Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

Điệp viên Trung cộng dùng LinkedIn để săn người ra sao

 


BM
Jun Wei Yeo, một nghiên cứu sinh tiến sĩ người Singapore đầy tham vọng và mới nhập học, chắc chắn là đã rất vui khi được mời thuyết trình cho các học giả Trung cộng tại Bắc Kinh vào năm 2015.

Nghiên cứu trình luận án tiến sĩ của anh ta là về chính sách đối ngoại của Trung cộng, và Dickson Yeo sắp khám phá ra cách thức cường quốc đang trỗi dậy này tìm cách tạo được ảnh hưởng.

Sau buổi thuyết trình, Jun Wei, còn được gọi là Dickson, theo tài liệu của tòa án Hoa Kỳ, được một số người nói đang làm việc cho các Think Tank của Trung cộng tiếp cận. Những người này nói họ muốn trả tiền cho Dickson để anh ta cung cấp "báo cáo và thông tin chính trị".

Sau đó, họ xác định chính xác những gì họ muốn: "scipesbutt" - tin đồn và thông tin nội bộ.

Dickson Yeo sớm nhận ra những người này là điệp viên tình báo Trung cộng, nhưng vẫn giữ liên lạc với họ, một lời khai có tuyên thệ cho biết. Đầu tiên Dickson Yeo được yêu cầu tập trung vào các quốc gia ở Đông Nam Á nhưng sau đó, mối quan tâm của họ chuyển sang chính phủ Hoa Kỳ.

BM
  
Đó là cách Dickson Yeo bước vào con đường trở thành một điệp viên Trung cộng - một người dần dà sẽ sử dụng trang web mạng chuyên nghiệp LinkedIn, một công ty tư vấn giả, đóng vai một học giả tò mò, để thu hút và móc nối các nhân vật Mỹ.

Năm năm sau, vào một ngày thứ Sáu, giữa bối cảnh căng thẳng sâu sắc giữa Mỹ và Trung cộng, và một Washington kiên quyết truy lùng các điệp viên Bắc Kinh, Dickson Yeo nhận tội tại tòa án Hoa Kỳ rằng mình là một "điệp viên bất hợp pháp của một thế lực nước ngoài". Người đàn ông 39 tuổi này phải đối mặt với án tù 10 năm.

Nhiều cựu sinh viên trường Chính sách công Lee Kuan Yew của Singapore (LKYSPP), nơi đào tạo một số công chức và quan chức chính phủ hàng đầu châu Á, sửng sốt trước tin bạn học cũ của họ thú nhận là một điệp viên Trung cộng.

BM
  
"Anh ấy là một sinh viên rất năng động trong lớp. Tôi luôn xem anh ấy là một người rất thông minh", một cựu sinh viên cao học không muốn được nêu tên nói.

Cô sinh viên này nói rằng Dickson Yeo thường nói về bất bình đẳng xã hội - và rằng gia đình anh gặp khó khăn về tài chính khi anh còn nhỏ. Cô cho biết cảm thấy khó khăn để hình dung ra người mà cô biết với lời nhận tội của anh.

Một cựu nhân viên của Trường Chính sách công Lee Kuan Yew vẽ ra một bức tranh khác, nói rằng Dickson Yeo dường như muốn "thổi phồng tầm quan trọng của mình".

Giáo sư chủ nhiệm luận án tiến sĩ của Dickson Yeo là Huang Jing, một giáo sư người Mỹ gốc Hoa nổi tiếng bị trục xuất khỏi Singapore vào năm 2017 vì là một "tác nhân ảnh hưởng của nước ngoài" không được xác định.

Huang Jing luôn phủ nhận những cáo buộc đó. Sau khi rời Singapore, ông làm việc ở Washington DC, và hiện giờ làm việc tại Bắc Kinh.

Theo các tài liệu tòa án được công bố với lời nhận tội của Yeo, Dickson Yeo đã gặp người điều khiển Trung cộng của mình hàng chục lần ở các địa điểm khác nhau tại Trung cộng.

BM
  
Trong một cuộc họp, Dickson Yeo được yêu cầu lấy thông tin cụ thể về Bộ Thương mại Hoa Kỳ, trí tuệ nhân tạo và cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.

Bilahari Kausikan, cựu thư ký thường trực của Bộ Ngoại giao Singapore, nói rằng ông "không nghi ngờ gì việc Dickson Yeo biết mình đang làm việc cho các cơ quan tình báo Trung cộng". Anh ta không là, Bilahari Kausikan nói, "một kẻ ngốc vô tình bị lợi dụng".

BM
  
Dickson Yeo tìm các móc nối quan trọng qua LinkedIn, trang web việc làm và nghề nghiệp được sử dụng bởi hơn 700 triệu người. Nền tảng này chỉ được mô tả là một "trang web mạng chuyên nghiệp" trong tài liệu của tòa án, nhưng việc sử dụng nó đã được xác nhận với Washington Post.

Cựu nhân viên chính phủ và quân đội cũng như các nhà thầu thường không ngại công bố thông tin chi tiết về lịch sử việc làm của họ trên trang web LinkedIn, để có được những công việc báu bở trong lãnh vực tư nhân.

BM
Hồ sơ LinkedIn đã bị xóa của Dickson Yeo

Điều này tạo một cơ hội bằng vàng cho các cơ quan tình báo nước ngoài. Năm 2018, người đứng đầu cơ quan tình báo Hoa Kỳ William Evanina cảnh báo về hành động "siêu hung hăng" của Bắc Kinh trên nền tảng thuộc sở hữu của Microsoft, một trong số ít các trang truyền thông xã hội phương Tây không bị chặn ở Trung cộng.

BM
  
Kevin Mallory, một cựu sĩ quan CIA bị án tù 20 năm vào tháng 5 năm ngoái, vì tiết lộ bí mật quân sự cho một điệp viên Trung cộng, lần đầu tiên được tìm đến qua LinkedIn.

Năm 2017, cơ quan tình báo Đức cho biết các điệp viên Trung cộng đã sử dụng LinkedIn để nhắm vào ít nhất 10.000 người Đức. LinkedIn không trả lời yêu cầu bình luận cho câu chuyện này, nhưng trước đó đã nói rằng cần có một loạt các biện pháp để ngăn chặn những hoạt động bất chính.

Một số đối tượng mà Dickson Yeo móc nối bằng cách truy tìm thông qua LinkedIn đã được giao nhiệm vụ viết báo cáo cho công ty "tư vấn" của anh ta, có cùng tên với một công ty nổi tiếng.

Những báo cáo này sau đó được gửi đến đối tác của Dickson Yeo tại Trung cộng.

