Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015
Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015
SỰ LỢI DỤNG DÂN CHỦ DƯỚI THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA .
.
Duy
Văn - Hà Đình Huy
Sau
hơn 40 năm , khi cộng sản Bắc Việt xé hiệp định Paris cưỡng chiếm miền Nam Việt
Nam, đưa ách cai trị độc tài, sắt máu đưa đến những hậu quả thật nghiệm trọng
cho dân tộc. Cụ thể là hàng triệu người vì không thể sống nổi dưới một chính phủ cộng sản tàn ác nên đã tạo mọi
điều kiện để xa rời quê hương đất tổ ( mặc dù rất đau lòng phải xa quê hương) ,
qua đó đã có hàng trăm ngàn người đã vùi chộn thân xác dưới lòng đại dương hoặc
trong rừng sâu núi thẳm để đổi lấy tự do – dân chủ. Tự do – Dân chủ thật đáng
quý!

Thành phần khoa bảng đó là ai? Và họ làm gì, để gọi là lợi dụng tự
do – dân chủ?
Họ
là những nhà trí thức,có bằng cấp trong các ngành nghề ở miền Nam Việt Nam. Là
những nhà báo, luật sư, giáo sư, kiến trúc sư, bác sĩ ……. (xin hiểu không phải
là hầu hết các vị khoa bảng )
Ngược
dòng thời gian, trước năm 1975. Dù đất nước có chiến tranh do cộng sản gây nên,
nhưng người dân sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa có cuộc sống thoải mái. Sự
tự do đi lại, hội họp, biểu tình,sinh hoạt tôn giáo điều được hiếp pháp quy định
rõ ràng. Thể chế Miền Nam có 3 quyền phân lập : Hành Pháp, Tư Pháp và Lập pháp
để định cấu quyền hạn trong chính quyền đưa đến sự dân chủ toàn diện, khó độc
tài.
Chính
vì sự hình thành tam quyền phân lập, nên sự hiện hữu của nền dân chủ tại miền
Nam trước đây được xem là sự tiến bộ của một quốc gia văn minh. Vì thế nên đã
được đối phương ( cộng sản) khai thác triệt để. Nhất là 3 phương diện lập pháp
,tư pháp và báo chí .Cộng sản Bắc Việt qua tay sai “Mặt trận Giải Phóng Miền
Nam” khai thác khía cạnh dân chủ hiến định của chính thể Việt Nam Cộng Hòa . Bọn
chúng tổ chức nhiều mặt trận đánh phá chính quyền bằng nhiều hình thức.
Dựa vào ngành Lập pháp,
Việt cộng móc nối những Dân biểu và Thượng nghị sĩ đối lập trong quốc hội dùng diễn đàn quốc hội
để chỉ trích tố cáo chính quyền ( Hành Pháp) nào là : tham nhũng, hối lộ, độc
tài…… Đứng đầu thành phần này gồm có các Thượng nghị sĩ Vũ văn Mẫu, Tôn Thất Đính, Hống Sơn
Đông…..các dân biểu: Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn văn Binh, Lý Quý Chung, Trần văn
Tuyên, Hồ ngọc Nhuận,Nguyễn ngọc Nghĩa,Nguyễn Phúc Liêm Bảo,Nguyễn công Hoan,
Lý trường Trân,, Huỳnh ngọc Diệu, Kiều Mộng Thu, Lê Đình Duyên, Hổ văn Minh,
Đinh xuân Dũng, Nguyễn văn Hàm…

Cụ
thể qua cuộc biểu tình của cái gọi là “ Ký Giả Ăn Mày” do sự giật dây của cụm
tình báo A 10 trong đó có dân biểu việt cộng là Nguyễn văn Hàm điều khiển ( qua
xác nhận của ban T4, sau ngày miền Nam sụp đổ ). Cuộc biểu tình đã bị cảnh sát VNCH
giải tán. Thế mà toàn bộ Khối Dân Tộc Xã Hội
Hạ Viện đã ra một tuyên cáo bênh vực hành động của đám “ Ký Giả Ăn Mày”
và cho rằng sự can thiệp của chính quyền là phản dân chủ.
