Thứ Ba, 30 tháng 4, 2024

LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC HẬN THÁNG TƯ ĐEN (30 - 04 - 2024) TẠI VƯỜN TRU...

NHÌN LẠI 30 THÁNG 4 | Tổng hợp phim tài liệu về tỵ nạn Việt Nam | www.sb...

VIEM MAI VLOG is live! Biểu tình tổng lãnh sự việc cộng

THÁNG TƯ : THÁNG TANG

 

image
Một người lính Thủy quân Lục chiến VNCH mang xác một đồng đội.

Những người Việt tại Hoa Kỳ từng phục vụ cho chính quyền Sài Gòn rất đau lòng mỗi khi nhắc đến ngày 30/4. Họ gọi đó là ngày Quốc hận, và xem tháng Tư là tháng Tư Đen hay Tháng Tang.

image

Ông Phạm Ngọc Cửu, thành viên của Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ tại Florida, cựu phó tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận, năm nay 76 tuổi, nói với VOA Việt ngữ rằng tháng Tư là tháng Tang:

“Đối với tôi trong 42 năm, tháng Tư là tháng tang. Trừ dịp các đoàn thể có chương trình kỷ niệm gì đó thì tôi tới thôi, còn ngoài ra những gì vui chơi là tôi không bao giờ nghĩ tới, mà tôi nghĩ tới những người anh em, đồng đội, những người cùng chiến đấu đã mất.”

image

Ông Phạm Ngọc Cửu từng phục vụ tại Tòa Hành Chánh Bình Thuận từ 1967, chức vụ cuối cùng là Phó Tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận mà ông đảm nhận từ năm 1971- đến ngày 18/4/1975.

Sau ngày 1-5-1975, ông Phan Ngọc Cửu bị ở tù 13 năm, bị chuyển qua các trại tù từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam, trong đó có 6 tháng bị biệt giam và cùm chân tay trong xà lim ở nhà tù Thanh Hóa. Tháng 2/1988, ông được phóng thích và đến Mỹ vào tháng 6/1991, sau 17 năm mới đoàn tụ gia đình tại thành phố Orlando. Ông còn là Hội Trưởng Hội Tương trợ Cựu Chiến Binh Bình Thuận Hải ngoại và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng tại Florida.

Cũng như ông Cửu, ông Phạm Trần Anh ở California cũng rất đau buồn vì quá nhiều đồng đội đã ngã xuống trong biến cố 30/4/1975.

image

“Nói và nghĩ về ngày 30/4: đó là một sự kiện lịch sử. Cái mà gọi là thống nhất, thực tế là cuộc xâm lăng. Thống nhất mà lòng người phân tán và hàng trăm ngàn người đã hy sinh chính tính mạng của họ để đổi lấy ý tưởng tự do. Đây là cuộc bỏ thân, bỏ phiếu bằng thân vĩ đại nhất trong lịch sử và 5 vị tướng đã tuẫn tiết, và trăm hàng ngàn sĩ quan đã hy sinh vào ngày 30/4.”

Ông Phạm Trần Anh còn gọi ngày 30/4/1975 là “Ngày Quốc hận” tháng Tư là “tháng Tư Đen”, sau khi Bắc Việt “xé bỏ hiệp ước Paris 27-1-1973 đem quân xâm chiếm miền Nam Việt Nam.”

Trong một bài viết về chiến tranh Việt Nam, sử gia Phạm Trần Anh cho rằng Chiến tranh Việt Nam không phải là giành độc lập dân tộc như nó từng được rao truyền, mà đã trở thành cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa 2 hệ thống tư tưởng: Chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Tư Bản của thế giới tự do.

Sử gia Phạm Trần Anh từng là Giám đốc Học viện Hành chánh Quốc gia Sài gòn. Ông còn là nhà văn, nhà biên khảo. Sau ngày 30/4/ 1975, ông thành lập Mặt Trận Tự Do Người Việt Diệt Cộng Cứu Quốc.