BM
  
Một trong những cá nhân mà Dickson Yeo liên lạc được làm việc trong chương trình chiến đấu cơ F-35 của Không quân Hoa Kỳ và thừa nhận anh ta túng tiền. Người khác là một sĩ quan quân đội Hoa Kỳ được chuyển đến Lầu năm góc làm việc, đã được trả ít nhất 2.000 đôla để viết báo cáo về việc rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan sẽ tác động đến Trung cộng như thế nào.

Để tìm những đối tác như vậy, Dickson Yeo, người có trụ sở tại Washington DC trong một phần của năm 2019, được hỗ trợ bởi một đồng minh vô hình - thuật toán LinkedIn. Mỗi lần Dickson Yeo xem hồ sơ của ai đó, LinkedIn sẽ gợi ý thêm một số người mới với trải nghiệm tương tự mà anh ta có thể quan tâm. Yeo mô tả là dòng gợi ý này "không ngừng".

Theo tài liệu của tòa án, những người điều khiển Dickson Yeo khuyên anh ta nên hỏi mục tiêu rằng họ có đang "không hài lòng với công việc" hay "đang gặp rắc rối về tài chính" không.

BM
  
William Nguyễn, một cựu sinh viên người Mỹ tại trường Lee Kuan Yew, người đã bị bắt tại một cuộc biểu tình ở Việt Nam năm 2018 và sau đó bị trục xuất, cho biết trong một bài đăng trên Facebook hôm thứ Bảy rằng Yeo đã tìm cách liên lạc với anh "nhiều lần" sau khi anh được thả ra khỏi nhà tù Việt Nam và vụ án của anh đã trở thành tiêu đề trên khắp thế giới.

Năm 2018, Dickso Yeo cũng đăng quảng cáo việc làm trực tuyến giả cho công ty tư vấn của mình. Anh nói với các nhà điều tra rằng đã nhận được hơn 400 CV, 90% trong số đó đến từ "nhân viên chính phủ và quân đội Hoa Kỳ có quyền tiếp cận với thông tin mật quốc gia, hoặc ra vào những nơi bị hạn chế". Một số CV đã được chuyển cho người điều khiển anh ở Trung cộng .

Việc sử dụng LinkedIn thật trắng trợn, nhưng không đáng ngạc nhiên, Matthew Brazil, đồng tác giả của cuốn 'Chinese Communist Espionage: An Intelligence Primer', nói.

"Tôi nghĩ rằng rất nhiều cơ quan tình báo trên toàn thế giới có thể sử dụng nó để tìm kiếm các nguồn thông tin", ông nói. "Bởi vì việc bỏ hết chi tiết về sự nghiệp của mình vào LinkedIn cho mọi người thấy có ích cho cả người đi tìm việc làm lẫn công ty cần tuyển người - LinkedIn là một công cụ có giá trị khác thường là vậy."

BM
  
Ông nói rằng đặt hàng các nhà chuyên gia viết báo cáo tư vấn là cách để các điệp viên tạo được "một cái móc" vào một nguồn có giá trị tiềm năng mà sau này có thể bị thuyết phục cung cấp thông tin mật.

"Đó là một phiên bản hiện đại của truyền thống tình báo cổ điển, thật vậy."

Trợ lý An ninh Quốc gia của bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ, ông John Demers, nói sự việc này là một ví dụ về cách Trung cộng khai thác "sự cởi mở của xã hội Mỹ" và sử dụng "những người không phải là người Trung cộng để nhắm vào những người Mỹ không bao giờ rời khỏi Hoa Kỳ".

BM
  
Singapore, một xã hội đa văn hóa gồm 5,8 triệu người, nơi người gốc Hoa chiếm đa số, từ lâu đã có mối liên hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, quốc gia sử dụng các căn cứ không quân và hải quân của Singapore. Nhưng Singapore cũng đã tìm kiếm và duy trì quan hệ tích cực với Trung cộng.

Ông Kausikan nói ông không tin vụ án gián điệp này - lần đầu tiên được biết đến liên quan đến một người Singapore - sẽ làm tổn hại danh tiếng của Singapore với chính phủ Mỹ, nhưng ông sợ rằng người Singapore có thể phải đối mặt với sự nghi ngờ lớn hơn trong xã hội Mỹ.

Hôm Chủ nhật, Bộ Nội vụ Singapore cho biết các cuộc điều tra đã không cho thấy bất kỳ mối đe dọa trực tiếp nào đối với an ninh của đất nước xuất phát từ việc này.

BM
  
Trưởng khoa của Trường Chính sách công Lee Kuan Yew, Daniel Quah, viết trong một email gửi cho các giảng viên và sinh viên được trích dẫn bởi tờ báo Straits Times rằng "không có giảng viên hay sinh viên nào khác ở trường chúng ta được biết là có liên quan" với trường hợp Dickson Yeo.

Phát ngôn viên của trường nói rằng Dickson Yeo đã được phép tạm ngưng trình luận án tiến sĩ năm 2019 và tiến trình lấy bằng tiến sĩ của anh hiện đã bị hủy bỏ.

BM
  
Dickson Yeo dường như đã không móc nối được rộng và sâu như những người điều khiển của anh muốn. Nhưng vào tháng 11 năm 2019, Dickson đã tới Mỹ với các hướng dẫn để biến sĩ quan quân đội Hoa Kỳ làm việc ở Lầu năm góc nói trên thành một "ống dẫn thông tin vĩnh viễn", tuyên bố đã ký của anh viết.

Anh ta bị bắt trước khi có thể hỏi sĩ quan đó.



Kevin Ponniah

BM

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020

Khấn Người Tình Địch

 


BM  
Ông Long trịnh trọng mang áo dài đen, quần dài trắng, đội cái khăn đóng màu xanh đậm, giống như các cụ ngày xưa ra đình làng tế lễ. Trên bàn thờ có khung hình bán thân của ông Du, trẻ trung, đẹp trai, môi mỉm cười có duyên, đôi mắt sáng như nhìn chăm chăm vào người đối diện. Giữa bàn có con gà trống luộc vàng ươm, với hai cái chuôi cánh xòe ra gài từ cổ lên miệng. Một dĩa hoa quả màu sắc tươi thắm đơm cao đầy, và hơn chục dĩa thức ăn, có dĩa còn nóng, bốc hơi, thơm ngào ngạt.

