Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2023

KIẾP SỐ TRỜI ĐỊNH CÓ TRÁNH ĐƯỢC KHÔNG?


 BM

Tuy nhiên, điều chúng ta muốn tìm hiểu sâu hơn chính là, nếu “kiếp số” là trời định, vậy thì trời cao căn cứ vào điều gì để định vậy? Và ngày sau có thể thay đổi hay không?


Nhân quả báo ứng – Gieo gió gặt bão


BM


Cụ Nhuận Sinh Công, cụ nội của đại học sĩ thời nhà Thanh Kỷ Hiểu Lam (Kỷ Quân), từng gặp một vị tăng nhân khi ở Tương Dương. Vị tăng nhân này từng làm khách dưới trướng của Huệ Đăng Tướng (ban đầu là giặc chống lại nhà Minh, sau này ra hàng triều đình, rồi làm phó tướng cho Lương Ngọc.) Ông nói đến chuyện giặc cỏ năm đó, nội dung rất cụ thể chi tiết. Người nghe đều lắc đầu thở dài nói: “Đây là kiếp số ông trời an bài, khó tránh khỏi.”


Thế nhưng, vị tăng nhân này không cho là đúng, ông có kiến giải khác. Tăng nhân nói: “Theo kiến giải của bần tăng, kiếp nạn này hoàn toàn là do chính con người tạo thành, ông trời sẽ không vô duyên vô cớ giáng tai họa cho con người. Thảm trạng giết chóc, gian dâm, cướp bóc xảy ra vào những năm cuối triều Minh, cho dù Hoàng Sào tạo phản vào những năm cuối triều Đường dẫn đến tắm máu ba ngàn dặm cũng không bằng. Tra cứu nguyên nhân của nghiệp này, là do giữa triều Minh trở về sau, quan lại tham lam, hung ác, tàn khốc, các thân sĩ hoành hành ngang ngược. Nếp sống trong dân gian cũng theo đó trở nên tà ác gian manh, thâm độc xảo trá, phẩm hạnh xấu xa, không việc gì không làm, không hề kiêng kỵ.


Từ nhân gian mà nói, trong lòng dân chúng chất chứa oán hận vô tận. Từ không gian khác mà nói, Thần linh phẫn nộ. Oán khí và nộ khí tích lũy hơn trăm năm, một khi bộc phát ra, thì ai có thể ngăn cản được.”


Vị tăng nhân lại ngậm ngùi nói: “Theo những gì mà bần tăng tai nghe mắt thấy, những người phải gánh chịu tai họa nặng nề nhất trong biến động thường là những kẻ hung ác xấu xa nhất. Đây có thể được gọi là ‘kiếp số’ không? Còn nhớ trước đây, khi bần tăng còn ở trong đám thảo khấu, nhìn thấy kẻ cường đạo bắt được một viên quan và thê thiếp của ông ta, liền bắt quan viên này quỳ trước trướng, rồi ôm thê thiếp của hắn uống rượu vui vẻ, rồi hỏi ông ta: “Ngươi có dám nổi giận không?” Quan viên kia dập đầu nói ‘không dám.’ Tên cường đạo lại hỏi: ‘Ngươi có sẵn lòng hầu hạ chúng ta không?’ Hắn vội vàng đáp: ‘Sẵn lòng.’ Thế là bọn họ cởi trói cho ông ta, để ông ta đứng một bên rót rượu hầu hạ. Cảnh tượng này khiến không ít người chứng kiến thở dài mãi không thôi.


Lúc đó có một ông lão cùng bị bắt, nói: ‘Hôm nay ta mới biết nhân quả báo ứng không sai!’ Hóa ra, gia tộc viên quan này, từ đời ông nội, đã thường xuyên trêu ghẹo, bỡn cợt thê tử của người hầu. Người hầu nếu có chút bất mãn, buột miệng nói ra những lời không thuận theo, thì nhất định sẽ bị đánh đập tàn nhẫn. Sau đó, người này sẽ bị trói vào cây hòe, chứng kiến thê tử của mình bị chủ nhân ôm vào phòng ngủ. Đây chẳng qua là một ví dụ hành ác của thân hào [người có địa vị và thế lực trong xã hội cũ]. Những tội ác khác có thể dễ dàng suy đoán ra được.”


