Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

CUỘC DIỄN HÀNH GIÁNG SINH THẮP LÊN TINH THẦN MỸ

 

 BM

Elsmere, Delaware. Ông đã mang không khí lễ hội quay trở lại thị trấn cùng sau khi trải qua những chuỗi ngày đại dịch gian khó.

 

Sau một thời gian bị gián đoạn vì dịch bệnh COVID-19 vào năm 2020, cuộc diễn hành Giáng Sinh Elsmere hàng năm lần thứ 26 đã trở lại hôm 12/12. Cuộc diễn hành này có sự tham gia của những nhân vật chức cao vọng trọng, ban nhạc, đội diễn hành, đội khiêu vũ, đoàn xe diễn hành, sở cứu hỏa, sở cảnh sát, và tất nhiên, cũng có cả Ông già Noel.


BM


Đây là cuộc diễn hành lớn nhất từ trước đến nay với 88 đơn vị tổ chức, hơn 1,000 người, và hàng trăm phương tiện tham gia vào đoàn diễn hành, theo ông Joe Leonetti, đồng chủ tịch của cuộc diễn hành này.

 

Hơn 1,000 khán quan đứng xếp hàng trên các tuyến phố của thị trấn Elsmere, lại một lần nữa được hân hoan chào mừng phong tục truyền thống này cùng với gia đình, bằng hữu, và hàng xóm của họ sau trận đại dịch này.


BM

“Đây là thời điểm tiệc tùng linh đình. Đã đến lúc chúng ta đoàn viên, sum họp. Và tôi nghĩ đây là thời điểm để bày tỏ tình yêu thương; nhân ái với mọi người. Lý do mà tôi thích phong tục này là vì nó luôn tạo cho tôi một cái cớ để được gặp gỡ ai đó và nói câu I love you,” Grand Marshal – người dẫn đầu đoàn diễn hành, ông Ray Firmani 100 tuổi.

 

Ông Firmani, một cựu chiến binh trong Đệ nhị Thế chiến, sinh sống ở Elsmere từ năm 1950.


BM

Cuộc diễn hành có mặt của người dẫn đầu đoàn diễn hành Ray Firmani (bên trái) và ứng cử viên Quốc hội Lee Murphy chia sẻ niềm hạnh phúc của họ tại cuộc diễn hành Giáng Sinh, ở Elsmere, Delaware, hôm 12/12/2021.


BM


Là một phi công điều khiển oanh tạc cơ B-17 Flying Fortress trong chiến tranh, ông Firmani đã từng thực hiện 25 nhiệm vụ chiến đấu trên khắp nước Đức.


BM


“Tất cả những bằng hữu cũ của tôi đều đã ra đi,” ông Firmani nói. Và ông là người cao tuổi nhất trong thị trấn này. Ông rất trân trọng sự giúp đỡ từ những người bằng hữu mới của mình. “Người dân ở đây thật lương thiện. Những người hàng xóm xung quanh tôi đều chăm sóc cho tôi. Và tôi rất yêu quý họ,” ông Firmani tâm sự.

 

Ông Jay Green và bà Rebecca Green từng sống ở thị trấn Elsmere rất vui mừng khi được quay trở lại để xem lễ diễn hành này.


BM

Ông Jay Green cùng vợ là bà Rebecca Green bày tỏ niềm hạnh phúc tại cuộc diễn hành Giáng Sinh, ở Elsmere, Delaware, hôm 12/12/2021.

 

“Tôi rất vui khi được ra ngoài,” ông Jay, một y tá, nói với The Epoch Times. “Đó là một cuộc diễn hành náo nhiệt, tỏa ra nhiều năng lượng và mọi người đều mừng rỡ khi lại được làm điều gì đó ở nơi công cộng.”

 

Ông Jay tiếp tục, “Đây là một thời điểm tuyệt vời để đón mừng dịp lễ này. Giáng Sinh là một ngày lễ truyền thống của người Mỹ, và đây cũng là một ngày lễ truyền thống trên toàn thế giới. Đó là ngày lễ cùng chung vui.” 