Sau khi đốt hương trầm, ông Long đưa hai bàn tay chắp vào nhau nâng lên ngang trán, và nghiêm trang thì thầm khấn vái người khuất mặt:

“Lạy hương hồn ông Du, có linh thiêng thì về đây dự tiệc, và chứng giám cho tấm lòng thành này. Ngày xưa, ông và tôi là hai kẻ tình địch, nhưng không hề kình nhau, cũng chưa ghét nhau bao giờ. Hồi đó, ông và tôi cùng yêu thương Thiên Hương, nàng thì lửng lơ, tình cảm không nghiêng hẳn về bên nào. Ông tin nàng yêu ông hơn, tôi tin  nàng yêu tôi hơn. Dĩ nhiên, ai cũng chủ quan, và có quyền tin chắc như vậy. Thiên Hương đẹp, yểu điệu, học hành chăm chỉ, tính tình dịu dàng, lịch thiệp, con nhà gia giáo, được nâng niu cưng chìu. Nàng như một đóa hoa rực rỡ nhưng mong manh. Nhan sắc tươi thắm diễm lệ của nàng làm không biết bao nhiêu anh  con trai trong thành phố này mê mẩn muốn cầu thân. Nhưng ông và tôi là hai kẻ chiếm được một khoảng tương đối lớn trong trái tim nàng. 

BM
Note: hình trong bài là minh họa 
   
Tất nhiên còn nhiều kẻ khác cũng có được một phần nhỏ trong trái tim chật chội đó, vì họ cũng là những kẻ có danh phận giữa xã hội. Họ cũng đứng đắn, đàng hoàng, đủ tư cách để theo đuổi và có thể bảo đảm cho nàng một tương lai sung sướng an bình hạnh phúc.

Tôi chỉ là một kẻ may mắn bất ngờ được lọt mắt xanh, và được nàng dành cho một phần đáng kể trong tim. Ông đừng hỏi tại sao, vì tình yêu vốn lạ kỳ, không thể giải thích được tại sao. Tôi tha thiết yêu nàng mà trong lòng ngày đêm luôn đau đớn nhức nhối. Bởi tôi biết thân phận của mình. Tôi thua kém rất nhiều người. Thua trên nhiều mặt. Nếu tôi và Thiên Hương nên duyên phận, thì liệu tôi có đem đến cho nàng một cuộc sống tinh thần và vật chất chan hòa hạnh phúc hay không.

Tôi cũng thua ông đủ mọi mặt. Ông học giỏi hơn tôi, gia đình giàu có, thể chất khang kiện, chơi thể thao có hạng, mặt mày ông sáng sủa hơn tôi bội phần. Thơ tình ông viết thiết tha ướt át hơn cái lối viết chân chất cộc lốc của tôi. Không những thế, ông còn là một thi sĩ, thơ ông truyền cảm, mênh mang triết lý cao siêu. Tôi thì một câu vè cũng viết không ra hồn. Thế mà cũng lạ, Thiên Hương vẫn dành cho tôi một mối tình cảm nồng nàn không thua gì ông. Chuyện tình yêu, cũng khó mà giải thích bằng lý trí được.

BM
  
Tôi cũng yêu Thiên Hương không thua gì tình yêu của ông dành cho nàng. Tôi cũng có thể liều mạng xin cưới nàng làm vợ, và sau đó xả thân lao động cật lực để xây đắp hạnh phúc gia đình. Cũng có thể chúng tôi sẽ có hạnh phúc lứa đôi tràn đầy. Để được vậy, tôi biết sẽ phải vất vả cật lực suốt cả một cuộc đời còn lại.

Nhưng có lần tôi nghe mẹ nàng nói đùa rằng, đem cả chuyến xe lửa mười toa cũng chở chưa hết những kẻ si mê và theo đuổi Thiên Hương, Tôi giật mình, và lý trí tôi thức giấc để nhận ra rằng, tôi chưa đủ tài ba và năng lực để gánh chịu những hiểm họa trong tương lai khi làm chồng một người đàn bà sắc nước hương trời như  Thiên Hương. Lại nữa, bố tôi thường tỉ tê nhắc nhở rằng, xưa nay trong sử sách, đàn bà đẹp thường chịu nhiều gian truân. Phần lớn vì ngoại cảnh, bởi chung quanh họ khi nào cũng có đông đảo bọn đàn ông liều mạng muốn chinh phục, muốn chiếm đoạt, dù cho họ đã có gia đình. Những loại đàn ông này đầy rẫy trong bất cứ xã hội nào, bất cứ thời đại nào. Một phần khác, cũng tại chính cái tâm của một số người nhan sắc, họ nghĩ cái đẹp có sức mạnh và quyền lực. Họ có quyền đòi hỏi, yêu sách, mọi người phải chấp nhận. Cũng đúng một phần nào. Vả lại, lòng người vốn yếu đuối, mà cám dỗ thì giăng mắc dày đặc, rất dễ bị vô tình mắc  phải lưới bẫy. Thoát được hàng chục cám dỗ mà bị chỉ bị vướng vào một lần thôi, thế cũng đủ hư hỏng cả cuộc đời. Người đàn bà đẹp đoan trang, thường phải vất vả chiến đấu kiên cường với bọn đàn ông háo sắc, chúng đem quyền lực, lời ngon ngọt nịnh hót và tiền tài ra làm mồi câu dụ dỗ. Không vững lòng thì ngã gục. Khi tôi đã để một chút lý trí vào tình yêu, thì bớt mù quáng. Không mù quáng thì chẳng phải là tình yêu chân thực nữa.

Đó, tôi còn có chút sáng suốt để nhận chân ra rằng nếu nàng kết duyên cùng ông, thì sẽ có được nhiều hạnh phúc hơn làm vợ tôi. Tôi tự hào rằng đó cũng là một thứ tình yêu hy sinh cao thượng mà tôi dành cho Thiên Hương. Tôi quan niệm tình yêu là dâng hiến, không phải là chiếm đoạt. Bởi vậy, tôi đã rút lui, để dành cho ông cái hạnh phúc bên nàng, cũng là trút lên ông gánh nặng mà tôi tự lượng sức mình khó gánh nỗi. Ông đã vừa hạnh phúc, vừa vất vả ray rứt khổ đau để cầm giữ canh chừng nàng.

Có thể người ta nghĩ tôi thiếu dũng cảm, thiếu hy sinh, sợ gian khổ. Cũng đúng phần nào. Nhưng nếu tôi thừa dũng cảm, thì có nên đánh  đổi hạnh phúc cá nhân của một cuộc đời thong dong, khoáng dật, để có cuộc sống bên người đẹp mà biết chắc rằng sẽ khó thỏa mãn được đòi hỏi về vật chất lẫn tinh thần mai sau. Điều đó, gần như tất yếu. Tôi biết mình chưa là dũng sĩ, thì đừng cưỡi ngựa chiến.

 Ông đã tưởng tôi rút lui để nhường tình yêu cho ông. Tôi đâu có được cao thượng như thế. Trong tình yêu, có lẽ không ai muốn nhường cho ai. Tôi rút lui, một phần cũng vì tôi yêu thương nàng bằng thứ tình dâng hiến, không phải tình chiếm hữu vị kỷ. Quan trọng nhất là vì hạnh phúc lâu dài của nàng.