Tuyên cáo của khối Dân Tộc Xã Hội ( Theo Báo Đông Phương)
Sắc Luật phản dân chủ cùng các biện pháp kềm kẹp khác đối với văn
nhân ký giả.

KHỐI DÂN TỘC XÃ HỘI HẠ
NGHỊ VIỆN sẽ đẩy mạnh cuộc tranh đấu cho các quyền tự do dân chủ, trong đó có
quyền tự do báo chí, là một bảo đảm cho các quyền tự do căn bản khác được trả lại
cho toàn dân
Saigon ngày 4 tháng 9
năm 1974
Trưởng khối D.B Trần văn
Tuyên
Các Dân biểu: Hồ ngọc
Nhuận, Nguyễn ngọc Nghĩa, Nguyễn Phúc Liêm Bảo, Nguyễn công Hoan,Lý trường
Trân, Huỳnh ngọc Diệu, Trần văn Thung, Trần ngọc Giao, Trần văn Sơn, Trần cao Để,
Phan xuân Huy, Tư đồ Minh,Đinh xuân Dũng, Lê đình Duyên, Lý quý Chung, Kiều mộng
Thu, Nguyễn văn Hàm, Nguyễn văn Phước,Nguyễn hữu Thời, Nguyễn Mậu, Nguyễn Phước
Vĩnh Tùng, Mai ngọc Dược, Hồ văn Minh, Đoàn Mai , Phan Thiệp.
Có
thể nói trong những năm 1974 và những tháng đầu năm 1975, ở quốc hội đặc biệt
là Hạ Nghị Viện, các dân biểu Khối xã Hội hội thảo với nhau ở Phòng Khánh Tiết,
liên tục đưa ra nhiều tuyên cáo, tranh đấu quyết liệt mà theo dân biểu thân cộng
Lý quý Chung cho rằng là “ một cách chính đáng”” trong cuộc đấu tranh toàn bộ của
nhân dân miền Nam chống lại tập đoàn độc tài, phát xít, tham nhũng và hiếu chiến”
(ý nói đến chính phủ do Tổng thống Nguyễn văn Thiệu lãnh đạo)
Còn
Dân biểu Nguyễn văn Binh chủ tịch “Ủy ban đấu tranh quyền tự do báo chí và xuất
bản” là một dân biểu có nhiều liên hệ với nhóm người “ Mặt trận giải phóng miền
Nam Việt Nam” vào ngày 13- 9 1975 tại Phòng Khánh Tiết hạ Nghị Viện tuyên bố rằng”
Đệ Tứ Quyền đang bị chính quyền bóp nghẹt cướp mất” ( Theo Báo Đông Phương) ( ý
nói đến sắc luật 007 của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa về luật báo chí). Nên cần
phải có sự liên kết tranh đấu.
Nghị
sĩ Vũ văn Mẫu ( sau này là thủ tướng trong chính phủ của hàng tướng Dương văn
Minh) cho rằng “từ bỏ báo chí là tự vất đi kim chỉ nam để mò trong bong tối và
sa vào vực thẳm độc tài”
Cũng
tại phòng Khánh Tiết Hạ Nghị Viện, dân biểu Nguyễn hữu Chung, nói: ” chúng ta đến
đây ( Phòng Khánh Tiết Hạ Nghị Viện) không phải để ủng hộ chính quyền mà là để
tranh đấu chống chính quyền ( ý chỉ ngành hành pháp) không tôn trọng pháp lý
….thì chúng ta cũng không cần phải tôn trọng.”
Sau
một thời gian hội họp liên tục các “ ngài ” dân biểu, thượng nghị sĩ đã lập ra
nhiều ủy ban để tranh đấu chống chính quyền như ủy ban hành động chống tịch thu
báo chí với chủ tịch dân biểu Trần văn Tuyên, phụ tá là nghị sĩ Hà Thế Ruyệt….(Theo
báo Đông Phương)
Sự
tranh đấu của người đại diện cho dân (nghị sĩ - dân biểu) chống lại chính quyền
(trong thời chiến) thật tế là một sự bất lợi vô cùng cho đại cuộc quốc gia dân
tộc. Họ đã lợi dụng tính dân chủ của thể chế dân chủ Việt Nam Cộng Hòa,lợi dụng
tính cách pháp nhân cá nhân là nghị sĩ – dân biểu họp pháp tranh đấu cho những
mục tiêu nhắm ra làm tiêu hao phần nào tiềm lực công cuộc chống cộng sản của
toàn Dân toàn Quân Việt Nam Cộng Hòa, một thể chế họp hiến mà chính họ đã góp
phần sanh ra ( hiến pháp).