BM


Có một vị thân hào ngồi đó, sau khi nghe tăng nhân kể chuyện liền đáp lại: “Trên đời, cá lớn nuốt cá bé, diều hâu nuốt chim nhỏ, cũng không thấy Thần linh nổi giận. Tại sao khi con người vừa làm điều ác, Thần linh liền nổi giận?”

Tăng nhân kia quay đầu lại nói: “Chim, cá là cầm thú, lẽ nào con người cũng là cầm thú sao?” Vị thân hào kia nhất thời không biết nói sao, phất tay áo bỏ đi.


Ngày hôm sau, vị thân hào kia tập hợp một nhóm môn khách, đến chùa nơi tăng nhân ngủ nhờ để gây hấn, ý muốn làm nhục tăng nhân. Không ngờ, vị tăng nhân đã gói ghém hành lý và rời khỏi chùa rồi. Chỉ nhìn thấy trên tường viết hai mươi chữ: “Ngươi không cần nói, ta cũng không cần nói, dưới lầu tịch không người, nhưng trên lầu có trăng sáng.” Ý tứ là Thượng Thiên có mắt, ở trên rất rõ ràng, soi rọi xuống dưới đất. Hai mươi chữ này ẩn ý bóng gió cho tên thân hào rằng “nếu muốn người khác không biết, trừ phi bản thân không làm.” Có lẽ vị tăng nhân đã biết về việc làm xấu xa của tên thân hào. Sau đó, gia đình của thân hào này thực sự gặp tai ách và rơi vào cảnh cửa nát nhà tan.


Cùng một thời gian và không gian, nhưng không cùng số phận


BM


Kiếp số do ông trời sắp đặt tưởng chừng như “khắp trời cùng giáng xuống,” nhưng trong cùng một thời gian và không gian, cảnh ngộ và số phận của một số người rõ ràng là khác nhau. Câu chuyện vào những năm Sùng Trinh cuối thời nhà Minh là một ví dụ. Những năm cuối niên hiệu Sùng Trinh, dịch bệnh hoành hành khắp nơi, nhưng cùng hoạt động trong một thời gian và không gian đó, quân đội của Sấm Vương Lý Tự Thành và quân đội nhà Thanh sau này lại không phải chịu kiếp nạn dịch bệnh. Số phận của họ hoàn toàn khác biệt.

Theo “Minh sử-Ngũ hành nhất” ghi chép: “Năm Sùng Trinh thứ 16, kinh đô bị đại dịch hoành hành, kéo dài từ tháng Hai đến tháng Chín mới hết. Mùa xuân năm sau, Bắc Kỳ và Sơn Đông bị dịch bệnh.” Trong “Minh sử kỷ sự bản mạt – Quyển thứ 72, Sùng Trinh trị loạn,” tháng Bảy năm Sùng Trinh thứ 16, có ghi chép về các việc: “Kinh đô từ mùa xuân (đến) mùa thu, có đại dịch, và tử vong gần hết; “Sùng Trinh thực lục” ghi chép: “(tháng Bảy năm Sùng Trinh thứ 16), từ tháng Hai mùa xuân đến nay, kinh đô đại dịch, số người tử vong một ngày lên tới hàng vạn. Lại xuất hai vạn tiền, để ngự sử tuần tra thu nhặt xác chôn cất.”


“Minh quý bắc lược-Quyển thứ 19, Năm Quý Mùi Sùng Trinh thứ 16” ghi chép: Trong thời gian từ tháng Tám đến tháng Mười năm Sùng Trinh thứ 16, dịch bệnh kinh hoàng hoành hành khắp trong và ngoài kinh thành. Binh khoa Tào Lương Trực đang ngồi đối diện với một vị khách, khi nâng tách trà để thi lễ thì đột nhiên không cử động được, ngã ra tử vong. Binh bộ Lương Hy Thái sau khi đến thăm hỏi khách xong, vội vã về nhà, nhưng vừa vào đến cửa liền qua đời. Ngô Ngạn Thăng ở Nghi Hưng được bổ nhiệm làm Thông phán ở Ôn Châu, một người hầu chết; người hầu khác đi mua quan tài, còn chưa quay trở về thì cũng tử vong. Có một người bạn họ Bào ở nơi bán quan tài đã khuyên Ngô Ngạn Thăng chuyển nơi ở. Nhưng người họ Bào này vừa vào nhà thì đột ngột qua đời. Ngô Ngạn Thăng thấy tình huống của bạn mình, không lâu sau đó cũng qua đời.