Ông Phạm Trần Anh, năm nay 72 tuổi, bị bắt năm 1977 và bị xử án tù chung thân vì tội hoạt động lật đổ chính quyền. Ông được trả tự do vào ngày 3/8/1997 nhờ sự can thiệp của Hội Ân xá Quốc tế, sau hơn 20 năm trải qua các nhà tù ở Việt Nam trong đó có 9 năm bị cùm chân tay trong xà lim biệt giam.

Sang Mỹ vào tháng 9/ 2006, ông Phạm Trần Anh dành mọi nỗ lực vào việc viết sách, nhất là truy tìm nguồn gốc dân tộc Việt Nam với các tác phẩm như: Cội nguồn Việt Tộc, Huyền Tích Việt, Quốc Tổ Hùng Vương, Việt Nam Thời Lập Quốc và năm 2016 xuất bản sách Đế Quốc Mới Trung Cộng.

Cũng như ông Phạm Trần Anh, ông Phạm Ngọc Cửu dành hết thời gian của mình để đóng góp cho cộng đồng và hướng về phong trào dân chủ trong nước.

Đầu tháng 4, một hoạt động cụ thể mà ông Cửu đã thực hiện là tổ chức thành công cuộc biểu tình chống Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida, nơi ông Tập hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Ông Cửu cảm nhận đã có một ‘luồng gió mới, một sinh khí mới hiện diện trên quê hương Việt Nam.

image

“Năm nay cảm tưởng riêng của tôi là tôi phấn khởi hơn năm nào hết vì tình hình trong nước có những chỉ dấu, có những sự kiện xảy ra làm cho mình nghĩ rằng con đường đấu tranh có thể đi tới kết quả, đã dám đứng dậy, dám có tiếng nói, đã dám có những hành động như đi vào các cơ quan của chính quyền biểu tình. Mới đây hành động mạnh nhất là ở Đồng Tâm, đã bắt giữ công an, những người đi chiếm đất đai.”

Ngược lại với các cựu quân nhân và công chức chính quyền Sài Gòn, nhà thơ Lãm Thúy ở Maryland không muốn nhắc đến những mất mát, đau buồn ngày 30/4, nhưng khi nhìn lại Việt Nam sau 42 năm, bà chia sẻ với VOA Việt Ngữ rằng:

“Tôi thấy người nào giàu thì rất giàu. Người nào khổ thì cũng rất khổ. Tôi về thì tôi sống ở dưới quê.”

Là vợ của một cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa, nhà thơ Lãm Thúy sinh quán tại Nhơn Ái, Phong Điền, Cần Thơ, định cư tại Mỹ năm 1992.

image

Mong mỏi duy nhất của bà cho ngày 30/4 năm nay là Việt luôn gìn giữ được chủ quyền đất nước và không bị lệ thuộc vào Trung Quốc:

“Mong đất nước mình giữ được chủ quyền và đừng lệ thuộc vào Trung Cộng, không bị mất nước. Đó là điều mong mỏi lớn lao nhất, bất cứ là trong dịp lễ này hay là suốt cuộc đời, chỉ mong đất nước Việt Nam là của người Việt Nam.”

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2024

TIỀN QUÍ VỊ TRONG NGÂN HÀNG- LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ?

 

BM

Hai ngân hàng lớn ở Hoa Kỳ, Silicon Valley Bank và Signature Bank, vừa sụp đổ. Hầu hết mọi người đều biết về sự sụp đổ đó, và sự kiện này khiến nhiều người tự hỏi liệu tiền của họ có an toàn trong ngân hàng hay không. Bên cạnh những vụ sụp đổ của ngân hàng, các điều kiện kinh tế khác càng làm cho mọi người bối rối khi tự hỏi làm thế nào để bảo vệ tiền của mình.


Các ngân hàng đã sụp đổ, và tại sao

BM

Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) bảo hiểm cho gần như mọi ngân hàng ở Hoa Kỳ. ABC7Chicago cho biết, khi ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank sụp đổ, FDIC đã tiếp quản các ngân hàng này.