 

Bà Rebecca, một biên tập viên, lặp lại quan điểm của chồng bà. “Năm ngoái, chúng ta đã có rất nhiều gián đoạn đối với các phong tục truyền thống. Vì vậy, điều quan trọng hơn bao giờ hết là quay trở lại và làm những việc mà ta đã từng làm và háo hức được làm trong kỳ nghỉ lễ này,” bà nói.

 

Nhiều cư dân ở Elsmere, một thị trấn nhỏ với dân số khoảng 5,800 người, đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một đội múa trống lưng Trung cộng đến từ vùng ngoại ô New York, cách tiểu bang Delaware khoảng 200 dặm (321 km) về phía bắc.


BM

Đội trống lưng Trung cộng diễn hành trong cuộc diễn hành Giáng Sinh, ở Elsmere, Delaware, hôm 12/12/2021.

 

Theo truyền thống, trống lưng Trung cộng được đeo ở bên hông của người chơi và được đánh bằng hai thanh gỗ. Nhạc cụ dân gian này được sử dụng trong nhiều lễ hội, bao gồm cả Tết Nguyên Đán và Lễ hội Đèn lồng.


BM


Đội múa trống lưng này có khoảng 30 người là học viên Pháp Luân Đại Pháp, hay còn được gọi là Pháp Luân Công. Đây là một môn tu luyện tinh thần của Trung Hoa cổ đại bao gồm các bài tập thiền định đơn giản, chậm rãi và các bài giảng dựa trên các nguyên lý chân, thiện, và nhẫn.


Ông Leonetti, đồng chủ tịch cuộc diễn hành này, nghĩ rằng điệu múa trống lưng “rất giống như một nét hoa văn” và “một điều gì đó khác biệt với những gì chúng tôi đã có trong đoàn diễn hành trước đây.”


BM

Ông Joe Leonetti, đồng chủ tịch của cuộc diễn hành này, diễn tả niềm hân hoan của mình tại cuộc diễn hành Giáng Sinh, ở Elsmere, Delaware, hôm 12/12/2021.

 

“Cuộc diễn hành đơn giản là làm cho mọi người cảm thấy thoải mái,” ông Leonetti nói với The Epoch Times. “Âm thanh khác biệt, trang phục lộng lẫy, và mọi thứ họ mang trên mình — thật mỹ hảo,” ông nói thêm.

 

Bà Jacqueline Hopkins, giám đốc văn phòng của một công ty luật, cũng rất ấn tượng với màn múa trống lưng “vô cùng sặc sỡ” này. “Họ trông thật duyên dáng, và họ biểu diễn động tác rất đồng đều, trông họ làm tự nhiên và dễ dàng,” bà nói với The Epoch Times. “Tôi biết múa như vậy đòi hỏi tập luyện rất nhiều. Nhưng họ đã làm cho mọi thứ trông thật dễ dàng, và điệu múa này quả là mỹ diệu,” bà nói thêm.


BM

Bà Jacqueline Hopkins, giám đốc văn phòng của một công ty luật, chia sẻ niềm hạnh phúc của mình tại cuộc diễn hành Giáng Sinh, ở Elsmere, Delaware, hôm 12/12/2021.

 

Lễ Giáng Sinh cũng “có ý nghĩa rất lớn đối với” bà Hopkins. Bà nói Lễ Giáng Sinh “luôn nằm sâu tận đáy lòng tôi. Đó là về gia đình, về bằng hữu. Đó là về sự quan tâm và lòng nhân đạo.”


Bà Hopkins cho biết, “Thật háo hức khi được ở đây và chứng kiến tất cả tình yêu thương cũng như năng lượng cho tinh thần nghỉ lễ sau khi trải qua đại dịch này. … Thật tuyệt vời.”


