tích. Cố công tìm lắm mới thấy một vài bức tường cũ che khuất sau những cửa hàng mặt tiền, hay những biển quảng cáo rực rỡ.

BM
  
Cái thể xác Sài Gòn "của tôi", nơi cho tôi biết thế nào là một đô thị khi tôi mới chập chững biết đi, nơi cho tôi những tháng ngày vui buồn dưới những hàng cây mát mẻ ở tuổi hoa niên, đã biến mất.

Theo những con số chính thức, bây giờ đã có đến 10 triệu người cư ngụ ở Sài Gòn và những quận mới mở sau này của nó. Tức là cứ 9 người Việt Nam thì có một người sống tại Sài Gòn.

Đông đúc dân cư là một nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho nạn kẹt xe 24/7 của Sài Gòn hiện nay. Nhưng còn một nguyên nhân khác nữa, mà người ta đã nói đến cách đây hơn 30 năm, đó là người ta cứ tiếp tục xây cất ở khu trung tâm những tòa nhà cao ốc, nơi có cả trăm, cả ngàn người, hàng ngày vào làm việc, vậy làm sao mà không kẹt xe cho được.

Thành phố Sài Gòn bây giờ có dáng dấp của bất cứ thành phố của một nước kém phát triển nào trên thế giới, có nghĩa là khu trung tâm cao ốc tài chính thương mại, bao quanh là những vết dầu loang của các khu dân cư mới, lộn xộn nhếch nhác.

Một buổi sáng sớm, tôi vào một quán cà phê của một khu dân cư mới. Gần quán là một con kênh khá lớn, nước đã bắt đầu có màu xám, đầy rác.

BM
Bên trong một quán cà phê tại trung tâm Sài Gòn

Ngoài tôi ra thì những vị khách sớm sủa của quán đều là những tay "cò" địa ốc, với điện thoại di động trong tay, trò chuyện rôm rả. Sau ít phút có hai người vào ngồi chung bàn với họ, và câu chuyện về đất đai, qui hoạch tiếp tục rôm rả. Anh bạn đi cùng nói cho tôi biết hai người đó là chủ tịch và trưởng công an phường.

BM
  
Khắp nơi là bảng rao bán đất bán nhà, các văn phòng môi giới nhà đất. Về nguyên tắc đất đai vẫn là sở hữu toàn dân, nhưng các văn phòng tư nhân này làm hết mọi chuyện, từ lo giấy tờ nhà đất, cho đến cả cấp biển số nhà.

Giá một ngôi nhà liên kế (town house bên Mỹ) 3 tầng lầu, trong một khu mới mở như vậy vào khoảng 5 tỉ đồng, tức khoảng 200 ngàn đôla Mỹ, mà xung quanh không có gì cả, từ cống rãnh cho đến vỉa hè.

BM
Các quán ăn Nhật và Hàn trên đường Tôn Thất Thiệp

Anh Bảo, một bạn đồng nghiệp cũ mua một căn chung cư ở tầng 6, tại một khu gần cầu Tham Lương, xưa là Hóc Môn, nay là quận 12. Hai vợ chồng sống trong một diện tích 44 mét vuông, chỉ có một phòng ngủ. Giá của căn này là hơn một tỉ đồng, tức là vào khoảng 50 ngàn đôla Mỹ.

Và giá nhà đất tiếp tục lên. Một số người bạn cũ của tôi nhờ đó có trong tay cả trăm ngàn đô la Mỹ, thậm chí cả triệu đô la Mỹ.

Nhưng số người như vậy không nhiều. Đa số những người dân sống ở Sài Gòn hiện nay làm việc trong những khu nhà máy ở ngoại ô, với mức lương khoảng 7 triệu đến 10 triệu một tháng. Họ chỉ có thể ở thuê các gian phòng nhỏ gần khu nhà máy.

Anh Bảo bạn tôi cho biết là gia đình nhỏ của anh mỗi tháng xài khoảng 30 triệu đồng, và anh phải ở trong một khoảng không gian 44 mét vuông như vậy, thì chắc chắn những người làm trong nhà máy kia không bao giờ có thể sở hữu một chỗ riêng cho mình.

Chị Hồng bạn tôi làm cho một công ty nước ngoài, hàng ngày đi làm bằng tắc xi. Số tiền chị chi cho việc đi lại hàng tháng lên đến 10 triệu đồng, gần gấp đôi toàn bộ thu nhập của một công nhân bình thường.

VIN, VIN, và VIN

Ngoài những cao ốc và nạn kẹt xe, điều thứ hai làm cho tôi có ấn tượng là nhãn hiệu VIN ở khắp mọi nơi. Mọi khu phố đều có những cửa hàng tạp hóa Vinmart, rải rác đây đó bảng quảng cáo cho xe hơn Vinfast, ngự trị tại trung tâm thành phố là một cao ốc bán đồ đắt tiền tên là Vincome, dọc bờ sông Sài Gòn là các cao ốc Vinhome sừng sững, với trung tâm là một tòa nhà, nghe nói cao nhất nước, 81 tầng, mà đi đâu ở Sài Gòn người ta cũng có thể nhìn thấy nó.

BM
Khu cao ốc Vinhomes và toà nhà 81 tầng nhìn từ sông Sài Gòn

Chị Hồng bạn tôi khen ông Vượng, chủ của nhãn hiệu VIN là một người giỏi giang.

Một người em họ của tôi là Huy nói rằng VIN đang rất được chính phủ hỗ trợ, có tham vọng làm tất cả mọi sản phẩm phục vụ người dân, theo nguyên văn lời Huy, là từ khi chào đời cho tới lúc nhắm mắt.

Chị Minh, một người bạn khác của tôi, là giáo viên đại học về hưu, lại mắng ông chủ của VIN là tay lừa đảo, móc ngoặc với các viên chức tham nhũng để chiếm những khu đất mắc tiền, những khu đất lẽ ra phải phục vụ công ích như khu bờ sông Sài Gòn chẳng hạn.

BM
  
Anh P, một nhà bất đồng chính kiến thì nói với tôi rằng chuyện lên như diều gặp gió của VIN chắc chắn có nhiều rủi ro, vì nền kinh tế chính trị Việt Nam là nền kinh tế chính trị sân sau, hàm ý ông Vượng chắc cũng là sân sau của ai đó trên trung tâm quyền lực.

