Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2022

CÕI U MÊ

 


 BM

Lịch sử xuyên tạc, và hằng năm cứ đến ngày tang thương này, cả nước lại ăn mừng, vui chơi, đình đám. Khốn nạn thật! 


Cộng sản Việt Nam biến ngày dân tộc để tang, thành lễ hội. Anh chị em cùng mẹ cha giết nhau không ân hận, hãnh diện gì mà khoe khoang? Chúng khiến người hóa thân thành thú!

 

Trong nước ăn mừng ngày rừng rú vào thành phố, man rợ chiến thắng văn minh. Một số đông, quên đi năm vị Tướng Việt Nam Cộng Hoà tuẫn tiết, và hằng trăm ngàn chiến sĩ, quân cán chính VNCH đã hy sinh trong 20 năm qua để mọi người sống còn. Họ ăn tiệc trong đau thương của dân tộc. Đất nước vô phúc!


Chúng ta có còn là người với khối óc và trái tim tỉnh táo không? Xin lỗi về câu hỏi ngớ ngẩn và xúc phạm này.

 

NÓI DỐI ĐỂ TỒN TẠI



Lần đầu tiên tù nhân cải tạo được nhà nước cộng sản khoan hồng cho viết thư về gia đình. Tôi bắt đầu thù ghét hai chữ “khoan hồng” từ đó. Mẹ kiếp, nó nhốt mình mà bảo là khoan hồng, mỗi người chỉ được phép viết vài dòng, trên nắp bao thư, cái khoảng không gian hình tam giác nhỏ bé đó, thách thức suy nghĩ của người tù. Viết gì đây? Đừng lo, quản giáo, những tên sĩ quan i tờ, ngọng líu lo, đọc chưa thông của bên thắng cuộc đã nhắn nhủ cẩn thận: Các anh phải động viên gia đình, lại thêm một từ cộng sản, “động viên” là cái chó gì? Bạn phải ăn hàng thúng khoai mì hay bo bo để vỡ óc ra, hiểu chữ quái dị đó! Chúng ta gọi là khuyến khích, có thế thôi. Bọn này hiếp dâm cả chữ nghĩa!

 

Anh Dương Kiền, một Luật sư, Thẩm phán Toà Án Quân sự VNCH tủm tỉm cười và nói, “Mẹ bố nó, thâm thật, chúng bắt mình phải động viên cái tam giác” chuyện người lớn, trẻ em đừng tò mò về cái tam giác. Trong tổ tù nhân chúng tôi ở trại Trảng Lớn, anh em rất kính trọng anh Dương Kiền, một luật sư, nhà văn, thâm trầm, ít nói. Biết vậy, thì liệu mà viết: “Em yêu, anh vẫn khoẻ, nhờ cách mạng nên giờ này anh mập hẳn ra như anh Minh, xin em cho anh ....”


Cả họ ai cũng biết anh Tường Minh là Giáo sư Gia Long và trường Đại học Vạn Hạnh, Đà Lạt, Cần Thơ trước năm 1975 thuộc loại mình hạc xương mai. Cách mạng nuôi béo, mập, mà sao chỉ xin toàn thức ăn? Không viết như vậy, thư của mình sẽ được chúng dùng thay giấy vệ sinh!

 

CHỈ CÓ ĐÔI TA HIỂU



“Bố yêu dấu, em và con đã nhận được thư bố, rất vui khi biết bố khoẻ mạnh và mập ra như anh Minh”. Chúa Phật ơi, bây giờ mới biết cô bé tuổi 20 của con thông minh và khôi hài. Người ở trong tù, kẻ ngoài vòng kẽm gai đã nhanh chóng tìm ra cách thông tin mật. Bản năng sinh tồn đã dậy con người như thế đó. Nói dối, hay là chết? Hơn một năm sau, nàng bế con bé bỏng, lếch thế xách giỏ quà thăm nuôi lên gặp chồng.

 

Ở tuổi 25, hình ảnh một Trung uý, đại đội trưởng Trinh sát hào hùng ngày nào giờ đây phải chống gậy vì phù thủng. Nàng tuổi 20 chưa kịp mộng mơ đã mang nét buồn như đôi mắt Mona Lisa. Giỏ quà là tất cả những gì em kiếm được, thu gom từ bán báo cũ cho ve chai, đến quần áo đẹp của chúng mình đi ra khu Dân sinh, chợ trời! Còn về cây gậy chống, anh nói với em đem theo để còn gánh quà về! Giọt nước mắt tủi thân em khóc, giỏ quà bé tí teo cần gì phải gánh gồng! Xin lỗi vợ anh trăm ngàn lần, chiếc gậy không phải để gánh quà đâu, hai chân anh sưng phù, không có nó làm sao đi được từ chỗ giam ra nhà thăm nuôi? Anh nói dối vì sợ em lo và buồn, không ngờ đã khiến em khóc vì tủi thân với giỏ quà khiêm tốn! Đôi ta học nói dối từ bao giờ vậy? Sẽ có một ngày, anh phải xưng tội với em, nếu không Chúa sẽ đưa anh vào địa ngục.


BM

Ngày đầu tiên gặp con đầu lòng, chàng chỉ biết hôn con, lén lút che dấu giọt nước mắt trên đôi má con thơ! Tên quản giáo khốn nạn lù lù co hai chân lên ghế ngay đầu bàn, chúng mình không được ngồi bên nhau, cách một bề ngang chiếc bàn, chúng cấm cả hôn vợ. Tai chúng vểnh ra nghe từng lời đối thoại, và đôi mắt như cú vọ chăm chú nhìn vào giỏ quà.

 

Không sao, mình biết nhau quá mà! Mẹ bố chúng mày cũng đói khát như tụi tao, anh nheo mắt cho em, cô bé thông minh hiểu ngay, nàng lấy một chiếc bánh chưng nhỏ đưa mời cán bộ. Hắn vội nói, “Không, tôi không nhận đâu”. Anh nói tiếp, “Cán bộ tốt lắm, anh sẽ mời sau”. Tốt cái mả thằng hồ! Cúng mày một cái bánh, ông đói một tuần, sung sướng gì? Sau khi nghe hứa hẹn, tên quản giáo trở nên hiền lành hơn, hắn giả vờ đi ra ngoài không quên nói sẽ trở lại, anh chị nhớ giữ đúng nội quy.