Vấn đề mà SVB gặp phải là họ đã đầu tư hàng tỷ USD vào Công khố phiếu kỳ hạn 10 năm. Những trái phiếu này thường hoạt động rất tốt, thường thu được khoảng 10% tiền lãi hàng năm. Thật không may, nền kinh tế đã sa sút và trái phiếu mất giá. Việc rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng dẫn đến việc ngân hàng phải bán những trái phiếu này ở mức giá thua lỗ để trả tiền mặt cho khách hàng.


Do đó, quá nhiều người cố gắng rút tiền của họ. Điều đó càng làm tổn hại đến ngân hàng này vì họ không thể trả đủ tiền để đáp ứng được nhu cầu rút tiền này. Sự sụp đổ đó đã buộc FDIC phải vào cuộc, khi đó tổ chức này đã hứa hẹn rằng mọi nhà đầu tư đều sẽ nhận lại được toàn bộ số tiền của mình — thậm chí cả những khoản tiền còn vượt xa số tiền được bảo hiểm. Cho đến nay, đây là điều mà FDIC luôn làm trong quá khứ.


Một ngân hàng lớn khác, First Republic, đang trên bờ vực sụp đổ. Một số ngân hàng ở Wall Street đang phát triển một kế hoạch giải cứu ngân hàng này bằng gói 30 tỷ USD.


Về tiền của quý vị trong ngân hàng


BM


Hầu hết các ngân hàng và ngân hàng trực tuyến đều có bảo hiểm FDIC vốn bảo hiểm cho số tiền lên tới 250,000 USD của quý vị. Quý vị sẽ cần hỏi ngân hàng của mình hoặc trên trang web của ngân hàng đó để xác định xem ngân hàng của quý vị có được bảo hiểm hay không. Nếu không, thì hãy rút tiền của quý vị và gửi vào nơi khác. Một số ngân hàng sẽ bảo hiểm cho mọi người nhiều hơn số đó, nhưng số tiền đó là phổ biến với hầu hết các ngân hàng. Các nghiệp đoàn tín dụng được bảo hiểm bởi Cơ quan Quản lý Liên minh Tín dụng Quốc gia (NCUA). Nếu ngân hàng của quý vị không được FDIC bảo hiểm, thì tiền của quý vị có thể gặp rủi ro.


250,000 USD là mức bảo hiểm được cấp cho mỗi người cho mỗi loại tài khoản, có nghĩa là quý vị có thể có tới 250,000 USD trong tài khoản vãng lai của mình, 250,000 USD khác trong tài khoản tiết kiệm, 250,000 USD khác trong tài khoản hưu trí, v.v. — và tất cả đều được bảo hiểm. Quy định này cũng có nghĩa là nếu quý vị có một tài khoản chung [với một người khác], thì tiền của các quý vị sẽ được bảo hiểm lên tới 500,000 USD. Forbes thì cảnh báo rằng không phải mọi loại tài khoản đều được FDIC bảo vệ. Còn Chase tuyên bố rằng các loại tài khoản cũng bao gồm:


·       Tài khon hưu trí cá nhân (IRAs)

·       401(k)s t đnh hướng

·       Tài khon kế hoch Keogh t đnh hướng

·       y thác có th hy b và không th hy ngang

·       Và nhng loi khác


Khi quý vị vượt quá số tiền 250,000 USD, thì số tiền vượt quá số tiền đó trong một tài khoản sẽ không được bảo hiểm. Nếu ngân hàng của quý vị bị sụp đổ, số tiền vượt quá số tiền được bảo hiểm của quý vị sẽ gặp rủi ro.


Chuyển đổi tiền của quý vị có thể mất một thời gian


BM


Nếu một ngân hàng sụp đổ, FDIC sẽ tiếp quản — giống như FDIC đã làm với SVB. Sau đó, ngân hàng đó có thể được chuyển sang (bán) cho một ngân hàng khác có thể trang trải gánh nặng tài chính đó, hoặc có thể tiếp tục được chính phủ kiểm soát. Mặc dù quý vị sẽ nhận lại được giá trị tiền tệ được bảo hiểm của mình, nhưng việc nhận lại tiền có thể không xảy ra trong một sớm một chiều.