Huy em tôi là người có chơi chứng khoán khá thành công, tuy vậy Huy không đụng đến cổ phiếu của VIN, mặc dù biết rằng VIN đang được chính phủ ra sức quảng bá và giúp đỡ.

Chị Minh nói với tôi rằng VIN nắm hết cả giới truyền thông Việt Nam, cứ có một bài viết nào không có lợi cho họ thì lặp tức sẽ bị gỡ xuống. Một nguồn tin mà tôi chưa kiểm chứng được nói rằng chuyên gia Đ, lúc đầu cho rằng VIN sẽ không thành công, nhưng sau đó đã đổi giọng khen ngợi VIN.

Anh P nói với tôi ngay cả những người độc lập với nhà nước như anh và một số bạn bè, khi viết về VIN trên mạng cũng cẩn trọng vì e ngại bất trắc xảy ra với mình.

Truyền hình và ngôn ngữ

BM
  
Cả thành phố hầu như không còn sạp báo nào nữa. Điều cũng hiển nhiên như trào lưu thế giới là thông tin chuyển đi bằng Youtube và truyền hình.

BM
  
Truyền hình Việt Nam thì tôi không lạ. Khi tôi rời khỏi Việt Nam nó đã có những chương trình giải trí, thương mại rầm rộ. Ghé mắt xem thử một chương trình truyền hình buổi trưa, tôi thấy tính giải trí và thương mại hiện nay còn hơn xưa rất nhiều, với xướng ngôn viên rất trẻ trung và thời trang. Đặc biệt là các tin kiểu xe cán chó, chó cán xe thì đầy ắp.

Điều đáng chú ý nhất là trên các kênh truyền hình này người ta nói bằng một thứ tiếng Việt mà tôi cảm thấy bắt đầu lạ lẫm. Ví dụ như khi đưa hình ảnh một số em bé ngồi trên thành xe hơi mui trần đang chạy rất nguy hiểm, người kể chuyện thay vì hỏi rằng tại sao cha mẹ các em bé lại để cho con họ như vậy, thì lại nói rằng cha mẹ các em bé "không có động thái gì".

BM
  
Trên các chuyến xe bus, loa tự động cũng dùng một ngôn ngữ như vậy, thay vì nói ai muốn xuống xe thì bước ra cửa, họ lại thêm vào là ai "có nhu cầu" xuống xe,…..

Tờ báo Sài Gòn Giải Phóng tôi có ở khách sạn đưa tin ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành ủy, người có trách nhiệm cao nhất ở thành phố này, làm việc với Sở xây dựng về qui hoạch đô thị.

Ông nói như thế này: Sở xây dựng phải xác định "trạng thái không bế tắc" trong chiến lược phát triển đô thị.

BM
  
Tôi đem câu này ra hỏi một số người bạn Sài Gòn, họ cũng như tôi, không hiểu ông muốn nói gì.

Trong những ngày tôi ở Sài Gòn, chuyện biểu tình ở Hong Kong đang thu hút giới truyền thông cả thế giới. Trong các chương trình truyền hình ở đây tôi không thấy tin này đâu cả. Thay vào đó là câu chuyện một anh nào đó bên Nga chuyên vẽ trên kính xe đầy bụi, cô ca sĩ MT lo cho mẹ ở nhà,…

Và các kênh truyền hình mà tôi xem thu hút rất đông khán thính giả. Tôi không nghĩ rằng các chương trình bằng tiếng Việt từ hải ngoại có thể thu hút đông như vậy khán thính giả trong nước. Truyền thông của nhà nước đang thắng lớn.

Những người muôn năm cũ

Tôi có nhiều bạn bè ở Sài Gòn, những người đã ở Sài Gòn vài thế hệ, và cả những người mới đến.

Đón người bạn biền biệt là tôi trở về, họ không cho tôi trả một thứ gì cả, từ tiền vé tắc xi cho đến cốc cà phê sáng.

Và may mắn cho tôi là họ vẫn nói chuyện với tôi bằng một ngôn ngữ bình thường, không phải loại ngôn ngữ trên truyền hình mà tôi vừa kể.

Họ là những người trung lưu của thành phố này. Mức độ sung túc của họ sàng sàng giống nhau, nhưng quan điểm xã hội chính trị khá đa dạng.

Có những người như chị Hồng chẳng hạn, dù rất bực dọc với những nhũng lạm hàng ngày nhưng nói rằng đâu có thể làm gì khác với một hệ thống mà mình không thể sửa đổi được.

BM
  
Chị Minh thì muốn rời Việt Nam, nhưng anh chồng không đồng ý. Anh ở đây sống tốt hơn rất nhiều người, buôn bán chứng khoán kiếm lời nhiều. Con cái họ đều đang làm việc ở nước ngoài.

Huy em tôi, đang làm ăn phát đạt nhờ mở một nhà hàng bán cho thực khách người Đài Loan, Trung cộng làm việc trong các khu công nghiệp, nhưng lại rất lo ngại là người TC đang ngày càng hiện diện quá nhiều tại Việt Nam.

Cô em họ tôi là Khánh, làm việc cho một ngân hàng lớn, có hai đứa con đang lớn, thì mặt mày đăm chiêu vì không có cách nào cho các con ra nước ngoài.

Anh bạn Bảo kể cho tôi câu chuyện buồn của gia đình trong đêm chia tay. Anh có đứa con nhỏ bị bệnh tự kỷ, phải tốn tiền cho vào một trường tư nhân, nhưng sau một thời gian, trường bảo là không thể cho bé học ở đó nữa vì ảnh hưởng tới thành tích. Vợ Bảo phải nghỉ việc ở nhà nuôi dạy con gái. Bảo nói với tôi rằng: Đó là nhà mình còn có chút đỉnh tiền, những người công nhân thì sao?

BM
  
Bảo cũng nhận xét như tôi quan sát, là vẻ mặt của những người đi xe gắn máy ngoài đường căng thẳng hơn rất nhiều so với trước, và người ta dễ ẩu đả với nhau hơn.