BM
  
Nàng yêu tôi, nhưng tôi biết nàng cũng yêu ông. Tất nhiên, khi được sống cùng ông, dù trong hạnh phúc tràn đầy, nàng vẫn không quên tôi, vẫn ray rứt tiếc thương, nhớ nhung tôi. Cũng như nếu nàng lấy được tôi, thì sẽ thương tiếc nhớ nhung ông. Đó cũng là tâm lý thường tình, người ta không quý cái trong tay bằng cái chưa có. Có lẽ ông cũng biết điều đó, nên không ghen tương với tôi. Ông lo đối phó, ngăn chận những bọn háo sắc, toan tính chinh phục đàn bà đẹp cũng đã mệt nhọc vất vả lắm rồi. Bọn háo sắc đó chưa hẳn là vô đạo, thiếu vắng lương tâm, nhưng khi lòng ham muốn nổi lên, thì tâm trí mịt mù u tối, như bị ma quỷ xúi dục làm điều mà đôi khi họ không muốn. Tôi biết, tôi không đủ bản lĩnh cao cường và nhẫn nại như ông để gìn giữ một nhan sắc đầy quyến rũ lộng lẫy như Thiên Hương. Dù cho nàng trong trắng, đoan trang đạo đức. Tôi cám ơn ông khéo léo dìu nàng đi yên bình trong trong dòng đời cạm bẫy bão táp.

Ông và nàng vẫn thường thăm viếng liên lạc thân thiết với tôi. Khi gặp nhau, tôi vẫn tìm được ánh mắt yêu thương dịu dàng kín đáo của Thiên Hương. Có lẽ ông cũng biết, vì tình yêu thường ít khi dấu được ai. Nhưng ông không nhỏ nhen ghen tức, vì ông vui khi thấy nàng được vui. Ông cũng không mát chi cả. Ông biết rõ chúng tôi không bao giờ phiêu lưu đi vượt qua lằn ranh lễ giáo.

Ông là một người chồng lý tưởng, lo lắng vun đắp hạnh phúc gia đình, bảo đảm cho vợ con đời sống tinh thần vật chất thong dong đầy đủ. Ông không cờ bạc, không rượu chè, chẳng trai gái, hiếm khi vung vít bù khú với bạn bè. Thì giờ của ông để làm ra tài sản, tiền bạc. Cũng vì quá yêu thương gia đình, hết sức lo lắng cho tương lai vợ con, nên ông không còn có nhiều thì giờ để sống cho tình yêu tuyệt vời của mối tình mà Thiên Hương dành cho ông.  Có lẽ ông cũng biết, ngoài cuộc sống vật chất dư thừa, ngoài tiện nghi đầy đủ, nhiều người còn một thứ nhu cầu tinh thần khác cần được thỏa mãn, không có nó không chết, nhưng cũng quan trọng, chỉ sau tự do, cơm áo, an toàn và bình yên mà thôi.

Ông trời không công bằng, con người tốt lành như ông lại chết sớm, để lại vợ đẹp, con ngoan, gia tài phong phú đồ sộ.

BM
  
Tôi kê vai vào thay ông, chăm sóc nửa cuộc đời còn lại của Thiên Hương. Đem thêm hạnh phúc cho nàng. Những thứ hạnh phúc mà ông vì bận rộn làm ăn chưa có thì giờ để chung hưởng cùng nàng. Nhà lầu ông tôi ở, xe tốt của Thiên Hương tôi đi, tiền bạc của ông trong ngân hàng tôi quản trị. Với danh nghĩa ông, tôi đem phân phát và chia bớt vật chất dư thừa cho vơi khổ của những mảnh đời bất hạnh. Trong lòng tôi, vô cùng  biết ơn ông, đã để lại cho tôi người vợ đẹp, hiền lành, dịu dàng; để tôi có dịp đền đáp mối thâm tình chôn dấu trong tim nàng bao nhiêu năm nay. Cám ơn cái tài sản to tát của ông để cho tôi làm phương tiện tạo dựng hạnh phúc và sung sướng vui hưởng bên nàng.

Về ở với Thiên Hương, tôi khám phá ra ông là người cần kiệm, giàu có nứt vách, mà sống đời đơn sơ giản dị. Đa số áo quần ông là đồ cũ mua chợ trời, chợ sân cỏ. Những cái áo vét của ông cũ mèm, sổ lai, áo lót sờn mòn, mỏng tanh, thủng lỗ chỗ nhiều nơi, tươm nát ở vòng cổ. Đức cần kiệm của ông như thế đó, tôi vô cùng khâm phục và tự thấy xấu hổ. Tôi không phải thuộc loại người vắt mũi bỏ miệng, lương bổng của tôi cũng khá, nhiều đồng nghiệp dư sức mua nhà, nuôi vợ nuôi con. Thế mà tôi tháng nào tiêu sạch tháng đó, không nợ nần là quý lắm rồi. Tôi cũng đâu có phung phí, cờ bạc, trai gái, hút xách gì đâu.

Cách sinh hoạt ăn uống của ông cũng cẩn thận,  vệ sinh, đạm bạc. Ông sợ mỡ, sợ đường, sợ muối, sợ chất bột. Cứ thứ gì ngon miệng thì ông sợ và kiêng dè, giữ gìn, ngại không tốt cho sức khỏe. Ngon nhưng không dám ăn thường, ăn nhiều. Cứ rau đậu làm căn bản và ông vui trong cuộc sinh hoạt đạm bạc đó, nên vợ con ông ít khi được hưởng thụ cái thú ẩm thực. Thuốc lá ông cũng không hút bao giờ. Đời sống ông lành mạnh đến thế đó, mà trời không thương, bắt ông đi sớm, lìa trần gian. Vợ ông may mắn có tôi kề vai vào chăm nom chìu chuộng. Ông cứ tin tôi đi, nếu tôi không đủ sức đem lại cho nàng hạnh phúc bằng, hay hơn khi đang sống cùng ông, thì tôi cũng hành động lại như ngày xưa, hy sinh tình yêu, để nàng đi tìm nơi khác có tràn đầy hạnh phúc hơn.

Ông cũng đừng lo lắng sợ tôi tiêu xài phí phạm tài sản mồ hôi nước mắt đã gom góp suốt cả đời ông. Nếu là tiền của tôi, thì tôi tiêu không e dè, nhưng tiền ông, tôi sẽ đắn đo khi tiêu pha.