Nhanh chóng, anh bế con qua phía em và hai đứa mình hôn nhau như chưa bao giờ được hôn. “Anh gầy quá! Em yêu anh!” Chủ nghĩa xã hội đã thành công trong việc giáo dục chúng ta, em và anh phải nói dối để được bên nhau, đổi một chiếc bánh chưng nhỏ để hôn nhau. Chưa hết cái ưu việt của xã hội cộng sản đâu, em cho anh gói thuốc lá, bóc ra nhét cho hắn vài điếu, 15 phút thăm nuôi sẽ thành nửa giờ. Chúng mình thật sự đã từ giã thiên đường tương đối thành thật, không làm gì có tuyệt đối ở trần gian này, để bước vào thế giới của ma quỷ, gian dối.

 

KẺ THÙ CỦA CHÚNG TA



Để hiểu rõ tính ưu việt khốn nạn của chủ nghĩa cộng sản. Giúp phụ huynh có con em lớn lên trong học đường Mỹ, quý vị có thể mua tác phẩm “Animal Farm” của nhà văn George Orwell làm quà cho các đấng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và lòi sĩ, tặng cho các cô chiêu, cậu ấm “Cấp tiến” (Progressive). Sách bán $12.56 USD tại Amazon, mua qua Kindle (sách đọc trên iPad) $9.99 USD. Chúng tôi không nhận bất cứ một cent nào từ Amazon, hay Kindle, chỉ giúp quý vị ngồi nhà có thể đặt mua. Xin đừng chụp chiếc nón cối mà kẻ hèn này ghét đến tận xương tuỷ.


BM


Eric Arthur Blair (1903-1950) được thế giới biết với bút danh George Orwell, sinh tại Ấn Độ, giáo dục trên quê hương Anh Quốc, có thời gian làm Cảnh sát Hoàng gia tại Miến Điện, trước khi trở về Anh sống bằng nghề cầm bút. Tác phẩm “Trại súc vật” (Animal Farm) của ông, tổng cộng 112 trang, trở thành kinh điển lật mặt nạ chủ nghĩa cộng sản. Được viết từ năm 1945, dịch ra hằng trăm thứ tiếng, trong đó có cả tiếng Việt. Vì ngu dốt, chính quyền cộng sản Việt Nam đã cho xuất bản tại Sài Gòn, nhưng sau đó ra lệnh tịch thu. Năm 2008, báo The Times đã vinh danh George Orwell đứng hàng thứ hai trong 50 nhà văn Anh nổi tiếng nhất sau 1945. Hãy xem danh ngôn trong “Trại súc vật” đúng là báo động cho những ai chưa nếm mùi cộng sản.



Một trong những điều các con vật sống trong trại phải luôn tâm niệm: “Loài bốn chân là tốt, bọn hai chân xấu” [Four legs good, two legs bad]. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi đàn bò vào thành phố, chúng áp dụng đúng nguyên tắc này, bất cứ thứ gì thuộc loài hai chân đều là xấu, phản cách mạng, sách vở, âm nhạc việc đầu tiên phải đốt sạch. Quần áo đẹp bán đi, cách mạng không cần phô trương, mầu mè hoa lá. Phụ nữ, làm ơn dẹp cái vụ sơn móng tay, vất mẹ nó cái áo dài thướt tha, xắn quần lên gần bẹn lao động xã hội chủ nghĩa để nhanh chóng trở thành loài bốn chân tốt.


Lao động xã hội chủ nghĩa! Ôi cái triết lý này vinh quang vô cùng. Nhưng làm sao cách mạng dậy loài hai chân, đã quen ăn ngon mặc đẹp dưới chế độ kềm kẹp Mỹ Nguỵ? Bọn hai chân này ăn cơm trắng cả chục năm nay, đàn bà đứa nào “đít cũng có gân” ý cách mạng nói phụ nữ trong vùng Mỹ Nguỵ mặc quần lót, nhìn từ ngoài vào như có đường gân tam giác mà bác và đảng nuốt nước miếng, thèm nhỏ rãi. Đảng ta trí tuệ vô cùng, mình cứ kêu gọi chúng “tình nguyện” làng trên, xóm dưới phát loa xa xả mỗi ngày, từ sáng mở mắt đến chiều gà lên chuồng, kêu gọi loài hai chân tình nguyện đi lao động xhcn, kinh tế mới ... Đứa nào ngoan cố, trốn tránh đảng sẽ cắt phiếu lương thực, cho chúng mày đói nhe răng!


BM


George Orwell đã dậy: “Tham gia lao động là yêu nước, không bắt buộc, hoàn toàn tình nguyện. Đứa nào vắng mặt gia đình sẽ có nửa phiếu lương thực” [This work was strictly voluntary, but any animal who absented himself from it would have his rations reduced by half]. Nhà nước chơi ngay vào cái bao tử của loài hai chân. Đói rã họng, ăn bo bo xã hội chủ nghĩa loại thực phẩm muôn năm, ăn vào bao nhiêu cửa trước, đưa ra cửa sau còn y nguyên, thể hiện tính trong sạch và muôn năm của bác và đảng!

 

CHỦ NGHĨA ƯU VIỆT


BM


Những ai đã và đang sống tại Việt Nam, sẽ không thể nào quên được đống khẩu hiệu chính trị mà đảng và nhà nước không tiếc tiền, nhuộm đỏ một mầu máu, treo khắp hang cùng, ngõ hẻm. Cái mùa tháng tư này là mùa tra tấn con mắt và lỗ tai của bọn hai chân! Nào là bác Hù sống mãi trong quần chúng ta ... Hù chủ tịch muốn nằm ...

