Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Truyền thông thiên tả Mỹ xưa và nay

 


 image

Nhân đọc thư TNS Thomas J. Dodd* gửi một đồng viện 57 năm trước.


BM

https://www.youtube.com/watch?v=0Bupfj2Pi6E


Gia đình tôi qua Mỹ tị nạn năm 1975.Trong 45 năm dài, chúng tôi đã chứng kiến khá nhiều cuộc tổng tuyển cử lựa chọn nguyên thủ quốc gia và các đại biểu vào lưỡng viện Quốc Hội Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Nhưng chưa lần nào tôi thấy giới truyền thông bị chỉ trích –nếu không muốn nói là mạt sát, thậm chí lăng mạ- nặng nề như trong cuộc tổng tuyển cử lần này.

 

Dư luận quần chúng khắp nơi khắc nghiệt lên án là mọi tiêu chuẩn về lương tâm, đạo đức nghề nghiệp đã bị những người cầm trịch hệ thống truyền thông Mỹ vứt vào sọt rác. Nó không còn giới hạn trong phạm vi cá thể mà tuồng như được điều hướng, dẫn dắt từ một khối lực có tổ chức quy mô đâu đó. Điều kỳ lạ là nó còn lây lan sang cả giới làm truyền thông thuộc các sắc dân thiểu số, kể cả chuyên nghiệp lẫn tài tử, trong đó có truyền thông Việt Nam.

 

Bước qua đầu năm 2020, thời điểm sẽ có cuộc tổng tuyển cử theo thông lệ được ấn định vào ngày 03-11, cũng là lúc đại dịch Vũ Hán bùng phát nhưng bị Bắc Kinh ếm nhẹm cho đến hai tháng sau thế giới tự do, trong đó có người dân Mỹ, mới được báo động. Cả một mảng truyền thông vĩ đại, gồm những tờ báo, những kênh truyền hình mang tầm vóc quốc tế bắt đầu đẩy mạnh tác vụ lèo lái dư luận từng được khởi động ngay sau cuộc tổng tuyển cử cuối năm 2016 khi bà Hillary, đại diện đảng Dân Chủ bất ngờ bị thảm bại trước ứng cử viên tay mơ của đảng Cộng Hòa – ông Donald Trump.

 

Nói bất ngờ quả không sai. Trước hết, ngay từ khi tên ông tỉ phú bất động sản này xuất hiện trong danh sách những khuôn mặt chính trị hàng đầu của đảng Cộng Hòa khi ấy có lẽ ít ai nghĩ ông có thể đánh bại được ngót 20 đối thủ gạo cội để dành được vị trí ứng viên chính thức trong đảng Cộng Hòa. Nhưng rồi chuyện lạ đã xảy ra.

 

Tuy nhiên, để đối đầu với một ứng viên có bề dày thành tích và kinh nghiệm nội trị cũng như ngoại giao, lại thuộc phái nữ vốn là niềm mơ ước, một cơ hội bằng vàng, để có một TT cùng giới tính của đa số cử tri nữ thuộc cả hai đảng, như bà Hillary, nguyên đệ nhất phu nhân tổng thống Clinton và từng là Thương Nghị Sĩ, là ngoại trưởng trong chính quyền Barack Obama vừa mãn nhiệm, sẽ không phải là chuyện dễ ăn.

 

Ấy vậy mà chuyện ngựa về ngược đã tái diễn.

 

Giây phút tin ông Donald Trump thắng cử được công bố cũng là lúc có tin đồn tạp chí Newsweek đã in sẵn số báo mới với trang bìa mang hình bà Hillary, tân Tổng Thống thứ 45 của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ! Sau đó, các trang mạng xã hội lại chuyền tay tấm hình bà Hillary khóc ròng được ghi chú là bà khóc khi hay tin mình thất cử.

 

Điều này thực hư ra sao không rõ.

 

Cho nên, chúng ta phải hiểu chuyện không may này xảy ra đối với đảng Dân Chủ, cách riêng với bà Hillary là một nỗi đau đớn pha lẫn tủi nhục và căm hận lớn lao như thế nào! Riêng với cựu TT Obama sự kiện này còn là một lực cản bất ngờ cho những toan tính chính trị của ngài TT da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ vừa mãn nhiệm với nhiều luyến tiếc.

 

Đối với giới truyền thông, thảm bại không một dấu hiệu báo trước của bà Hillary và đảng Con Lừa trong cuộc bầu cử năm 2016, nỗi đau nhục này mang dạng thái của một tập đoàn kiêu căng, hãnh tiến ngầm với chức danh Đệ Tứ Quyền, lần đầu tiên bị hạ đo ván bởi một chính trị gia tài tử, vừa chân ướt chân ráo bước vào lãnh địa dành riêng cho những chính khách nhà nghề. Vì thế, không phải chờ tới ngày ông Trump chính thức tuyên thệ, cả một hệ thống truyền thông cánh tả cúc cung tận tụy tiếp tay những khuôn mặt đầu sỏ trong đảng Dân Chủ vây quanh hai ông cựu Tổng Thống Dân Chủ Clinton và Obama, mở đầu chiến dịch chống lại vị Tổng Thống tân cử.

 

Đây quả là một hiện tượng trái thường, tôi chưa từng thấy khi chứng kiến cả chục cuộc bầu cử người cầm đầu Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ trong 45 năm qua. Trong suốt thời gian tranh cử, ứng viên của hai đảng Dân Chủ/Cộng Hòa có thể vận dụng tất cả những thủ thuật riêng để triệt hạ đối phương, bao gồm những đòn phép vạch lá tìm sâu để bôi nhọ lẫn nhau.

 

Nhưng khi kết quả cuộc bầu được công bố, kẻ thua cuộc luôn giữ được truyền thống văn minh cao đẹp của một cường quốc hàng đầu thế giới tự do, vui vẻ gọi điện thoại chúc mừng người vừa được dân chúng tín nhiệm là Tổng Thống của họ trong nhiệm kỳ mới.

 

Trong ngày đăng quang của tân Tổng Thống, người ta không chỉ thấy sự hiện diện của hai ứng viên Tổng Thống/Phó Tổng Thống bên thua mà còn đông đảo những viên chức cao cấp, từ các cựu Tổng Thống các Tổng Bộ Trưởng trong chính quyền vừa mãn nhiệm. Trong thâm tâm, chắc chắn đảng thua cuộc không khỏi buồn tiếc. Đó là lẽ thường tình. Nhưng với tinh thần mã thượng, lòng yêu nước, họ biết dẹp qua một bên để nghĩ tới con đường lớn trước mặt vẫn mở ra cho họ cơ hội được hiến pháp bảo đảm trong cuộc tranh đua nhiệm kỳ bốn năm tới.

 

Về phía quần chúng cử tri, dù vị tân lãnh đạo đất nước chỉ có trên dưới 50% dân số bỏ phiếu bầu chọn, nhưng 50% còn lại vẫn vui vẻ coi khuôn mặt mới là Tổng Thống của toàn dân Hiệp Chúng Quốc. Về phía hệ thống truyền thông dòng chính, cho dẫu vẫn tồn tại sự đối kháng cách nào đó nhưng cung cách biểu lộ vẫn biết tự chế trong phạm vi hiểu biết có thể chấp nhận.

Và như thế, sau một cuộc thay bậc đổi ngôi ở thượng tầng kiến trúc quốc gia, nhịp sống xã hội Hoa Kỳ vẫn bình thường trôi chảy.