BM
  
Tôi cưng chìu Thiên Hương, âu yếm dịu dàng chăm sóc, và không bao giờ để phật lòng trái ý nàng. Đó cũng là cách đền bù lại thời gian chúng tôi xa cách nhau. Tôi phục vụ nàng như một tên nô lệ dưới chân một bà hoàng bà chúa. Nàng thỏa mãn cái tự ái của phái nữ. Chỉ chừng đó thôi, đủ làm nàng sung sướng ngất ngây. Nàng cứ nghĩ tôi là kẻ chung tình, mãi thương yêu nàng, nên không chịu lập gia đình. Đâu phải vậy, tôi cũng có nhiều mối tình trong đời, nhưng những tình yêu không đủ to tát để hy sinh cả cuộc sống độc thân thong dong của tôi. Tôi không dám đính chính, cứ để nàng hiểu lầm như thế cho trọn niềm vui. Không mất gì cả. Vả lại, tôi có đính chính, chắc nàng cũng không tin đâu.

Tôi nguyện với mình, làm sao cho nàng cảm thấy đời sống mới hạnh phúc sung sướng từng ngày, từng giờ, từng phút. Sống một ngày vui một ngày, sống một giờ vui một giờ.  Trong vòng tay yêu thương của tôi, trái tim nàng chan hòa ấm áp hạnh phúc. Tôi tin, ở nơi suối vàng, ông cũng mong nàng được sung sướng hạnh phúc, quên đi mất mát thương đau. Tôi đã giúp ông làm được điều đó cho nàng.

BM
  
Lấy tiền ông, tôi mua vui, tạo hạnh phúc cho Thiên Hương, những thú vui mà nàng chưa được nếm trải. Tôi đưa nàng đi chu du khắp năm châu bốn biển. Thăm những danh lam thắng cảnh trên khắp địa cầu này. Tử Âu, Á, Úc, Phi, Mỹ châu. Đến các nơi thiên hạ thường ước mơ được viếng thăm. Nơi nào vui thì ở lại nhiều ngày, nhiều tuần, thích thú tận hưởng những lễ hội, những sinh hoạt từng địa phương. Đi, vui và sống. Nàng đã được thưởng thức những món ăn đặc biệt, ngon, lạ, hiếm có của nhiều quốc gia trên thế giới này. Không thiếu thức nào. Cũng có khi hơi phí phạm tiền bạc, nhưng bù lại được sống thực, sống tận tình.

BM
  
Tôi đưa nàng lên những du thuyền mới nhất, lộng lẫy và diễm lệ nhất, cùng ngao du đây đó. Sống như những bậc vương giả, như đã về đến cõi tây phương cực lạc, vui chơi, ăn uống, được phục vụ tận tình ngày cũng như đêm. Có ca nhạc, thể thao, đàn hát, các trò chơi lành mạnh, nhàn nhã nằm bên hồ tắm trên du thuyền, ăn uống liên miên không ngừng. Đi từ Thái Bình Dương băng qua Đại Tây Dương, và có lần ở trên du thuyền cả tháng, lang thang qua các hải đảo, khởi đi từ Mỹ Châu đến Âu Châu. Có lẽ Thiên Hương đã và đang sống những ngày tháng sung sướng hạnh phúc tuyệt vời trong tình yêu dâng hiến và lãng mạn của tôi. Tôi nghĩ, ông cũng chẳng thèm ghen tức với cái hạnh phúc triền miên của Thiên Hương. Bởi vì hạnh phúc của nàng cũng là hạnh phúc của ông và cả của tôi.”

BM
  
Sau khi khấn vái tỉ tê dài dòng, ông Long quỳ gối nằm úp người vái bốn lạy. Rồi trịnh trọng rót rượu lễ ra ly, đặt lên bàn. Xong lấy xấp tiền âm phủ in màu xanh giống hệt đồng đô-la Mỹ, cầm một cọc lớn, mỗi tờ có mệnh giá mười triệu đô, châm lửa đốt vào cái thùng nhôm, khói bay nghi ngút. Ông cười và lẩm bẩm: “Cả trăm triệu đô-la, tiêu chi cho hết.”.



Tràm Cà Mau

BM

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

Tài năng của ông Trump trong việc dùng người Hoa trị Bắc Kinh

 

BM

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Dữ Mậu Xuân (Miles Yu)

Một cố vấn đặc biệt được cho là đứng sau mọi hoạch định chiến lược đối với Trung cộng của Hoa Kỳ, thể hiện năng lực của chính quyền Trump.

Một vài ngày trước, Dư Mậu Xuân (Miles Yu) đã xuất hiện trước công chúng, phương tiện truyền thông Mỹ tiết lộ rằng quan điểm của ông được đánh giá cao bởi chính phủ Hoa Kỳ. Một số học giả tin rằng chính quyền Trung cộng mà đại diện là Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTC) sắp đi tới chỗ diệt vong và ông Dư đã được giao một nhiệm vụ quan trọng theo sát xu hướng lịch sử này để giúp giới tinh hoa Mỹ hiểu được bản chất của ĐCSTC.

BM
  
Dư Mậu Xuân, 57 tuổi là cố vấn trưởng của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo về hoạch định chính sách đối với Trung cộng, cũng là lực lượng đằng sau việc chính quyền Trump định hình lại chính sách Trung cộng trong ba năm qua. Ông Dư sinh ra ở Trùng Khánh, trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa và ủng hộ phong trào sinh viên Trung cộng năm 1989.

BM
  
Đường Tĩnh Viễn, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự ở Hoa Kỳ cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng quá khứ Hoa Kỳ có nhiều chuyên gia về các vấn đề Trung cộng, nhưng bọn họ đều không hiểu rõ hình thái ý thức cho tới những tội ác tột cùng của ĐCSTC. Bởi vậy, chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung cộng trước sau ôm ấp một ảo tưởng, rằng ĐCSTC chỉ cần đổi người lãnh đạo thì sẽ thay đổi theo.

BM
  
Nhưng Tập Cận Bình hay các lãnh đạo ĐCSTC các đời đều không có mấy khác biệt. Chỉ cần là ĐCSTC thì nhất định mục tiêu của nó vẫn luôn là đánh đổ và thay thế vị trí của Hoa Kỳ, còn muốn thống trị toàn bộ thế giới.

Đưỡng Tĩnh Viễn nói: “Dưới góc nhìn của tôi, Dư Mậu Xuân là có cống hiến lớn, có thể nói là có tác dụng to lớn khiến tầng lớp tinh anh Hoa Kỳ hiểu được rõ ràng bản chất của ĐCSTC”.