BM


Cuộc diễn hành này cũng có sự tham gia của những người có chức sắc, những người tin rằng phong tục truyền thống là đáng trân quý đối với cộng đồng này.


BM


Thượng nghị sĩ Chris Coons (Dân Chủ-Delaware) nói: “Truyền thống rất quan trọng đối với xã hội của chúng ta — hoàn toàn là vậy.”


BM

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Chris Coons (Dân Chủ-Delaware) trò chuyện với khán quan tại cuộc diễn hành Giáng Sinh, ở Elsmere, Delaware, hôm 12/12/2021.

 

Ông Coons nói rằng cuộc diễn hành Giáng sinh này là “rất quan trọng” đối với cộng đồng này. “Nó giúp củng cố lại cảm giác được gắn kết lại gần nhau. … Tôi đã được tận mắt thưởng thức cuộc diễn hành này trong suốt 20 năm nay rồi.”


BM


Ông Lee Murphy, người đang tranh cử vào Quốc hội, cũng tham gia lễ hội này. Ông cho rằng cuộc diễn hành Giáng Sinh này đã giúp cộng đồng xích lại gần nhau.


BM


“Đặc biệt là sau đại dịch COVID, mọi người đều muốn ra ngoài,” ông nói với The Epoch Times. “Họ muốn ăn mừng. Họ muốn được hàn huyên với những người hàng xóm của họ.”


Ông Murphy nói rằng: “Đó chính là một ngọn lửa thắp lên tinh thần Mỹ.”

 

 

 

 

Frank Liang  _  Thanh Tâm


baomai.blogspot.com

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

NGHE TIẾNG CA CÔ ÚT - NHỚ CẢI LƯƠNG MIỀN NAM

 


 BM

Nhớ về một giọng ca đi vào lịch sử cải lương miền Nam. Khi những ngôi sao lóe sáng trên bầu trời, mới biết chúng ta đang ở thăm thẳm đêm đen như thế nào của cải lương hôm nay.


Kỷ niệm 5 năm ngày mất của bà, nghệ sĩ Út Bạch Lan (2016 – 2021).

 

Người trong xóm kể rằng đám tang của cô Út không quá rình rang, vì con cháu trọng ý của cô – một người quen cuộc sống nhẹ nhàng, sống bằng tấm lòng chứ không sống bằng hư danh.


Từ lúc nằm bệnh, cô Út đã dặn con cháu rằng cô không cần mộ phần trọng vọng, thiêu và rải tro xuống sông. “Đất dành cho người còn sống”, cô nói. Rồi cô dặn cũng không cần phải làm đám giỗ chi cho phiền. Nhớ nhau để một chén cơm, vái đôi câu đã là có lòng vui hưởng.


BM


Cuộc đời một danh ca lừng lẫy Sài Gòn lục tỉnh, tên tuổi có lúc làm sốt ruột khách hâm mộ ở tận trời Tây, vậy mà cô Út mới thanh bạch và an nhiên làm sao. Giới cải lương hay nhắc chuyện cô được khuyên làm đơn để xin danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, nhưng cô Út nói thôi. Không phải ai cũng hiểu được cô Út. Là một Phật tử, cô Út tin rằng mang một danh phận, cũng không khác gì mang thêm một nghiệp mới nơi trần gian mà cô Út thấy mình đã được rất nhiều.

 

Trong một vài cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi về chuyện này, cô Út cười thiệt thà mà nói:

 

“Chuyện Nhà nước muốn tặng danh hiệu cũng là một vinh dự, nhưng Út thì chỉ thấy thêm nữa cũng không làm gì. Lúc mình lên sân khấu, thấy người ta vỗ tay, hết bài, khán giả người ta lên ôm mình, khóc với mình, rồi hun mình… ôi vậy là đủ làm Út vui lắm rồi”.