Tôi đi xe bus về khách sạn. Người soát vé là một anh bạn trẻ có gương mặt và cái nhìn rất thân thiện, luôn tay giúp đỡ nhiều bà cụ già buôn bán về muộn.

Ngang qua khu vực số 4 Phạm Ngọc Thạch, thấy đèn đuốc sáng lòa, cả trăm bạn trẻ đang gào thét cùng hai ca sĩ người Hàn Quốc trên sân khấu.

BM
  
Xe cắt qua cuối đường Nguyễn Huệ, nay đã là một con đường dành cho người đi bộ, cả ngàn người trẻ tuổi đang ăn uống rong chơi, các căn chung cư trên con đường này được cho các quán cà phê thuê, rực rỡ ánh đèn màu. Xe chạy ngang khu VINhomes, tọa lạc trên xưởng tàu Ba Son cũ. Những cao ốc lấp lánh đèn y hệt như cảnh Hong Kong về đêm.

Sài Gòn của tôi có lẽ không còn nữa. Tôi cũng không biết là nên vui hay buồn. Cuộc sống phải đi tới, nhưng đi về đâu? Những người Sài Gòn tôi gặp lại vẫn chân tình, vẫn chịu chơi, họ vẫn giúp đỡ người khác như anh bạn trẻ soát vé xe bus trước mặt tôi.

Thể xác Sài Gòn không còn nữa, nhưng liệu hồn cốt nó vẫn còn đấy không?



Joaquin Nguyễn Hòa

BM

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

MỘT NGƯỜI ĐI XA. NHẠC TRÚC PHƯƠNG. TRÌNH BÀY: DUY VĂN

TRẬN TUYẾN TRUYỀN THÔNG

 


image
Chắc hẳn các bậc cao niên ở Hà Nội vẫn còn nhớ xảo kế Buôn Thần Bán Thánh hồi tháng 7 năm 1954?
‘Trong quẻ xâm này, Thánh dạy chớ có đi xa, nhất là đi về hướng Nam. Không nên đi tàu bay, hay tàu thủy …Năm nay mà đi xa thì dễ gặp sóng gió, hay tai nạn hiểm nghèo. Cần săn sóc mồ mả tổ tiên rồi cầu xin điều gì, sẽ được điều nấy’.
Vì tin vào lời ‘Thánh dạy’ trong quẻ xâm có nội dung đại cương như thế, một số khá đông dân cư ở Hà Nội, đã bỏ dự định vào Nam tỵ nạn Cộng Sản. Trong đó có thân nhân của chúng tôi. Hồi ấy, ít người biết VC đội lốt thầy tu, xâm nhập vào chùa chiền — như ở đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc và nhiều nơi khác — để thực hiện xảo kế Buôn Thần Bán Thánh kể trên. Hệ quả là nhiều nạn nhân bị nhiễm độc, rồi sa vào thảm cảnh, gia đình ly tán: Người tin theo lời ‘Thánh dạy’ trong quẻ xâm thì ở lại quê nha để ‘săn sóc mồ mả tổ tiên’. Kẻ sợ hãi Cộng Sản hơn là sợ ‘tai nạn hiểm nghèo’ thì nhất quyết, tìm đường trốn vào Nam tỵ nạn.

Thật ra, xảo kế nêu trên chỉ là trường hợp điển hình — trong muôn vàn trường hợp khác —cho thấy, tác hại do SÁCH LƯỢC tuyên truyền lừa bịp của Cộng Sản trên ‘Trận Tuyến Truyền Thông’ (TTTT).
Chúng tôi xin minh định, TTTT được hiểu theo nghĩa rộng, đó là lãnh vực Tâm Lý Chiến, bao gồm việc loan tin, hay phổ biến tác phẩm (văn thơ, nhạc kịch, phim ảnh, hội hoạ v.v) qua nhiều phương tiện khác nhau, như Internet, đài phát thanh, đài truyền hình, sách báo, truyền đơn, băng video, đĩa DVD v.v. với CHỦ Ý tạo ảnh hưởng CÓ LỢI cho phía chủ trương và gây TAI HẠI cho phía đối kháng.

Ôn lại bài học lịch sử thời chiến tranh VN (1954-1975), nói khái quát thì Quân Đội VNCH và Hoa Kỳ không thua Cộng Sản trên chiến trường. Nhưng ngược lại, trên TTTT thì phía VNCH và Hoa Kỳ bị thảm bại: Cả hai quốc gia, nhất là Hoa Kỳ, chỉ chú trọng vào sức mạnh quân sự, nên không có kế hoạch nào hữu hiệu để làm SÁNG TỎ CHÍNH NGHĨA trong cuộc chiến chống lại CS Bắc Việt, làm tay sai cho Nga-Tàu, đánh chiếm miền Nam Tự Do. Vì vậy, dư luận quần chúng Mỹ mới ‘nhiễm độc’, NGỘ NHẬN cho rằng chính quyền Mỹ là ‘tội phạm chiến tranh’!

Chính Tổng Thống R. Nixon đã xác nhận sự thật này trong cuốn ‘No More Vietnams’. Ngay Chương 1 của cuốn sách (từ trang 9 đến trang 23), TT Nixon đã chứng minh, phía CS đã tung ra 22 HUYỀN THOẠI trên TTTT để lừa gạt quần chúng.
Hệ quả là phong trào Phản Chiến ở Mỹ lên cao, gây áp lực, khiến Quân Đội Mỹ phải rút lui khỏi chiến trường năm 1973. Không những thế, Quốc Hội Mỹ còn cắt đứt viện trợ cho VNCH. Quân Đội VNCH không đủ vũ khí để chiến đấu (1973-1975) thì đất nước sa vào ách nô lệ Mác-Lênin ngày 30-4-1975 là lẽ đương nhiên.