Hãng thông tấn Associated Press nói rằng trước đây, FDIC đã từng cung cấp tiền cho khách hàng của các ngân hàng bị sụp đổ chỉ trong vòng vài ngày. Họ sẽ tạo một tài khoản mới tại một ngân hàng được bảo hiểm khác hoặc trao cho họ một tấm chi phiếu để nhận tiền của họ.


Phải làm gì với khoản tiền gửi lớn hơn


BM


Nếu quý vị có số tiền gửi nhiều hơn giới hạn được bảo hiểm, quý vị có thể giải quyết vấn đề này bằng cách gửi tiền tới mức giới hạn ở nhiều ngân hàng. Biện pháp này sẽ giúp tiền của quý vị an toàn hơn vì khả năng một số ngân hàng trong cùng một khu vực bị sụp đổ là rất hiếm. Forbes đề cập rằng vào năm 2020, chỉ có bốn ngân hàng sụp đổ.


Nếu doanh nghiệp của quý vị có số tiền gửi nhiều hơn mức giới hạn được FDIC bảo hiểm và quý vị không muốn gửi tiền vào cùng một ngân hàng, thì có nhiều cách để đơn giản hóa việc gửi tiền vào nhiều ngân hàng. Đài CBSNews đề cập đến một công ty có tên là IntraFi nhận được các khoản tiền gửi lớn và bảo hiểm số tiền hàng triệu USD thông qua FDIC, sau đó phân phối số tiền này sang nhiều ngân hàng khác và các nơi đầu tư khác theo mục tiêu tài chính của quý vị.


Nói chung không nên để tiền ở nhà. Quý vị có thể mất tiền trong một thảm họa thiên nhiên, một vụ hỏa hoạn, hoặc một vụ cướp bóc — và việc đó không được bảo hiểm.


Cách các triệu phú bảo vệ tiền của họ


BM


Một cách để bảo vệ tiền của quý vị là học hỏi từ các triệu phú — nếu quý vị có đủ tiền. Theo SmartAsset, các triệu phú giữ khoảng 25% số tiền của họ dưới dạng tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền. Các tài khoản này bao gồm chứng chỉ tiền gửi CD, quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ, và Công khố phiếu. Họ giữ cho tiền của họ dễ dàng tiếp cận khi cần thiết. Họ thường chặt chẽ về tiền bạc của bản thân, nhưng luôn giữ sẵn đủ tiền mặt cho những trường hợp khẩn cấp hoặc cơ hội đầu tư.


Tài khoản ngân hàng không có số dư dành cho doanh nghiệp


BM


Tài khoản ngân hàng không có số dư chỉ được cung cấp cho các doanh nghiệp và luôn duy trì số dư bằng không. Vào đầu ngày, khi [doanh nghiệp] cần tiền, tiền sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng không có số dư từ một tài khoản chính. Sau đó, tất cả số tiền chưa sử dụng sẽ được chuyển lại vào tài khoản chính đó vào cuối ngày luôn duy trì số dư bằng 0 vào cuối mỗi ngày.


Nếu quý vị muốn bảo vệ tiền của mình và có nhiều hơn số tiền được bảo hiểm trong một tài khoản, có lẽ đã đến lúc khắc phục vấn đề tiềm ẩn đó. Nếu quý vị còn độc thân, quý vị có thể chuyển một số tiền sang tài khoản khác hoặc mở tài khoản tại các ngân hàng khác. Các cặp vợ chồng đã kết hôn có thể mở hai tài khoản cá nhân và một tài khoản chung tại cùng một ngân hàng, cách làm này này sẽ cho phép họ giữ 1 triệu USD tại cùng một ngân hàng. Quý vị cũng có thể muốn xem xét một số cơ hội đầu tư để đa dạng hóa tài sản của mình hơn nữa.




Mike Valles 

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2024

KHÁNG CÁO CỦA CỰU tt TRUMP VỀ QUYỀN MIỄN TRỪ

 

 BM

Hôm 25/04, Tối cao Pháp viện đã nghe các tranh luận trong một vụ kiện cáo buộc mang tính chính trị về việc liệu cựu Tổng thống Donald Trump có được hưởng quyền miễn trừ khỏi bị truy tố đối với các hành động theo thẩm quyền được thực hiện trong thời gian ông tại vị hay không.