 

Đảng cộng sản Việt Nam muốn nằm quanh năm ... Cứ thế chúng treo biểu ngữ, cờ quạt khắp phố phường. Nhà nào cũng phải treo cờ máu! Khổ một nỗi cái giống hai chân này khó dậy lắm, phường khóm bảo treo cờ, chúng rên lên là hết tiền!


BM


Đâu có vụ dễ dàng như vậy, hỡi các đồng chí, đồng rận, đừng bao giờ quên: “Loài bốn chân chúng ta là ưu việt, bọn hai chân xấu xa” [Four legs good, two legs bad]. Chúng mày than không có tiền, phường khóm sẽ mang cờ đến từng nhà cắm và thâu tiền sau. Ngay đến nhốt cả triệu quân Nguỵ, đảng còn lừa một mẻ “Đem theo lương thực 10 ngày, hay một tháng” chúng tưởng thật, thế là đảng ta nhốt cả bầy, không tốn một viên đạn.

 

NGÀY THÚ LÊN LÀM NGƯỜI 30/4


BM


Bạo lực chuyên chính! Hỡi các đồng chí, đồng rận bốn chân: Cuộc cách mạng 30/4/1975 xứng đáng đi vào lịch sử loài cầm thú chúng ta. Vĩ đại vô cùng, từ đàn bò gầy dơ xương đến bọn khỉ quần áo tả tơi, chúng ta lê lết vào thành phố. Làm sao không vĩ đại? Khi một đồng chí chuyên làm nghề thiến heo Đỗ Mười (viết tắt là ĐM) hiên ngang vất con dao hành nghề, hùng hồn đọc diễn văn kêu gọi loài bốn chân chúng ta: “Hãy chiếm lấy nhà của bọn hai chân, ngủ với vợ nó, đánh thấy mẹ con nó” Ui chao, nghe mà sướng đến rưng rưng nước mắt! Cả đời vào rừng, ăn lông ở lỗ theo đảng, nay mới thấy ngày vinh quang!

 

KẺ THÙ CỦA CHÚNG TA


BM


Các đồng chí, đồng rận, đừng quên lời dậy của gã nhà văn người Anh, hắn đã chết, không có gì phải sợ, tên hắn là George Orwell, trong di chúc để lại, hắn nói rõ: “Loài hai chân tốt duy nhất, chúng đã chết” [The only good human being is a dead one]. Mẹ nó, bọn hai chân này chúng đẻ ra nhiều triết lý quái đản mà Thượng Đế không ban cho loài bốn chân chúng ta đủ khối óc để nghĩ ra. Đã không hiểu, cóc biết, thì phá nó đi cho được việc! Tiền không có thì in thêm!


BM


Đảng ta sẽ cai trị bọn hai chân bằng bạo lực chuyên chính! Nói dễ hiểu cho các đồng chí, đồng rận mặt mũi tối tăm hiểu sẽ là như thế này: Đảng có Công an, các đồng chí, đồng rận đó là lá chắn của đảng ta, cưng lắm, quý lắm, chả thế mà đồng chí Tô Lâm, Bộ trưởng CA đi máy bay qua tận Anh Quốc, nhe hàm răng cải mả cho tên đầu bếp lừng danh ném vào miếng thịt bò dát vàng! Chúng ta cho cả thế giới thấy, Việt cộng bốn chân giàu sang gấp ngàn lần Việt kiều hai chân. Từ rừng rú Trường Sơn, đến Sở thú khắp nơi, loài bốn chân làm cách mạng.

 

BÌNH ĐẲNG

 

Chế độ cộng hoà xã hội chủ nghĩa do loài bốn chân chúng ta cai trị bình đẳng hơn xã hội Mỹ Nguỵ hai chân gấp ngàn lần. Tôi nói có gì sai mà các đồng chí, đồng rận khẹc khẹc ầm cả lên? Hay là có đồng chí nào bắt đầu ngả nghiêng theo thế lực thù nghịch? Đồng chấy Tô Lâm đâu? Gông cổ bọn này lại, đưa chúng vào đồn công an, đêm nay chúng sẽ tự thắt cổ, nói theo ngôn ngữ cách mạng, chúng sẽ “tự giác chết”.



Để tôi nói cho các đồng chí, đồng rận biết, chữ bình đẳng trong chế độ bốn chân của chúng ta sáng như trăng rằm, “Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng cũng sẽ có những con bình đẳng hơn những con khác” [All animals are equal, but some animals are more equal than others]. Nghe rõ (chửa) hỡi các đồng chí, đồng rận ngu dốt? Tuân thủ theo chủ nghĩa Mác Lê, bộ chính trị và các đồng chí, đồng rận từ bí thư trở lên, đều làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Đừng nghe theo bọn phản động hai chân nói nhảm, đồng chí Trọng nú, hay Tô nâm đều ngu bỏ mẹ, là vì năng lực của họ chỉ có thế thôi. Nhưng nhu cầu thì lại cao vô cùng. Chết cũng thế, các đồng chí nĩnh đạo cần vài ba mẫu đất để xây lăng tẩm. Đây chính là cái trí tuệ cao siêu, vì biết khi thời thế thay đổi, thể nào bọn hai chân cũng quay lại, chúng sẽ cần chỗ để xả đồ dư thừa, xây cái mả bé tí teo thì một hai đứa ngồi ị, và cả vạn người ôm bụng đứng chờ sao?

 

TRIẾT LÝ CHỈ HUY


BM


Cái triết lý này cao siêu vô cùng! Bọn tư bản, Mỹ Nguỵ hai chân chửi bới xã hội bốn chân chúng ta là tham nhũng! Đừng nghe thế lực thù địch, chính nhà văn hai chân George Orwell của chúng từng viết: “Con người không phục vụ lợi ích cho bất cứ sinh vật nào, ngoài hắn ta” [Man serves the interests of no creature except himself]. Không làm giầu cho vợ con, tiền chó đâu đưa chúng nó qua xứ tư bản dẫy chết, nhất là Hoa Kỳ, mua nhà cao cửa rộng, đánh phá tận xương tận tuỷ bọn chống cộng. Con của Chủ tịch Fuck, bốn chân đang ở Mỹ đấy.