Trước kinh nghiệm xương máu nêu trên, nhiều người cầm bút như chúng tôi mới đặt trọng tâm vào việc viết sách báo để góp phần trên TTTT: Nêu cao Chính Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc, nung nấu ý chí đấu tranh, vạch trần tội ác và xảo kế của CS Mác-Lênin. Đến nay, cuốn Ebook TTTT này được thành hình không ngoài chủ đích ấy.
***
Tuyển Tập Tham Luận& Bình
Luận Thời Sự (*)
Free downloads for personal,
educational or academic uses, but NOT
for trade or commercial purposes. (1)

Hàng chục năm trước đây, khi bàn luận về việc sử dụng CHỮ NGHĨA trên TTTT (qua bản tin, lời bình luận, hay trong sách báo v.v.), triết gia Eric Hoffer (1902-1983) đã nêu lên nhận định sâu sắc:
“We know that words cannot move mountains, but they can move the multitude; and men are more ready to fight and die for a word than for anything else. Words shape thought, stir feeling, and beget action; they kill and revive, corrupt and cure.
The ‘men-of-words’ priests, prophets, intellectuals have played a more decisive role in history than military leaders, statesmen, and businessmen”.

Xin lược dịch: “Chúng ta biết chữ nghĩa không thể di chuyển được núi đồi, nhưng có thể lay chuyển được cả biển người. Và số người sẵn sàng chiến đấu và chết vì chữ nghĩa nhiều hơn vì chuyện khác. Chữ nghĩa uốn nắn tư tưởng, khơi dậy nguồn xúc cảm và phát sinh ra hành động. Chữ nghĩa huỷ diệt và làm sống lại; làm hư hỏng và chữa trị.
Những ‘người của chữ nghĩa’ chẳng hạn như các vị Linh Mục, các nhà Tiên Tri, các vị Trí Thức, thường giữ vai trò quyết định trong lịch sử nhiều hơn là các cấp lãnh đạo quân đội, hay các chính trị gia và thương gia”.
Tương tự như vậy, khi bàn luận về sức mạnh của chữ nghĩa, người VN thường nhắc đến lời nói của cổ nhân:

‘Nhất ngôn hưng quốc. Nhất ngôn táng quốc’. Có nghĩa là: ‘Một lời nói làm đất nước thịnh vượng. Một lời nói khiến đất nước suy vong’.

image
Triết gia Eric Hoffer người Hoa Kỳ và tác phẩm “The True Believer”

image

Điển hình trong lịch sử VN là lời nói ‘hưng quốc’ của Trần Thủ Độ và ngược lại là lời nói ‘táng quốc’ của Trần Nhật Hiệu. Thiết tưởng, đây là bài học Tâm Lý Chiến, cần được lưu tâm hàng đầu trên TTTT.

Thật vậy. Năm 1257, trong lúc quân Mông Cổ tiến quân như vũ bão, đánh chiếm VN lần Thứ Nhất, vua Trần Thái Tông cùng quần thần phải rút lui về sông Thiên Mạc. Khi Vua ngự thuyền đến hỏi quan Đại Thần là Trần Nhật Hiệu về kế hoạch chống giặc thì ông ta dùng tay vạch trên mặt nước hai chữ ‘nhập Tống’ — ngụ ý khuyên Vua chạy ra nước ngoài. Rõ ràng, vì khiếp nhược trước sức mạnh của giặc thù, Trần Nhật Hiệu chủ bại, ngỏ lời ‘táng quốc’.
Nhưng đến khi vua Thái Tông hỏi Thái Sư là Trần Thủ Độ thì nhà vua nhận thấy lòng son sắt của bậc lão thần, quyết tâm chống giặc đến cùng:

‘Đầu tôi chưa rơi xuống đất thì xin bệ hạ đừng lo’!

Nhờ lời ‘hưng quốc’ ấy của Trần Thủ Độ, vua Trần Thái Tông vững tâm, lãnh đạo quân dân chuyển bại thành thắng —đánh tan quân Mông Cổ.
Thế rồi sau đó 26 năm, quân Mông Cổ lại sang xâm lăng VN Lần Thứ Hai (1283-1285). Thế giặc lần này mạnh hơn lần trước. Hưng Đạo Vương nhận thấy bất lợi, nên phải rút quân khỏi Lạng Sơn. Thấy vậy, vua Trần Nhân Tông liền gọi Hưng Đạo về Hải Dương để cùng Ngài, bàn việc chống quân Mông Cổ.
‘Thế giặc lớn như vậy, chống với nó e dân sự sẽ tàn hại, hay là hàng chúng để cứu lấy dân’?
Hưng Đạo Vương khẳng khái trả lời nhà vua:

‘Bệ Hạ vì lòng thương dân mà nghĩ như vậy, nhưng còn tôn miếu xã tắc thì sao? Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi trước đã’.

Nhờ lời ‘hưng quốc’ nêu trên, vua Trần Nhân Tông vững tâm và quân dân VN đoàn kết, đánh tan quân Mông Cổ Lần Thứ Hai.

Như vậy thì quả thật, sức mạnh của chữ nghĩa đã góp phần không nhỏ trong lãnh vực tâm lý, quyết định việc thành bại trong cuộc chiến. Nói cách khác, đó là vấn đề Tâm Lý Chiến. Chủ đích là động viên tinh thần chống giặc, hoặc ngược lại là làm băng hoại tinh thần tranh đấu.
Tuy nhiên, đối với CS thì bất kể thời bình hay thời chiến, chúng luôn luôn sử dụng chữ nghĩa mỹ miều để lừa bịp dân chúng: Thường xuyên thêu dệt huyền thoại và đánh bóng lãnh tụ; thường xuyên cưỡng từ đoạt lý để nguỵ tạo ‘chính nghĩa’; thường xuyên tung ra bánh vẽ để xoa dịu khổ đau, hay lòng căm phẫn của dân chúng v.v.