Nhìn chung, Tối cao Pháp viện cố gắng kết thúc nhiệm kỳ thường niên của mình, vốn bắt đầu vào tháng Mười, và đưa ra những phán quyết về rất nhiều vụ án mà tòa án này đã xét xử trong nhiệm kỳ kết thúc vào cuối tháng Sáu hàng năm, nhưng Pháp viện có thể đưa ra bản ý kiến của mình trong vụ ông Trump kiện Hoa Kỳ bất cứ lúc nào. Thời điểm đưa ra bản ý kiến sẽ có những tác động mang tính chính trị, đặc biệt là nếu Tối cao Pháp viện trả lại vụ việc cho tòa án cấp dưới để xem xét lại.


Tòa án cấp dưới có thể không ra phán quyết kịp thời và điều này có lẽ sẽ giúp ích cho đội ngũ pháp lý của ông Trump, vốn đang cố gắng trì hoãn các vụ truy tố khác nhau.


Đảng Dân Chủ cho rằng cựu Tổng thống Trump phải bị truy tố vì ông được cho là đã vi phạm các quy tắc khi còn đương chức, và họ lo ngại rằng nếu ông giành được chiến thắng về quyền miễn trừ tổng thống, thì các vụ án hình sự đang chờ giải quyết chống lại ông ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, New York, Florida, và Georgia có thể bị bị chậm lại hoặc thậm chí bị bác bỏ.


Đảng Cộng Hòa cho rằng các vụ truy tố ông Trump khác nhau này là các hoạt động chính trị mang tính đảng phái một cách rõ ràng do đối thủ tranh cử của ông, Tổng thống của Đảng Dân Chủ Joe Biden, dàn dựng nhằm mục đích gây tổn hại cho chiến dịch tranh cử năm 2024 của ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng Hòa này.


Sau khi Tòa Phúc thẩm Liên bang cho Khu vực Thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ chối tạm dừng cuộc truy tố chưa từng có trong lịch sử của Biện lý Đặc biệt Jack Smith về can thiệp bầu cử đối với Tổng thống Trump hồi tháng 12/2023, Tối cao Pháp viện đã đồng ý đẩy nhanh vụ việc. Vụ truy tố ở Hoa Thịnh Đốn, vốn đã bị tạm dừng tại tòa án quận liên bang ở giai đoạn trước khi xét xử, xoay quanh vụ vi phạm an ninh tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 06/01/2021 khi các nhà lập pháp đang bỏ phiếu để chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống năm 2020.


Phía công tố cho rằng Tổng thống Trump đã cố gắng một cách bất hợp pháp để phá hoại tiến trình dân chủ bằng cách thách thức kết quả của cuộc bầu cử năm 2020.


BM
Câu hỏi chính xác mà Tối cao Pháp viện đã đồng ý xem xét là, “Liệu và nếu có thì ở mức độ nào một cựu tổng thống được hưởng quyền miễn trừ tổng thống khỏi bị truy tố hình sự đối với hành vi bị cáo buộc là có liên quan đến các hành động theo thẩm quyền trong nhiệm kỳ của ông ấy?”


Dưới đây là những điểm quan trọng từ phiên điều trần hôm 25/04.


Luật sư của ông Trump cảnh báo về việc làm suy yếu các tổng thống


BM


Luật sư của Tổng thống Trump, ông D. John Sauer, cho rằng chức vị tổng thống không thể thực hiện đúng chức năng trừ phi tổng thống được bảo đảm rằng sau khi rời nhiệm sở, ông sẽ không bị truy tố vì các quyết định chính sách của mình.


Ông Sauer nói trong tuyên bố mở đầu: “Những hệ quả từ phán quyết của tòa án ở đây vượt ra ngoài dữ kiện của vụ kiện này.”


Ông nói: “Trong 234 năm lịch sử nước Mỹ, chưa có tổng thống nào từng bị truy tố vì những hành động theo thẩm quyền của mình. Những nhà soạn thảo Hiến Pháp của chúng ta xem một viên chức hành pháp đầy nghị lực là cần thiết để đạt được quyền tự do.”