 

KẾT LUẬN


BM


Tiên sư nó cái thế giới khốn nạn này! Đồng chí bốn chân Vladimir Putin yêu quý của chúng ta, chẳng biết đánh đấm ra sao để anh hề hai chân Volodymyr Zelenskyy đánh cho tối tăm mặt mày, hai chiếc tuần dương hạm nó ấn mẹ xuống đáy biển Hắc Hải! Bẩy, tám, đồng chí cấp tướng, chúng hóa kiếp đi theo Stalin, cả nước Nga khóc như cha chết, mẹ chết.

 

Ngày 30 tháng 4 năm 2022, thế giới loài vật bốn chân chúng ta lại sắp sửa đọc kinh cầu hồn cho đồng chí Putin! Tăm tối quá, các đồng chí, đồng rận Việt Nam yêu quý!


Hay là bọn hai chân nói đúng, làm chó gì có cái muôn năm trên trần gian này! Chủ nghĩa xã hội của loài bốn chân chúng ta đang trên miệng hố chôn! Các đồng chí, đồng rận Việt Nam lo bỏ mẹ, quen đi hàng hai rồi sửa lại dáng đi không dễ.

 

Không sao, đảng ta đã có kế hoạch bí mật, mang tên “Nhổ ra rồi lại liếm vào” thời thế thay đổi, thế thời phải thế! Đồng chí Fuck đã từng khoanh tay đứng khép nép cười tình với lão Donald J. Trump, khi cần đồng chí Fuck sẽ thay mặt đảng ta, cắn cỏ ngậm rơm quỳ lạy xin tha thứ.


BM


Cõi u mê muôn năm!

 Nguyễn Tường Tuấn


BM

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2022

XE ĐẮT TIỀN CÓ THỂ HIỆN ĐỊA VỊ?

 


https://baomai.blogspot.com/
Xe hơi từ lâu đã là biểu tượng của địa vị - nếu bạn có một chiếc xe ô tô xịn, mọi người sẽ nghĩ bạn giàu có.

Trong khi những trang sức lộng lẫy thường là cách để một người nâng mình lên so với những người xung quanh, một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng loại ô tô trong một cộng đồng cũng có thể hé lộ mức thu nhập, nhân khẩu học và mức độ bất bình đẳng ở khu vực đó.

Ví dụ, một khu vực mà càng có nhiều xe ngoại, thu nhập trung bình ở khu vực đó càng cao.

https://baomai.blogspot.com/

Điều này không có gì ngạc nhiên, nhưng điều ngạc nhiên là phát hiện này được tìm ra bởi thuật toán của Google Street View.

Cách tiếp cận mới này mang lại nhiều tiềm năng cho việc thu thập dữ liệu lớn về thu nhập trong tương lai.

Nghiên cứu tiến hành bởi Đại học Stanford ở California được công bố hồi tháng 12/2017. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng thuật toán dựa theo 50 triệu hình ảnh từ Google Street View từ 200 thành phố của Mỹ.

https://baomai.blogspot.com/

Thuật toán dựa trên năm đăng ký, mẫu xe và chất liệu của mỗi xe trong từng hình ảnh kể cả khi bị che khuất hay chụp từ góc khuất.

Tiếp đó, các kết quả được so sánh với dữ liệu từ Khảo sát American Community – nghiên cứu với chi phí 250 triệu đô la, đến cửa từng nhà để thu nhập dữ liệu các loại, từ về giới tính, giáo dục, thất nghiệp cho đến lựa chọn bầu cử.

Qua so sánh, các nhà nghiên cứu đã có thể dự đoán chính xác một loạt các đặc điểm throng vấn đề như thu nhập, chủng tộc, quan điểm chính trị từ các loại xe trong một cộng đồng dân cư.

https://baomai.blogspot.com/
Một chiếc xe của Google Street View tại Vienna hồi tháng 7/2017

Nghiên cứu chỉ ra rằng xe Đức và Nhật (đặc biệt là Lexus) được tìm thấy ở khu vực có thu nhập trung bình thuộc mức cao, trong lúc xe Mỹ nội địa như Buicks, Oldsmobiles và Dodges thường ở khu vực có thu nhập trung bình thấp hơn.

Sử dụng trí thông minh nhân tạo để phân tích hình ảnh trên Street View có thể giúp xác định khu vực có bất bình đẳng nhất một cách nhanh chóng và tiết kiệm.

Ví dụ, Chicago là nơi có khoảng cách thu nhập rõ rệt nhất với các loại xe ô tô rẻ tiền và xe đắt tiền được phân biệt rõ ràng trên các bãi đỗ xe khắp thành phố. Các thành phố khác như Jacksonville, Florida có khoảng cách thu nhập đều hơn qua sự phân bố xe ô tô.

Đây là một vấn đề lớn vì khảo sát và thống kê thường cho rằng thu thập những loại dữ liệu như chủng tộc, quan điểm chính trị là một công việc cần nhiều sức lực, đắt đỏ và tốn thời gian.

https://baomai.blogspot.com/

Bà Timnit Gebru, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết từ khi nghiên cứu được công bố, nhóm đã được các nhà nghiên cứu chính trị liên lạc để sử dụng dữ liệu.

“[Họ] có thể cập nhật vào thông tin chúng tôi có về xe hơi để có được kết quả chính xác và kịp thời về điều tra dân số,” bà viết trong một email.

https://baomai.blogspot.com/
Google cũng thuê người đi dọc các phố, những nơi xe hơi không vào được, để chụp các hình ảnh cho dịch vụ Street View

Trong khi các phát hiện xác nhận rằng loại xe bạn đi có thể nói một số điều nhất định về bạn như giàu có hay tầng lớp xã hội, nhưng bà Gebru nói cũng có những điểm đặc trưng cần lưu ý.