Chính ông ‘Hoàng Đế Đỏ’ Mikhail Gorbachev, cựu Chủ Tịch Liên Bang Sô-Viết sau khi cải tà quy chính, đã xác nhận trước cử toạ trong buổi thuyết trình hôm 18-3-2002 tại trường Columbia University Hoa Kỳ — về đề tài ‘Nước Nga, Hiện Tại Và Tương Lai’:
‘Chế độ Cộng Sản mà tôi phục vụ gần cả đời người, toàn là tuyên truyền lừa bịp. Người Cộng Sản chúng tôi dựa vào những điều gian dối để che dấu sự thật (relied on lies to hide the fact)……

‘Trong khi Liên Bang Sô-Viết, càng ngày càng tụt hậu, ở phía sau các nước Tư Bản Tây Phương rất xa thì người Cộng Sản rao rêu là ‘Chủ nghĩa Tư Bản đang sa vào thảm trạng phá sản, còn chủ nghĩa Cộng Sản đang phát triển tốt đẹp’. Điều ấy, hoàn toàn là luận điệu tuyên truyền lừa bịp quần chúng’.
Trong cuốn ‘Sách Lược Xâm Lăng Của CS’ do ông Minh Võ biên soạn, trên trang 112 có đoạn đã viết nguyên văn:
‘Nhưng công tác mà CSQT chú ý hơn cả và cũng gây ảnh-hưởng tai-hại nhất cho thế-giới tự-do là công-tác tuyên-truyền’…..
‘Để làm công-tác này, CS đã sử dụng những phương-tiện, nhân-sự và tài-chính khổng-lồ mà chi phí hàng năm, theo nữ sĩ Suzane Labin, lên tới 2 tỷ Mỹ-Kim. Số người phục-vụ cho công- tác này lên tới 500 ngàn’.

Nhìn lại sự thật trong lịch sử cận đại (1945-2012), ai cũng thấy: Hàng chục triệu người Việt, liên tục bị Hồ Chí Minh và đảng CSVN lừa bịp. Nào là chiêu bài ‘đánh Pháp chống Mỹ cứu nước’. Nào là chiêu bài ‘cách mạng, giải phóng dân tộc’. Nào là chiêu bài ‘hoà hợp hoà giải. Nào là mỹ từ ‘dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’ v.v.
Trên thực tế, rõ ràng nhất là sau khi đất nước thống nhất dưới ÁCH NÔ LỆ MÁC-LÊNIN, cụm từ mỹ miều ‘Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc’ đã hiện nguyên hình là ba cái ‘bánh vẽ vĩ đại’ mà ‘Bác và Đảng’ đã tung ra để nhử mồi quần chúng.
Không những CSVN lừa bịp đồng bào VN mà chúng còn cấu kết với Mỹ Cộng và bọn truyền thông bất chính để lừa bịp dân chúng Hoa Kỳ. Trên trang 111 của cuốn eBook ‘How the Americong Won the War in Vietnam’, Tiến Sĩ Roger Canfield đã nêu lên hậu quả do quỷ kế tuyên truyền của Cộng Sản Hà Nội và bọn Mỹ Cộng gây ra:
“Hanoi’s propaganda was so successful that the U.S. was summarily judged as the immoral actor in the Viet Nam War and Hanoi often could confidently count in its order of battle ABC, CBS, and NBC, the New York Times, the Washington Postand the Los Angeles Times, and the university faculties of Harvard, Cornell, Columbia and many more.Propaganda and psychological warfare multiplied the effectiveness of Hanoi’s ruthless Communist leaders, decades-bloodied troops, and, of course, the NVA’s fine Soviet tanks and artillery and terrorized Vietnamese civilians”.

Xin lược dịch: “Việc tuyên truyền của [Cộng Sản] Hà Nội đã thành công, khiến dư luận lên án, nói tóm lược thì ‘Hoa Kỳ là kẻ vô luân trong chiến tranh VN và Hà Nội thường tự tin trong việc ‘đặt hàng’ trên mặt trận truyền thông qua các đài truyền hình ABC, CBS, và NBC; báo the New York Times,the Washington Post và the Los Angeles Times; cùng các phân khoa của các trường đại học Harvard, Cornell , Columbia và nhiều trường khác. Việc tuyên truyền và chiến tranh tâm lý đã gia tăng hiệu lực bội phần [giúp cho] bọn lãnh đạo tàn ác của CS Hà Nội, bọn binh lính [VC miền Nam] khát máu trong nhiều thập niên, và dĩ nhiên, giúp cho Bộ Đội Bắc Việt, sử dụng xe tăng và đại pháo tối tân của Sô-Viết tàn sát dân chúng VN”.

Thật ra, trước đây nhiều năm, Tổng Thống Mỹ Richard Nixon đã minh định, chiến tranh VN (1954-1975) là cuộc chiến có nhiều gian dối nhất trong lịch sử Mỹ (Vietnam is the most lied-about war in our nation’s history). Chỉ vì giới truyền thông thiên tả đã loan tin lươn lẹo làm nhiều người ngộ nhận, nên gây ra thảm họa khốc liệt.

Trên trang 111 của cuốn ‘Real Peace No More Vietnams’, TT Richard Nixonđã viết: ‘No event in American history is more misunderstood than the Vietnam War. It was misreported then and it is misremembered now. Rarely have so many people been so wrong about so much. Never have the consequences of their misunderstanding been so tragic’.

Xin lược dịch: “Không biến cố nào trong lịch sử Mỹ bị [nhiều người] hiểu lầm bằng chiến tranh VN. Nó đã bị [giới truyền thông] trình bầy lươn lẹo để rồi, bây giờ [chuyện gian dối ấy] chìm vào lãng quên. Điều hiếm hoi [trong lịch sử] là có quá nhiều người lầm lẫn mà lại lầm lẫn quá nhiều. Chưa bao giờ có những hậu quả [tại hại] của chuyện lầm lẫn trầm trọng như vậy”.

image
Trong đoạn kế tiếp, TT Nixon còn cho biết, có trên 1200 cuốn sách và hàng ngàn tài liệu khác xuất bản ở Mỹ, xoay quanh chủ đề Viet Nam với nỗ lực, thêu dệt ẢO TƯỞNG, khiến nhiều người hiểu sai sự thật về chiến tranh VN; hiểu sai về ‘Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam’; hiểu sai về quốc tặc Hồ Chí Minh; hiểu sai sự thật về TT Ngô Đình Điệm cùng nền Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH. Hệ quả là Chính Nghĩa và quyền Tự Vệ của VNCH bị lu mờ trong cuộc chiến chống lại CS Bắc Việt — đánh chiếm miền Nam Tự Do.

image
Như phần trên đã nêu lên, càng ngày phong trào phản chiến ở Mỹ càng lên cao. Mỗi tuần, có hàng trăm ngàn người rầm rộ biểu tỉnh,đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh. Nhưng họ không hề đòi hỏi CS Bắc Việt từ bỏ ý đồ đánh chiếm miền Nam Tự Do. Nhiều nhân vật nổi tiếng như Dr Martin Luther King, Dr. Spock, tài tử Jane Fonda, ca sĩ Joan Baez và Nghị Sĩ John Kerry v.v đã góp phần không nhỏ, chống lại NGHĨA HIỆP của Hoa Kỳ — gởi quân tham chiến và viện trợ cho VNCH.

image

image

image
Biểu tình phản chiến tại Mỹ do báo chí và bọn thân cộng giựt giây, xuyên tạc thời Tổng Thống Richard Nixon 1970.