Hồ Bình, một nhà bình luận chính trị ở Hoa Kỳ và là Tổng biên tập danh dự của “Mùa xuân Bắc Kinh”, tin rằng chính phủ Hoa Kỳ sớm nên thu nạp nhiều học giả từ Trung cộng đại lục. Chính phủ trước đó đã mời các học giả này tham gia vào các phiên điều trần, làm nhân chứng và cung cấp tài liệu, nhưng những điều này vẫn là chưa đủ.

BM
ông Viên Cung Di

Ông nói: “có rất nhiều học giả và chuyên gia từ Trung cộng đại lục tới Hoa Kỳ và nhiều người trong số họ cũng đã gia nhập quốc tịch Mỹ. Sự hiểu biết của họ về Trung cộng nói chung có lợi thế tự nhiên so với các chuyên gia Mỹ về Trung cộng. Dù sao có vài thứ, đặc biệt là chuyện đã xảy ra, đang xảy ra, ngoại trừ dựa vào việc tìm hiểu ở nước ngoài, rất nhiều lúc là cần dựa vào người trong cuộc có cảm giác thấu hiểu. Người là từ chỗ ấy tới liền tự nhiên có loại nhạy cảm đó, người không phải từ chỗ ấy tới thì thiếu hụt sự nhạy cảm đó”.

Đường Tĩnh Viễn chỉ ra rằng khả năng có thể sử dụng hiệu quả đóng góp của Dư Mậu Xuân chính là thể hiện năng lực của chính quyền Trump. Hoa Kỳ chưa bao giờ thiếu những người ưu tú có hiểu biết sâu sắc về ĐCSTC, nhưng họ đã bị loại khỏi tầng tầng ra quyết định trước đó, và thậm chí bị loại ngay từ vòng đầu.

BM

“Từ quan điểm này, đây thực sự là một biểu hiện của khả năng điều hành cá nhân của Trump và sức thu hút cá nhân của ông ấy”, ông Đường nói. “Nếu không phải vì sự sáng suốt và tài năng của Trump, thì bây giờ chúng ta sẽ không bao giờ thấy điều này ở Hoa Kỳ. Trong tình huống có rất nhiều tinh hoa có thể đứng lên, nhìn thấy bản chất của ĐCSTC để ngăn chặn sự xâm phạm của ĐCSTC đối với Hoa Kỳ và thậm chí toàn bộ loài người”.



Zhang Bei _ Phụng Minh

BM

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

Vì sao thảm họa càng chết chóc, con người càng vô cảm?


BM
"Nếu nhìn vào số đông thì tôi sẽ không bao giờ hành động. Nếu chỉ nhìn vào một người, tôi sẽ làm." Đây là lời của một người phụ nữ mà những việc làm từ thiện và lòng tốt đã giúp bà được phong thánh - Mẹ Teresa.

Những lời nói này đại diện cho một trong những khía cạnh khó hiểu nhất trong phản ứng của con người trước cảnh ngộ của đồng loại.

Trong khi hầu hết chúng ta xem cái chết là một thảm kịch, chúng ta lại rất khó khăn để có phản ứng tương tự trước sự mất mát sinh mạng ở quy mô lớn.

Thông thường thì cái chết của nhiều người đơn giản chỉ là con số thống kê.

Chẳng hạn hàng triệu sinh mạng mất đi trong các thảm họa tự nhiên, chiến tranh hoặc đói kém, con số quá lớn để có thể thấu cảm được.

Chai sạn tâm lý

BM

Ngay cả hiện giờ, chúng ta có thể thấy quá trình kỳ lạ tương tự xảy ra khi con số tử vong toàn cầu do virus corona tăng lên.

Con số sinh mạng mà con virus này cướp đi đã gần 700.000 người và hơn 18 triệu ca nhiễm đã được ghi nhận ở 200 quốc gia.

Mỗi cái chết là một bi kịch xảy ra ở cấp độ cá nhân với một gia đình tang thương và bàng hoàng. Nhưng khi nhìn rộng ra thì ai thực sự có thể hiểu được con số lớn như vậy?

BM
  
Tại Mỹ, nơi đã vượt cột mốc đau buồn 100.000 người chết từ hồi tháng Sáu (mà cho đến những ngày đầu tháng Tám đã tăng lên tới 168.000 người), các nhà báo đã tìm mọi cách để giúp công chúng hiểu về sự tàn phá của dịch bệnh.

Con số hồi tháng Sáu là cao 'gấp đôi số người Mỹ thiệt mạng trong toàn bộ Chiến tranh Việt Nam' và 'vượt quá số người thiệt mạng khi giao tranh của quân đội Mỹ trong mọi cuộc chiến kể từ Chiến tranh Triều Tiên'.

BM
  
Nhưng việc chúng ta không thể hiểu được những thống khổ gắn với những con số này có thể gây hại cho cách chúng ta phản ứng với những bi kịch như vậy.

Ngay cả bây giờ, có bằng chứng cho thấy mọi người đang bị mệt mỏi với những tin tức về virus corona và đọc ít hơn về đại dịch.

Điều này một phần có thể là do một hiện tượng tâm lý được gọi là chai sạn tâm lý, tức là quan niệm rằng 'càng nhiều người chết, ta càng ít quan tâm'.

"Cảm giác gan ruột trực giác chóng qua theo nhiều cách là điều kỳ diệu, nhưng nó có một số khiếm khuyết," Paul Slovic, nhà tâm lý học tại Đại học Oregon, người đã nghiên cứu về chai sạn tâm lý trong nhiều thập niên, cho biết.

"Một là nó không xử lý tốt cho lắm với những con số rất lớn. Nếu chúng ta nói về mạng sống, một mạng sống là vô cùng quan trọng, quý giá và chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì để bảo vệ mạng sống đó, cứu mạng sống đó, cứu giúp người đó. Nhưng khi số lượng sinh mạng tăng lên, cảm xúc của chúng ta lại không tăng theo tương ứng."

BM
  
Thực ra, nghiên cứu của Slovic cho thấy khi các con số thống kê liên quan đến thảm kịch ngày càng lớn hơn, chúng ta trở nên chai sạn và ít có cảm xúc nữa. Điều này đến lượt nó khiến chúng ta ít có khả năng thực hiện hành động cần thiết để ngăn chặn nạn diệt chủng, cứu trợ cho thảm họa thiên nhiên hoặc thông qua các đạo luật để chiến đấu với sự nóng lên toàn cầu.

Trong trường hợp đại dịch, nó có thể dẫn đến một kiểu vô cảm khiến mọi người tự mãn về việc rửa tay hoặc đeo khẩu trang - cả hai việc đều đã được chứng minh là giảm lây lan virus.

Cấp độ cá nhân

BM

Một phần của vấn đề có thể là khi số lượng ngày càng lớn, ý nghĩa của chúng đối với cá nhân chúng ta ngày càng ít đi.