“Tôi không nghĩ là tất cả các quốc gia đều có mối quan hệ giữa xe và người như ở Mỹ,” bà nói.

“Ở nhiều nước khác, có thể có mối quan hệ giữa một số loại vải mặc trên người với đặc điểm văn hóa.”

“Điều mà tôi muốn mọi người thu thập được từ nghiên cứu này không phải là mối quan hệ giữa người và xe mà là việc các nhà khoa học xã hội đã có thể dùng hình ảnh để nghiên cứu về văn hóa,” bà nói.

https://baomai.blogspot.com/ 

Học hỏi từ dữ liệu do máy móc thu thập, như cách mà bà và nhóm của mình sử dụng, có thể đóng vai trò hỗ trợ cho khảo sát dân số truyền thống.

Bên ngoài vấn đề về tiền và bất bình đẳng, nhiều quốc gia đang tìm cách dùng Al và hình ảnh công cộng như Google Street View để hiểu hơn về con người sống ở đó theo như cách mà khảo sát truyền thống vẫn làm.

Chẳng hạn như một nhà nghiên cứu sức khỏe Canada đã phân tích hình ảnh của Google Street View để nghiên sự tương quan giữa một số loại bệnh và mức độ ô nhiễm và cây cối ở một số khu vực.

https://baomai.blogspot.com/

Trong một thế giới mà nhiều công ty công nghệ đang bao phủ trên cuộc sống của chúng ta, các thông tin như nhà cửa, xe, lương và các bí mật của chúng ta có thể tiếp cận dễ dàng hơn chúng ta nghĩ.




Bryan Lufkin

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

HAI LỐI MỘNG.NHẠC TRÚC PHƯƠNG. TRÌNH BÀY: DUY VĂN

BIỂU TÌNH CHỐNG PHONG TỎA ĐANG THÁCH THỨC QUYỀN LỰC CỦA TẬP CẨM BÌNH

 



Nguồn: Gideon Rachman, “Xi Jinping’s pandemic triumphalism returns to haunt him, “Financial Times, 28/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thói kiêu ngạo và độc đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình đã khiến Trung Quốc rơi vào chuỗi ngày phong tỏa vô tận.

Trong bài phát biểu nhân dịp năm mới 2021, Tập Cận Bình đã khoe khoang về sự thành công của chính sách zero-Covid tại Trung Quốc. Trong khi hàng triệu người chết ở những nơi khác trên thế giới, Trung Quốc đã “đặt người dân và mạng sống của họ lên hàng đầu… Bằng sự đoàn kết và kiên cường, chúng ta đã viết nên bản anh hùng ca chống lại đại dịch.”

Gần hai năm sau, chiến dịch của Tập nhằm mô tả quá trình quản lý đại dịch của Trung Quốc như một chiến thắng của cá nhân ông và của hệ thống đang dần sụp đổ. Làn sóng biểu tình ngày càng gia tăng nhằm chống lại các chính sách zero-Covid của ông đã khiến nhà lãnh đạo Trung Quốc phải mất mặt. Chúng dường như là thách thức nghiêm trọng nhất đối với quyền lãnh đạo của Tập kể từ khi ông lên nắm quyền cách đây 10 năm.

Một vài cuộc biểu tình phản đối lệnh phong tỏa không hồi kết của Trung Quốc thực sự đã nhắm vào cá nhân Tập. Tại thành phố Thành Đô, những người biểu tình đã hô vang: “Chúng tôi không muốn một hệ thống chính trị với một nhà lãnh đạo trọn đời. Chúng tôi không muốn có một hoàng đế.”

Những khẩu hiệu này đã nêu bật vấn đề chính trị nhạy cảm nhất ở Trung Quốc hiện đại – những nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm tạo ra một sự sùng bái cá nhân. Kể từ khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976, Đảng Cộng sản đã cố gắng tránh tạo ra một Mao thứ hai, một nhà lãnh đạo tối cao duy nhất, người thống trị hệ thống chính trị và cả nước, và sẽ không bao giờ từ bỏ quyền lực.

Nhưng Tập Cận Bình đang đưa Trung Quốc trở lại thời kỳ cai trị gần như của một hoàng đế. Một bước ngoặt đã xảy ra vào tháng trước, khi đại hội Đảng Cộng sản bầu ông vào nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ với tư cách là người lãnh đạo đảng. Người tiền nhiệm của Tập, cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, đã bị buộc rời khỏi lễ đài ngay trước ống kính truyền hình. Thông điệp rất rõ ràng. Quyền lực của Tập là bất bại và ông sẽ cai trị suốt đời.

Giống như Mao, Tập đã biện minh cho việc nắm quyền của mình bằng cách khuyến khích tạo ra một sự sùng bái cá nhân. “Tư tưởng Tập Cận Bình” đã được ghi vào điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Việc cho rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc đã xử lý thành công Covid-19 trở thành một phần quan trọng trong dòng quan điểm về ông. Một bài báo gần đây của Quốc vụ viện Trung Quốc ca ngợi khả năng lãnh đạo của Tập trong đại dịch Covid, tuyên bố rằng “Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đích thân chỉ huy, lên kế hoạch ứng phó, giám sát tình hình chung, và hành động quyết đoán”.

Đúng là Trung Quốc đã ghi nhận số ca tử vong trên đầu người do Covid-19 ít hơn hẳn so với Mỹ. Nhưng cái giá của việc theo đuổi chính sách zero-Covid đang dần trở nên rõ ràng. Khi nền kinh tế bị đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đã lên tới gần 20%.

Căng thẳng xã hội gây ra do phong tỏa kéo dài và lặp đi lặp lại cũng vô cùng lớn. Hai tháng phong tỏa nghiêm ngặt ở Thượng Hải đầu năm nay đã trở thành tin tức trang nhất trên toàn thế giới. Một số người tin rằng đây sẽ là điểm bùng phát, buộc Tập phải suy nghĩ lại về chính sách zero-Covid của mình. Thế nhưng, thay vào đó, tại đại hội đảng, ông lại đề bạt Bí thư Thành ủy Thượng Hải Lý Cường – người chịu trách nhiệm về vụ phong tỏa – lên vị trí cao thứ hai trong Đảng Cộng sản. Đó là một tín hiệu cho thấy zero-Covid sẽ không có hồi kết.