Trong thời gian này, có khoảng 200 tổ chức chống chiến tranh ở nước Mỹ. Có khoảng 60% thanh niên Mỹ trốn quân dịch. Trong đó có 75 ngàn người, kể cả cựu TT Bill Clinton, đã sang các nước khác để hoạt động chống chiến tranh VN.
Như phần trên đã nêu lên, sự kiện này chứng tỏ, VNCH và Hoa Kỳ không có kế hoạch nào hữu hiệu để làm SÁNG TỎ CHÍNH NGHĨA trong cuộc chiến chống lại CS Bắc Việt, làm tay sai cho Nga-Tàu, đánh chiếm miền Nam Tự Do. Ngược lại còn bị kẻ thù bôi nhọ. Hậu quả tai hại là Hoa Kỳ phải rút lui khỏi chiến trường và cắt đứt viện trợ cho VNCH.
Thảm cảnh nước mất nhà tan xẩy ra hồi Tháng Tư Đen 1975 là chuyện không thể tránh khỏi. Đây là bài học lịch sử OAN KHIẾN cho Chính Nghĩa; OAN KHIẾN cho VNCH và Dân Chúng VN; OAN KHIÊN cho Quân Đội Hoa Kỳ thi hành nghĩa vụ ‘HIỆP SĨ’, ngăn chặn THẢM HỌA CS tràn vào miền Nam Tự Do.

Từ đó đến nay, hàng chục năm trời đã trôi qua. Trên TTTT quốc nội và hải ngoại, CSVN vẫn tiếp tục giả nhân giả nghĩa để lừa già dối trẻ. Nghị Quyết 36 của CSVN là chứng cớ rõ ràng nhất cho thấy ý đồ của chúng muốn khống chế Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn CS — được nguỵ trang với nhiều cụm từ ‘hoa lá cành’ khác nhau.
Mặc dù chủ nghĩa CS, thực sự chỉ là chỉ THẢM HỌA cho Nhân Loại và hoàn toàn, đã bị phá sản. Mặc dù ĐẾ QUỐC ĐỎ là Liên Bang Sô-Viết đã tan rã. Nhưng hàng ngàn cuốn sách — kể cả những cuốn hồi ký ba láp, cùng tài liệu bóp méo sự thật lịch sử — vẫn còn nguyên trong các thư viện, hoặc trong văn khố ở các nước Âu Mỹ.
Chẳng hạn như cuốn phim ‘Vietnam: A Television History’ —có nhiều đoạn chắp nối ‘kịch ảnh’, hay tài liệu tuyên truyền của CS, nhưng vẫn được đài PBS ở Mỹ trình chiếu! Lộ liễu nhất là đoạn Hồ Chí Minh diễn trò ‘thân thiện’ với dân chúng qua màn kịch cười nói với mấy cháu ‘nhi đồng’ — ở bên cạnh đống rơm trong khi cô thư ký mang công văn cho gã xem.
Hàng ngàn tài liệu như trên, tác dụng như những hang ổ VIRUS, có thể làm cho nhiều người chưa có kinh nghiệm, hay thiếu suy nghĩ, rất dễ dàng bị nhiễm độc tuyên truyền của CS.

image
Bà con chớ có tưởng bở, bộ phim Mỹ này đầy dẫy sự gian dối trong đó., một thời đã bị đồng bào tị nạn biểu tình phản đối.
Không những thế, từ nhiều năm qua, CSVN còn cho bọn VĂN NÔ đóng kịch ‘phản tỉnh, chống đảng’. Chúng thay phiên nhau, liên tục tung ra tác phẩm này, bài viết nọ. Nói chung, tất cả tác phẩm của chúng đều tiềm ẩn nọc độc, lẩn quẩn trong mấy điểm chính yếu, được tóm lược như sau:

1- Cổ xuý chiêu bài ‘Hoà Hợp Hoà Giải DÂN TỘC’ mà không hề nêu lên vấn đề cốt yếu: CSVN phải từ bỏ Mác-Lênin, trở về với Quốc Gia Dân Tộc. Rõ ràng, dã tâm của chúng là muốn đầu độc đồng bào tỵ nạn ở hải ngoại, chấp nhận cúi đầu sinh hoạt theo ‘luật rừng’ dưới ách đô hộ Mác-Lênin.

2- Gây phân hoá trong cộng đồng VN Tỵ Nạn — khởi sự là bất đồng ý kiến về tác phẩm của chúng, rồi sinh ra bất hoà với nhau.

3- Giảm thiểu, hoặc chạy tội cho Hồ Chí Minh và đồng đảng — đã mang thảm họa Mác-Lênin về VN dầy xéo quê cha đất tổ.

4- Ca tụng công lao HÃO HUYỀN của Hồ và đồng đảng trong 30 năm ‘đánh Pháp, chống Mỹ’.

Dù sao, sự thật lịch sử đã cho thấy, CSVN là bọn TỘI ĐỒ kinh hoàng nhất trong lịch sử cận đại (1945-2012). Chỉ vì dã tâm của Hồ Chí Minh và đồng đảng, làm tay sai cho Nga-Tàu, LỪA BỊP đồng bào qua chiêu bài ‘độc lập, tự do, hạnh phúc’ để đem thảm họa Mác-Lênin vào VN, nên VN mới trở thành bãi chiến trường thảm khốc giữa hai khối Tư Bản Âu Mỹ và khối CS Nga-Tàu (1945-1975). Chính Lê Duẩn, Tổng Bí Thư đảng CSVN, đã xác nhận sự thật nêu trên khi tuyên bố với đồng đảng năm 1976:

‘Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, đánh cho Trung Quốc…. và chúng ta đã thành công trong việc cắm lá cờ quốc tế Mác Lê trên toàn cõi Việt Nam’.