BM


Ngày cô Út thôi hát trên trần gian, chắc cô sẽ còn thương sân khấu, thương khán giả nhiều hơn khi chứng kiến thế hệ nghệ sĩ sau cô rơi nước mắt như mưa. Trong những video tình cờ ghi lại, có một người tựa như khuyết tật và ăn xin trên đường phố, đã để tấm hình của cô tựa vào cột đèn, để mấy cái bánh men, thắp một cây nhang rồi chắp tay vái cô. Khán giả miền Nam, cải lương miền Nam thương cô Út đứt ruột.


BM


Nói đến cải lương, thì Sài Gòn – Gia Định giống như Hollywood của Huê Kỳ, nơi dân đờn ca tài tử, hát bội… đổ về. Rồi cải lương ra đời với sự kết hợp trình diễn điệu bộ theo kiểu Tây phương nhưng giữ nguyên nền nhạc cổ truyền, tạo nên một nét đặc sắc về nghệ thuật và giải trí của người dân miền Nam đầu thế kỷ XIX.

 

Khởi nguyên, các nhà nghiên cứu đã ghi lại rằng nghệ thuật hát bội, vốn là một trong những món nghệ thuật độc đáo của dân ngũ Quảng miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi) khi di dân mở cõi vào Nam đã mang theo và khiến không ít giới nhà giàu, quan lại triều đình say mê. Cụ thể như Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt nuôi hẳn một ban hát bội để giải trí. Con của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi cũng mê hát bội không kém.


BM


Nhưng sau năm 1832, khi Lê Văn Duyệt mất đi, vua Minh Mạng lòng giận vẫn không nguôi chuyện riêng nên cho san bằng mộ, xiềng lại và đúc chữ ghi rằng “Chỗ hoạn quan lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu tội chết”. Ba năm sau khi tận diệt Lê Văn Khôi tội làm phản, vua Minh Mạng cấm hẳn hát bội trong một thời gian. Tài tử xao xác trốn đi, tìm nghề khác sinh sống nên hát bội ở miền Nam yếu dần.


BM


Mãi đến năm 1874, khi người Pháp cai trị miền Nam, hát bội mới quay lại. Nhưng lúc đó, việc thưởng thức trở nên phổ biến hơn trong dân chúng, nên chuyện mỗi lần muốn thưởng thức phải mời cả một ban hát, lại quá cầu kỳ hoặc tốn kém dựng rạp, đãi người… vì vậy các gia chủ khi có đám tiệc hay muốn thưởng thức ngắn giờ thì chỉ cần mời ít người đến hát, gọi là “hát chặp”. Thầy đờn, đào kép ngồi hát tại chỗ, không cần tô vẽ mặt rườm rà. Thích đoạn nào hát đoạn đó, không cần lớp lang. Mà dàn nhạc thì thu gọn lại, chỉ còn kìm, cò, tranh, sáo. Ấy là buổi hình thành của nhạc tài tử.

 

Giai thoại về đời cô Út, kể lại rằng từ lúc mới mười tuổi (khoảng 1945-1946), lang bạt lên Sài Gòn cô Út gặp anh thanh niên Văn Vĩ khiếm thị, nhưng có ngón đờn thần sầu quỷ khốc. Cả hai cùng nhau lang thang xa cảng, Chợ Lớn, Sài Gòn để hát kiếm tiền nuôi gia đình. Khách nghe mới đầu chỉ định giải trí tạm, riết rồi cứ nhích tới gần, nghe rồi đòi nghe nữa… ai cũng lạ lùng hai đứa nhỏ có tuyệt kỹ của ngành đờn hát, thương mà cho tiền, nhờ vậy cô Út và anh Văn Vĩ mới lây lất qua ngày, chờ đến lúc vụt sáng như những ngôi sao lớn trên sân khấu cải lương miền Nam.