Nhằm tạo ra câu chuyện chính thức về Covid-19, giới lãnh đạo Trung Quốc đã so sánh sự kiên nhẫn và tinh thần tập thể của người dân Trung Quốc với sự thiếu kiên nhẫn và chủ nghĩa cá nhân của người Mỹ. Tuy nhiên, sự kiên nhẫn của người dân Trung Quốc cũng đang cạn dần.

Hình ảnh những đám đông không đeo khẩu trang từ khắp nơi trên thế giới đến xem các trận đấu World Cup ở Qatar đã chứng minh cho người dân Trung Quốc thấy rằng công dân của các quốc gia khác đã thoát khỏi cái bẫy của những đợt phong tỏa vô tận. Ngược lại, người dân Trung Quốc đang phải đối mặt với viễn cảnh bị hạn chế quyền tự do năm thứ tư liên tiếp.

Từng tuyên bố là người có công trong việc xử lý giai đoạn đầu của đại dịch ở Trung Quốc, Tập không thể tránh khỏi việc bị đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Trên hết, việc không nhập khẩu các loại vắc xin nước ngoài hiệu quả sẽ khiến việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phong tỏa trở nên nguy hiểm hơn nhiều. Thất bại đó có liên quan đến chủ nghĩa dân tộc của Tập Cận Bình – người đã khởi xướng chính sách sản xuất các công nghệ then chốt “tại Trung Quốc” (Made in China) vào năm 2015. Nhà lãnh đạo từng khẳng định mình có lòng thương dân vô bờ bến cuối cùng lại quá tự cao, không chịu nhập khẩu các loại vắc xin hiệu quả có thể bảo vệ mạng sống của người dân.

Phong tỏa zero-Covid cũng phản ánh tính cách cứng rắn và sự độc đoán bẩm sinh của Tập Cận Bình. Những người biểu tình Trung Quốc đã nhận ra rằng các công nghệ được phát triển để theo dõi hành vi của người dân – dưới danh nghĩa để chống dịch – có thể tồn tại rất lâu sau đại dịch, rồi trở thành một phương pháp kiểm soát chính trị và xã hội lâu dài và tinh vi.

Nói rộng hơn, những thất bại của Tập trong đại dịch Covid-19 là những thất bại đặc trưng của một chế độ chuyên chế, vốn trao quá nhiều quyền lực và thẩm quyền vào tay một lãnh đạo duy nhất. Khi nhà lãnh đạo chuyên chế đưa ra một quyết định tai hại – như Vladimir Putin đã làm khi xâm lược Ukraine – thì hệ thống cũng không thể thay đổi hướng đi, bởi vì nhận định của nhà lãnh đạo là điều không thể bị chất vấn. Giờ đây, một hình mẫu tương tự đang xuất hiện ở Trung Quốc.

Thời điểm người biểu tình xuống đường luôn là thời điểm cực kỳ nguy hiểm đối với một nhà lãnh đạo chuyên chế. Thật không may, dường như, theo bản năng, Tập sẽ đáp trả bằng vũ lực và đàn áp. Đó là cách ông đã đối phó với các cuộc biểu tình ở Hong Kong năm 2019 – và đó là cách Đảng Cộng sản đã đàn áp phong trào sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Phản ứng đó có thể có hiệu quả ở Trung Quốc – và cho đến nay, ở Nga, Iran, và Belarus. Nhưng câu chuyện được thêu dệt cẩn thận về trí tuệ và quyền lực của Tập Cận Bình sẽ không thể tiếp tục tồn tại sau khi chính sách zero-Covid của ông sụp đổ.

NHỮNG ĐÁM MÂY CHIẾN TRANH

 


 BM

Nền dân chủ và tự do đang bị đe dọa. Những điều này luôn xảy ra trong thời gian chiến tranh.

 

Giờ đây, tuy chiến tranh đang bùng nổ ở Ukraine, nhưng cũng có những đám mây đen từ các cuộc chiến khác đang tích tụ lại và sắp sửa gây giông tố. Ở Đài Loan. Trên bán đảo Triều Tiên. Giữa Israel và Iran. Cũng có thể là giữa NATO và Nga, hoặc Hoa Kỳ và Trung cộng. Hoặc có thể là, thảm khốc thay, giữa tất cả các bên này cùng một lúc.

 

Các cuộc chiến thường sẽ khơi mào cho các cuộc chiến khác, bởi vì các bên xâm lược nhận thức được cơ hội khi thế giới bị xao nhãng và tiến hành thúc đẩy các cuộc chiến ở những nơi khác để cho mọi người càng bị phân tán hơn. Do đó, chiến tranh là một vòng lặp phản hồi tiêu cực sẽ không ngừng xoay vòng cho đến khi những bên xâm lược giành chiến thắng hoặc kiệt quệ vì cuộc chiến.


BM

Phần lớn các hãng thông tấn cánh tả, [vì] khát khao muốn thay đổi cục diện chiến tranh, [nên thường] đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo dân chủ mà họ có thể tiếp cận thay vì những kẻ xâm lược rõ ràng ở Moscow, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, và Tehran. Họ làm như vậy bởi vì họ có thể gây ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo trong nước và đã quen với việc lên án “chủ nghĩa quân phiệt của Mỹ,” mặc dù không phải lúc nào họ cũng dùng những thuật ngữ thô kệch như vậy.