 

Tuy nhiên, nói vậy nhưng trong thực tế không phải hoàn toàn lúc nào cũng như vậy. Dĩ nhiên, nó có thể diễn ra ở những cấp độ, hoàn cảnh khác nhau.

 

TNS Thomas J. Dodd nói gì về Truyền Thông Mỹ 57 năm trước?

 

Thượng nghị sĩ Thomas J. Dodd sinh năm 1907, mất năm 1971. Ông thuộc đảng Dân Chủ từng là Dân biểu hai nhiệm khóa tại Hạ Viện. Sau đó, trở thành Thượng Nghị Sĩ thuộc Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện Hoa Kỳ. Ông là một chính khách Mỹ nổi tiếng. Khác với nhiều đồng viện đương thời, ông ủng hộ triệt để chủ trương tham chiến tích cực hơn ở Việt Nam để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và giúp đỡ nhân dân VNCH.

 

Có dịp đọc qua Bản Tường Trình (BTT) của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc đi tìm sự thật tại Việt Nam tháng 10 năm 1963 do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lưu trữ có kèm theo lá thư của TNS Dodd gửi người đồng viện là TNS James O. Eastland Chủ Tịch phân ban Nội An TV. Trong lá thư này, ông tỏ ra rất trân trọng nội dung BTT. Là một chính khách nặng lòng đối với Hiệp Chúng Quốc, sự sụp đổ của nền Đệ Nhất CHVN giúp ông nhận ra những khuất tất có dự mưu của hệ thống truyền thông Mỹ quốc cùng với sự lệ thuộc quá nhiều của chính quyền Kennedy vào những nguồn tin báo chí bất lương.

 

Ông viết.

“Phái bộ, như BTT cho thấy, đã có thể phỏng vấn một số lãnh tụ Phật giáo và lãnh tụ thanh niên mà Báo chí tường trình là đã bị giết trước đó. Cũng không thể tìm ra bằng cớ chứng minh cho những bài tường trình đã được đăng trên Báo chí rằng các nhà sư đã bị quăng xuống đất từ những tầng trên, trong cuộc bố ráp Chùa Xá Lợi.

 

Điều mà tất cả những bài tường trình đạt được, theo ý kiến tôi, ấy là một lần nữa Dân Mỹ bị thông tin sai lạc một cách trầm trọng bởi một số Báo chí về tình hình của một đất nước xa lạ mà rất liên quan đến họ. Chúng ta được cho biết rằng Chính phủ Ô. Diệm đã có tội trong việc đàn áp tôn giáo một cách tàn bạo đến nỗi đã làm cho các thầy tăng ngây thơ vô tội buộc phải tự sát (tự thiêu – ND) để phản đối. Bây giờ hoá ra rằng chuyện đàn áp đó hoặc không có hoặc đã bị thổi phồng rất nhiều, và rằng sự dấy động chủ yếu là sự dấy động chính trị”.

(The Mission, as its report pointed out, was able to interview a number of Buddhist leaders and youth leaders who had been reported killed. It could find no evidence to substantiate published reports in the press that Buddhist monks had been thrown from upper stories during the raid on the Xa Loi pagoda.

What all this adds up to, in my opinion, is that the American people have once again been grievously misinformed by some of their newspapers on a foreign situation that vitally concerns them. We were told that the Diem government was guilty of such brutal religious persecution that innocent Buddhist monks had been driven to commit suicide in protest. Now it turns out that the persecution was either nonexistent or vastly exaggerated, and that the agitation was essentially political).

 

Để chứng minh cho niềm tin của mình, TNS Dodd nêu lên vài trường hợp cụ thể trong quá khứ và cả vào thời điểm lúc bấy giờ cho thấy tính chất bất lương của hệ thống báo chí Hoa Kỳ. Đầu tiên, trong Đệ Nhị Thế Chiến, nhiều tờ báo lớn Mỹ tung tin:

“Mikhailovich là một người hợp tác với Quân đồng minh và Tito là một nhà ái quốc vĩ đại theo chủ nghĩa Quốc gia. Kết cục Tướng Mikhailovich là một người phản bội và sự thiết lập chủ nghĩa CS ở Nam Tư”.

(Mihailovich was a collaborator and Tito was a great national leader. The result was the betrayal of General Mihailovich and the installation of a Communist regime in Yugoslavia).

 

Sau khi thế chiến thứ hai kết thúc, một số báo chí lại cho rằng:

“Tưởng Giới Thạch là một tên lừa đảo và những người CS Trung cộng là những nhà cải cách ruộng đất; và kết quả là sự nhìn gà hoá cuốc này đã dẫn đến chuyện thiết lập chế độ CS ở Trung cộng”.

(Chiang was a crook and the Chinese Communists were agrarian reformers; and the result was a confusion of policy that led to the installation of a Communist regime in China).

 

Chưa hết, vẫn theo ông Dodd:

“…mới đây thôi, có những tờ báo nói cho dân Mỹ biết rằng Castro không phải là một tên CS mà là một kết hợp giữa Robin Hood và Thomas Jefferson; và kết quả là một chế độ CS ở Cuba”.

(At a later date there were papers which told the American people that Castro was not a Communist but a cross between Robin Hood and Thomas Jefferson; and the result was a Communist regime in Cuba).

 

Trở về với hệ quả tệ hại trước mắt của biến cố 01-11-1963, thư của TNS Thomas J. Dodd gửi TNS James O. Eastland viết với giọng mỉa mai nhưng qua đó cho thấy những điều ông tiên đoán đã trở thành sự thật 12 năm sau:

 

“Bây giờ chúng ta lại trở thành nạn nhân của một trò xỏ lá khác, và rồi hậu quả của chuyện xỏ lá này là Chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã bị tiêu diệt, và điều này dẫn tới tình trạng hỗn loạn, và tình trạng hỗn loạn đã tạo ra một tình thế là khó mà chống lại chuyện CS sẽ chiếm quyền”.

(Now we have been the victim of still another hoax, in consequence of which the government of Ngo Dinh Diem has been destroyed and a chaotic situation has been created that will make a Communist takeover more difficult to resist).

 

Từ cách nhìn tiêu cực về báo chí và nói chung truyền thông Hoa Kỳ, TNS Dodd quả quyết là nó đã tạo ảnh hưởng quá tệ cho vấn đề an ninh nội địa Mỹ. Do đó ông đề nghị TNS Eastland in và phân phối BTT cho mỗi TNS với hy vọng là các vị này sẽ kiếm giờ để đọc và suy nghĩ một chút về những hàm ý trong đó. Ông cũng tin rằng:

 

“…Nó có thể giúp ích nếu các thành viên Báo chí tự vấn về chuyện những tờ báo quan trọng Mỹ đã có thể làm cho chúng ta lầm lạc đến như thế trong những tình huống kể trên.”

(…It might be helpful if members of the press were to ask themselves some questions about how important American newspapers could so mislead us in these situations).