Với
sắc luật 007 (về báo chí) trong thời chiến, chính phủ VNCH đưa ra không hẳn là
đã dập tắt tiếng nói của giới báo chí . Nhìn nội dung của sắc luật 007 thực tế
mà nói chỉ có giới hạn phần nào trong tự do báo chí mà thôi, ( dễ hiểu là trong
chiến tranh, cần phải giữ kín phần nào về mặt quân sự , tình báo ….) Thế nhưng
các “ ngài” dân cử trong quốc hội làm rùm beng lên như là chính quyền bóp cổ ,
bóp hầu hết tất cả các người làm báo thời đó.
Nhìn
vào sự tranh đấu của họ, thấy rõ là chế độ miền Nam Việt Nam thật sự có dân chủ,
nếu nói như họ rằng : chế độ miền Nam không có dân chủ độc tài sao họ được quyền
hội họp , biểu tình tranh đấu. Sau khi tranh đấu , biểu tình…. Họ vẫn an toàn .Nếu
so với chế độ cộng sản hiện nay họ có dám tranh đấu – biểu tình không? . Xin trả
lời là không. Và nếu có xảy ra biểu tình ( trong chế độ cộng sản) chưa chắc họ
đã an toàn . Họ sẽ bị “ hấp” sau đó, dù họ là đại biểu hay dân biểu.
Qua
sự tranh đấu của các dân cử dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây mà họ gọi
là tranh đấu cho nhân dân…,nhưng thật tế không phải cho nhân dân mà là làm lợi
cho cộng sản, góp chung cùng bàn tay với cộng sản đưa đến sụp đổ miền Nam . Hãy
điểm qua những dân biểu, nghị sĩ họ là ai? Sau khi chế độ miền Nam sụp đổ chúng
ta mới thấy những bộ mặt của các “ ngài” dân biểu- nghị sĩ đứng đầu mọi cuộc
tranh đấu là những người không ít thì nhiều có dính líu đến chế độ cộng sản như
tên Lý quí Chung, Nguyễn văn Hàm, Vũ văn Mẫu, Hồ ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu, Ngô
công Đức…..có người sau này trong chế độ cộng sản họ là đại biểu.

Dựa
vào tính dân chủ và quyền lập hội, hội họp của chế độ miền Nam, nhiều cá nhân,
nhóm đã thành lập nhiều Ban - Hội để sinh hoạt. Có nhiều Ban – Hội có ý thức quốc
gia sinh hoạt một cách thuần túy theo khuôn khổ tự do nhà cầm quyền quy định.
Nhưng ngược lại có những Ban – Hội, có chủ đích đi ngược lại những quy định của
chính quyền, làm lợi cho cộng sản. Mọi người ai cũng biết rằng cuộc chiến tranh
giữa Bắc và Nam Việt Nam là do Bắc Việt Cộng sản phát động và mục đích là chiếm
miền Nam theo lệnh của cộng sản Nga – Tàu. Nên cộng sản Bắc Việt tìm đủ mọi
cách để chiến thắng. Vì thế thủ đô
Saigon là điểm tốt cho cộng sản Bắc Việt khai thác về phương diện tuyên truyền
với quốc tế. Bọn chúng đưa tình báo xâm nhập vào các đoàn thể, Hội đoàn, Báo
chí , Tôn giáo ….mục đích làm cho bộ mặt Saigon lúc nào cũng rối ren, để chúng
tuyên truyền với quốc tế – rằng là người dân đứng lên chống chính phủ .