BM


Vào thập niên 1950, tên của cô Út lừng danh cùng kép độc Thành Được. Lúc đó, khán giả coi tờ quảng cáo, cũng để ý có Út Bạch Lan hay không. Đặc biệt, ngành ghi âm thu đĩa nhựa Việt Nam thời đó, không thể nào thiếu cái tên Út Bạch Lan trong các tuồng định ra mắt. Một trong những dĩa hát gây chấn động thời đó là Thuyền ra cửa biển (hãng dĩa Hồng Hoa), tập hợp toàn danh ca tài tử như Út Trà Ôn, Hoàng Giang, Minh Chí, Thanh Hương. Đặc biệt cô Út (vai Chiêu Trúc Lệ) và Thành Được (vai Diệp Băng Đình) cũng hớp hồn không biết bao nhiêu khán giả.


BM


Có một chi tiết khá độc đáo về chuyện này, là cô Út nổi tiếng trước Thành Được. Nhưng do lỡ thương anh nghệ sĩ này rồi nên khi bà bầu của gánh Kim Chưởng mời ký tái giao kèo, cô Út nài nếu vậy thì phải ký thêm giao kèo với Thành Được. Khi thấy hai người hát ăn ý, mà Thành Được cũng quá xuất sắc, bà bầu gánh Kim Chưởng làm liền. Và đó cũng là lý do mà cả hai xuất hiện đồng diễn trong tuồng Thuyền ra cửa biển.

 

Lịch sử ghi âm Việt Nam có ghi nhận bản tân nhạc đầu tiên được ghi âm là bài Kiếp hoa (1938) của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên phổ thơ Nguyễn Văn Cổn, người ở Huế. Nhưng thật sự tạo ra một thị trường rộng lớn và thu về vô số tiền bạc, lại là dĩa cải lương miền Nam. Tuồng Thuyền ra cửa biển là một trong những ví dụ, thậm chí thời đó, khán giả đài phát thanh mê mệt, yêu cầu nhiều quá, đến mức đài phải mua bản quyền phát đi phát lại cả năm. Chỉ nhiêu đó, tiền đã không biết bao nhiêu mà kể.


BM


Khán giả miền Nam thời đó chịu móc tiền túi mua dĩa hát lắm. Nhưng đặc biệt là phải dòm coi có tên danh ca như Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thành Được, Hữu Phước… hay không mới mua. Thậm chí, có những tuồng không kịp thu âm, nhưng bài ca thì hay quá khiến dân chung phải đi mua các bản in lời bài ca (hồi xưa gọi là bài ca nhỏ). Lúc này thì người Hoa cũng nhảy vô kinh doanh bài ca nhỏ, vì bán chạy vô cùng mà lại dễ làm. Một bài ca có mấy cắc, ai cũng mua được, mà sẵn có đài phát thanh như quảng cáo giùm, giờ chỉ đem ra chợ khắp mọi miền mà bán thôi.

 

Thập niên 1970, thời của truyền hình đưa những ngôi sao cải lương truyền hình xuất hiện như Thanh Nga, Mộng Tuyền, Kim Ngọc, Dũng Thanh Lâm… nhưng cũng là thời đánh dấu một giai đoạn sân khấu truyền thống của cải lương miền Nam suy yếu. Chuyện xưa ghi lại rằng vào Tết âm lịch Canh Tuất 1970, đoàn Dạ Lý Hương đang thu tiền ầm ầm, tự nhiên đến suất 8 giờ tối ở rạp Quốc Thanh, lại vắng teo, thu về được có gần 300 ngàn đồng.


BM


Hóa ra trước đó, đoàn nhận lời thu hình tuồng cho truyền hình, được tiền tưởng bở. Ngay giờ đó, truyền hình chiếu đúng tuồng của đoàn Dạ Lý Hương đang diễn. Được coi miễn phí mà lại qua tivi, nên dân chúng chọn ở nhà. Đó là một trong những bài học và cuộc xung đột đầu tiên của truyền hình và sân khấu cải lương miền Nam vậy. Cũng vì thâm hụt, nên sau đó ít lâu, có đến bảy đoàn hát ở Sài Gòn hợp lại, ra quyết nghị là cùng nhau không đụng vô truyền hình để còn sống sót.