BM


“Nếu một tổng thống có thể bị buộc tội, đưa ra xét xử, và bỏ tù vì những quyết định gây tranh cãi nhất của ông ấy ngay khi ông ấy rời nhiệm sở, thì mối đe dọa rình rập đó sẽ làm méo mó việc ra quyết định của tổng thống ngay khi cần nhất là hành động táo bạo và can đảm.”


Luật sư này cho biết nếu không có quyền miễn trừ, mọi tổng thống sẽ có thể bị các đối thủ chính trị của mình tống tiền khi vẫn còn đương chức.


“Việc truy tố tổng thống vì những hành động theo thẩm quyền của ông ấy là một sự đổi mới không có chỗ đứng trong lịch sử hay thông lệ, và không phù hợp với cấu trúc Hiến Pháp của chúng ta.”


Thẩm phán Gorsuch: ‘Viết một quy tắc cho mọi thời đại’


BM


Hai thẩm phán lo ngại rằng việc buộc tội hình sự một cựu tổng thống sẽ tạo tiền lệ xấu có thể gây tổn hại cho đất nước.


Thẩm phán Brett Kavanaugh nói với luật sư Michael Dreeben của Bộ Tư pháp rằng vụ kiện khiến ông “lo ngại những lần sử dụng luật hình sự trong tương lai để nhắm vào các đối thủ chính trị dựa trên những cáo buộc về động cơ của họ.”


“Theo quan điểm của tôi, vụ kiện này có hệ quả rất lớn đối với chức vụ tổng thống, đối với tương lai của chức vụ tổng thống, đối với tương lai của đất nước,” Thẩm phán Kavanaugh nói.


Sau khi lưu ý “tính chất nguy hiểm của việc buộc tội đối thủ chính trị của quý vị có động cơ xấu,” Thẩm phán Neil Gorsuch nói rằng Tối cao Pháp viện có trách nhiệm nặng nề đối với các thế hệ tương lai để phải làm mọi việc cho đúng đắn.


“Chúng tôi đang viết ra một quy tắc cho mọi thời đại,” ông nói.


Thẩm phán Alito: Truy tố vì những lỗi lầm ngay thật?


BM


Thẩm phán Samuel Alito cho biết “các tổng thống phải đưa ra nhiều quyết định khó khăn về việc thi hành luật pháp, và họ phải đưa ra các quyết định về những vấn đề chưa được giải quyết.”


“Tôi hiểu ý ông khi nói, ‘Chà, quý vị biết đấy, nếu ông ấy phạm sai lầm, ông ấy phạm sai lầm, thì ông ấy phải chịu luật hình sự giống như bất kỳ ai khác.’ Ông không nghĩ là ông ấy ở một vị trí đặc biệt, đặc biệt rủi ro phải không?” vị thẩm phán này nói với ông Dreeben.


Ông Dreeben cho rằng không thể có chuyện một tổng thống sẽ mắc sai lầm.


“Ông ấy đã được tiếp cận với sự tư vấn pháp lý về mọi việc ông ấy làm,” luật sư này nói. “Luật pháp Hoa Kỳ và Hiến Pháp Hoa Kỳ, và việc phạm sai lầm không phải là nguyên nhân khiến quý vị bị truy tố hình sự.”


Ông Dreeben cho rằng những hành động của Tổng thống Trump xung quanh ngày 06/01 không nên được miễn trừ vì tổng thống không thực sự tham gia vào thủ tục Quốc hội chứng nhận kết quả bầu cử.


“Tôi khó mà hiểu được làm sao lại có thể có một thắc mắc nghiêm túc về Hiến Pháp khi nói rằng quý vị không thể dùng cách gian lận để cản trở chức năng đó. Quý vị không thể cản trở chức năng đó bằng sự lừa dối,” ông nói.


“Quý vị không thể tước đi quyền của các cử tri mà theo đó lá phiếu của họ phải được kiểm đếm cho ứng cử viên mà họ đã chọn.”