Ngoài ra, Tiền Tấn Minh, cảnh vệ phụ trách an ninh của kinh thành, khi đang nói chuyện với khách, còn chưa nói hết lời thì đã đột tử rồi. Tiếp đó, phu nhân, tỳ nữ và người hầu của ông, chỉ trong thời gian ngắn ngủi một khắc, liên tiếp tử vong mười lăm người. Còn có hai người cưỡi ngựa, người trước người sau đang nói chuyện, khi người phía sau hỏi lại, người phía trước đã tử vong rồi, tư thế tay vẫn còn giơ cái roi ngựa.


Cũng có một gia đình giàu có nọ, cả nhà đều thiệt mạng vì dịch bệnh. Hai tên trộm đến nhà này, một tên ở trên mái hiên, một tên lẻn vào trong nhà và chuyển đồ ăn trộm. Kết quả cả hai đều mất mạng.


Người chết ở các hộ nhỏ dọc theo con phố đã được chôn cất chỉ được năm, sáu phần. Số người có quan tài và không có quan tài, tổng cộng tới hơn hai mươi vạn.


BM

Trong trận đại dịch vào cuối triều Minh, nhiều gia tộc đã thiệt mạng hầu như không còn ai. Thi thể trong thành không có người thu gom, triều đình phải chi hai vạn tiền để thu thập và chôn cất người dân, “hài cốt chôn hết năm thành” (Minh sử – Trang liệt đế nhị”). Tuy nhiên, giữa trận dịch khốc liệt như vậy, quân đội của Sấm Vương Lý Tự Thành đánh chiếm Bắc Kinh lật đổ chế độ nhà Minh, lại không bị ảnh hưởng bởi bệnh dịch. Sau đó, quân Thanh tiến vào Sơn Hải quan cũng không ai bị nhiễm bệnh, từ đó bắt đầu một triều đại mới. Trong kiếp nạn cuối thời này, an bài thế cục cho sự suy tàn của nhà Minh rõ ràng là do phong tục thế gian suy bại, lòng người tà ác thất đức, tháng ngày tích lũy sẽ dẫn tới kiếp nạn.


Kiếp nạn đại dịch trước mắt, tu thiện tích đức có thể cải mệnh


BM


Vậy thì số kiếp Trời định có thể tránh được không? Số mệnh có khả năng thay đổi không? Trong lịch sử đã để lại những ví dụ thực tế về ôn dịch sợ người tốt, thực sự minh giám cho việc tà không thể xâm phạm chính, và hành thiện sẽ tích đức nạp phúc.


Trong tháng Ba năm Thuận Trị thứ 11 (năm 1654), phía đông thành Tấn Lăng (nay là Thường Châu, tỉnh Giang Tô) xảy ra đại dịch. Tình hình dịch bệnh lây lan rất nhanh, người truyền người, lây qua nhiễm lại. Có nhà cả mấy người đều thiệt mạng, có một con hẻm nhỏ chỉ còn lại mấy người sống sót. Mọi người kinh hãi run sợ, đều tránh xa phía đông thành Tấn Lăng, không dám đi qua, ngay cả người thân cũng không dám hỏi thăm bệnh tình của nhau. Con dâu họ Tiền của Cố gia (thê tử của Hùng Lễ), sống ở phía đông thành Tấn Lăng, tình cờ trở về nhà ngoại trước khi bệnh dịch bùng phát.


Nàng ở nhà mẹ đẻ nghe tin cha chồng đã nhiễm bệnh dịch và lây nhiễm cho cả nhà, tám thành viên trong gia đình đều bị nhiễm bệnh nặng lăn lóc trên giường, chỉ có thể phó thác cho ông trời. Tiền thị biết tin thì lập tức thu xếp quay về. Cha mẹ nàng can ngăn, khuyên nàng không nên quay về vì sẽ chết uổng. Tiền thị nói với cha mẹ: “Bây giờ cả nhà chồng con bệnh nặng như vậy, mà con không về, thì có khác gì cầm thú chứ?” Dù nói thế nào, cha mẹ nàng cũng không thể ngăn cản được.