 

Nghe cô Út nỉ non, sầu muộn mà nhớ cải lương miền Nam. Ngành ca hát ra đời – với sự kết hợp lời thoại và điệu bộ diễn xuất của kịch nghệ phương Tây, âm nhạc thì truyền thống và tuồng tích là những drama thượng thừa không thua gì các kịch bản trên thế giới – lúc này dường như những drama lặng lẽ hơn bao giờ hết. Nhất là khi thiếu vắng những tượng đài lớn như cô Út Bạch Lan.

 

 

 

NS Tuấn Khanh

 

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ nhà nghiên cứu Ngành Mai, nhà nghiên cứu Nguyễn Tuấn Khanh, tạp chí Nông Cổ Mín Đàm, Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam của Trần Văn Khê.



BM

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

Độ tuổi nào nguy hiểm nhất về bệnh tật?


 BM

Để có được trường thọ, trong 10 năm từ 70 đến 79 tuổi thật là quan trọng!


Học giả Israel đã phát hiện ra điều đó


70-79 tuổi là giai đoạn nguy hiểm. Trong giai đoạn này, nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể giảm nhanh chóng. Đây là một thời kỳ thường xuyên mắc các bệnh lão khoa khác nhau, và thông thường dễ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và tiểu đường.


Sau khi bước vào độ tuổi 80, những căn bệnh trên sẽ giảm đi, sức khỏe tinh thần và thể chất có thể trở lại ở độ 60-69 tuổi.


Vì vậy, tuổi từ 70 đến 79 tuổi được gọi là ′′nhóm tuổi nguy hiểm”. Khi về già mọi người muốn có một cuộc sống khỏe mạnh. Họ nhận ra rằng ′′Sức khỏe là của cải”.


Việc chăm sóc sức khỏe 10 năm từ 70 đến 79 tuổi là rất quan trọng.

 

Dưới đây là một số bước đơn giản được gọi là ′′Làm mười điều mỗi ngày′′


Điều này sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn ′′nhóm tuổi nguy hiểm′′ của cuộc đời mình.

 

Nước


BM


Nước là ′′thức uống tốt nhất và rẻ nhất cho sức khỏe”. 3 thời điểm quan trọng với mỗi lần 1 ly nước:


Cốc đầu tiên: Sau khi ra khỏi giường. Bạn có thể uống một ly nước trong một cái bụng rỗng. Ngay cả khi chúng ta không cảm thấy khát nước sau khi thức dậy, máu ở trạng thái bị đặc do thiếu nước. Do đó, sau khi ra khỏi giường, bạn phải từ từ bổ sung nước càng sớm càng tốt.


Cốc thứ hai: Sau khi tập thể dục. Một bài tập thể dục phù hợp là một trong những nền tảng của trường thọ. Tuy nhiên, sau khi tập thể dục, đặc biệt chú ý cần phải bổ sung và thay thế nước. Điều này đực biệt khuyến khích đối với người già.


Cốc thứ ba: Trước khi đi ngủ. Một cốc nước trước khi đi ngủ có thể làm giảm độ nhớt của máu một cách hiệu quả và làm chậm quá trình lão hóa. Giúp chống lại đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và các bệnh khác.

 

Cháo


BM


China Daily Online đã công bố một nghiên cứu 14 năm do Đại học Harvard thực hiện trên 100,000 người. Thấy rằng mỗi ngày một bát cháo ngũ cốc nguyên hạt khoảng 28 gram giảm 5% đến 9% tử vong và giảm cơ hội mắc bệnh tim mạch. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, ngô và tam giác mạch dường như đã tránh được tất cả các bệnh, đặc biệt là bệnh tim.

 

Một cốc sữa


BM


Sữa được gọi là ′′huyết trắng ′′ và có trong cơ thể con người. Giá trị dinh dưỡng của nó được biết đến với rất nhiều canxi, chất béo và protein. Sữa và các sản phẩm từ sữa được khuyến nghị dùng hàng ngày là 300 gam. Khuyên nghị uống một hoặc hai bình sữa 200 ml hoặc gói sữa mỗi ngày.