Thẩm phán Jackson: ‘Quyền miễn trừ tuyệt đối’ có thể khuyến khích hành vi phạm tội


BM


Sau khi ông Sauer nói rằng viễn cảnh các tổng thống bị truy tố sau khi rời nhiệm sở có thể làm nhụt chí hành vi của họ khi còn đương chức, Thẩm phán Ketanji Brown Jackson cho rằng nguy cơ này không khiến bà lo lắng.


“Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ gặp phải một vấn đề trái lại thực sự nghiêm trọng nếu như tổng thống không biết sợ. Nếu như … người quyền lực nhất thế giới này … có thể nhậm chức biết rằng sẽ không có hình phạt tiềm tàng nào cho những tội lỗi phạm phải, thì tôi đang cố gắng hiểu xem điều gì sẽ cản trở việc biến Oval Office thành … trung tâm của hoạt động tội phạm ở đất nước này,” vị thẩm phán này nói.


“Nếu trách nhiệm hình sự có thể được loại bỏ, thì liệu sẽ có nguy cơ đáng kể rằng các tổng thống tương lai sẽ được khuyến khích phạm tội khi họ còn đương chức không?”


“Ngay từ đầu,” các tổng thống đã biết rằng sau này họ có thể bị truy tố, và “đó có thể là điều khiến cho văn phòng này không trở thành kiểu trung tâm tội phạm mà tôi đang hình dung,” bà nói.


“Một khi chúng ta nói ‘Không có trách nhiệm hình sự, thưa Tổng thống, ông có thể làm bất cứ điều gì ông muốn,’ thì tôi lo rằng chúng ta sẽ gặp phải một vấn đề tồi tệ hơn vấn đề là tổng thống cảm thấy bị ràng buộc phải tuân theo luật pháp khi còn đương chức.”


Ông Dreeben nói rằng Tối cao Pháp viện “chưa bao giờ công nhận quyền miễn trừ hình sự tuyệt đối đối với bất kỳ công chức nào.”


BM


Tổng thống Trump tuyên bố ông “có quyền miễn trừ hình sự vĩnh viễn đối với các hành động theo thẩm quyền của mình, trừ phi ngay từ đầu ông bị đàn hặc và tuyên bố có tội,” luật sư này nói.


“Thuyết mới” này về “quyền miễn trừ tổng thống không có cơ sở trong Hiến Pháp,” ông cho biết.


“Những nhà soạn thảo [Hiến Pháp] biết quá rõ những nguy hiểm của một vị vua không thể làm gì sai. Do đó, họ đã nghĩ ra một hệ thống để ngăn chặn những hành vi lạm dụng quyền lực, đặc biệt là việc lợi dụng quyền hạn thuộc thẩm quyền vì tư lợi.”


Không có phán quyết trước đây về việc Tổng thống tự ân xá


BM

Mặc dù Hiến Pháp Hoa Kỳ không quy định rõ ràng việc một tổng thống không thể tự ân xá, nhưng Tối cao Pháp viện chưa bao giờ thực sự ra phán quyết về vấn đề này.


“Chúng tôi chưa bao giờ trả lời liệu một tổng thống có thể làm điều đó hay không,” Thẩm phán Gorsuch nói. “May mắn thay, việc này chưa bao giờ được đưa ra cho chúng tôi.”


Ông cho biết, tuy vậy, nếu các tổng thống biết rằng họ không có quyền miễn trừ đối với các hành động được thực hiện khi còn đương chức và họ sợ những người kế nhiệm mình sẽ truy tố hình sự khi họ quay trở lại cuộc sống bình thường, thì họ có thể bắt đầu tự ân xá cho bản thân trước khi rời nhiệm sở.


“Có lẽ, nếu ông ấy cảm thấy cần phải làm vậy, thì ông ấy sẽ tự ân xá cho mình … bốn năm một lần kể từ bây giờ,” vị thẩm phán này nói.


Ông Dreeben cho biết Bộ Tư pháp không có quan điểm gì về vấn đề tự ân xá, mặc dù một thành viên của Văn phòng Tư vấn Pháp lý đã viết một nghiên cứu nói rằng một tổng thống không thể tự ân xá cho chính mình.