 

Vài suy tư trước một Hoa Kỳ hoảng loạn hôm nay

 

Trở về hiện tại, sau cái chết của George Floyd, một người da đen có tiền án bị cảnh sát chặn bắt vì tình nghi lưu hành bạc giả, các cuộc biểu tình mang danh hiệu Black Lives Matter (BLM) diễn ra khắp nước. Ban đầu mang danh bất bạo động. Không lâu sau, đã biến thành những vụ cướp bóc, đốt phá các siêu thị lớn, thậm chí cả tòa án, công sở, các nơi thờ tự, các Thánh đường có lịch sử hàng trăm năm. Đi xa hơn, họ còn giật đổ các tượng danh nhân trong đó có tượng Washington, vị Tổng Thống đầu tiên của Hiệp Chúng Quốc và tượng các Thánh, kể cả tượng Đức Maria, Chúa Giêsu! Đây là lúc BLM đã biến dạng khi có sự hiện diện của Antifa, Anarchy các nhóm cực tả -cụ thể là những thành phần bạo tợn trang bị vũ khí cùng mình tôn thờ chủ nghĩa Mác-xít mang theo những lá đại kỳ Trung Cộng, Cuba, Đông Âu cũ đỏ chói nghênh ngang diễu hành với thái độ hãnh tiến, thách thức trên đường phố.

 

Đi xa hơn, đám đông bạo loạn còn ngang nhiên biến cả một khu phố lớn ở Seattle, bang Washington thành một “khu tự trị!” trong nhiều tuần lễ với những rào cản có người vũ trang đứng gác, không cho bất cứ ai bước qua, kèm theo hiệu lệnh tương tự như “một quốc gia tự quản trong một quốc gia” mà chính quyền địa phương ngó lơ, như không có chuyện gì, nếu không muốn nói là đồng lõa. Cho đến lúc có cảnh thương vong, chết chóc, mùi xú uế bốc lên, nhờ sự can thiệp của trung ương mới vãn hồi trật tự trong cảnh hoang tàn đổ nát. Và trường hợp Seattle không phải là trường hợp đơn lẻ.

 

Một sự trùng hợp dễ nhận ra là hầu như tất cả những nơi BLM, Antifa và Anarchy lộng hành nhiều nhất, đập phá, chà đạp lên luật pháp nhiều nhất đều xảy ra ở những thành phố thuộc các tiểu bang do các Thống Đốc đảng Dân Chủ nắm quyền.

 

Theo dõi cung cách ứng xử kỳ lạ thiếu nghiêm túc của giới truyền thông thiên tả trong thời điểm xảy ra những hành vi bạo loạn vô quân, vô pháp này có lẽ không mấy ai không nhận ra sự bất bình thường hàm ẩn trong đó. Sự trái thường dễ nhận thấy, trước hết là những vụ bạo loạn dẫn tới cảnh tượng hoang tàn, vô chủ như Porland mới đây và Seattle hồi vài tháng trước thường chỉ được các cơ quan truyền thông lớn như CNN, Washington Post, New York Times tường trình lấy lệ. Chi tiết về tính nghiêm trọng của những trường hợp tác hại kinh hoàng đụng chạm tới sự an toàn sinh mạng người dân chỉ được phơi bày qua những nỗ lực mang tính cá nhân đột xuất. Thí dụ ngay giữa thanh thiên bạch nhật hôm 14-8 vừa qua, phải nhờ các clip video tài tử người ta mới được chứng kiến tận mắt một nhóm BLM lồng lộn kéo tới trước khu cư trú của người da trắng ở Seattle đòi chủ nhân phải nhường nhà cho họ! (A group of Black Lives Matter protesters in Seattle marched through a residential neighborhood this week demanding that white residents give up their homes, dramatic video shows.)

 

Một thí dụ khác là trường hợp bà Thị trưởng Jenny Durken hiện đang phải đối diện với vụ kiện phải rời chức vụ vì vai trò của bà ta trong các cuộc biểu tình bạo động khởi phát hồi tháng 6 xâm chiếm khu phố trung tâm Seattle, sau đó lại bị đổi tên -mà dư luận cho rằng bà ta đã có thái độ đồng lõa-. (The city’s mayor, Jenny Durkan, is also facing a legal battle to get her kicked out of office for her role in Seattle’s violent protests, which started in June when demonstrators took over its Capitol Hill district and later renamed it.)

 

Những tin quan trọng tương tự chỉ vì đụng chạm tới giới cầm quyền Dân Chủ do hành vi bạo động chà đạp luật pháp quốc gia của nhóm BLM gây ra thường rất ít được truyền thông dòng chính loan tải chi tiết.

 

Nhìn về quá khứ gần của 57 năm trước (1963), khi TNS Thomas J. Dodd phát hiện những hành vi bất lương của giới truyền thông dòng chính Hoa Kỳ trước, sau thế chiến thứ nhất và trong biến cố 01-11-63 tại Việt Nam, người ta thấy tính chất tuy nghiêm trọng nhưng dù sao nó cũng chưa đến nỗi trực tiếp đụng chạm tới quyền lợi thiết thân của Hiệp Chúng Quốc Mỹ, nói rõ hơn là ảnh hưởng cụ thể tới an ninh nội địa, nhất là đường lối, chính sách và căn tính nhân bản duy linh của nền văn minh, văn hóa đặc thù của siêu cường thế giới này.

 

Không ai phủ nhận, trước và sau cuộc nội chiến Bắc Nam rất nhiều lần đất nước Hoa Kỳ đã từng có những cuộc xung đột lớn dẫn tới đổ máu đe dọa trực tiếp sự toàn vẹn lãnh thổ vì nhiều căn do trong đó có vấn đề gọi là xung đột chủng tộc. Nhưng tất cả đều trong tầm giới hạn có thể hiểu được nếu không muốn nói là cần thiết giúp chỉnh sửa những khiếm khuyết trong cơ chế điều hành đất nước để đạt tới trình độ tương đối hoàn chỉnh như ngày nay.

 

Thế nên, bằng cái nhìn vô tư không đoán xét theo thiên kiến, khó có thể phủ nhận một sự thật nước Mỹ đang trải qua nguy cơ một cuộc khủng hoảng trầm trọng về nhiều phương diện

Trên hết là cuộc khủng hoảng về tâm linh. Từ một đất nước nhờ bám trụ vào nền văn minh Thiên Chúa Giáo để đạt được trình độ tiến bộ, hùng mạnh bậc nhất thế giới, do những căn nguyên ngoại tại, ngày nay Hoa Kỳ đang bị những thế lực xấu xoay chiều hướng theo chủ nghĩa “duy vật chất”, coi nhẹ những giá trị tinh thần, chỉ biết chạy theo tiền tài, lợi nhuận vốn là mục tiêu béo bở để mua chuộc của Bắc Kinh lâu nay.

 

Bước ngoặt lớn nhất là sự đưa đẩy của lịch sử khiến ông Barack Obama, một người da màu theo Hồi Giáo bất ngờ trở thành vị Tổng Thống thứ 44 của Hiệp Chúng Quốc. Tuy ở vị trí chủ nhân ông Nhà Trắng trọn hai nhiệm kỳ tổng cộng 8 năm, nhưng với tham vọng vô biên để có thời gian vo tròn bóp méo đất nước Cờ Hoa trở thành một xứ sở phi Thiên Chúa Giáo, ông muốn nối dài triều đại của ông, bằng cách lần hồi tạo nên một mối giây liên hệ chặt chẽ với bà Hillary Clinton với nhiều thủ thuật khác nhau suốt thời gian dễ dãi để cho đương sự toàn quyền léo lái đường hướng Ngoại giao trong hai nhiệm kỳ dài. Ví đã có dụng ý chuẩn bị cho bà Hillary ra ứng cứ sau khi ông mãn nhiệm với niềm tin chắc chắn bà sẽ đắc cử với cương vị nữ TT đầu tiên của Hiệp Chúng Quốc nên ông đã tìm cách thuyết phục ông Joe Biden lui bước, dù trên nguyên tắc vị phó TT mãn nhiệm đương nhiên được đảng đề cử.