Như đã trình bầy từ phần mở đầu, trước những xảo kế thâm độc trên TTTT như vậy, đối với các thế hệ trẻ — kể cả những người có học vị hay khả năng chuyên môn cao, nhưng chưa có kinh nghiệm về CS —nếu không cẩn trọng thì rất dễ dàng bị nhiễm độc. Nhất là các thanh thiếu niên ở trong nước, thường xuyên bị CS nhồi sọ ở học đường, chưa có dịp tìm hiểu sự thật về Hồ Chí Minh và đảng CSVN từ 1945 đến nay.

Tuy nhiên, đối với thành phần có TRÍ TUỆ, có LƯƠNG TRI, có TÌNH ĐỒNG BÀO thì CSVN KHÔNG THỂ NÀO ‘Trồng Người’ theo ý chúng mong muốn được. Điển hình như Blogger Huỳnh Thục Vi và hai nhạc sĩ trẻ Việt Khang (Võ Minh Trí) và Trần Vũ An Bình. Bỏ qua những chuyện khác để cô đọng vào việc đấu tranh của các đương sự hiện thời (2012), ai cũng thấy họ là những người yêu nước và can đảm. Qua 2 bài hát ‘VN Tôi Đâu’ và ‘Anh Là Ai’, Việt Khang đã nêu lên nhận định chính xác về hiện tình đất nước cùng THỰC CHẤT và TỘI ÁC của CSVN.

·“Việt Nam ơi… Thời gian quá nửa đời người….. Và ta đã tỏ tường rồi ….Giờ đây… Việt Nam còn hay đã mất…. Mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta….. Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm… Người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi…..Già trẻ…. gái trai… giơ cao tay chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam“….

·” Anh là ai?…. Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu ….Để ngàn năm ghi dấu…. Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào?….. Tôi không thể ngồi yên, khi nước Việt Namđang ngã nghiêng. Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm một ngàn năm triền miên tăm tối…..”

Thiết tưởng, lời ca tiếng hát CHÂN THÀNH và THA THIẾT nêu trên đã phản ánh trung thực ý chí đấu tranh và suy tư sáng suốt của giới trẻ: Ngoài đảng CSVN, không ai có quyền lực ‘bán nước VN’ cho quân xâm lược Tàu Cộng. Ngoài đảng CSVN, không tổ chức nào có công an và bộ đội ‘làm tay sai cho Tàu’ — đánh đập, bắt giam, tra tấn, thủ tiêu những người yêu nước: ‘Bàn tay nhuộm đầy máu đồng bào’!
Mặc dù hai bài hát nêu trên bị VC ngăn cấm, nhưng chắc chắn, qua mạng lưới Internet, hoặc các phương tiện truyền thông khác, có hàng triệu người lắng nghe.
Khi cơ duyên lịch sử đến gần thì toàn dân sẽ vùng lên, xoá bỏ chế độ gian manh VC — đúng như kêu gọi của NS Việt Kháng:
“Già trẻ…. gái trai… giơ cao tay chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam”.

image
Tổng kết những phần trình bầy ở phần trên — từ trang sử oanh liệt thời Nhà Trần chống Quân Mông Cổ đến trang sử đen tối thời VNCH năm 1975 — quả thật, sức mạnh của chữ nghĩa góp phần không nhỏ trên TTTT. Đúng như triết gia Eric Hoffer đã nêu lên: Chữ nghĩa uốn nắn tư tưởng, khơi dậy nguồn xúc cảm và phát sinh ra hành động. Chữ nghĩa huỷ diệt và làm sống lại; làm hư hỏng và chữa trị.
Đây là động lực chính yếu, thúc đẩy nhiều người cầm bút như chúng tôi, viết sách báo từ nhiều năm qua để góp phần trên TTTT:Nêu cao Chính Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc, nung nấu ý chí đấu tranh, vạch trần tội ác và xảo kế của CS Mác-Lênin. Đến nay, cuốn Ebook TTTT này được thành hình không ngoài chủ đích ấy.



Trần Quốc Kháng

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

VÌ SAO GIỚI TRUYỀN THÔNG LÀ MỐI ĐE DOẠ LỚN NHẤT ĐỐI VỚI NỀN DÂN CHỦ

 


 BM

Vậy còn các vấn đề như thiếu thế hệ trẻ trong giới chính trị hoặc thậm chí là mất cân bằng giới tính thì sao? Không, và không. Lẽ nào là khủng hoảng khí hậu? Một lần nữa, không. Được rồi, vậy thì hẳn là máy bỏ phiếu, đúng không? Lại sai rồi.

 

Theo một cuộc thăm dò gần đây do tờ The New York Times ủy quyền, 59% cử tri đã ghi danh tin rằng các phương tiện truyền thông chính thống là mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ Mỹ. Nói rõ hơn, không phải mạng xã hội, mà chính là phương tiện truyền thông chính thống.


BM

Một phần của sự ngờ vực trên có liên quan đến tin tức giả. Thật khó để tách sự thật khỏi lớp vỏ bịa đặt ấy. Vì vậy, tạ ơn Chúa rằng không thiếu người đi kiểm chứng dữ kiện. Tuy nhiên, phong trào kiểm chứng dữ kiện này lại đầy những khiếm khuyết. Ngay cả một số trang web kiểm chứng dữ kiện có uy tín hơn dường như cũng chìm trong một biển ngập tràn các bản tin sai lầm và thiên lệch. Thay vì kiên quyết theo đuổi sự thật, các phương tiện truyền thông dường như trở thành nạn nhân cho những thành kiến nhận thức nguy hiểm khiến họ thường xuyên bóp méo sự thật.

 

Tất cả những điều này đặt ra một câu hỏi khá quan trọng: Nếu không thể tin tưởng người tự nhận là phán xét sự thật này, thì chúng ta phải tin ai bây giờ?