BM


Nàng dâu hiếu thảo một mình vội vã về nhà chồng. Nàng vừa bước vào nhà, người cha chồng đã nghe thấy tiếng quỷ nói: “Chúng Thần đều đang bảo vệ nàng dâu hiếu thảo trở về, chúng ta không nhanh chóng tránh đi, sẽ bị khiển trách không nhỏ đâu!” Cứ như vậy, nàng dâu họ Tiền hiếu thảo không chỉ không bị nhiễm bệnh dịch, mà tất cả mọi người trong nhà chồng đều khỏi bệnh. Câu chuyện có thật này được thầy thuốc trung y Lưu Khuê (hiệu Tùng Phong), người có thành tựu trong việc nghiên cứu bệnh dịch vào thời nhà Thanh, ghi lại trong cuốn sách “Tùng Phong thuyết dịch.” “Tà không xâm phạm được chính, hiếu có thể cảm động trời xanh.” Một trái tim thuần tịnh vô tư, từ bi và luôn nghĩ cho người khác, vốn có năng lượng mạnh mẽ, tránh được kiếp số và cải biến được sự an bài của số phận.


Trong sách của Lưu Khuê cũng ghi lại một ví dụ về “âm đức vô lượng, cát Thần ủng hộ.” Chuyện kể rằng, trước đây trong thành xảy ra đại dịch. Lúc đó có một ông lão tóc bạc trắng dạy cho một người giàu có phương thuốc cứu mạng, đồng thời muốn người này đến hiệu thuốc mua thuốc bố thí cho mọi người trong thành. Kết quả là tất cả những bệnh nhân nhiễm bệnh dịch nhận được thuốc này đều khỏi bệnh, và không ai trong gia đình người nhà giàu kia bị nhiễm bệnh trong trận đại dịch. Sau đó, có người nhìn thấy ở một không gian khác, hai con quỷ dịch đi ngang qua nhà người giàu có, vừa đi vừa nói: “Người này âm đức vô lượng, cát Thần ủng hộ, chúng ta sao dám cả gan vào nhà của ông ta!”


Trong “Duyệt vi thảo đường bút ký” của Kỷ Hiểu Lam cũng có nhiều câu chuyện có thể đối ứng với vấn đề này. Trong đó có câu chuyện về tổ tiên gia tộc của ông là Lôi Dương Công tu thiện tích đức, đã thay đổi số phận của mình.


Lôi Dương Công nuôi mấy con dê. Một ngày nọ, một con dê đứng bằng hai chân và nhảy múa như con người. Mọi người nhìn thấy đều cho rằng đó là điềm gở và muốn giết con dê. Tuy nhiên, Lôi Dương Công nói: “Dê làm sao biết nhảy múa? Chắc chắn đằng sau phải có linh vật nào đó thao túng nó. Đây cũng giống như thời kỳ Xuân Thu, ở Ngụy Du nước Tấn có một hòn đá biết nói chuyện, Tấn Bình Công hỏi Sư Khoáng: ‘Tảng đá làm sao lại biết nói?’ Sư Khoáng trả lời: ‘Tảng đá không thể nói chuyện, có lẽ là do có linh thể nào gắn lên nó.’ Điều này không phải đã được nói rõ trong ‘Tả truyện’ sao? Thử nghĩ xem, nếu tai họa sắp xảy ra, giết con dê này có ích lợi gì? Nếu tai họa còn chưa hình thành, thì đây chính là lời cảnh báo của quỷ Thần đối với ta, thôi thúc ta phải cố gắng tu thiện tích đức. Giết chết con dê này, có thể chuyển họa thành phúc sao?”


BM


Từ đó về sau, Lôi Dương Công luôn thận trọng trong lời nói và việc làm, lúc nào cũng giống như đối mặt với Thánh nhân, không dám phóng túng. Vào năm Ất Dậu thời Hoàng đế Thuận Trị (năm 1645), ông đã có thân phận tú tài, với tài năng văn chương nổi tiếng, ông được tiến cử về kinh đô làm cống sinh. Sau ba năm, ông đã đạt được vị trí Phó bảng trong kỳ thi Hội. Cuối cùng, ông làm quan đến chức Thông phán, cả đời không gặp phải bất kỳ tai họa nào.


Trải nghiệm của Lôi Dương Công, tổ tiên gia tộc Kỷ Hiểu Lam, đã chứng thực được đạo lý mà người xưa thường nói: hành thiện và tích đức có thể thay đổi số phận. Khi chúng ta gặp những hiện tượng lạ, sự việc lạ, hoặc khi phát sinh những việc bất thường về con người, sự vật liên quan đến mình, thì có thể xem đó là sự cảnh báo cho bản thân. Từ đó ngộ Đạo, chú trọng sửa chữa hành vi và lỗi lầm, tích cực hành thiện, dũng mãnh tinh tấn tu thiện tích đức. Như vậy có thể bù đắp cho sai lầm trước đây, chuyển họa thành phúc, chiêu nạp phúc báo. Người không có đức, trời sẽ giáng tội và tai họa; người có đức, trời sẽ ban điềm lành và phúc báo. Là phúc hay là họa, nguyên nhân đều do chính mình gieo trồng.