"Từ góc độ tiến hóa, chúng ta tập trung vào những thứ đe dọa giết chúng ta ngay lập tức hoặc đe dọa tới hoạt động tương tác trong các nhóm nhỏ," Melissa Finucane, nhà khoa học xã hội và hành vi cấp cao tại viện nghiên cứu chính sách Rand Corporation, vốn nghiên cứu về việc ra quyết định và đánh giá rủi ro, nói.

"Bây giờ chúng tôi đang cố tìm ra các kịch bản rủi ro rất phức tạp khi có rất nhiều số liệu thống kê. Nhưng một người bình thường không phải là nhà phân tích thống kê hoặc nhà dịch tễ học lại không có công cụ cần thiết trong tay để đưa ra phán đoán về điều gì đó rộng lớn và phức tạp như đại dịch toàn cầu."

Nhưng điều này có thể có hậu quả nghiêm trọng đối với cách chúng ta ứng phó khi đối mặt với những thảm kịch quy mô lớn.

Trong một loạt nghiên cứu ở Thụy Điển vào năm 2014, Slovic và các đồng nghiệp đã chứng minh rằng chúng ta không chỉ trở nên mụ mị trước ý nghĩa của con số tử vong ngày càng tăng, mà lòng trắc ẩn của chúng ta trên thực tế có thể yếu dần hay biến mất khi số lượng tử vong tăng lên.

BM
  
Những người tham gia nghiên cứu được đưa cho bức ảnh của một đứa trẻ nghèo hoặc bức ảnh của hai đứa trẻ nghèo và được hỏi họ có sẵn lòng quyên góp hay không. Thay vì cảm thấy đau buồn gấp đôi và sẵn sàng giúp đỡ gấp đôi, mọi người đã quyên góp ít hơn khi họ nhìn thấy hai đứa trẻ thay vì một đứa. Slovic giải thích rằng điều đó là vì một cá nhân là đơn vị dễ hiểu nhất và dễ thấu cảm nhất đối với con người.

"Nếu bạn nhìn thấy chỉ một đứa, bạn có thể tập trung vào đứa trẻ đó," ông nói. "Bạn có thể nghĩ chúng là ai và chúng giống con của bạn như thế nào. Bạn có thể tập trung sâu hơn vào một người hơn là hai người. [Khi có hai người] sự chú ý của bạn bắt đầu giảm đi và cảm xúc của bạn cũng vậy. Và cảm xúc chính là điều điều khiển hành vi của chúng ta."

Nghiên cứu của Slovic cũng đã phát hiện ra rằng những cảm xúc tích cực trong việc quyên góp cho một đứa trẻ, hay 'ánh sáng ấm áp', đã giảm đi khi mọi người được nhắc nhở về những đứa trẻ mà họ không thể giúp đỡ, một hiện tượng mà ông và các đồng nghiệp gọi là 'không hiệu quả giả tạo'.

Cảm giác bất lực

BM
  
Những người tham gia nghiên cứu đã được cho xem hình ảnh của một đứa trẻ, nhưng một nửa trong số họ cũng được đưa cho số liệu thống kê về số người khác đang chết đói trong khu vực của đứa trẻ đó. Đó chính là cách tiếp cận mà nhiều người trong chúng ta sẽ thấy chẳng hạn như trong các video kêu gọi từ thiện sau thảm họa thiên nhiên.

"Chúng tôi từng nghĩ rằng nếu chúng tôi cho mọi người thấy vấn đề nghiêm trọng như thế nào, mọi người sẽ có động lực hơn để giúp đỡ," Slovic nói.

Thế nhưng số tiền quyên góp đã giảm một nửa khi bức ảnh đi kèm theo số liệu thống kê. Một phần lý do giải thích cho hành vi này là vì chúng ta thực sự là những sinh vật khá ích kỷ.

"Chúng ta quyên góp trong các tình huống vì chúng ta muốn giúp đỡ, nhưng điều đó cũng khiến chúng ta cảm thấy vui," Slovic nói. "Chúng ta sẽ không cảm thấy vui như thế khi giúp một đứa trẻ mà nhận ra rằng nó chỉ là một trong số một triệu đứa trẻ. Bạn cảm thấy buồn khi không thể giúp đỡ hết mọi người và những cảm giác tồi tệ đó xảy đến, hòa lẫn với những cảm giác tích cực và làm giảm giá trị của cảm giác tích cực."

Nó cũng liên quan đến mức độ ảnh hưởng tới mức nào mà mọi người cảm thấy về hành động của họ. Khi số người đau khổ hoặc chết chóc tăng lên trong một thảm họa, sự đóng góp hoặc nỗ lực của chúng ta ngày càng giống như muối bỏ bể.

BM

Trong nghiên cứu của Slovic và các đồng nghiệp sau cuộc diệt chủng ở Rwandan năm 1994, khi 800.000 người thiệt mạng trong 100 ngày và hàng triệu người mất nhà cửa, một số tình nguyện viên được yêu cầu tưởng tượng họ là đại diện của một quốc gia láng giềng phụ trách một trại tị nạn. Họ phải quyết định có giúp 4.500 người tị nạn tiếp cận được nước sạch hay không. Một nửa được cho biết là trong trại đang có 250.000 người, trong khi những người còn lại được cho biết là có 11.000 người tị nạn trong trại.

"Mọi người sẵn lòng hơn nhiều để bảo vệ 4.500 người trong số 11.000 so với trong số 250.000 người, vì họ đang phản ứng với tỷ lệ chứ không phải con số thật sự," Slovic giải thích.

"Trong tình huống đầu tiên, nó có vẻ không đáng. Nhưng nếu bạn có thể cắt số nạn nhân xuống gần một nửa, thì mọi người sẽ có cảm giác đó là chuyện lớn, mặc dù số người cần được giúp cũng y như vậy."

Tránh nghe tin buồn

BM
  
Tất nhiên, có những lý do tại sao một số người chọn tránh nghe tin buồn hoặc tránh suy nghĩ sâu về thảm họa. Liên tục xem tin tức về các sự kiện dữ dội có liên hệ đến mức độ căng thẳng nghiêm trọng cao vốn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của chúng ta.

Chẳng hạn, một nghiên cứu sau vụ đánh bom Giải Marathon Boston hồi năm 2013 đã phát hiện ra rằng những người theo dõi tin tức về vụ tấn công từ sáu tiếng đồng hồ trở lên mỗi ngày trong tuần lễ sau vụ tấn công tàn bạo có khả năng xảy ra mức độ căng thẳng nghiêm trọng cao gấp 9 lần vài tuần sau đó.

"Đó cũng là khuynh hướng luẩn quẩn," Roxane Silver, nhà tâm lý học tại Đại học California, Irvine, và là một trong những tác giả của nghiên cứu này, cho biết.