BM


Ngoài ra, có một sự thật trớ trêu thú vị là tờ The New York Times đã tiến hành cuộc thăm dò nói trên. Rốt cuộc, tờ báo này đã bị cáo buộc là bóp méo và thúc đẩy các câu chuyện dối trá lan rộng không chỉ một lần. Năm ngoái, ông Ashley Rindsberg, một ký giả điều tra có uy tín thực sự, đã xuất bản cuốn “The Grey Lady Winked”, một cuốn sách tuyệt vời phơi bày rất nhiều cách mà tờ The New York Times bấy lâu nay đã cố tình lừa dối người dân Mỹ.

 

Như ông Rindsberg mô tả về tác động tàn phá, tờ The New York Times, được cho là tờ báo có ảnh hưởng nhất trên thế giới, có sức ảnh hưởng đến các cuộc chiến tranh và định hình văn hóa Hoa Kỳ theo bất kỳ hình ảnh nào mà tờ báo này thấy phù hợp. Trong khi các tờ báo khác đưa tin tức, thì như chúng tôi được biết, tờ The New York Times tạo ra tin tức.


BM


Tất nhiên, sẽ không công bằng nếu chỉ trích riêng tờ The New York Times mà không thừa nhận thực tế là các tờ báo lớn khác cũng đã tham gia vào các hành vi báo chí đáng ngờ. Hãy nhớ rằng khi tất cả các phương tiện truyền thông chính thống nói với chúng ta rằng hãy đeo khẩu trang vào, vậy thì “liều thuốc” vaccine tốt hơn gấp vạn lần so với tai hại của COVID-19, và những đợt phong tỏa không có hồi kết có giúp ích gì không? Quý vị chắc hẳn còn nhớ.


BM

Hãy nghĩ đến tất cả các tờ báo đã miệt mài đánh bóng tên tuổi của ông Anthony Fauci, hay còn được gọi là “Bác sĩ của nước Mỹ”. Tất cả chúng ta đều chứng kiến sự tàn phá do các đợt phong tỏa trên diện rộng gây ra. Hàng chục ngàn cơ sở kinh doanh nhỏ bị phá hủy. Tuy nhiên, một lần nữa, thật không trung thực khi chỉ trích riêng tờ The New York Times mà không đề cập đến các tờ báo khác, thật không công bằng khi tập trung quá nhiều vào các câu chuyện, dù là giả hay không, chỉ xoay quanh một người đàn ông — ngay cả khi người đàn ông này là một người có địa vị quyền lực thực sự.

 

Tâm trí của chúng ta đã bị thao túng bởi những câu chuyện được thêu dệt tỉ mỉ trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập niên. Như ông Samuel Lopez De Victoria, nhà trị liệu tâm lý và nhà văn, đã lưu ý trước đây, giới truyền thông sử dụng một số biện pháp thao túng để gieo những hạt giống tuân thủ và phục tùng. Điều này bao gồm việc sắp đặt các lần phát sóng với những người được gọi là chuyên gia thúc đẩy các câu chuyện rất cụ thể. Nếu bất kỳ ai thắc mắc về những gì đang được kê đơn, giới truyền thông sẽ chế nhạo hỏi, “Đợi đã, quý vị có hiểu biết hơn một chuyên gia không? Không? Vậy thì hãy im lặng và uống thuốc đi.”


BM


Một chiến thuật khác được các hãng truyền thông chính thống áp dụng là chế giễu và gán nhãn. Ông De Victoria cho biết, “Tôi thường thấy buồn cười về những tính từ thú vị mà một người ủng hộ phe này sử dụng để chống lại phe kia. Sau đó, ông tiếp tục liệt kê một số tính từ này, bao gồm “phân biệt chủng tộc,” “Đức quốc xã,” “bài xích [cái gì đó],” “không phù hợp,” “kẻ sát nhân,” và còn nhiều nữa. “Bằng cách dán những nhãn này lên người đó,” ông khẳng định, “quý vị đã cho họ ra rìa, cô lập, và đẩy họ thành phe đối lập” thành công. Thật vậy, quý vị thực sự đã làm như thế. Ngày nay, không có gì lạ khi thấy những lời chỉ trích khách quan gặp phải những nhận xét ác ý và những lập luận công kích cá nhân, hiện tượng này thường xuất phát từ những cá nhân tuyên bố coi trọng sự thật hơn mọi điều khác.

 

Cuối cùng, ông De Victoria lập luận, giới truyền thông sử dụng cách lặp lại lặp lại để củng cố các thông điệp nhất định. “Một số bạo chúa thành công nhất trong lịch sử,” ông viết, “đã sử dụng cảm xúc mạnh mẽ và sự lặp lại rất nhiều lần để có lợi cho mình. Họ hầu như chắc chắn đã làm như vậy. Ông Joseph Goebbels, tuyên truyền viên chính của đảng Quốc xã, đã có câu nói nổi tiếng rằng “kỹ thuật tuyên truyền lỗi lạc nhất sẽ không mang lại thành công nào trừ khi một nguyên tắc căn bản được ghi nhớ liên tục — đó là nội dung tuyên truyền phải tự giới hạn trong một vài điểm và lặp đi lặp lại chúng.”


BM


Chúng ta đã được nhồi nhét câu chuyện thông đồng giữa ông Trump và nước Nga trong nhiều năm, chỉ để phát hiện ra rằng toàn bộ câu chuyện được xây dựng trên nền cát. Hiệu quả của khẩu trang, vaccine, và các đợt phong tỏa cũng tương tự như vậy.

 

Trong ngành tâm lý học, chúng tôi gọi đây là hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần (mere-exposure effect). Điều này xảy ra khi mọi người phát triển sự yêu thích đối với những thứ quen thuộc. Sự quen thuộc, như họ nói, sinh ra sự coi thường xem nhẹ. Trong một số trường hợp, sự quen thuộc cũng tạo ra cảm giác an toàn giả tạo, một sự thoải mái khi tìm kiếm kiến thức từ những nơi ít quan tâm đến việc cung cấp thông tin chính xác.


BM


Người Mỹ đã mất niềm tin vào các thể chế của họ, trong đó có các tổ chức truyền thông. Khi đất nước trở nên phân cực hơn và các cách đưa tin trở nên chia rẽ hơn về bản chất, thì việc từ bỏ các phương tiện truyền thông chính thống sẽ tiếp tục được mong đợi.

 

 

 

John Mac Ghlionn  _  Nhã Đan


BM