Doãn Gia Huy  _  Sương Sương

Thứ Hai, 18 tháng 12, 2023

VIỆT NAM " CỘNG ĐỒNG CHIA SẺ TƯƠNG LAI" TRUNG CỘNG " CỘNG ĐỒNG" CHIA SẺ VA65NH MỆNH"

 

 BM

Hôm thứ Năm (14/12), Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh thuật ngữ “cộng đồng chia sẻ,” mà không phải là “cộng đồng chung vận mệnh” của Bắc Kinh. Các nhà phân tích cho rằng quan điểm khác nhau của Trung cộng và Việt Nam bộc lộ sự khác biệt sâu sắc giữa hai bên. Việt Nam theo đuổi mối bang giao cân bằng giữa các cường quốc, mục tiêu và cốt lõi của quốc gia này là giữ khoảng cách với Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCS_TC) và hội nhập với phương Tây trên nhiều phương diện.


Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh “cộng đồng chia sẻ”


BM


Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ Năm (14/12), phát ngôn viên Phạm Thu Hằng đã nhiều lần nhấn mạnh cụm từ “cộng đồng chia sẻ tương lai” mà ĐCS_TC nói là “cộng đồng chung vận mệnh Trung cộng-Việt Nam,” đồng thời cho biết ý nghĩa liên quan đã được đề cập trong tuyên bố chung “cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung cộng.”


Khi trả lời phóng viên truyền thông ngoại quốc, bà Phạm Thu Hằng cho biết hai bên đã đồng thuận trong tuyên bố chung rằng sẽ xây dựng “cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung cộng.”


Trước đó, hôm 12/12, Tân Hoa Xã của ĐCS_TC đã đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo Tập Cận Bình. Hãng thông tấn này nói rằng trong cuộc hội đàm, ông Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS_VN) Nguyễn Phú Trọng đã cùng tuyên bố sẽ “làm việc cùng nhau để xây dựng một ‘cộng đồng chung vận mệnh Trung cộng-Việt Nam’ có ý nghĩa chiến lược.”


BM


Tuy nhiên, theo Thông tấn xã Việt Nam, mỗi khi phía Trung cộng nhắc tới năm từ Hoa ngữ “cộng đồng chung vận mệnh,” thì trong Việt ngữ luôn gọi là “cộng đồng chia sẻ tương lai,” kể cả Anh ngữ (Vietnam-China Community with a Shared Future), chứ không phải là “cộng đồng chung vận mệnh.”


Một học giả Việt Nam am hiểu tình hình đã nói với Thông tấn xã Trung ương (CNA) rằng trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã hơn một lần hy vọng thuyết phục Việt Nam chấp nhận một “cộng đồng chung vận mệnh.” Tuy nhiên, Việt Nam nhất quyết sử dụng nhóm từ “chia sẻ tương lai” chứ không dùng “chung vận mệnh.” Cuối cùng, mỗi bên Trung cộng và Việt Nam đều nhượng bộ, giữa Trung cộng và Việt Nam có sự khác biệt trong cách dịch, mỗi bên đều có cách nói của riêng mình.


Về cái gọi là “cộng đồng chung vận mệnh Trung cộng-Việt Nam,” hôm 14/12, ông Lý Hằng Thanh (Li Hengqing), một nhà kinh tế học hiện đang sống ở Hoa Kỳ, nói rằng: "ĐCS_TC muốn Việt Nam trở thành một cộng đồng có chung vận mệnh với Bắc Kinh như Campuchia, Lào, và Myanmar, hợp tác nhiều hơn về kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự, sau đó kết hợp chặt chẽ vận mệnh của hai nước. Nhưng thực tế, Việt Nam không hề diễn giải như vậy."