 

Điều này lý giải cho những hành vi chưa hề có tiền lệ của ông Obama kể từ ngày phải rời Nhà Trắng. Thay vì hành xử như các đồng nhiệm khác, cùng vợ con trở về nơi cư ngụ trước vui cuộc sống mới của một cựu TT, ông thiết lập một bản doanh ngay tại DC cách tòa Bạch Ốc không xa với một số nhân sự thân tín vây quanh. Điều cần lưu ý là mục tiêu ban đầu của ông Obama chỉ để tiện bề to nhỏ luận bàn, tìm mưu tính kế với phiên bản TT thứ hai của ông là bà Hillary mà ông tin như đinh đóng cột sẽ là người thay thế ông.

 

Nhưng, chuyện ngựa về ngược đã làm đảo lộn tất cả. Sự kiện hi hữu này đã tạo nên cảm giác bất ngờ từ công luận, các ông bà thày bói sáng, tới nỗi đau điếng của người phụ nữ “dễ có mấy tay” Hillary Clinton và đám đông năng nổ, hãnh tiến trong hệ thống truyền thông thiên tả. Riêng ông Obama cũng đau không kém. Nhưng là người vốn có tiếng là thâm, ông lẳng lặng tương kế tựu kế biến bản doanh của vợ chồng ông thành một nơi vừa là bộ tham mưu vừa là một cứ điểm tiến hành tức thời cuộc đại tấn công nhắm vào vị Tổng Thống thứ 45 ngay từ khi đương sự chưa kịp tuyên thệ để chính thức bước vào Nhà Trắng khởi đầu nhiệm kỳ một. Bài điếu văn ông Obama đọc trong buổi tưởng niệm một nhân vật vừa mãn phần mới đây bỗng dưng biến thành đề tài cho một cuộc lăng mạ ông Trump, người kế vị ông hơn ba năm trước.

 

Lần đầu chân diện ông bộc lộ qua cử điệu hung hãn, giọng nói hằn học khác thường, tiêu biểu cho một con người tham quyền cố vị luôn nuôi ý đồ đạp đổ những giá trị nhân bản, văn minh của nước Mỹ.

 

Cho nên không phải chờ tới năm cuối nhiệm kỳ một chuẩn bị tổng tuyển cử, ông Trump bị lôi ra đàn hạch, tiếp theo những hoạnh hoẹ quanh đại dịch Virus Tàu, những cuộc bạo loạn do BLM, Antifa, Anarchy hung hãn phát động trên khắp lãnh thổ với sự điều khiển ẩn mặt của ai đó và sự tiếp tay của hệ thống truyền thông bất lương… mà thật sự nó đã nhất loạt nổ ra từ giây phút ông Trump được công nhận là người thắng thế trong cuộc bầu cử ngày 03-11-2016!

Nhìn vấn đề có nguyên ủy, đầu đuôi, gốc ngọn như thế người ta mới hiểu được kẻ chính người tà. Từ đấy nhận ra cái thế chênh vênh, nguy hiểm, mất còn của Hoa Kỳ hôm nay để tự tìm ra giải pháp qua lá phiếu và câu trả lời trong ngày tổng tuyển cử cận kề.

 

Trước khi chấm dứt, người viết mạo muội mượn những dòng sau đây của tác giả Nguyễn Thị Bé Bảy (edit phỏng theo PragerU ngày 19-8-2020) với tiêu đề “Sự phân biệt chủng tộc có thể chế!” để thay cho lời kết bài này.

 

Thưa quý vị,

 

Đất nước chúng ta đang gặp khó khăn, nguy hiểm,

 

Quý vị có kết luận gì, khi chứng kiến những kẻ cướp bóc và bạo loạn kiểm soát đường phố của chúng ta, trong khi cảnh sát cũng hiện diện tại đó nhưng không thể làm được gì để đối phó, vì họ bị trói tay bởi những “luật lệ” của nhà cầm quyền địa phương (Dân chủ!)

 

Quý vị có kết luận gì khác, khi những kẻ thống trị truyền thông, những nhân vật nổi tiếng và chính trị gia cùng nhau ngụy biện cho những tên phạm pháp nhân danh “công bằng xã hội”?

Quý vị có kết luận gì khác, khi các tập đoàn lớn vội vàng cam kết ủng hộ hàng triệu mỹ kim cho các tổ chức như Black Lives Matter, để mua lấy sự an toàn bản thân khỏi cỗ máy thù hận của cánh tả?

 

Đã đến lúc chúng ta phải phổ biến những thông điệp khác thôi!

 

Hoa Kỳ là một đất nước tuyệt vời cho tất cả mọi người, mọi chủng tộc, cho những người làm việc chăm chỉ và chơi đúng luật.

 

Những tiếng nói hùng hồn, mạnh mẽ như Candace Owens, Larry Elder, Brandon Tatum, Burgess Owens và Jason Riley đang cất cao để chống lại sự xấu xa mà họ đang mắt thấy tai nghe: đó là những lời nói dối mà tác dụng của nó là hủy diệt nước Mỹ thân yêu của chúng ta.

Sau đây là những thông điệp của họ, thông điệp của những người Mỹ Đen, chống lại những lời nói dối có tác dụng và có khả năng hủy diệt nước Mỹ!

 

 Candace Owens

– Không một ai, không có bất cứ một người nào bênh vực hay bào chữa cho thủ phạm gây ra cái chết của George Floyd, vậy tại sao các cuộc bạo động lại xảy ra? Bởi vì đó là điều mà giới truyền thông muốn nó xảy ra.

Những người Mỹ da đen hãy thức tỉnh, hãy tự thăng tiến, và đừng để cho giới truyền thông mệnh danh là dòng chính làm chủ quý vi!

 

Larry Elder

– Một trong những câu chuyện lớn mà #FakeNews thường rêu rao, đó là sự phân biệt chủng tộc có “thể chế”, có “cấu trúc” và có “hệ thống” vẫn là một vấn đề lớn tại Hoa Kỳ, trong khi trên thực tế, chủng tộc không bao giờ là rào cản đáng kể cho sự thành công ở đất nước này!

Larry Elder

 

Brandon Tatum

– Đừng để truyền thông đánh lừa quý vị! Đa số người Mỹ ủng hộ cảnh sát, không ủng hộ việc phá hủy thành phố của họ.

 

Vấn đề lớn nhất với sự trưởng thành của người Mỹ da đen…, không phải là sự phân biệt chủng tộc, không phải là sự tàn bạo của cảnh sát, hay tội phạm giữa những người da đen với nhau…, mà là sự “tẩy não tâm thần”!

 

Burgess Owens

– Đối với người da trắng cấp tiến, không có gì đáng gờm hơn một người da đen có giáo dục và kính sợ Thiên Chúa!

Không đâu, người bạn thân của tôi! Không có chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống tại Hoa Kỳ…, chỉ có chủ nghĩa “Mác- xít Tinh Hoa” có hệ thống, là ÁC QUỶ, nó được xử dụng, được lạm dụng để loại bỏ bất cứ ai hầu giành lấy QUYỀN LỰC!