"Bạn càng căng thẳng chừng nào, bạn càng nhiều khả năng tìm đến các phương tiện truyền thông. Và thật khó để phá vỡ xu hướng này, đặc biệt là khi tin tức là tiêu cực. Càng xem nhiều tin thì càng căng thẳng, mà càng căng thẳng thì càng xem nhiều tin."

Mặc dù việc theo dõi tin tức cập nhật về các quy tắc phong tỏa mới nhất và sự lây lan của virus là quan trọng trong đại dịch virus corona, nó là nguồn cơn khiến nhiều người càng thêm lo lắng trong đại dịch.

"Điều đó không có lợi về mặt tâm lý và có khả năng liên quan gây ra tâm trạng bực bội, căng thẳng, lo lắng và sợ hãi, và có thể là nỗi buồn," Silver nói.

Thay vì đắm chìm trong tin tức, bà khuyến nghị chúng ta chỉ chọn một số ít các trang web và nên xem chúng không quá hai lần trong một ngày.

BM

Vậy làm thế nào để chúng ta tránh trở nên chai đá trước những bi kịch khi chúng diễn ra xung quanh chúng ta?

Có những lúc chúng ta hiểu rõ hơn về sự nghiêm trọng của các con số, theo Slovic.

Các phép tính toán dễ dàng, giống như khi con số tăng gấp đôi, thu hút sự quan tâm của chúng ta. Các số được làm tròn như 100, 1.000 hoặc 100.000 hoặc một triệu là các cột mốc thường khiến chúng ta phải ngừng lại để suy nghĩ.

Việc các nhà báo làm cho các thảm họa 'người' hơn bằng cách tìm những câu chuyện cá nhân của những người liên quan là chuyện thường.

Đó là lý do tại sao các bài báo thường tập trung vào các chi tiết dường như không quan trọng như tuổi tác của nạn nhân, việc làm của họ và liệu họ có con hay không. Đó là lý do tại sao các bức ảnh về các vật dụng cá nhân, như một đôi giày hoặc một món đồ chơi bị bỏ, thường được sử dụng để đưa thảm họa ở quy mô lớn trở lại ở cấp độ cá nhân.

Và có những lúc một thảm họa duy nhất trong một bối cảnh rộng lớn, có thể có tác động sâu sắc đến tâm lý của xã hội nói chung.

Bây giờ chúng ta có thể thấy điều này ở Mỹ và trên toàn thế giới khi những người biểu tình xuống đường để biểu tình chống lại sự tàn bạo của cảnh sát và sự phân biệt chủng tộc có hệ thống sau cái chết của George Floyd hồi tháng Năm.

Sức mạnh của hình ảnh

BM
  
"Chúng ta đang chứng kiến một ví dụ kịch tích về sức mạnh của hình ảnh, trong trường hợp này là vụ sát hại George Floyd, để thức tỉnh chúng ta trước tình trạng bạo lực sắc tộc vốn đã tồn tại trong nhiều thế kỷ, mặc dù hiện tượng này trong nhiều thập kỷ gần đây đi kèm với rất nhiều con số thống kê dễ khiến chúng ta vô cảm," Slovic cho biết.

Ông nói rằng các cuộc biểu tình này cũng nhất quán với phản ứng toàn cầu đối trước bức ảnh chụp Alan Kurdi, một cậu bé ba tuổi người Kurd ở Syria, chết đuối ở Địa Trung Hải hồi năm 2015 khi gia đình em tìm đường đến châu u để thoát khỏi Nội chiến Syria. Cho đến năm 2015, cuộc chiến đó, vốn nổ ra hồi năm 2011, đã giết chết 250.000 người và khiến hàng triệu người lâm vào cảnh tị nạn.

BM

"Và không ai quan tâm, đối với hầu hết mọi người đó chỉ là số liệu thống kê," Slovic, vốn nghiên cứu về phản ứng quốc tế đối với bức ảnh này, nói và nhận thấy nó đã kích hoạt một làn sóng đồng cảm sau khi được đăng tải.

"Đó là một bức ảnh gây bàng hoàng, bóp nghẹt cảm xúc đến nỗi nó thức tỉnh mọi người. Bức ảnh đã lan truyền mạnh mẽ khắp thế giới và tạo ra nhận thức và mối quan ngại mà con số thống kê 250.000 người chết trước khi có bức ảnh không tạo ra được."

Chẳng hạn như số lượng các lượt quyên góp cho một quỹ do Hội Chữ Thập Đỏ Thụy Điển thành lập đã tăng 100 lần trong tuần lễ sau khi có bức ảnh, Slovic nhận thấy. Tổng số tiền quyên góp hàng ngày cũng cao hơn 55 lần trong tuần lễ đó. Mãi đến sáu tuần sau khi bức ảnh được tung ra số tiền quyên góp mới giảm về mức cũ trước đó.

Nhưng từng cuộc khủng hoảng đều khác nhau. Chẳng hạn Slovic tin rằng các cuộc biểu tình đòi dân quyền của các nhà hoạt động xã hội da đen ở Mỹ có thể không nhanh chóng chìm xuống.

Nhưng chúng ta có thể làm gì khi không có một bức ảnh hoặc câu chuyện đau lòng đến mức chúng ta không thể không chú ý? Liệu chúng ta có thể chịu để cho số người chết vì dịch bệnh tăng lên làm chúng ta mụ mị đến mức trở nên tự mãn hay không?

Các cơ quan chính phủ và quan chức y tế nên khôn ngoan trong việc đưa ra thông điệp, Finucane khuyên, bởi vì thay đổi từ hai triệu thành 2,1 triệu ca nhiễm có thể sẽ không thu hút sự chú ý và thúc đẩy mọi người làm những điều như tránh đám đông và đeo khẩu trang. Thay vào đó, thông điệp nên mang tính cá nhân hơn và đánh mạnh vào tình cảm hơn.

Đối với mỗi cá nhân, Slovic nói rằng đó là việc thay đổi cách nghĩ của chúng ta và tập suy nghĩ chậm hơn, tập trung hơn.

Ông chỉ ra câu nói nổi tiếng của Abel Herzberg vốn sống sót qua nạn diệt chủng người Do Thái: "Không có sáu triệu người Do Thái bị giết hại; chỉ có một vụ sát hại mà diễn ra sáu triệu lần."

Slovic khuyên chúng ta nên suy nghĩ về cuộc sống và câu chuyện của từng con người. "Bạn cần phải suy nghĩ chậm lại để biết trân trọng mỗi con người phía dưới các con số," ông nói.



Tiffanie Wen 

BM

MƯỜI NĂM TÌNH CŨ