Ông cho rằng “cộng đồng chia sẻ tương lai” này không khác gì “quan hệ đối tác chiến lược” ban đầu. Hơn nữa, việc đàm phán giữa hai bên về tranh chấp ở Biển Đông vẫn chưa có tiến triển. Việt Nam thực hiện phong cách ngoại giao “cây tre” (cứng rắn ở bên dưới, linh hoạt ở bên trên), để đạt được lợi ích trong quá trình Trung cộng và Hoa Kỳ đối đầu.


Việt Nam không nói “cộng đồng chung vận mệnh,” các nhà phân tích cho rằng Trung-Việt mâu thuẫn


BM


Hôm 14/12, ông Vương Hách (Wang He), chuyên gia về các vấn đề Trung cộng, cũng phân tích với ấn bản Hoa ngữ rằng: Sau khi Liên Xô tan rã, Việt Nam đã nhanh chóng điều chỉnh lập trường, “So với ĐCS_TC, Việt Nam linh hoạt hơn, thực dụng hơn, chủ động hơn. Hiện tại, vị thế quốc tế của Việt Nam đang ở thời kỳ tốt nhất.” “Trong hoàn cảnh như vậy, Việt Nam khó lòng có thể cùng ĐCS_TC xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh.”


“Tôi cùng chung vận mệnh với ông ư? ĐCS_TC của ông hiện đang ở trong tình thế vô cùng hỗn loạn, tứ bề thọ địch, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, đúng vậy không?” ông Vương nói.


15 năm trước, vào năm 2008, Trung cộng và Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện. Nhưng hiện nay Việt Nam đề cao “nguyên tắc cân bằng giữa các nước lớn.” Tháng 12/2022, Việt Nam cùng Nam Hàn trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện; tháng Chín năm nay, Việt Nam trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ; tháng Mười Một năm nay, Nhật Bản cũng gia nhập hàng ngũ này.


BM


Tổng Bí thư ĐCS_VN cho biết, Việt Nam theo đuổi “chính sách đối ngoại đa dạng, nhiều mặt,” “chủ động hội nhập toàn diện vào cộng đồng quốc tế,” “sẵn sàng trở thành bằng hữu tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.”


Ông Vương Hách cho rằng, “ĐCS_TC muốn chứng tỏ mối bang giao Trung cộng-Việt Nam đi xa hơn mối bang giao giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam. ĐCS_TC nhất định muốn khiến Việt Nam nói về cộng đồng cùng chung vận mệnh.” Sáng kiến ‘Cộng đồng chung vận mệnh của nhân loại’ là khái niệm được lãnh đạo ĐCS_TC Tập Cận Bình đề nghị hồi năm 2013.


“ĐCS_TC đã gây áp lực này với Việt Nam từ lâu. Các nước láng giềng như Campuchia v.v. đã đồng ý thỏa thuận này với ĐCS_TC, cái gọi là ‘cộng đồng chung vận mệnh,’ nhưng Việt Nam kiên quyết phản đối,” ông Vương nói.


“Vậy nên lần này, để ông Tập Cận Bình có chút thể diện, Việt Nam liền nói về ‘cộng đồng chia sẻ tương lai’ chứ không nói ‘cộng đồng chung vận mệnh.’ Cả hai bên cũng đều biết họ đang chơi chữ. Điều này cho thấy ĐCS_VN và ĐCS_TC kỳ thực là đang đi theo hai con đường.”


BM

Theo thông tin từ truyền thông nhà nước Trung cộng, ĐCS_TC đã tổ chức Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương tại Bắc Kinh vào ngày 11/12-12/12. Khi hội nghị tiến hành đến ngày thứ hai, thì lãnh đạo ĐCS_TC Tập Cận Bình đã dẫn một nhóm quan chức kinh tế đáp chuyến bay tới Hà Nội, Việt Nam, vào hôm 12/12.


Vì sao Bắc Kinh quay sang mềm mỏng với Việt Nam? “Có hai mục đích chính. Thứ nhất, tình hình Biển Đông hiện nay rất căng thẳng, mối bang giao giữa ĐCS_TC và Philippines đã trở nên bế tắc. Philippines và Việt Nam nằm ở phía nam và phía bắc Biển Đông. Nếu hai quốc gia này liên kết với nhau, ĐCS_TC sẽ không thể đi qua toàn bộ Biển Đông,” ông Vương Hách phân tích. “Những ngày ở Biển Đông sẽ rất khó khăn, tình hình cũng vô cùng tồi tệ”.