Trường
hợp như vụ tờ báo Sóng Thần năm 1974
đăng một bài viết “ Nhìn Lại Lãnh Đạo, TT Thiệu tuyên hứa 3 điều đã thực hiện
ra sao, sau 7 năm cầm quyền?” của ký giả Lý Đại Nguyên đăng trên số báo 979 đề
ngày 20 – 9 – 1974 và đăng nguyên văn bản cáo trạng số 1 Phong Trào Chống Tham
Nhũng của Linh Mục Trần Hữu Thanh .Nội dung trong bài viết có tính xúc phạm đến
Tổng thống Thiệu Tổng Tư Lệnh Quân lục Việt Nam Cộng Hòa trong thời chiến.
Ngoài ra trong nội dung bài viết buộc phải chấm dứt chiến tranh tiến đến sự hòa
họp hòa giải bất lợi cho công cuộc chống cộng của dân quân miền Nam .Số báo
trên đã được lệnh tịch thu,vì vi phạm luật báo chí, nhưng các nhân viên báo
Sóng Thần không cho tịch thu mà nổi lửa tự đốt.
Thế
là cuộc chiến lại bùng nổ kéo theo nhiều đoàn thể, các nghiệp đoàn báo chí, luật
gia , dân biểu, lực lượng thanh niên Công giáo và Phật giáo tham gia chống
chính quyền, cho rằng chính quyền độc tài, bóp chết tự do ngôn luận. Những cuộc
biểu tình có các dân biểu ,nghị sĩ, luật sư ….tiếp tay đã làm cho cuộc sống xã
hội ở thủ đô Saigon hỗn loạn. Tiếp theo báo Sóng Thần, các báo Điện Tín, Đại
Dân Tộc với sự giật dây của tình báo cộng sản đã đăng những nguyên văn bản cáo
trạng tiếp theo của các đoàn thể khác bất lợi cho chế độ miền Nam .Bộ Thông Tin
Dân Vận Chiêu Hồi ra lịnh đóng cửa các tờ báo đó . Từ đó sự tranh đấu đã tăng tốc,
mạnh phát hơn. Nhiều đoàn biểu tình do Linh mục Thanh cầm đầu với sự có mặt của
Dân biểu Nhuận, Binh, Kiều Mộng Thu, Nho, Tiếp, Cử, Kim Nguyễn Hữu Chung, Liên
Bảo…tiếp ứng cho báo Sóng Thần.
Chính
quyền truy tố báo Sóng Thần về tội mạ lị và phỉ báng (1) người lãnh đạo quốc
gia. Việc làm của chính quyền (Đúng đắn
trong thời chiến. Theo Hiến Pháp VNCH Tổng thống có quyền bất khả xâm phạm để
thi hành nhiệm vụ của mình. Chỉ riêng trong trường hợp phản quốc và các trọng tội
khác. Đặc biệt Pháp Viện mới có quyền truất phế Tổng Thống. Sau khi bị truất
quyền đương sự có thể bị truy tố trước tòa án có thẩm quyền Điều 87 đoạn 5 Hiến
Pháp). Đáng lẽ ra, các luật sự có tinh thần quốc gia sẽ không tham dự vào
những việc bất lợi cho đất nước. Ngược lại các luật sư tham gia giúp báo Sóng
Thần bào chửa từng đợt ,đứng đầu các nhóm luật sư bào chửa hăng hái nhất là Luật
sư Đặng thị Tám , Hồ tri Châu, Trần Ngọc Liễng, Trần Tiến Tự,Đào văn,Trương tiến
Đạt, Nguyễn hữu Hiệu, Phan tự Trọng, Lê trọng Uyên, Nguyễn văn Định, Nguyễn đức
Lập, Nguyện thị Chính, Nguyễn văn Tấn,Tạ quang Trung, Nguyễn văn Giực, Trần tử
Uyên,Đỗ văn Võ, Đinh thạch Bích, Nguyễn hữu Lành, Võ đình Biên, Huỳnh trung
Chánh,Đàm quang Lâm,Đoàn Ý,Phạm nam Sách,Nguyễn phước Đại, Nguyễn tường Bá,
Nguyễn văn Chức, Nguyễn hữu Chí, Phan tấn Chức, Nguyễn khắc tân, Bùi chánh Thời,
Bùi tường Chiểu,Lê ngọc Chấn, Trần văn Tuyên……… Có 4 nhóm luật sư bào chửa cho
vụ án báo chí.