 

Jason Riley

– Các nhà hoạt động da đen và da trắng cấp tiến nhấn mạnh sự phân biệt chủng tộc, vì nó phục vụ lợi ích của họ, chứ không phải vì nó thật sự cải thiện địa vị của người da đen..

 

*Lá thư của Thượng Nghị Sĩ Thomas J. Dodd được ký giả Nguyen Thanh, nguyên cộng tác viên nhật báo Sóng Thần ở Sài Gòn trước tháng Tư năm 75, hiện định cự ở Mỹ. tìm thấy trong Bản Tường Trình (BTT) của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc Đi Tìm Sự Thật ở Việt Nam năm 1963 được lưu trữ trong văn khố Bộ Ngoại Giao HK. Đây là cơ duyên hi hữu giúp dịch giả Nguyễn Văn Thực hiện ở Na Uy, có thêm tư liệu để đưa vào BTT ông có trong tay từ trước vốn được lấy từ kho tài liệu của LHQ mà về căn bản giống hệt bản của BNG Hoa Kỳ, ngoại trừ không có lá thư của TNS Dodd. Được biết dịch giả kiêm nhà văn Nguyễn Văn Thực đã chuyển ngữ sang tiếng Việt trọn vẹn BTT này cùng với một số văn kiện liên hệ.

 

Trong một tương lai không xa, quý độc giả sẽ có cơ hội được thưởng lãm sử liệu quan trọng này dưới hình thức một tác phẩm song ngữ Việt/Anh do một nhóm trí thức Việt Nam tại Hoa Kỳ xuất bản.

 

 

 

Trần Phong Vũ


Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

TT Trump nói sẽ đề cử một phụ nữ thay thế thẩm phán Ruth Ginsburg

 


 image

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói tuần tới sẽ đề cử một phụ nữ thay thế Cố thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, làm leo thang căng thẳng chính trị về người kế nhiệm.

 

Thẩm phán Tối cao Pháp viện Ginsburg, 87 tuổi, qua đời hôm thứ Sáu, chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống.

 

Đối thủ đảng Dân chủ của ông Trump, Joe Biden, nói quyết định về người thay thế bà nên đợi cho đến sau cuộc bỏ phiếu.

 

Sự cân bằng ý thức hệ của tòa án chín thành viên rất quan trọng đối với phán quyết của tòa về các vấn đề quan trọng nhất trong luật pháp Hoa Kỳ.


image

  

Nhưng Tổng thống Trump tuyên bố sẽ "không chậm trễ" tuyên thệ người kế nhiệm Ginsburg, động thái khiến các đảng viên Dân chủ tức giận. Họ lo ngại đảng Cộng hòa sẽ bỏ phiếu để đảm bảo đa số bảo thủ kéo dài hàng thập kỷ trong tòa án cao nhất của đất nước.

 

"Tôi sẽ đề cử một ứng cử viên vào tuần tới. Đó sẽ là một phụ nữ", ông Trump nói tại cuộc vận động tranh cử ở Fayetteville, Bắc Carolina, hôm thứ Bảy. "Tôi nghĩ đó là phụ nữ vì tôi thực sự thích phụ nữ hơn đàn ông."

 

Một số người ủng hộ hô vang "Hãy lấp đầy vị trí đó!" khi ông Trump phát biểu, thúc giục ông tận dụng cơ hội hiếm hoi để đề cử một thẩm phán thứ ba trong nhiệm kỳ tổng thống, cho một vị trí trọn đời tại tòa án.


image

  

Trước đó, ông Trump đã ca ngợi hai nữ thẩm phán trên các tòa phúc thẩm là những lựa chọn khả thi. Cả hai thẩm phán - Amy Coney Barrett và Barbara Lagoa - đều là những người bảo thủ, những người sẽ đưa cán cân của Tối cao Pháp viện nghiêng hẳn về đảng Cộng hòa.

 

Đảng viên Dân chủ đã phản đối mạnh mẽ bất kỳ đề cử nào trước cuộc bầu cử vào tháng 11, lập luận rằng đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện đã ngăn cản sự lựa chọn của Tổng thống Dân chủ Barack Obama cho tòa án hàng đầu của Mỹ năm 2016.

 

Vào thời điểm đó, tám tháng trước ngày bầu cử, lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell biện minh cho động thái này, với lý do đây là năm bầu cử. Nhưng hôm thứ Sáu, Thượng nghị sĩ McConnell nói ông dự định hành động dựa trên bất kỳ đề cử nào mà ông Trump đưa ra, và đưa nó ra bỏ phiếu tại Thượng viện trước ngày bầu cử.


image

  

Ginsburg, một biểu tượng cấp tiến và người mang tiêu chuẩn nữ quyền, chết vì ung thư tuyến tụy di căn tại nhà riêng ở Washington DC, với gia đình chung quanh. Bà là người phụ nữ thứ hai từng ngồi vào Tòa án Tối cao.

 

Người ủng hộ bà tập trung bên ngoài tòa án tối thứ Sáu để bày tỏ lòng kính trọng đối với người phụ nữ được mọi người trìu mến gọi là "RBG khét tiếng".

 

Tại sao việc bổ nhiệm gây tranh cãi?

 

Việc bổ nhiệm các thẩm phán ở Mỹ là một câu hỏi chính trị, có nghĩa là tổng thống được quyền lựa chọn người được đề cử. Thượng viện sau đó bỏ phiếu để xác nhận - hoặc từ chối - lựa chọn đó.

 

Ginsburg, người đã phục vụ trong 27 năm, là một trong bốn thẩm phán cấp tiến trên băng ghế chín thẩm phán. Cái chết của bà có nghĩa là, nếu đảng Cộng hòa thông qua đề cử, cán cân quyền lực sẽ chuyển hẳn sang phe bảo thủ.


image

  

Ông Trump, người đã chọn hai thẩm phán của Tối cao Pháp viện trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, nhận thức rõ rằng việc đưa người được đề cử của ông vào sẽ cho phép phe bảo thủ kiểm soát các quyết định quan trọng trong nhiều thập kỷ tới. Thẩm phán có thể phục vụ suốt đời, trừ khi họ quyết định nghỉ hưu.


image

  

"Chúng ta được đặt ở vị trí quyền lực và tầm quan trọng này để đưa ra quyết định cho những người đã bầu ra chúng ta một cách tự hào, điều quan trọng nhất trong những quyết định từ lâu được coi là sự lựa chọn Thẩm phán vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Chúng ta có nghĩa vụ này, không chậm trễ ! ", ông viết trên Twitter hôm thứ Bảy.


Trước đó, ông McConnell nói trong một tuyên bố - trong đó có lời tri ân tới thẩm phán Ginsburg - rằng "ứng cử viên được đề cử của Tổng thống Trump sẽ nhận được phiếu bầu trên sàn của Thượng viện Hoa Kỳ".

 

Thượng nghị sĩ McConnell lập luận năm 2016 rằng "người dân Mỹ nên có tiếng nói trong việc lựa chọn Thẩm phán Tối cao Pháp viện kế tiếp", có nghĩa là "vị trí này không nên được lấp đầy cho đến khi chúng ta có tổng thống mới".

 

Nhưng giờ đây, ông McConnell nói rằng Thượng viện có quyền hành động vì nó do đảng Cộng hòa kiểm soát và ông Trump là tổng thống của đảng Cộng hòa.


image

Các thẩm phán hiện giờ của Tối cao Pháp viện

 

Tuy nhiên, các đảng viên Dân chủ bắt đầu lặp lại những lời của ông McConnell năm 2016.


Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, Chuck Schumer, đã gửi một tweet lặp lại chính xác cụm từ của McConnell, trong khi ông Biden nói với các phóng viên: "Không có nghi ngờ gì nữa - hãy để tôi nói rõ - rằng cử tri nên chọn tổng thống và tổng thống nên chọn thẩm phán cho Thượng viện cân nhắc."

 

Ginsburg cũng đã nói rõ cảm xúc của mình trong những ngày trước khi qua đời.

 

"Mong muốn nhiệt thành nhất của tôi là tôi sẽ không bị thay thế cho đến khi một tổng thống mới được bổ nhiệm", bà viết trong một tuyên bố với cháu gái của mình, theo National Public Radio (NPR). 


Tương lai của quyền phá thai nằm trên lá phiếu


image

  

Phân tích của Laura Trevelyan: Cái chết của Ruth Bader Ginsburg đã tạo thêm một yếu tố bất ổn mới cho cuộc đua tổng thống, với những câu hỏi về ý nghĩa của nó với cuộc chiến giành phiếu bầu của phụ nữ vốn đã căng thẳng. Giờ đây, tương lai của phán quyết mang tính bước ngoặt Roe v Wade về quyền phá thai đã nằm chắc trong lá phiếu.

 

Tổng thống Trump, người các cuộc thăm dò cho thấy dần dần mất đi sự ủng hộ của phụ nữ có trình độ đại học kể từ khi ông đắc cử, đã có động tác thu hút phiếu của giới ông gọi là bà nội trợ ngoại ô.

 

Đối với phụ nữ bảo thủ, đặc biệt là những người theo đạo Tin Lành, những người nghi ngờ về tính cách của ông Trump, tầm quan trọng của quyền được sống có thể là một yếu tố quan trọng. Nếu ứng cử viên của đảng Cộng hòa vào Tối cao Pháp viện là một phụ nữ, đây cũng có thể là cách để ông thu hút nữ cử tri.


image


Các đảng viên Đảng Dân chủ đã giành được ghế Hạ viện ở các quận ven đô vào năm 2018 hầu hết nhấn mạnh rằng phụ nữ nên có quyền kiểm soát cơ thể của mình.

 

Cái chết của thẩm phán biểu tượng cho nữ quyền RBG, người đã làm rất nhiều cho việc đưa vào luật quyền bình đẳng pháp lý cho phụ nữ, cũng sẽ là một lời kêu gọi tập hợp cho các đảng viên Dân chủ, những người có thể nói với các cử tri nữ rằng những lợi ích đó hiện đang bị đe dọa.

 

Trong một năm đã có quá nhiều xáo trộn ở Mỹ vì virus corona và phân biệt chủng tộc, giờ đây các cuộc chiến văn hóa về phá thai cũng là đề tài trung tâm của cuộc bầu cử tổng thống. 


Vai trò của Tối cao Pháp viện


image

  

Tòa án cấp cao nhất ở Hoa Kỳ thường là tòa án cuối cùng về các luật có tính tranh chấp cao, tranh chấp giữa các tiểu bang và chính phủ liên bang, và kháng nghị cuối cùng để giữ nguyên các vụ hành quyết.

 

Trong những năm gần đây, Tối cao Pháp viện đã mở rộng hôn nhân đồng tính cho tất cả 50 tiểu bang, cho phép áp dụng lệnh cấm đi lại của Tổng thống Trump và trì hoãn kế hoạch cắt giảm lượng khí thải carbon của Mỹ trong khi kháng cáo được tiến hành.

 

Tòa án cao nhất Hoa Kỳ cũng giải quyết các vấn đề như quyền sinh sản - một trong những lý do chính mà một số người bảo thủ ủng hộ cuộc sống muốn gạt cán cân quyền lực của tòa khỏi những người theo chủ nghĩa cấp tiến.

 

Những ai có triển vọng được đề cử?


image

  

Barbara Lagoa: Một người Mỹ gốc Cuba của Tòa phúc thẩm Khu vực 11, trụ sở tại Atlanta, bà là thẩm phán gốc Tây Ban Nha đầu tiên tại Tòa án tối cao Florida. Bà là một cựu công tố viên liên bang.

 

Amy Coney Barrett: Thành viên của Tòa phúc thẩm Khu vực 7, trụ sở tại Chicago, bà là người được những người bảo thủ tôn giáo yêu thích và được biết đến với quan điểm chống phá thai. Bà là một học giả pháp lý tại Trường Luật Notre Dame ở Indiana.

 

Kate Comerford Todd: Phó Cố vấn Nhà Trắng, được nhiều hỗ trợ bên trong Nhà Trắng. Từng là Phó chủ tịch cấp cao và Luật sư trưởng, Trung tâm Tố tụng Phòng vệ Hoa Kỳ.


Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

Bỏ Đi Tám

 


 image

Chợ Cây Me xưa nay có tiếng sầm uất và rộn ràng nhất xứ này, dân quanh chợ làm ăn khấm khá, mỗi hôm nhóm chợ thì phải nói là rất ồn ào nhưng mà vui. Người các tổng gần xa đem đến nông sản, gia cầm: gạo, bắp, rau, hoa, củ, quả, gà, vịt, heo… ê hề, đồ ăn thức uống la liệt: chè cháo, bún, bánh, cơm…mấy cô hàng xén, hàng vải nổi tiếng xí xọn và có lẽ cũng là những cô đẹp nhất chợ, lúc nào cũng mắt xanh, môi đỏ, má hồng.

 

Sáng hôm phiên chính, chợ vốn đã ồn ào ấy vậy mà giờ còn ầm ĩ dễ sợ. Người ta bu đen bu đỏ quanh sạp chè bà Ba Bê, chỉ trỏ bàn tán. Có người cười hả hê, có kẻ tỏ vẻ thông cảm nhưng chẳng ai ra tay can gián, một số bà thì tỏ vẻ thích thú và hưng phấn. Mấy nồi chè lật đổ tứ tung nhầy nhụa, ly và chén bị xô đổ bể trên sàn sạp. Cô Mận mặt mày đỏ gay, túm tóc bà Ba Bê cắt nham nhở, miệng tru tréo:


image

Note: hình trong bài là minh họa    

  

- Đồ đĩ ngựa, mầy dám giựt chồng người khác! Tao oánh, tao làm nhục cho chừa cái thói mèo mỡ. 

 

Xởn tóc xong, cô Mận tát tới tấp vào mặt bà Ba Bê. Bà Ba Bê co quắp như con tôm, run rẩy sợ sệt van xin:

 

 - Tui hổng có trai gái, hổng có giựt chồng ai hết! 

 

Cô Mận nghiến răng:

 - Con đĩ già mồn, đã mèo mỡ còn chối hả? 

 

Mỗi tiếng hả là một cái tát nảy đom đóm, cô Mận xé áo bà Ba Bê, bà co người ôm lấy ngực, hoàn toàn tê liệt như con khỉ khi đối diện cái nhìn dữ dội của con trăn gấm, nước mắt, nước mũi lẫn máu chảy trên mặt bà Ba Bê. Cô Mận thủ sẵn muối ớt, móc ra xát vào mặt bà Ba Bê, bà rú lên đau đớn thảm thiết. Đám đông bu quanh nhiều kẻ hả hê phụ hoạ:

 

 - Ai biểu trai gái chi cho người ta oánh! 