“Thứ hai, Việt Nam nằm trên Bán đảo Đông Dương, vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong cuộc đối đầu hiện nay giữa Trung cộng và Hoa Kỳ, Việt Nam thiên về ĐCS_TC hay thiên về Hoa Kỳ, đó là chuyện không thể xem thường.”


Gần đây, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện ở cấp cao nhất của Việt Nam. Ông Vương cho biết: “Hoa Kỳ và Nhật Bản đang hợp lực để lôi kéo Việt Nam, ít nhất là sẽ không phụ thuộc vào ĐCS_TC. Bằng cách này, ĐCS_TC sẽ bị kiềm chế rất nhiều ở Đông Nam Á và ASEAN.”


Trung-Việt ký thỏa thuận hợp tác kinh tế, nhưng có khác biệt lớn không thể che giấu


BM


Trong chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo ĐCS_TC, Trung cộng và Việt Nam đã ký 36 văn bản thỏa thuận hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, ông Vương Hách phân tích rằng nếu không có sự tin cậy chiến lược cơ bản giữa Trung cộng và Việt Nam, thì sẽ rất khó để những thỏa thuận này khởi tác dụng. Mặc dù đã ký 36 thỏa thuận, hai bên còn đưa ra tuyên bố chung, nhưng không thể che giấu được những khác biệt rất lớn giữa Trung cộng và Việt Nam.


Ông Vương nói rằng, thứ nhất, hai bên chưa giải quyết được vấn đề Biển Đông và tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam cũng không chấp nhận lập trường cứng rắn của ĐCS_TC trong vấn đề này. Vì vậy, điều này về cơ bản là bế tắc.


Thứ hai, ĐCS_TC muốn thiết lập quyền bá chủ toàn cầu, sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” là lộ trình cho tham vọng toàn cầu của đảng này. Còn Việt Nam thì muốn hội nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu của châu Âu và Hoa Kỳ, cùng quốc tế nối đường ray. Vì vậy, về toàn bộ định hướng chính sách kinh tế quốc tế, Việt Nam rất đối lập với ĐCS_TC.


Ông Vương cho biết Việt Nam đã nhìn thấy ĐCS_TC đang tự mình đi xuống dốc, hơn nữa nền kinh tế Trung cộng đang rất tồi tệ. Trong tình huống này, cân nhắc đến lợi ích thực tế của Việt Nam, thì các thỏa thuận này về cơ bản là thật ít giả nhiều.


Ông đưa ra ví dụ, đất hiếm là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất. Trung cộng hiện là quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ hai. ĐCS_TC muốn hợp tác với Việt Nam để kiểm soát tài nguyên đất hiếm, nhưng lần này hai bên không đạt được thỏa thuận nào về đất hiếm. Ngược lại, khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến thăm Việt Nam hồi tháng Chín năm nay, Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận hợp tác về đất hiếm.


BM


“Việt Nam cũng chưa bao giờ tham gia ‘Một vành đai, Một con đường’ của ĐCS_TC, và có sự cảnh giác sâu sắc đối với ĐCS_TC,” ông Vương nói. “Hãy nhìn xem, rất nhiều quốc gia, hơn 100 quốc gia đã ký sáng kiến ‘Một vành đai, Một con đường’ cùng ĐCS_TC, nhưng Việt Nam ở bên cạnh lại chưa ký. Ấn Độ cũng phản đối, họ đều muốn duy trì tính độc lập kinh tế của mình.”


Việt Nam theo đuổi mối bang giao cân bằng giữa các cường quốc


BM


Ông Vương Hách cho rằng “Việt Nam theo đuổi mối bang giao cân bằng giữa các cường quốc, mục tiêu và cốt lõi chính là duy trì một khoảng cách nhất định với ĐCS_TC.”


“Nếu ĐCS_TC không thể mang lại chỗ tốt hay lợi ích kinh tế tương ứng cho Việt Nam, thì Việt Nam sẽ nghiêng về Hoa Kỳ và Nhật Bản hơn.”


Ông cho biết, Việt Nam hiện đang tận dụng hoàn cảnh quốc tế tương đối có lợi để tạo thế cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, muốn tận dụng tối đa lợi thế này. “Mối bang giao với ĐCS_TC khó có thể trở nên lớn mạnh.”




Trình Tĩnh & Lạc Á  _  Toàn Phong


BM

HAI MÙA NOEL. NHẠC: ĐÀI PHƯƠNG TRANG. TRÌNH BÀY: DUY VĂN