 

Họ làm vậy để mang lại nhiều dịch vụ xã hội và nhiều phiếu bầu hơn cho Đảng Dân Chủ, bên mà họ tin tưởng nhiệt thành và tôn sùng theo kiểu tôn giáo. Theo tôn giáo đó của cánh tả, nước Mỹ là bên có lỗi cho cuộc xâm lược Ukraine của Moscow. Nước Mỹ là bên có lỗi cho “những căng thẳng” với Bắc Kinh. Chỉ bởi vì nước Mỹ có lỗi vì đã tự vệ ở Afghanistan, hoặc có lỗi vì đã duy trì trật tự quốc tế của các quốc gia có chủ quyền bằng việc đẩy quân Iraq ra khỏi Kuwait.


BM


Người ta không phát hiện được các vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq, không đồng nghĩa là các loại vũ khí đó không tồn tại ở đó. Và những người cánh tả hiếm khi đào sâu xem điều gì đã dẫn đến sự nghi ngờ của Hoa Kỳ ngay từ đầu. Đơn cử như trò chơi mèo vờn chuột của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein với các thanh tra vũ khí. Hoặc là việc ông không cho phép thực hiện các chuyến bay của trinh sát cơ U2 trên khắp đất nước. Hoặc là việc trước đây ông từng sử dụng vũ khí hóa học đối với chính người dân của mình.

 

Toàn bộ những điều này đều bị lãng quên trong sự đổ xô đi chỉ trích chủ nghĩa quân phiệt Mỹ là nguyên nhân của mọi điều sai trái trên thế giới. Những người Mỹ cánh tả làm như vậy đã thúc đẩy các đồng minh Âu Châu của chúng ta xem chúng ta là một vấn đề. Chúng ta, người Mỹ, mới là những kẻ xâm lược, chứ không phải Bắc Kinh, ngay cả khi Bắc Kinh xây dựng lực lượng quân sự cần thiết để xâm chiếm Đài Loan, và nói rõ rằng họ sẵn sàng hành động bất cứ lúc nào.


BM

Do đó, đối diện với sự gây hấn rõ ràng, các trường đại học của chúng ta — do các giáo sư và sinh viên cánh tả chiếm lĩnh, những người tự cho mình là được giáo dục đặc biệt và hào hứng với những lý lẽ mới nhất trên The New York Times và The New Yorker — đều im lặng.

 

Chỉ khi nào Hoa Kỳ và các đồng minh tiến hành hoạt động quân sự, và nếu như cuộc sống của chính họ, việc xóa nợ đối với các khoản vay sinh viên, hoặc các dịch vụ xã hội bị đe dọa, thì họ mới kháng nghị. Và những sự phản đối này là nhắm vào quân đội Hoa Kỳ, lực lượng bảo vệ họ, chứ không phải nhắm vào những kẻ xâm lược ở Bắc Kinh và Moscow, những bên ngay từ đầu đã thúc đẩy các cuộc chạy đua vũ trang.

 

Các trường đại học phương Tây giống như những ông bầu chuyên tạo ra thứ âm nhạc cánh tả hợp lỗ tai của Trung cộng cộng sản, khuyến khích những kẻ xâm lược nguy hiểm nhất tại Bắc Kinh tin rằng họ đang ở “bên chính nghĩa của lịch sử” khi đe dọa tiến hành chiến tranh chống lại Đài Loan “tư bản,” Ấn Độ “lạc hậu,” “chủ nghĩa đế quốc” lịch sử, và “quyền bá chủ” hiện hữu của Hoa Kỳ.

 

Hôm 15-16/11, tại hội nghị thượng đỉnh G20, các nhà lãnh đạo dân chủ từ Hoa Kỳ, Canada, Úc, và những nơi khác đã cố gắng xua tan những đám mây chiến tranh của Trung cộng. Nếu lịch sử là bất kỳ sự chỉ dẫn nào, thì nụ cười đơn thuần không thể ngăn chặn thể chế chiến tranh độc tài khủng khiếp này của con người một khi nó bắt đầu được kích hoạt. Việc kết giao, và các hình thức xoa dịu khác, không có tác dụng gì khi mục tiêu mà một nhà độc tài đầy quyền lực hướng đến là cuộc xâm lược theo chủ nghĩa phục thù để gột rửa đi một sự nhục nhã bẽ bàng mà ai cũng thấy. Điều này mô tả Đức Quốc Xã trong những năm 1930, cũng như Nga và Trung cộng ngày nay.

 

Bên cạnh trường hợp của Cộng hòa Séc vào năm 1938, Ukraine và Đài Loan, tất cả các quốc gia ‘tiền tuyến,’ nước nào sẽ chiến đấu và giành chiến thắng trong cuộc chiến ở phe dân chủ? Các quốc gia, kể cả các nền dân chủ, đều không muốn phải trả cái giá của chiến tranh nếu họ có thể khiến người khác làm như vậy. Hãy để cuộc chiến đó diễn ra ở đất nước của người khác, nếu có thể. Ngay cả khi quốc gia đó là một đồng minh dân chủ.

 

Nhảy vào ở phút cuối, để tuyên bố chiến thắng và sự thống trị toàn cầu thông qua đội quân vẫn đang đứng yên một chỗ (và chưa kịp phản ứng gì) của chính mình, cũng như các khoản vay tái thiết. Trong hai cuộc thế chiến, Âu Châu đã phải trả giá bằng tổn thất nhân mạng và cơ sở hạ tầng bị phá hủy. Người Mỹ chúng ta không muốn thừa nhận rằng trong Đệ nhị Thế chiến, chúng ta đã đến muộn, với những binh sĩ đầy sức sống, để giành chiến thắng, cung cấp các khoản vay, giành lấy vinh quang, và định hình trật tự quốc tế theo hình dung của chính chúng ta.

 

Trong suốt quá trình này, chúng ta đã làm rất nhiều điều tốt. Nhưng nếu chúng ta và đồng minh cứng rắn nhất của chúng ta là Anh, đi trước quân đội Đức bằng sự hiện diện quân sự tại hiện trường, có thể chúng ta đã ngăn chặn được hai cuộc thế chiến ngay từ đầu.