 

Bà Hai hàng xén tỏ vẻ thương haị:

 - Chỉ là đồn đaị, có bằng chứng chi đâu mà oánh người ta dữ vậy! 


image

  

Nghe ồn ào, bọn bảo vệ gác chợ chạy lại nhưng cũng giả lả chứ chẳng giúp gì bà Ba Bê. Cô Mận dường như cũng mệt và hả cơn giận nên ngừng tay quay trở laị sạp của mình ngồi nghỉ nhưng miệng vẫn không ngớt xỉ vả:

 

 - Con đĩ già, đồ gái già mà nứng…Bày đặt trai gái. Tao oánh cho chừa cái tật già dâm, già mất nết, già mà ngựa. 

 

Sạp hàng cô Mận vừa là nhà, ngay mặt tiền chợ nên thuận tiện mua bán làm ăn. Chồng cô Mận đi bộ đội, sau khi về xin vào làm ở ngân hàng huyện, vốn chẳng trình độ gì, chỉ đi học thêm bổ túc, chuyên tu… âý vậy mà giờ lên làm giám đốc luôn. Cô Mận vốn sắc sảo, giờ cậy thế chồng càng hồ đồ và dữ hơn. Bà con chợ búa xì xầm:

 

 - Con Mận dựa hơi chồng, làm tàng, ăn hiếp người ta! 


image

  

Sạp chè bà Ba Bê nằm án trước sạp cô Mận nên cô Mận không ưa, đã thế chè bà Ba Bê ngon có tiếng, nào là chè hoa cau, chè bà ba, chè thưng, chè ba màu, chè đậu ván… hạt đậu mềm, bùi mà nguyên vẹn không bể nát, nước đường ngọt thanh… bởi thế khách ăn đông nghịt, mỗi phiên chợ bà Ba Bê bán cả chục nồi chè to chà bá. Cô Mận thấy thế sanh lòng đố kỵ, vẫn thường chửi bóng gió nhưng bà Ba Bê laị vô ý không hiểu và cũng không ngờ bụng dạ người ta độc đến vậy. Bà vốn người ấp Thạnh Hưng, cách chợ hai mươi cây số, mỗi phiên chợ bà phải dậy từ bốn giờ sáng để đem chè đến chợ. Bà Ba Bê trắng da dài tóc, mặt luôn ửng hồng, con mắt lúng liếng, bà thích mặc cái quần lãnh Mỹ A với cái áo bà ba hoa cà, mà phải công nhận bà mặc bộ đồ ấy trông mướt mát lắm, bà goá chồng đã lâu nhưng chẳng thấy tái giá.


image

  

Trong số khách thường ăn chè của bà, ngoài mấy anh xe ôm, mấy ông buôn heo mối bỏ sỉ còn có ông Tám Mắm. Ông Tám Mắm là cha chồng cô Mận, nhà có vựa mắm lớn nhất chợ Cây Me, cả mấy anh em ông đều làm chủ vựa, chủ chành mắm cả, vì thế nên khá giàu và cái chữ mắm trở thành tên gọi luôn. Ông Tám Mắm đã bảy mươi nhưng thân thể cường tráng, hàm răng trắng nhởn laị bịt hai cái răng vàng cho sang, giọng nói sang sảng. Ông Tám Mắm nổi tiếng có máu dê, ngoài vựa mắm ông còn có mấy chục sào ruộng cặp con lộ 69. Mỗi khi ông ra ruộng, ông cởi quần để trên bờ, áo buộc ngang bụng cứ thế mà nhổ cỏ, be bờ, dặm lúa… Ông tuy giàu có nhưng chịu khó làm và làm sung sức lắm. Mỗi khi ông xuống ruộng, mấy bà đi chợ ngang qua con lộ là bỏ chạy hoặc nghiêng nón lá che mặt mà đi. Nhiều người chửi thầm:

 

 - Cha già dê mắc dịch! Cha già mất nết! 


image

  

Thằng Tí, con bà Bảy bánh canh quả quyết:

 - Cu ông Tám Mắm thòng lòng như cặt ngựa.

 

Thằng Ròm, thằng Mập cười ngặt nghẽo:

 - Tụi tao thấy dái ổng như dái heo nọc.

 

Con Hồng, con Thắm, con Loan… đỏ mặt la oai oái:

 - Đồ vzô duyên! 

 

Hổng biết nó nói tuị thằng Tí, thằng Ròm hay là nó nói ông Tám Mắm, cả đám cười toe toét chạy ra hàng bà Ba Bê ăn chè. 


Ông Tám Mắm thích bà Ba Bê ra mặt, ngày nào cũng ăn chè, ngồi nhìn chằm chặp, có khi bắt ghế ngồi ở sạp cô Mận mà mắt ở bên sạp chè. Mấy bà tám của chợ Cây Me đồn đại:” Ông Tám Mắm cặp bà Ba Bê”.  Ông Tám Mắm thích bà Ba Bê thì ai cũng biết nhưng bà Ba Bê có tình ý với ổng hay không thì chẳng ai dám khẳng định và cũng chẳng có bằng chứng, thế nhưng miệng người đời thích thêm mắm dặm muối, từ đó chuyện lan dần khắp nơi. Cô Mận vốn ghen ghét bà Ba Bê, nay nhân cớ này ra tay oánh ghen giúp mẹ chồng cho bỏ ghét. Nhiều người vốn không ưa cô Mận hống hách nhưng sợ thế lực của nhà cô nên chỉ biết nói thầm thôi. Bà Bốn Lành nói với giọng tức tối như khóc:


image

  

 - Tội nghiệp bà Ba Bê, con Mận ghen ăn tức ở, nó cậy thế làm dữ đánh người. Nào ai có bằng chứng chi đâu. Bà Ba Bê ở xa hơn hai mươi cây số, mỗi phiên chợ bán xong là về, thời gian đâu mà trai gái, chợ búa thiên thanh bạch nhựt vậy chỗ đâu mà tòm tem? 

 

Nhiều người nữa cũng tỏ vẻ bất bình nhưng không ai dám nói gì, chỉ nói thầm với nhau thôi. Họ sợ khi không laị liên lụy tới mình, nhỏ thì cô Mận thù ghét, lớn thì phải làm chứng mất công, mất thời giờ…Bà Ba Bê bị đánh oan ức, nhục nhã, sạp chè bị đập phá… vừa đau thân vừa mất của mà chẳng làm gì được. Bà Ba Bê hiền lành, laị thân cô thế cô nên đành nuốt hận, ôm nhục cắn răng mà chịu. Chị Hai Lãm hàng xén bảo:

 

 - Bà Ba Bê phải làm đơn thưa con Mận ra toà! Đòi nó bồi thường thiệt haị


image

  

Có người cũng nói vậy nhưng cũng có người tỏ vẻ nghi ngờ. Bà Chín sạp gạo nói:

 - Thưa chi cho uổng công, nhằm nhò gì! Nhà ông Tám Mắm giàu có, chồng cô Mận làm cán bộ, ăn nhậu với bọn tai to mặt lớn trên huyện, đơn thưa nó quẳng sọt rác, hổng ai xử đâu, có xử cũng huề thôi. Mấy bà quên sao? Năm rồi bà Năm sạp mắm lóc kiện cáo nhưng có ăn thua gì đâu. Bả bán lẻ, lấy hàng từ vựa ông Tám, vậy mà thuế nặng hơn ông Tám. Ông Tám chi cho tụi làm thuế, quản lý hết rồi!  Tốt hơn hết là bà Ba Bê nên nhịn đi, coi như cái xui xẻo của mình, cái năm xui cái tháng hạn của mình. 