Phải
thành thực mà nói, các “ ngài” luật sư, luật gia , dân biểu, nghị sĩ…..đã núp
dưới nền dân chủ của chế độ VNCH , rồi lại chống đối lại chính quyền VNCH bằng
hình thức biểu tình, phản kháng, tuyên cáo, tuyên ngôn, công khai, hoặc bí mật.
Hành động của họ làm cũng đã phản ảnh cho thấy là Việt Nam Cộng Hòa có sự dân
chủ tuyệt đối và chính phủ VNCH không phải là chính quyền độc tài, như theo sự
tố giác của họ. là : chính phủ VNCH độc tài, nên cần phải tranh đấu, chống độc
tài. Nếu nói như các “ ngài” rằng là chính phủ VNCH độc tài, không có dân chủ
nhân quyền, thì làm sao các “ ngài” được
quyền làm những cuộc biểu tình và tự do ăn nói. Các “ ngài” đã tự mâu thuẩn với
chính các “ ngài”. Việc chống đối của các” ngài” với chính phủ miền Nam Việt
Nam xuyên suốt nhiều năm cũng không lợi cho các “ ngài” mà lợi cho cộng sản là
kẻ thù của người dân miền Nam.
Đứng
trên phương diện khác (tình báo an ninh) việc tờ báo Sóng Thần lợi dụng tự do
ngôn luận, đi ra ngoài khuôn khổ luật báo chí trong thời chiến, đăng những bài
viết trong đó nhiều yêu sách bất lợi cho công cuộc chống cộng sản của Dân Quân
miền Nam, nó không đơn thuần như các “ ngài” nghĩ và đã lăng mình vào cuộc tranh đấu. Các “ ngài” có nhiệt huyết có tâm hồn,
nhưng các” ngài” hành động không đúng chổ, các “ ngài” đã bị cộng sản giựt dây
từ xa mà các “ ngài” không thấy điều đó. Các” ngài” thử xem lại đi, những người
bạn cùng tranh đấu với các” ngài” là ai? Để trả lời dùm các” ngài” .Họ một phần
là do tình báo cộng sản gài vào , hoặc là cảm tình viên của cộng sản. Họ luôn ở
bên cạnh các “ ngài” và hăng hái thúc đẩy các “ngài” lao vào những việc tranh đấu
có lợi cho cộng sản.( Sau ngày miền Nam mất các “ ngài dân biểu” có tinh thần
ái quốc có thấy những tên dân biểu từng là bạn bè tranh đấu của các” ngài” đã
lòi bộ mặt ra là cộng sản chính thống, như Lý quý Chung, Nguyễn văn Hàm, Kiều Mộng
Thu…) Những luật sư như Triệu quốc Mạnh chẳng hạn.
Việc
ngày “ Ký Giả Ăn Mày” ( 10 – 10 – 1974) , theo báo chí thời đó nói là đã thu
hút hàng ngàn người tham gia biểu tình. Bên trong sự vụ này là do qua một bản
thông cáo của các Chủ Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam – Nghiệp đoàn Ký Giả Nam Việt và Hội Ái Hữu Ký Giả lên tiếng báo động rằng
“luật 019/72 đã bóp chết tự do báo chí, hầu hết ký giả lâm vào cảnh thất nghiệp
đói thê thảm, nhiều gia đình phải ăn cháo thay cơm, con cái bỏ học”
Trước
tình cảnh đó, các hội đoàn báo chí đã tỏ ra bất lực vì quí hội đoàn đã hoàn
toàn kiệt quệ. Để tương trợ lẫn nhau 3 nghiệp đoàn quyết định tổ chức” Ngày Ký
Giả Ăn Mày”. Tại Câu Lạc Bộ Báo Chí số 15 trên đường Lê Lợi. 3 Nghiệp đoàn đã họp
hoạch định kế hoạch cho ngày “ Ký Giả Ăn Mày”
và đã bầu ban tổ chức. Ký giả Kiên GIang , Tô Văn, Hồ Ngọc Can ( đại
diên Nghiệp đoàn ký giả VN) Ký giả Thái Dương, Tô Ngọc, Văn Chi ( Đại diên Nghiệp
đoàn Ký giả Nam Việt), ký giả Lý bình Hiệp, Văn Mai, Trần công Uẩn ( đại diện hội
Ái Hữu Ký giả). Trong 9 ký giả trong ban tổ chức. Ký giả Kiên Giang được bầu
làm phát ngôn viên.