BM

Ngày hôm nay, tại Ukraine, chúng ta một lần nữa đã không điều động binh sĩ đến nơi mà chúng ta biết rằng, Nga sẽ tiến hành xâm lược. Người dân Ukraine đang phải trả giá để bảo vệ cho toàn bộ Âu Châu. Nếu họ thất bại trong cuộc chiến này, thì Ba Lan, Slovakia, Hungary, và Romania sẽ trở thành những quốc gia tiền tuyến tiếp theo. Các nước này đều là thành viên NATO, và mặt trận [chiến tranh] lúc này sẽ trở nên rộng lớn hơn và khó phòng vệ hơn. Các lực lượng dân chủ sẽ bị phân tán mỏng hơn, và người dân Ukraine sẽ buộc phải chiến đấu cho Moscow để chống lại chúng ta.

 

Trật tự quốc tế của chúng ta — trật tự thế giới duy nhất mà Pháp hiện đang ủng hộ bằng những tràng pháo tay vang dội, rằng Trung cộng muốn phá hủy và xây dựng lại theo hình ảnh độc tài của riêng mình, và là trật tự mà Hoa Kỳ lập ra vào năm 1945 và tìm cách duy trì thông qua phòng thủ kinh tế vốn bị hiểu lầm là chia thế giới thành hai khối thương mại — hiện đang bị đe dọa.

 

Âu Châu khắc ghi cái giá của chiến tranh nhiều hơn là vinh quang từ cuộc chiến ấy, và đang điên cuồng lùi lại khỏi vách đá dựng đứng mà tất cả chúng ta đang trượt tới. Đáng tiếc thay, họ thể hiện sự sợ hãi trong quá trình này, khuyến khích những kẻ bắt nạt đưa ra nhiều yêu sách hơn. Lựa chọn thay thế của họ để giữ vững lập trường của chúng ta đòi hỏi sự phụ thuộc kinh tế liên tục vào kẻ thù và trao đi lãnh thổ Ukraine hoặc Đài Loan thông qua đàm phán, tất cả những điều này thúc đẩy những kẻ bắt nạt hung hăng hơn trong tương lai.

 

Tuy vậy, chính phủ Tổng thống Biden, với các chính sách yếu hơn mức cần thiết để ngăn chặn mối đe dọa, vẫn đang đi trước các đồng minh tả khuynh hơn của chúng ta ở Âu Châu. Đức, Pháp, và Hà Lan là những “nước lùi bước” hàng đầu.

 

Những quốc gia này vẫn chưa rút ra được bài học từ việc lệ thuộc năng lượng của họ vào Moscow, điều đã trao cho Nga đủ tài lực để phát động cuộc chiến chống lại Ukraine. Họ đã không học được bài học về việc để mất năng lực sản xuất công nghiệp vào tay Trung cộng, điều mà Bắc Kinh hiện đang sử dụng để xây dựng một quân đội gần như có khả năng đánh bại Hoa Kỳ ở Á Châu. Họ đã không học được bài học của hai cuộc thế chiến, trong đó sự yếu kém của họ, bao gồm cả sự yếu kém của người dân trong việc chống lại chủ nghĩa phát xít của chính phủ họ, cho phép quân Đức tin rằng họ có thể chinh phục toàn bộ Âu Châu và hơn thế nữa.

 

Sự yếu kém đó đã dẫn đến sự suy tàn của Âu Châu, khiến châu lục này mất đi phần lớn ảnh hưởng quốc tế.

 

Nga và Trung cộng hiện đang thế chỗ của Đức và Nhật Bản trong lịch sử với tư cách là những kẻ xâm lược toàn cầu, tuy nhiên, lục địa này quá yếu để thu hút sự xâm lược. Chỉ những quốc gia như Ba Lan, vốn có lịch sử phải chịu số phận nạn nhân, cùng Hoa Kỳ và Anh, mới dẫn đầu trong việc nhận biết sức mạnh ngày càng tăng của những kẻ xâm lược ở Moscow và Bắc Kinh. Nhưng những quốc gia này hiện đang gióng lên hồi chuông cảnh báo giữa những người bị đồng tiền của Bắc Kinh mê hoặc.

 

Thay vì tranh đua với Bắc Kinh và Moscow về kinh tế và quân sự, Brussels lại đang cạnh tranh với Hoa Thịnh Đốn bằng các khoản trợ cấp tốn kém cho xe điện, vốn không bao giờ có thể bảo vệ các quốc gia của chúng ta khỏi mối đe dọa độc tài, và điều đó giúp các đối thủ của chúng ta tránh được sự nóng lên toàn cầu nhiều như chính sách đó giúp chúng ta vậy.

 

Trong khi chúng ta tập trung vào mua những công nghệ xanh, thì Trung cộng lại tập trung vào việc thu lợi nhuận từ những thương vụ đó và sử dụng số tiền kiếm được để xây dựng quân đội nhằm đánh bại chúng ta.

 

Cá mập và sư tử tấn công những kẻ yếu nhược nhất và ngu ngốc nhất trong bầy — không bao giờ tấn công những kẻ mạnh và nhanh nhẹn phía trước mặt. Đáng buồn thay, Ukraine và Đài Loan, bị tước bỏ những vũ khí mạnh nhất cần thiết để tự vệ và bị từ chối khỏi các hệ thống liên minh dân chủ, hiện đang bị bỏ lại phía sau cho những kẻ săn mồi. Trớ trêu thay, sự thiển cận đó của NATO lại làm tăng nguy cơ chiến tranh và khả năng hủy diệt của chính chúng ta.

 

Các nền dân chủ phải học cách ngừng chạy trốn và hợp lại làm một để đương đầu với những kẻ xâm lược của chúng ta. Không nên bào chữa thêm rằng nền dân chủ này hay nền dân chủ kia không phải là thành viên của một liên minh hoặc không phải là một quốc gia có chủ quyền được công nhận. Nếu cứ ôm giữ logic đó, thì những kẻ xâm lược có thể và sẽ hạ gục chúng ta từng người một cho đến khi không còn nền dân chủ nào để họ chinh phục nữa mới thôi.

 

 Anders Corr  _  Thiên Thư