 

Ông Mười Keo, chủ sạp ngũ cốc cười cười:

 - Đồng tiền đi trước đồng tiền khôn, việc gì cũng phải chi, hổng chi là hổng làm được chi hết ráo! Đồng tiền nó mạnh lắm, bởi vzậy nên người ta mới nói:” Mạnh vì gạo bạo vì tiền”. Bà Ba Bê có đi kiện cũng hổng ai xử đâu, thiệt tình mà nói thì bà Ba Bê chẳng có mèo mỡ gì với ông Tám Mắm cả, tội bà Ba Bê là bán đắt khách, laị đẹp và có sức hút hơn cô Mận, sạp bà laị nằm phía trước sạp cô Mận. Bà Ba Bê vô tình trở thành cái gai trong mắt cô Mận. Cô Mận cũng biết bà Ba Bê hiền và thân côi thế cút nên mới làm tàng, giở thói hồ đồ hung hăng hiếp đáp. Ông Tám Mắm lẹo tẹo với bà Dư ở mé phải chợ, hai người có con rơi mấy năm nay, ông Tám bỏ tiền ra mua sạp cho bà Dư làm ăn mà cô Mận có dám hó hé tiếng nào. Cô Mận biết đụng đến bà Dư không dễ, không chừng còn bị bả quật laị thì chưa biết sẽ rao sao. Bởi thế người đời nói đâu có sai:” mền nắn rắn buông”. 

 

Ông Mười Keo dứt lời, hình như được thể, mấy bà nhào vô kể khổ, kể tội nhà cô Mận, nỗi uất ức chẳng biết nói làm sao giờ được dịp xổ ra hết. Bà Ba Bụng chửi:


image

  

 - Mồ tổ nhà nó, nhà nước lập quỹ giảm nghèo cho dân vay, vậy mà có ai vay được đâu. Tui đi tới đi lui mấy bận, khi thì đòi giấy này, khi thì bảo chứng giấy kia…Có người bỏ nhỏ với tui:” tới thằng Bảy mập xã hội đen mà vay, qũy giảm nghèo nó thầu hết rồi, tụi ngân hàng cho xã hội đen vay cả gói, dân vay qua xã hội đen… lời lãi tụi nó chia nhau.” lãi vay ngân hàng một thì lãi vay từ xã hội đen gấp hai mươi lần, bởi vậy làm giám đốc ngân hàng có mấy năm mà mua nhà lầu xe hơi, của chìm của nổi ai mà biết hết được!

 

Bây giờ mọi người nhao nhao:

 - Ông Tám Mắm đập căn nhà ở chợ Cây Me, xây laị to lắm, nhà năm tấm luôn, lấn gần hết con rạch bên hông chợ, người mất lối đi, nước mưa mất chỗ thoát. Dân quanh chợ la ì xèo, xã tới, huyện xuống đo đạc, ngắm nghía… xong rồi ra về im ru, phong bì đã nhét vào túi thì còn nói năng gì được, thế là vụ lấn rạch chợ Cây Me chìm xuồng luôn.


image

  

Thời gian qua mau quá, dân cư chợ giờ đông đúc lắm, thế hệ con cháu lớn lên lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái ngày càng nhiều, chợ trở nên nhỏ bé, thế là người ta đập chợ cũ để xây laị nhà lồng to lớn hơn. Con cô Mận cũng xí được mấy lô đất quanh chợ, người ta tính mỗi lô cả hai tỉ bạc chứ ít đâu. Tiếng khen cũng nhiều:” thằng nhỏ biết làm ăn” nhưng tiếng chê cũng không ít:” Nhờ có thế thần”. 


Sự đời cũng khó có ai biết trước phước họa như thế nào. Đang phất lên như thế, con cô Mận cảm thấy bụng đau râm ran, đi bác sĩ thì họ phát giác ra thằng nhỏ bị xơ gan giai đoạn cuối, sáu tháng sau thì nó chết. Dân chợ laị xì xầm:

 - Ăn ở ác, lấn đất lấp rạch giờ thằng con bị quả báo! 

 

Chú Hai chồng cô Ngọc hàng chạp phô can gián:

 - Ai làm nấy chịu, con trai cô Mận hiền lành, chẳng can dự vào việc hiếp người, lấn đất, lấp rạch. Số mệnh cậu ta chỉ đến đấy thì phải chịu thế thôi! 

 

Chẳng bao lâu thì thằng con út cô Mận cũng chết nốt, mới hai mấy tuổi đời, nó đi tắm sông và uống rượu với tụi bạn du thủ rồi trúng gió chết dưới chân cầu Cây Me. Cô Mận khóc khô nước mắt, đau khổ tưởng chừng như chết đi sống dậy. Những người ghét cô Mận và nhà ông Tám Mắm lấy làm hả hê:


image

  

 - Quả báo nhãn tiền, ăn ở ác, hiếp đáp người cô thế, lấn đất, lấp rạch… giờ con cái chết yểu! 

 

Chú Hai laị phân trần:

 - Tội ai nấy gánh, phước ai nấy hưởng, mệnh ai nấy chịu. Con cô Mận bạc phước, yểu mệnh nên chết sớm, đừng đổ thừa do cổ hay ai khác. Bà con cũng đừng nặng lời với sự đau khổ của cô Mận, kẻo tội người mà họa miệng cho mình. Chuyện cô Mận làm thì cô Mận sẽ gánh hậu quả thôi!

 

Con rạch bên hông chợ Cây Me ngày nào giờ lấp hẳn làm con hẻm luôn, mái bằng năm tấm nhà ông Tám Mắm xìa ra quá nửa con hẻm, che khuất cả bóng mặt trời nên tối om ủm thủm. Người đi chợ qua laị bực bội,  xe máy chỉ lọt được từng chiếc. Mỗi ngày người sống dọc trong hẻm qua laị vẫn rủa hoài:


 - Con bà nó, giàu có mà còn tham lam lấn đất bóp nghẹt con hẻm! 

 

Cô Tám Ù, nhà cuối hẻm, vốn có họ hàng với ông Tám Mắm vẫn hằn học:

 - Hổng biết lấn hẻm vậy thì nhà rộng hơn được bao nhiêu? Tính ăn đời ở kiếp trong cái nhà ấy luôn hay sao? Ngày nào tui còn qua laị con hẻm là tui còn nguyền rủa cái bọn tham lam, ăn ở ác nhân thất đức! 


image

  

Chồng cô Tám Ù bảo:

 - Thôi đi bà ơi! hổng ai lên tiếng cả, chỉ một mình bà nói thì được gì? Bà chửi thì bà nghe chứ con Mận nó nằm trong nhà, cửa kiếng máy lạnh kín mít, nó có nghe đâu.

 

Cô Tám Ù cãi:

 - Ông hổng biết hả? người ta nói:” Miệng người đời độc lắm,  bị người ta chửi thì không sớm thì muộn cũng mắc hoạ cho mà coi” 


image

  

Chồng cô Tám cười:

 - Bà chửi, vậy thì miệng bà cũng độc rồi! thôi, bỏ đi Tám! 

 

 

 

Hiền Nguyễn

sad give up GIF