Vị luật sư này nói, ý tưởng rằng một tổng thống có thể làm điều đó “dường như mâu thuẫn với nguyên tắc nền tảng của luật pháp của chúng ta rằng không ai sẽ là thẩm phán trong vụ kiện của chính mình.”


Còn hành động của Tổng thống Obama và Tổng thống Roosevelt thì sao?


BM


Thẩm phán Alito muốn biết liệu sắc lệnh của Tổng thống Franklin D. Roosevelt ra lệnh giam giữ những sinh viên người Mỹ gốc Nhật trong Đệ nhị Thế chiến có thể dẫn đến một cáo buộc âm mưu chống lại quyền công dân hay không. Chính sách giam giữ này đã bị chỉ trích gay gắt trong những năm hậu chiến tranh.


Ông Dreeben trả lời “hiện nay, thì có,” vì Tối cao Pháp viện đã bác bỏ phán quyết của mình trong vụ Korematsu kiện Hoa Kỳ (1944). Vụ Korematsu, trong đó Pháp viện ủng hộ chính sách của Tổng thống Roosevelt, được cho là một trong những phán quyết tồi tệ nhất chưa từng có của Tối cao Pháp viện.


Chánh án John Roberts đã viết bản ý kiến đa số trong vụ ông Trump kiện Hawaii (năm 2018), ủng hộ chính sách của Tổng thống Trump về việc ngăn mọi người ra khỏi những khu vực trên thế giới bị ảnh hưởng bởi khủng bố, điều mà vị thẩm phán này mô tả là “một chính sách có vẻ ngoài trung lập phủ nhận đặc quyền được tiếp nhận của một số công dân ngoại quốc.” Chính sách của Tổng thống Trump, mà những người chỉ trích gọi là một “lệnh cấm Hồi Giáo,” khác với “việc cưỡng bức di dời công dân Hoa Kỳ đến các trại tập trung, chỉ và rõ ràng là dựa trên cơ sở chủng tộc,” Thẩm phán Roberts viết.

Nhưng sau đó ông Dreeben dường như lảng tránh, nói rằng Tổng thống Roosevelt “đã đưa ra quyết định với sự tư vấn từ tổng chưởng lý của ông ấy. Đó là một tầng bảo vệ.”


BM


Thẩm phán Kavanaugh hỏi liệu Tổng thống Gerald Ford có thể bị truy tố vì ân xá cho Tổng thống Richard Nixon hay không. Mặc dù quyết định này không được nhiều người ủng hộ vào thời điểm đó và có thể dẫn đến sự thất bại của Tổng thống Ford trong cuộc bỏ phiếu năm 1976, nhưng “hiện giờ tôi nghĩ quyết định đó được hầu hết mọi người coi là một trong những quyết định tốt hơn trong lịch sử tổng thống.”


Có lẽ Tổng thống Ford đang nghĩ, “‘chà, nếu mình ân xá cho ông Richard Nixon, liệu chính mình có thể bị điều tra vì tội cản trở công lý dựa trên lý thuyết rằng mình đang can thiệp vào cuộc điều tra ông Richard Nixon không?’” vị thẩm phán này hỏi.


Ông Dreeben trả lời rằng “điều này sẽ rơi vào lĩnh vực cốt lõi nhỏ … thuộc trách nhiệm của tổng thống mà Quốc hội không thể kiểm soát.”


BM


Thẩm phán Kavanaugh hỏi liệu Tổng thống Barack Obama có thể bị truy tố vì ra lệnh các cuộc tấn công bằng thiết bị bay điều khiển bằng vô tuyến (drone) khiến nhiều công dân Mỹ thiệt mạng hay không.


Ông Dreeben nói: “Không có nguy cơ bị truy tố vì tiến trình của hoạt động đó.”


Văn phòng Tư vấn Pháp lý đã xem xét câu hỏi này và phát hiện ra rằng có “một ngoại lệ của cơ quan công quyền gắn vào các luật và được áp dụng đặc biệt cho đạo luật về sát nhân, vì luật này nói về việc sát nhân trái pháp luật, [và] không áp dụng cho cuộc tấn công bằng drone.”




Matthew Vum  _  Cẩm An