Trong
khi các ký giả và các đoàn thể hăng sai với biểu tình đòi nhiều yêu sách với
chính phủ, thì mọi người có biết rằng từ dân biểu Nguyễn văn Hàm và luật sư Triệu
quốc Mạnh là hai phái khiển bí mật đang được Ban An Ninh T4 đưa ra điều phối
công việc này. ( lời xác nhận của Ban An
Ninh T4, sau này là Công An TP Hồ Chí Minh :
Trong số những cuộc biểu tình gây tiếng vang lớn do ông Hàm làm ra dưới
sự giựt dây của ban T4 là cuộc biểu tình “ Ký Giả Ăn Mày” vào ngày 10 /10 /
1974.)
Tóm
lại, việc lợi dụng nền dân chủ, dân quyền,một số phần tử trí thức miền Nam Việt
Nam vô hình chung đã bán rẽ lương tâm làm lợi cho cộng sản. Điều đáng trách là
trong giới trí thức lại có những luật gia, luật sư có tinh thần ái quốc mà lại
không thấy sự xúi dục giật dây của cộng sản,nhiều lần lên tiếng bào chửa cho cái
gọi là vụ án báo chí thọ nạn trong đó có sự giựt dây từ phía cộng sản.
Miền
Nam bị bức tử hơn 40 năm, cộng sản đã đặt ách cai trị độc tài trên đất nước. Biết
bao nhiêu là cảnh tang thương đối với đồng bào. Sự đàn áp của cộng sản càng ngày càng gắt gao. Sinh mạng người dân
không được bảo đảm . Một chế độ không có dân chủ nhân quyền. Người viết bài
này, cũng rất mong các “ ngài trí thức” ( còn sống) đã từng tranh đấu chống chế độ Miền
Nam Việt Nam trước đây hãy đứng lên chống chế độ cộng sản hiện tại để Việt Nam
được có dân chủ , nhân quyền. Các “ ngài trí thức” trước đây tham gia chống chế
độ miền Nam Việt Nam, đã vì không sống nổi dưới chế độ cộng sản trốn ra nước
ngoài. Nay hãy nên quay về chống chế độ cộng sản để đòi dân chủ nhân quyền cho
đất nước là những anh hùng của đất nước.
Đó là nhu cầu của người dân yêu cầu các vị . Nhưng mọi người cũng biết là các vị không dám làm điều này, vì các vị đã
biết cộng sản là gì rồi, các vị đã biết rõ sau hơn 40 năm chứ không còn mơ hồ ,
tưởng tượng như thời gian trước năm 1975
rằng chế độ cộng sản đem công bằng đại đồng đến cho mọi nhân dân..
.Giả
dụ như các vị ( còn cái máu xung của thời trẻ) dám làm ( chống đối cộng sản) .
Mọi người tin chắc rằng các vị không toàn thân với cộng sản đâu! Không như chế
độ Việt Nam Cộng Hòa tôn trọng nhân quyền dân chủ nên các vị lợi dụng muốn làm
gì thì làm mà mạng sống các vị vẫn được an toàn.
Âu
cũng là bài học, một trãi nghiệm thực tiễn trong đời sống để các vị khoa bảng
chiêm nghiệm.
.
( 1) . Phỉ bang là một tội phạm đối với những ai lạm dụng QUYỀN TỰ
DO THÔNG TIN CỦA BÁO CHÍ để phỉ báng người khác. Điều 21 luật báo chí: Báo chí
được tự do thông tin…, Nhưng dùng quyền tự do ấy mà thông tin một HÀNH VI hay SỰ
KIỆN làm tổn thương danh dự hoặc uy tín của một cá nhân hoặc cơ quan đoàn thể là phạm tội phỉ báng ( Điều 30 đoạn 1 luật
019/69))
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)