 

Một quả trứng


BM


Trứng có thể nói là loại thực phẩm thông dụng nhất của con người. Tỷ lệ hấp thụ protein trứng của cơ thể có thể cao hơn 98 %.

 

Một quả táo


BM


Nghiên cứu hiện đại tin rằng táo có tác dụng hạ mỡ máu, giảm cân, ngăn ngừa ung thư, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường trí nhớ, và làm cho da mịn màng và mềm mại. Lợi ích sức khỏe của táo màu khác nhau:

 

·        Táo đỏ có tác dụng hạ lipid máu và làm mềm mạch máu

·        Táo xanh có tác dụng dưỡng gan và giải độc, chống trầm cảm nên thích hợp hơn cho người trẻ.

·        Táo vàng có tác dụng tốt trong việc bảo vệ thị giác.

 

Một củ hành


BM


Hành có giá trị dinh dưỡng rất cao và có nhiều chức năng, bao gồm việc giúp hạ đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ tim mạch và các bệnh về não, và chống vi khuẩn, ngăn ngừa cảm cúm, bổ sung canxi và xương. Ăn hành tây ít nhất ba hoặc bốn lần một tuần.

 

Một miếng cá


BM


Các nhà dinh dưỡng Trung Quốc đã cảnh báo rằng ăn “bốn chân” còn tệ hơn ăn “hai chân”, ăn “hai chân” còn tồi tệ hơn ăn “không có chân”.


′′Không có chân′′ chủ yếu đề cập đến cá và nhiều loại rau khác nhau. Các protein chứa trong cá dễ dàng được tiêu hóa và hấp thụ. Lượng axit béo không bão hòa trong chất béo, đặc biệt là axit béo đa năng, tương đối tốt cho cơ thế.

 

Bước đi nhẹ nhàng


BM


Đây có tác dụng chống lão hóa thần kỳ. Khi người cao tuổi đi bộ (khoảng 1 km hoặc ít hơn) đều đặn trong hơn 12 tuần, sẽ đạt được hiệu quả về dáng và vòng eo, và cơ thể trở nên dẻo dai và không dễ bị mệt mỏi. Ngoài ra, tập thể dục bằng cách đi bộ cũng có lợi cho việc chữa đau đầu, đau lưng, đau vai., và có thể thúc đẩy giấc ngủ.


Các chuyên gia tin rằng đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể thoát khỏi nguy hiểm của ′′bệnh người cao tuổi”. Những người đi 10,000 bước một ngày sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

 

Một sở thích


BM


Có một sở thích, dù là trông hoa, nuôi chim, sưu tầm tem, câu cá, hay vẽ tranh, hát, chơi cờ, và du lịch, đều có thể giúp người già duy trì sự tiếp xúc rộng rãi với xã hội và thiên nhiên. Điều này làm mở rộng những thú vị của người già. Họ sẽ yêu và trân trọng cuộc sống.

 

Tâm trạng vui vẻ


BM


Người già nên duy trì cảm xúc tốt vì những điều này cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của họ. Các bệnh mãn tính thường gặp ảnh hưởng đến người già có liên quan chặt chẽ đến những cảm xúc tiêu cực của người già:

 

·        Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim, mạch vành, bị nhồi máu cơ tim do kích thích các cảm xúc bất lợi dẫn đến tử vong đột ngột;

 

·        Tính nóng là điều ′′xấu′′ dẫn đến huyết áp cao. Trong trường hợp kéo dài và nghiêm trọng sẽ có thể gây ra đột quỵ, suy tim, tử vong đột ngột,.

 

·        Các cảm xúc tiêu cực như tức giận, lo lắng và đau buồn có thể khiến lượng đường huyết tăng lên, gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thế.


Điều này cho thấy tâm trạng tối quan trọng như thế nào!

 

 

 

Ban Tu Thư


BM